Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C3. Sáng Tác
 Viết Hòa Âm hay là "Đạo Nhạc" ?
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Next Page
Author Previous Topic Topic Next Topic
Page: of 2

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/03/07 :  12:00  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Anh chị em mến,

Đang tìm tài liệu để viết cho một bài sắp tới, tôi có đọc được bài viết này của Lm Thiện Cẩm . Không biết ngài viết năm nào ? Bài viết mang tựa đề "VÀI NHẬN XÉT VỀ THÁNH NHẠC HIỆN NAY" đăng lại trong website của thầy Phạm Đức Huyến . http://www.phamduchuyen.com/tham_khao/vai_nhan_xet_ve_thanh_nhac_hien_nay.doc

Xin trích nguyên văn đoạn đó để các bạn cùng tìm hiểu :

“Bản thân tôi đã từng bị người ta ăn cắp nhạc của mình và công khai hát trong thánh lễ mà tôi chủ sự, và mặc dầu linh mục có trách nhiệm đã nói với đương sự, nhưng đương sự vẫn tỉnh bơ, nghe đâu còn đề tên mình vào bài hát đã được sửa bậy. Ðó là trường hợp bài “Hồng Ân Chúa Bao La”, khiến nhiều người tìm đến tôi để hỏi xem bài nào là bài... chính thức! Mới đây lại thấy xuất hiện thêm bài “Tình Chúa Yêu Con” của tôi cũng được đem luộc lại và cho phổ biến. Chuyện sao chép, photocopy, in ấn không có phép tác giả đã là một chuyện lỗi đức công bằng, lại còn thêm cả chuyện "đạo nhạc," mà người "ăn cắp" có khi lại là người tu hành, điều đó thật đáng xấu hổ!”


Điều làm tôi rất bối rối là ngài nói về hai bài hát do ngài sáng tác . Đó là bài “Hồng Ân Chúa Bao La” và bài “Tình Chúa Yêu Con” .

1) Anh chị nào có bài hát nguyên bản của ngài xin xác nhận dùm . Xác nhận thôi . Đừng có photocopy hay scan lại vì "he is not very happy at all ” như trong ý câu của ngài đã nói ở trên . Tôi chỉ muốn biết là ngài có sáng tác hai bài đó và chính ngài thực sự là tác giả thôi . Vì tôi chưa bao giờ hát hai bài này .

2) Tìm trong Catruong tôi thấy có bài "Hồng Ân Chúa Bao La" dưới cái đầu đề bài hát đó có đề là Nhạc và lời Thiện Cẩm, Hoà Âm Liên Bình Định . Theo như ý ngài, thì tôi đặt giả thuyết là nhạc sĩ Liên Bình Định viết hòa âm không có sự đồng ý của ngài .
http://www.catruong.com/baihat/hieple_canguyen/HongAnChuaBaoLa_2be_lbd.pdf

3) Đọc cả bài viết thì ta thấy thực sự ngài muốn đóng góp một vài nhận xét xây dựng . Ngài đã kết luận rằng:

"Trên đây là những nhận xét rất bộc trực nhưng với tất cả sự chân thành của tôi, chỉ nhằm góp phần làm cho Thánh nhạc được phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, để nhờ đó mà việc thờ phượng Chúa được trở nên sốt sắng và xứng đáng hơn."


Nhưng khi đọc những lời nói phê bình "không thương tiếc" của ngài , nào là dùng những chữ như "luộc lại","đạo nhạc", "ăn cắp",... , thì tôi cảm thấy rằng "He must be mad, very very very maaaaad !". Vậy ta thử đặt lại vấn đề là một người sáng tác nhạc, rồi một người khác viết hoà âm cho bài hát đó, thì có phải là ... "đạo nhạc" không ?

Nếu theo ý ngài, viết hoà âm cho một bài hát mà không xin phép tác giả chính gốc thì gọi là "luộc lại", có nghĩa là "đạo nhạc", có nghĩa là "ăn cắp" ; thì đối với những người đã cùng cộng tác với nhau thật sự, phải đề ở trên bài hát làm sao để cha Thiện Cẩm không có gọi người viết phần hoà âm đó là "đạo nhạc." Chẳng hạn như bài hát của LM Nguyễn Văn Tuyên viết và anh Thế Thông soạn phần hòa âm. Ai nhờ ai ? Ai lấy của ai ?

