Author |
Topic |
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 12/26/06 : 01:11
|
Xin gởi chia sẻ với các anh chị:
Thế Phong
Đã sửa lại sau khi thu nhận ý kiến của các anh.
Download Attachment: TinhYeuVoTan.pdf 50.52 KB |
Edited by - pduong on 12/26/06 15:11 |
|
Micae
Basso
346 Posts |
Posted - 12/26/06 : 03:25
|
Hi hi, bác Pduong kính mến,
Cám ơn bác đã chia sẻ bài hát mới. Bài "Tình Yêu Vô Tận" ý tứ thật hay và giai điệu thật đẹp. Tớ đã ngâm nga cả 3 câu phiên khúc và điệp khúc, và "chịu" lắm. Duy chỉ có một chỗ (rất nhỏ thôi) làm tớ hơi băn khoăn, mà chỗ này tớ lại không sở trường, nên chỉ dám viết lên ý kiến mong được nghe ý bác và các bác khác xem sao. Đó là chỗ ngân "ơ" trong tiểu khúc và điệp khúc.
Theo tớ biết thì trong các ca khúc Việt Nam, mình có thể ngân bằng nhiều vần, được biểu thị bằng các nguyên âm như: ơ, a, u, ư, i, ưm... hay "Mm" và Hm. (Hai âm cuối này thực ra không hẳn là nguyên âm. "Mm" hay "Hm" được hiểu như ngậm miệng mà ngân, không ra vần rõ rệt, chỉ khác là cái sau có âm "h" ở đầu). (Ở đây xin bỏ qua các "vần kép" khi ngân như: í a, ối a, ới a v.v...).
Và cũng theo tớ biết, mỗi vần trên khi dùng đề ngân thì đều biểu thị một sắc thái tình cảm riêng biệt (khác nhau). Chẳng hạn ngân "ơ" sẽ cho sắc thái thơ mộng, nhẹ nhàng, hoặc có khi nức nở...
Hì hì, cái vụ này xin nhường cho bác nào từng bỏ công nghiên cứu, chứ nhà cháu thì chỉ biết lơ mơ. Nhà cháu mạo muội nghĩ rằng trong bài này, ở 2 câu tiểu khúc đầu và câu điệp khúc, ngân "Mm" (hay "ưm")có lẽ thích hợp hơn chăng. Chỉ trừ câu tiểu khúc 3 thì ngân "ơ" như trong bài là hợp lý, vì hợp với chữ "lỡ" đi trước nó...
Vì muốn hưởng ứng sự chia sẻ thân tình của bác Pduong nên nhà cháu đánh bạo góp ý. Có gì không phải mong bác Pduong và các bác bỏ quá cho.
|
Edited by - Micae on 12/26/06 03:27 |
|
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 12/26/06 : 09:25
|
Cám ơn ý kiến của anh Micae. Mong thêm ý kiến của các anh chị em khác rồi sửa luôn một lần
TP |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 12/26/06 : 11:32
|
quote: Originally posted by pduong
Cám ơn ý kiến của anh Micae. Mong thêm ý kiến của các anh chị em khác rồi sửa luôn một lần
TP
Anh Thế Phong thân,
Chữ "ơ" đó anh định cho hát thành âm "ơ" thật sự và rõ ràng, hay đó chỉ là một cách anh ký hiệu để dặn dò người hát rằng: Xin đừng ngân bằng nguyên âm, mà hãy ngân bằng phụ âm cuối (trong phiên khúc 1 và 2; phiên khúc 3 thì không thành vấn đề)?
Chuyện này nếu bàn rộng ra sẽ khá dài dòng, nên nếu anh cho biết ý định của anh, mình sẽ dễ thu hẹp vấn đề lại. |
|
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 12/26/06 : 11:39
|
Cám ơn anh TĐP. Thú thật, ý của em là muốn ngân các phụ âm cuối nhưng em không biết ghi như thế nào cho rõ. Lúc đầu em ghi là "ư", sau lại đổi thành "ơ"
Thế Phong |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 12/26/06 : 14:40
|
Biết ý định tác giả rồi, xin có vài góp ý như sau.