Người muốn viết hòa âm cho bài hát thì phải làm gì đối với nhạc sĩ sáng tác bản nhạc gốc . Theo luật copyright của Hoa Kỳ thì người nhạc sĩ chính hoàn toàn có bản quyền . Không ai được "viết" thêm hòa âm, dù chỉ là hòa âm cho ban nhạc chơi mà không được phép của tác giả (hiểu theo nghĩa sẽ photocopy hay in lại).


Trần Trùng Trục

Edited by - Trantrungtruc on 10/03/07 13:32

NCHung

CT/NC
13 Posts

Posted - 10/03/07 :  14:37  Show Profile  Email Poster Send NCHung a Private Message  Reply with Quote
Anh chi em than men

Vì khong quen go tieng viet, xin anh chi em vui long mo attachment de doc gop y cua toi. Cam on nhieu that nhieu!

Nguyen-Cong Hung

Download Attachment: Gop y _Catuong.pdf
22.42 KB
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 10/03/07 :  15:26  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote


quote:
Originally posted by NCHung

Anh chi em than men

Vì khong quen go tieng viet, xin anh chi em vui long mo attachment de doc gop y cua toi. Cam on nhieu that nhieu!

Nguyen-Cong Hung


Anh Nguyen-Cong Hung,
xem bản pdf anh viết thì xem ra anh "quen go tieng viet" đó chứ, có điều dường như anh đang xài 1 cái software nào đó để gõ tiếng việt (và dùng font VPS) trong lúc gõ tiếng Việt ở trang forum này. Có lẽ anh chỉ cần tắt cái software gõ tiếng việt anh đang dùng đi, và khi dùng forum này trước khi anh type tiếng Việt vô, anh chọn kiểu gõ cho thích hợp với anh ( VIQR ( default), hay VNI, hay Telex), sau đó là anh gõ sẽ dễ thôi
Nhân tiện, xin mạn phép trích lại bài anh viết vô đây nhé, cho mọi người dễ tham khảo:

-------------------------

Anh chị em thân mến,
Luật bảo vệ tác quyền Âu-Châu, Berne Convention, cũng có thể được xem như mẫu mực quốc tế, điều khoản duy nhất của chương 12 nói rằng :
quote:

Right of Adaptation, Arrangement and Other Alteration

Authors of literary or artistic works shall enjoy the exclusive right of authorizing adaptations, arrangements and other alterations of their works.

Xem thế thì việc lm. Thiện Cẩm phiền trách nặng lờI đối với ai đó thì cũng có thể thông cảm được, mặc dù trong lờI lẽ có vài từ ngữ không nên phát ra từ miệng một linh mục.
Bản thân tôi nhiều lúc cũng hết sức khó chịu, khi dự thánh lễ mà phải nghe những ca khúc thánh ca bị hòa âm chẳng ra làm sao cả.
Dĩ nhiên không luật nào cấm ngườI đang học hòa âm phải xin phép soạn giả ca khúc. Nhưng một khi đem ra xử dụng thì phải biết tôn trọng tác quyền. Luật đòi xin phép soạn giả hết sức hợp tình, hợp lý. Soạn giả có thể và có quyền từ chối giao ca khúc của mình cho một ngườI mà soạn gỉa nghĩ rằng họ không đủ cảm nhận cũng như khả năng làm phong phú hơn soạn phẩm của mình.
Hình như âm nhạc trong thánh ca Việt Nam có vẻ coi thường việc hòa âm phối khí. Bất kể ai hễ thích bài nào là đè ra hòa âm lung tung, rồi mang ra cho ca đoàn này nọ hát như một vật tế thần cho quá trình học tập hòa âm của mình. Thật đáng buồn! Và cũng thật buồn cười!
Việc coi nhẹ hòa âm cũng thường xẩy ra ngay trong giới nhạc sĩ "học nghề", kể cả những nhạc sĩ "có tiếng", nhưng chỉ là "trăm hay không bằng tay quen", thiếu bề dầy của học hỏi và nghiên cứu.
Việc thực tập viết nhạc phải được cổ võ, nhưng người học viết nhạc cũng đừng quá cưng những đứa con tập tễnh của mình đến quên cả tâm tình trân trọng đối với âm nhạc thánh ca. Xin trao soạn phẩm của mình cho những ngưởi đáng tin cậy, nghiêm khắc để dễ dàng có cơ hộI tôi luyện và thăng hoa trước khi chen vai, thăng tiến ...
Vài ý mọn góp vớI forum!
Nguyễn-Công Hùng.
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/03/07 :  16:53  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hì hì, có bác Ba Tê thì diễn đàn không bao giờ sợ thiếu đề tài mới!

Nhà cháu có biết chút chút (tí xíu à) thông tin về một hai trong số những điều bác vừa hỏi, nên xin mau mắn chạy dzô biết gì nói nấy nè:

Ngày xưa hồi còn sinh hoạt ở họ đạo Mai Khôi thì bà con hay trêu cháu là... "ông Cẩm con" (hi hi, có lẽ cũng bao gồm cái nghĩa là "con cha Cẩm"). Có dạo nhiều năm liền, nhà cháu thường xuyên mỗi tuần dự "lễ của cha Cẩm" ít là 3 lần, ngoài ra còn là học trò của cha ở vài môn học liên quan đến tôn giáo nữa.

Xưa nay cha luôn chủ trương là phải để cho cộng đoàn cùng hát trong Phụng vụ, nên ở những lễ cha làm thì các ca đoàn có nguy cơ... "thất nghiệp". Những bản thánh ca cha thích sử dụng trong phụng vụ, trăm phần trăm là những bản mà toàn cộng đoàn có thể hát chung: điệp khúc ngắn, dễ hát, dễ tập (trừ một vài bài đã quá quen thuộc với giáo dân, ví dụ "Kinh Hòa Bình" hay "Đêm Đông"...). Cha cũng tỏ ra rất "kén" về nội dung và lời lẽ của thánh ca nữa, đối với cha thì càng gần Kinh thánh và càng có ý nghĩa thần học thì càng hay. Cho nên ngoài một ít nhạc sĩ như cha Gioan Minh, cha Tiến Dũng và nhất là cha Hoàng Kim, thì thời của cha Cẩm (từ trước 1975) có lẽ không có nhiều bài thánh ca mà cha thấy... "hạp gu". Điều đó, cộng với nhu cầu mục vụ hàng ngày, có lẽ đã kích thích cha sáng tác nhiều, nhất là vào những năm sau 75.

Giai đoạn khá gần gũi với cha đó, nhà cháu hầu như là một trong những giáo dân đầu tiên được biết và được hát các bài cha viết, có khi "còn chưa ráo mực" nữa, cả trăm bài chứ không ít. Hai bài mà bác Ba Tê hỏi trên đúng là do cha Cẩm sáng tác.

- Bài "Hồng Ân Chúa Bao La" đăng trong Catruong.com đúng là "nhạc và lời" của cha Cẩm, tuy nhiên theo trí nhớ của nhà cháu thì bản cher1p này không chính xác trăm phần trăm:

. Trong các tiểu khúc thì nhà cháu nghĩ tất cả 4 câu đều dùng chữ "Thần Khí" chứ không có "Thần trí" (trong bài giảng cũng như bài viết, rất ít khi cha Cẩm dùng chữ "thần trí").

. Và trong 2 câu tiểu khúc 1 và 4, chỗ "Tình yêu Ngài ngày đêm ấp " và "Chỉ dâng Ngài đời con bé nhỏ", có dấu luyến phụ ở chữ ủ và chữ nhỏ ( sol-la sol).