Theo kiểu hát của người Âu Mỹ, các chữ ngân dài mà tận cùng bằng phụ âm hầu như luôn luôn được ngân bằng nguyên âm, trong khi cách của người Việt mình thì căn bản là ngân bằng phụ âm, rồi tuỳ một số trường hợp đặc biệt nào đó mới ngân bằng nguyên âm. Ví dụ:
Kiểu ngân Âu Mỹ: Le---t the---re be pea---ce on ea---rth...
Kiểu ngân Việt Nam: Ngày xuân--- nâng chén--- ta chúc---...
(Cũng có người Việt ngân theo kiểu Âu Mỹ: Ngày xuâ---n nâng ché---n..., nghe cũng được, nhưng ở nhiều trường hợp dùng quá nghe lơ lớ như Tây hát, nhất là ở một số các ca sỹ học luyện giọng theo kiểu Âu Mỹ.)
Nhớ có một lần hát bè Tenor trong ca đoàn do Thầy Hải Linh tập, bài hát là Hiến Lễ Tinh Tuyền. Khi hát đến chữ "miến", dấu nhạc luyến thành 3 nốt, mình khép chữ ở nốt nhạc đầu và ngân âm "n" ra ở 2 nốt nhạc sau, cũng chính là lúc Thầy đi ngang qua và nghe thấy. Lập tức Thầy quay ngay lên trên bục và dặn ca đoàn phải hát đúng y như vậy. Như vậy có thể hiểu được cách ngân kiểu Việt Nam cũng có những nét đẹp và thuần tuý của nó, một bậc tôn sư về hợp ca như Thầy Hải Linh tất nhiên là đã biết từ lâu, nhưng vì thoáng nghe một tên ca viên hát đúng ý mà Thầy phản ứng như vậy.
Do đó chủ ý của anh Phong cho ngân các chữ đó bằng phụ âm cuối là rất tốt. Có điều là khó có cách ký hiệu nào gọn ghẽ để thông đạt đến người khác cái chủ ý đó. Chẳng lẽ lại để "ng" hay "t" trong ngoặc đơn bên dưới các dấu luyến láy thì cũng chưa hẳn là đã rõ ràng, mà nếu ghi "ư" hay "ơ" thì càng dễ khiến người đọc hiểu khác đi hơn (như cách anh Micae đã hiểu). Ghi chú thích là "(ngân bằng phụ âm cuối)" thì trông có vẻ rườm rà. Mà nếu có dùng "hm" hay gì đi nữa thì cũng không phải là thật chính xác, vì tiếng ngân các phụ âm "ng", "t",... nó trong cổ họng, vòm miệng, hốc mũi, đỉnh đầu, mỗi chữ một khác, khó định là âm gì để ghi xuống lắm.
Thông thường người ta không ghi gì cả, vì trên hết các lý do, đây không phải chuyện kiến thức kỹ thuật của riêng một bài hát, mà là vấn đề ca hát phát âm tiếng Việt nói chung. |
|
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 12/26/06 : 15:00
|
Xin chân thành cám ơn ý kiến của các anh. Phong sẽ sửa lại và gởi lên sau.
TP |
|
|
Micae
Basso
346 Posts |
Posted - 12/26/06 : 18:02
|
Hi hi, nhà cháu đồng ý hoàn toàn với góp ý của bác Trần Đại Phước.
Riêng chỗ này: "...Cũng có người Việt ngân theo kiểu Âu Mỹ: Ngày xuâ---n nâng ché---n..., nghe cũng được, nhưng ở nhiều trường hợp dùng quá nghe lơ lớ như Tây hát, nhất là ở một số các ca sỹ học luyện giọng theo kiểu Âu Mỹ.": nhà cháu nghĩ đặc biệt khi hát chung ca đoàn, nếu ngân theo lối mà bác TĐP gọi là "kiểu Âu Mỹ" đó, thì sẽ gặp một bất tiện rất khó xử: các ca viên sẽ khó mà "khép nguyên âm lại" cùng lúc với nhau. Thường thì người "khép" trước người "khép" sau, khiến mất hay đi, và có khi người nghe không rõ được đó là chữ gì.
Hồi còn học hát trong chủng viện, nhà cháu nhớ cha giáo hay dặn rằng: hãy để ý cách ngân "rất chuẩn" của các ca sĩ thượng thặng như Thái Thanh và Khánh Ly. Các ca sĩ này thường khép ngay nguyên âm và ngân bằng các phụ âm cuối của chữ.
Cháu còn nghe dạy thế này nữa, và cũng rất đồng ý với cha giáo, là trong trường hợp một chữ gồm có "nguyên âm kép" và kết bằng nguyên âm, thì ngân bằng nguyên âm cuối. Ví dụ:
+ ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ươi, ay, ây... thì ngân âm "i" + iu, iêu, yêu, au, âu... thì cùng ngân là "u" (tuy có thể hơi khác nhau tí, ví dụ "u" sau vần "iêu" hay "yêu" thì nghe tiếng vòm miệng nhiều hơn là "iu")
Trong trường hợp bài Tình Yêu Vô Tận, cháu rất tán thành với bác Thế Phong là cho ngân phụ mâm cuối. Và bác TĐPhước nói rất có lý: không cần ghi gì vào sau chữ chính cả, như vậy là người hát có thể hiểu được ý tác giả rồi.
|
Edited by - Micae on 12/26/06 18:05 |
|
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 12/26/06 : 18:07
|
Ý kiến của anh Micae rất hay. Vậy xin anh ghé qua bên bài Nguyện Khấn Đời Con để "phán" thêm vài câu hihi
Thế Phong |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 12/27/06 : 08:33
|
quote: Originally posted by Micae
nhà cháu nghĩ đặc biệt khi hát chung ca đoàn, nếu ngân theo lối mà bác TĐP gọi là "kiểu Âu Mỹ" đó, thì sẽ gặp một bất tiện rất khó xử: các ca viên sẽ khó mà "khép nguyên âm lại" cùng lúc với nhau. Thường thì người "khép" trước người "khép" sau, khiến mất hay đi, và có khi người nghe không rõ được đó là chữ gì.
Hồi còn học hát trong chủng viện, nhà cháu nhớ cha giáo hay dặn rằng: hãy để ý cách ngân "rất chuẩn" của các ca sĩ thượng thặng như Thái Thanh và Khánh Ly. Các ca sĩ này thường khép ngay nguyên âm và ngân bằng các phụ âm cuối của chữ.
Cháu còn nghe dạy thế này nữa, và cũng rất đồng ý với cha giáo, là trong trường hợp một chữ gồm có "nguyên âm kép" và kết bằng nguyên âm, thì ngân bằng nguyên âm cuối. Ví dụ:
+ ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ươi, ay, ây... thì ngân âm "i" + iu, iêu, yêu, au, âu... thì cùng ngân là "u" (tuy có thể hơi khác nhau tí, ví dụ "u" sau vần "iêu" hay "yêu" thì nghe tiếng vòm miệng nhiều hơn là "iu")
Hai điểm trích ra ở trên cũng rất đáng bàn đến, xin tiếp lời anh Micae một chút cho vui. Nếu có gì sai anh cứ phản đối nhé.
(1) Trước đây tôi cũng có dịp đưa ra vấn đề khép âm sớm rồi ngân bằng phụ âm, nhưng có vài bạn không hưởng ứng lắm, dựa trên lý lẽ rằng ca đoàn không chuyên nghiệp thì khó có đủ "công lực" để ngân bằng phụ âm và theo người Âu Mỹ thì ngân bằng nguyên âm là cách ngân đẹp đẽ hơn. Câu chuyện đó nếu nói nữa thì dông dài lắm, mà gặp lúc tôi lười hay bận gì đó nên thôi đành chấm dứt tại đấy. Nhưng lần này, chính vì kinh nghiệm chuyện cũ nên khi nói về cách khép chữ / ngân phụ âm, tôi đã thêm cái phần trong ngoặc đơn ấy với hai chữ "cũng được" để khỏi bị hiểu lầm là không biết dung hoà. Thế rồi anh lại cho rằng "khó được" nên tôi lại phải thưa rằng "được chứ", như thế này:
Ngay chính khi áp dụng việc khép âm sớm, cũng không phải là chúng ta khép âm một cái rụp, liền tút xuỵt, vì như thế đôi khi sẽ tạo ra tác dụng hơi gay gắt, thiếu êm đềm (trừ phi ý nhạc cần vậy), và cũng có khi làm sai nghĩa chữ, chẳng hạn chữ "hát" khép quá nhanh sẽ nghe như "hắt". Rồi có những trường hợp đặc biệt như khi nhạc lên cao, việc ngân bằng phụ âm sẽ khó đối với ca đoàn không đủ cường độ giọng, hoặc khi gặp dấu luyến láy dài,.... Những trường hợp đó, khi tập hát, ca trưởng có bổn phận định rõ với các ca viên là cùng khép âm vào phách nào trong lúc ngân, và khi hát thật, ca trưởng có bổn phận ra dấu hiệu nhắc việc khép âm. (Đó chỉ là một trong các chi tiết chứng tỏ sự cần thiết của người ca trưởng, chứ không phải như một bạn nào trước đây cho rằng ca trưởng chỉ việc lên múa nhịp là xong!)
(2) Hình như đa số các vị thầy nhạc dậy rằng đối với các nguyên âm kép, ta chỉ cần ngân nguyên âm cuối là đúng. Nhưng đã có nhiều lần tôi đứng bên dưới nghe ca đoàn thì thấy âm tiếng Việt không nhất định là vậy. Tôi cho rằng lý do là vì vấn đề âm ngắn âm dài. Cứ thử so sánh và đặt câu hỏi về hai chữ "thuý" và "thúi" (xin lỗi mọi người, không có ví dụ nào hay hơn) xem sao; tại sao hai chữ lại đọc khác biệt? Phân tích âm đọc ra, chúng ta sẽ thấy trong chữ "thuý", âm "y" dài hơn (do đó mạnh hơn, rõ hơn) âm "u", trong khi trong chữ "thúi" thì ngược lại. Vì thế khi ngân chữ "mai" dưới một nốt nhạc dài, chúng ta chưa khép âm bằng "i" ngay lập tức mà cần ngân chữ "a" ra kha khá, rồi ngay cả đến khi khép âm, âm "i" cũng cần lơ lớ như "iê" chứ không nên là "iii". Cùng một lý thuyết, chữ "ôi" trong bài Ôi Giêsu của Cha Huyền Linh sẽ cần là "ô-ô-ô-i" chứ không phải "ôi-i-i-i", chữ "(tự do phơi) phới" cuối bài Ly Rượu Mừng sẽ có quyền "ơ" mút chỉ! Tương tự, chữ "Chúa" nếu cần ngân dài sẽ kết bằng một âm tương tư như "ơ" chứ không phải "a" (chuyện bên lề: cẩn thận khi hát "Chúa í a" vì nếu không sẽ thành ra tiếng rao hàng "Chuối a"!). |
|
|
Micae
Basso
346 Posts |
Posted - 12/28/06 : 01:21
|
Hi hi, bác Trần Đại Phước ơi! Nhà cháu đã đọc rất kỹ bài viết của bác trên đây, đọc kỹ từng ví dụ và còn dừng lại ngẩm nghĩ nữa. Kết luận của nhà cháu là: hoàn toàn đồng ý với bác đến hơn 101 phần trăm luôn. Nghĩa là em nghĩ có lẽ bác sẽ còn có thể viết dài hơn và chi tiết hơn nữa, nhưng cả những điều bác chưa viết ra đó, nhà cháu cũng có thể đoán được và đồng ý với bác luôn. Nếu bảo có nhiều "trường phái" ngân nga trong việc hát tiếng Việt, thì nhà cháu tin chắc là mình "cùng môn phái" với bác rồi.
Muốn viết ra chữ để minh họa cặn kẽ những điều này thì rất dài dòng bác nhỉ. Ví dụ cùng ngân vần "i" mà có người ngân rất dày tiếng, rất ấm, rất 'tròn', trong khi người khác lại ngân sao mà... 'chè bè' ra, 'bẹt' ra, nghe nó mỏng teng, chanh chua, sắc như dao cạo... Mình biết "ký hiệu" làm sao đây để phân biệt hai cách ngân khác nhau hoàn toàn đó...
Mà ở trên bác chỉ mới bàn đến nguyên âm thôi đấy nhỉ. Còn cả một lô phụ âm nữa, nếu phân tích cho hết mọi cái thì chắc cả mấy trăm trang giấy chưa xong, phải không bác?
Em cũng đồng ý với bác luôn, là trong cái "nghệ thuật ngân nga" này của ca đoàn, vai trò của người ca trưởng rất là quan trọng. Nếu ca trưởng mà không chú ý đến những chỗ ngân tinh tế này, thì cầm chắc hiệu quả bài hát của ca đoàn sẽ không cao.
|
|
|
kha_anh
CT/NC
97 Posts |
Posted - 12/28/06 : 08:55
|
Nhà cháu đây xin góp ý và thêm thắt tí ti vào 2 trường canh 16 và 28 rồi tuỳ tiện tác giả PDuong nha.
1/ Trường canh 16: nốt sol (nốt đen đổi thành đen chấm) và nốt la (nốt đen đổi thành nốt móc đơn). Sau đó chữ "tan" (trường canh 15) đổi thành chữ "trôi" và rồi sau chữ "tháng" lại thêm 2 chữ "biến tan".
2/ Trường canh 28: Tương tự như trên, nốt Fa (nốt đen thành đen chấm) và nốt la (nốt đen thành móc đơn). Và cuối của câu đó sẽ thêm 2 chữ "của Người" sau chữ "tình yêu".
Đây chỉ là mạo muội. Mọi quyết định là do bác đấy nhá.
Bài hát rất tâm tình và sâu sắc. |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 12/28/06 : 10:10
|
Vâng anh Micae nói rất đúng, quả nhiên là có rất nhiều điều muốn viết mà không viết hết được, lại có nhiều điều phải "nói lên" mới rõ ràng được vì nó liên quan đến chuyện phát âm. Cách đây ít lâu tôi học được rằng tiếng Việt có những trường hợp có đến 8 thanh chứ không phải 6 (có thể anh Louis Long biết), và điều này giải thích cho tôi được nhiều suy nghĩ khác trong việc phát âm và ngân âm trong khi hát. Nhưng cứ để thủng thỉnh mình sẽ có cơ hội bàn sau. |
|
|
Micae
Basso
346 Posts |
Posted - 12/29/06 : 02:26
|
quote: Originally posted by kha_anh
Nhà cháu đây xin góp ý và thêm thắt tí ti vào 2 trường canh 16 và 28 rồi tuỳ tiện tác giả PDuong nha. 1/ Trường canh 16: nốt sol (nốt đen đổi thành đen chấm) và nốt la (nốt đen đổi thành nốt móc đơn). Sau đó chữ "tan" (trường canh 15) đổi thành chữ "trôi" và rồi sau chữ "tháng" lại thêm 2 chữ "biến tan". 2/ Trường canh 28: Tương tự như trên, nốt Fa (nốt đen thành đen chấm) và nốt la (nốt đen thành móc đơn). Và cuối của câu đó sẽ thêm 2 chữ "của Người" sau chữ "tình yêu". Đây chỉ là mạo muội. Mọi quyết định là do bác đấy nhá. Bài hát rất tâm tình và sâu sắc.
Hi hi, bác Kha Anh góp ý như vậy, chứng tỏ bác đã dành nhiều thiện cảm cho bài này, đã ngâm nga nhiều lần, đã đạt được sự đồng cảm với tác giả, và cảm thấy hai chỗ trên có thể "thêm thắt tí ti" cho nó.. "phê" hơn! Hi hi, nhà cháu hoan hô tấm thịnh tình của bác dành cho bài hát của bác Thế Phong. Bác Kha Anh còn nhiệt tình hơn cả nhà cháu và bác Trần Đại Phước nữa đấy.
Vậy thì cho phép nhà cháu cũng hào hứng tham gia nữa nhé. Nhiều người nhận xét từ nhiều góc cạnh thì sẽ phong phú và khách quan hơn, phải không các bác? theo nhà cháu thì góp ý của bác Kha Anh có thể phân ra làm hai phần:
(1) Thứ nhất, về giai điệu và tiết tấu: bác Kha Anh thấy hai chỗ ngân đó (ô nhịp 16 ở tiểu khúc và ô nhịp 28 ở điệp khúc): để một nốt đen chấm và một nốt móc đơn thì "đã" hơn là để hai nốt đen đều nhau.
Theo nhà cháu thì cả hai cách, của bác Thế Phong và của bác Kha Anh, cách nào cũng có cái hay riêng cả.
Bài này dùng nhịp 6/8, có thể đệm theo tiết điệu SlowRock, nên cách mà bác Kha Anh đề nghị sẽ làm bài hát thống nhất và liền lạc hơn về mặt tiết điệu. Nhà cháu thử đặt mình vào tâm trạng người nghe, thì cảm nhận rằng cách này làm cho bài hát mang vẻ nhiệt thành, nồng nàn, tha thiết hơn, tựa như một lời tuyên tín và lời cầu nguyện, đầy thành khẩn và sốt sắng.
Còn với cách của bác Thế Phong, hai chỗ đó bỗng nhiên như "phá cách", như bắt người nghe phải dứt ra khỏi cái nhịp nhàng đều đặn của nhịp 6/8 mà dừng lại để ngẫm nghĩ, để suy tư, để những lời lẽ vừa ca thách đố và cật vấn tâm trí mình. Hì hì, nhà cháu thấy cách này làm bài hát đượm nét suy ngẫm hơn, tựa như một bài suy niệm sâu lắng, một lời cầu nguyện trầm tĩnh, vận dụng lý trí nhiều hơn là cảm tình, hay là 'đức tin' nhiều hơn 'lửa mến'.
Hi hi, cách nào cũng hay cả. Bác Kha Anh khen là: "bài hát rất tâm tình và sâu sắc". Vậy thì bác Thế Phong hãy quyềt định chọn xem là nên để bài hát mang nhiều "chất tâm tình" hơn (sửa đổi theo góp ý của bác Kha Anh), hay là vẫn để cho nó nặng "chất sâu sắc" hơn (giữ lại cách cũ).
(2) Thứ hai, vì muốn đổi tiết tấu hai chỗ đó nên bác Kha Anh đề nghị thay đổi và thêm mấy chữ vào tiểu khúc và điệp khúc. Câu tiểu khúc 1, nhá cháu thấy bác Kha Anh sửa và thêm chữ hết sức khéo léo. Nhưng cho phép nhà cháu níu áo bác Kha Anh để xin bác... "góp ý cho trót" luôn được không, vì còn câu 2 và câu 3 nữa, hi hi...
Riêng chỗ điệp khúc, bác Kha Anh viết: "Và cuối của câu đó sẽ thêm 2 chữ "của Người" sau chữ "tình yêu"". Có phải ý bác đề nghị sửa câu đó thành: "Vì chính Con Chúa /trần thế hạ xuống /làm người: tình yêu của Người vô tận"?
Chỗ này nhà cháu xin được góp ý như sau: theo cách của bác Kha Anh thì có cái kẹt, vì trong một câu ngắn, lại là câu điệp khúc nữa, mà có đến hai chữ "người". Theo nhà cháu thì nên tránh điều này, trừ khi không còn cách nào khác.
Rồi 4 chữ "trần thế hạ xuống" cũng gặp hai cái kẹt: một là đảo lộn thứ tự lối nói thông thường (nhà cháu nghĩ ở điệp khúc thì nên tránh điều này), hai là người hát phải ngân vần "uông" (chữ xuống) ở một cao độ như vậy, sợ rằng hơi khó mà ngân sao cho êm tai người nghe.
Nhà cháu mạo muội đề nghị thế này, hai bác xét xem được không nhé: "Vì chính Con Chúa/ đã đến trần thế/ làm người, tình yêu vô tận (Chúa ơi)".
Người hát ngân vần "ê" (chữ "thế") sẽ dễ nghe hơn vần "uông".
Hai chữ "Chúa ơi" sẽ thêm vào nếu sửa tiết tấu theo đề nghị của bác Kha Anh (đề nghị của bác Kha Anh làm bài hát trở nên nhiệt tình và tha thiết hơn như phần trên nhà cháu đã nói, nên nhà cháu nghĩ thêm hai chữ "Chúa ơi" vào đây sẽ rất hợp với tính chất thiết tha đó).
Còn nếu giữ theo cách cũ của bác Thế Phong, thì ngân vần "ân" (chữ "tận") ở cuối câu này nghe vẫn "đẹp", không có vấn đề gì hết, và nhất là vẫn giữ được bốn chữ "tình yêu vô tận" mà bác Thế Phong đã lấy làm tựa đề bài hát.
|
Edited by - Micae on 12/29/06 02:36 |
|
|
kha_anh
CT/NC
97 Posts |
Posted - 12/29/06 : 07:53
|
Bác Micae ơi! Có lẽ mình ngồi chờ xem phản ứng của bác Thế Phong về những "thêm thắt" kia đã. Không chừng bác Thế Phong nổi cơn thịnh nộ lên thì nguy. |
|
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 12/29/06 : 11:04
|
Cám ơn ý kiến các anh rất nhiều. Sẽ hồi đáp với nhiều chi tiết sau. Vừa đánh máy mà vừa hồi hộp. Hai hôm nay, cái router nó trở chứng: thỉnh thoảng là nó đá Phong khỏi internet nên không dám dài dòng.
Hì hì anh Kha_anh ơi, sau mà dám nổi cơn thịnh nộ chứ TP |
|
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 12/29/06 : 11:59
|
Các anh thân mến,
- Với nhiều ý kiến đặc sắc để giúp cho bài hát được tốt đẹp hơn như trên, có lẽ Phong sẽ phải ghi thêm ở phần tác giả là Thế Phong và các bạn ở catruong.com
- Ý kiến của anh Kha_anh về việc đổi tiết tấu của trường canh 16 và 28 rất hay. Cho phép Phong ngân nga thêm vài… chục lần rồi quyết định nha.
- Anh Kha_anh thay đổi và thêm chữ ở phiên khúc 1: “trôi theo ngày tháng biến tan” nghe rất phê… nhưng ý của Phong ở đây là muốn “dành thời gian trống” để nghe hát đoạn đầu của câu sau một cách rõ ràng hơn (nên không muốn thêm lời vào hai nốt La và Sol). Sau chữ “tình yêu vô tận” ở điệp khúc cũng thế.
- Về ý kiến của anh Micae đổi câu 1 của điệp khúc "Vì chính Con Chúa/ đã đến trần thế/ làm người, tình yêu vô tận (Chúa ơi)", Phong xin được chia sẻ ý mình sau: (1) Hai câu phiên khúc 1 và 2 có khuynh hướng là “nói với mình và nói với người”; bởi vậy, nếu thêm chữ “Chúa ơi” vào đó thì có phù hợp không? Riêng cho câu 3 thì “đúng quá xá” rồi; (2) Phong cũng cố gắng cẩn thận dùng những chữ Ngài, Người và người để tránh lầm lẫn; lúc mới viết bài này, câu đầu của điệp khúc là “Vì chính Thiên Chúa, Ngài đã hạ xuống…” sau đổi lại thành “trần thế hạ xuống…” nghe cũng chưa được ổn như ý kiến của anh Micae; (3) Xin các anh đã giúp thì giúp cho trót: kiếm cụm từ nào thay cho “trần thế hạ xuống” (anh Micae ơi, cụm từ “đã đến trần thế” nghe cũng được nhưng chữ “đã” là chỉ có riêng dân Trung như anh em mình nghe mới phê chăng?)
Một lần nữa, xin ghi ơn các anh đã thương mến góp ý cho bài hát này.
Thân mến, Thế Phong
|
|
|
phuongthuy71
Soprano
58 Posts |
Posted - 01/03/07 : 10:55
|
Các anh chị em kính, Chỗ này vui quá, cho tôi nhảy vào nói ké tí cho mau . . . nhớn nhá! Xin được đưa ra mấy lời góp ý hết sức chân tình sau: 1._Chữ THOẠT trong câu: VẬT CHẤT SANG GIÀU RỒI SẼ THỌAT QUA, tôi đọc đi đọc lại nghe không khoái là mấy, vì chữ THOẠT nghe nặng ( có âm sắc) nên mang theo tâm tư tiêng tiếc một chút thì phải? Tôi xin đề nghị chữ THOẢNG, vì có âm sắc nhẹ nên chuyển tải ý muốn xem nhẹ vật chất sang giàu chỉ như hơi gió thoảng qua mà thôi. 2._Cuối TK 3: QUYẾT ĐI THEO VỀ : tôi thấy câu này nói ý nghĩa là ta nhận ra mình đang đi trên đường sai nên quyết đi theo về đường đi của Chúa. Trong khi câu trước là DƯỜNG CHÚA AN BÀI DÙ CÓ HIỂM NGUY. CÙNG ĐI BÊN NGÀI, CON CÓ SỢ CHI : câu này có nghĩa là ta đang đi trên con đường đi của Chúa an bài cho mình, mà đường đi của Chúa đương nhiên là đường ngay lành rồi, nên tôi xin đề nghị đổi thành QUYẾT TÂM THEO ĐƯƠNG ĐI CỦA CHÚA . 3._Câu ĐK: TRẦN THẾ HẠ XUỐNG LÀM NGƯỜI , Là một câu độc lập được ngăn cách với câu trước bằng dấu phẩy và câu sau bằng dấu hai chấm, nên tôi thấy TRẦN THẾ làm sao HẠ XUỐNG LÀM NGƯỜI được, xin đề nghị đổi thành HẠ XUỐNG TRẦN THẾ LÀM NGƯỜI để cho ý nghĩa của câu được thuận hơn. Vài hàng gọi là xin múa rìu qua mắt thợ chút vậy, xin các anh bỏ quá cho.
Nguyện Chúa luôn chúc phúc cho anh chị em con. Phương Thùy |
|
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 01/03/07 : 11:12
|
Các anh chị thân mến,
Sáng nay P. vừa đi bộ đến văn phòng làm việc vừa lẩm nhẩm hát lại phần điệp khúc. Vào đây, định chia sẻ với ACE, thì thấy ý kiến của chị Phương Thùy cũng giống như một trong hai ý P. đang có.
P. vẫn còn đang tìm lời để thay cho câu đầu của phần điệp khúc. Cho đến nay, đã có hai "thí sinh":
- Vì chính Con Chúa, hạ xuống trần thế làm người..., và - Vì chính Con Chúa, mặc xác phàm nhân vào đời...
Xin cám ơn chị Phương Thùy đã đóng góp ý kiến.
TP
|
|
|
kha_anh
CT/NC
97 Posts |
Posted - 01/03/07 : 20:27
|
Đơn giản thôi bác PDuong à! Thay chữ "trần thế hạ xuống" thành "đã sinh xuống" là ổn rồi. Riêng chữ "đã" bác có thể làm một dấu luyến cho nốt sol và re thì xong. Ý mọn nha bác PDuong. |
|
|
|
Topic |
|
|
|