- Nhà cháu không biết người viết hòa âm Liên Bình Định là ai, nhưng khách quan mà nói, nhà cháu có hai nhận xét thế này:

. Bài gốc của cha Cẩm đã có hai bè, và theo nhà cháu, bản phối bè của cha Cẩm hay hơn, "hiệu quả" hơn của nhạc sĩ Liên Bình Định. (Hì hì, nếu có thời gian, nhà cháu sẽ viết lại bài gốc và gởi lên đây để bà con xem thử, không ngán bị cha Cẩm "la" là phạm bản quyền đâu, bác Ba Tê ơi (hì hì, nhà cháu tin cha Cẩm sẽ không nỡ)!

. Nếu giả dụ bài gốc chỉ có một bè, và giả dụ nhà cháu là người vì nhu cầu cộng đoàn mà mạo muội soạn thêm một bè nữa, thì nhà cháu sẽ hoặc không bao giờ dám in ra, hoặc nếu có in ra thì sẽ in luôn lời ghi chú xin phép và xin lỗi tác giả, chứ không dám tự ý ký tên vào chỗ "người hòa âm" (mình chỉ có thêm một bè, và lại chỉ ở một đoạn rất ngắn thôi mà). Nhà cháu nói vậy không có ý trách nhạc sĩ Liên Bình Định, vì rất có thể có ai khác tự ý chép như vậy và đem in, chứ nhạc sĩ LBĐ không cố ý).

- Bài "Tình Chúa Yêu Con", nếu ở cung Mi thứ và nếu với câu mở đầu thế này: "Cả lúc tim con chưa trọn dâng Ngài - Ngài vẫn yêu con, vẫn hằng trung tín...", thì đúng là của cha Cẩm. Đây là một trong những bài cha phổ nhạc từ ý thơ của thi hào Tagore người Ấn Độ.

Theo nhà cháu biết hồi còn ở VN, hai bài này của cha Cẩm là hai bài được nhiều nơi thích, chuyền tay nhau và đem ra hát nhất, mặc dù người ta không biết tác giả là ai. Cũng lạ, vì nhạc của cha Cẩm theo tớ thấy thì khá "kén" người nghe. Hầu như phần đông các ca đoàn cũng như giáo dân không thích nhạc cha Cẩm. Hai bài trên, theo nhà cháu không phải là hai bài điển hình hoặc là hay nhất của cha Cẩm, ấy vậy mà nhiều người lại "khoái" ! Bài trước thì khá hay, nhưng bài "Tình Chúa Yêu Con", nhà cháu dù là... "Cẩm con" cũng chỉ cùng với ca đoàn hát vài lần rồi ngán luôn, không hát nữa, vì nét nhạc và lời nghe có vẻ não nề ai oán quá, không hợp với tinh thần lạc quan của Phụng vụ. Nhà cháu nghĩ chính cha Cẩm chắc cũng không hài lòng về bài này.

- Về chuyện luật bản quyền ở Mỹ, nếu đúng như bác Ba Tê nói thì quả là nhà cháu không ngờ nó gắt gao đến thế. Nhưng chưa bàn chuyện bản quyền vội, theo nhà cháu thì cha Cẩm chắc chắn không phải là không cho phép ai khác hòa âm lại tác phẩm của mình hay đụng tới đứa con tinh thần của mình đâu. Cha Cẩm cũng là con người như bao người, với nhiều khuyết điểm, và nhà cháu biết có nhiều người rất không ưa cha. Điều này nhà cháu nghĩ cũng tự nhiên thôi, không có gì đáng phàn nàn cả. Nhưng có điều, thỉnh thoảng có vài chuyện mà nhà cháu nghĩ người ta trách oan cha Cẩm, hoặc là hiểu lầm, hoặc là quá khắt khe với những khiếm khuyết của cha mà không thấy nơi cha những điều tích cực.

Sao nhà cháu dám chắc chắn rằng cha Cẩm không hẹp hòi đến độ không cho phép ai đụng đến những tác phẩm của mình? Chính cha cũng từng xin thông phần với sáng tác của người khác mà, chẳng hạn một bài thơ của cha Đỗ Xuân Quế mà cha Tiến Dũng đã phổ nhạc rất hay vào đúng có hai câu ngắn:
"Lời con, lời kêu khấn Chúa, như hương tỏa lan bay,
"Lòng con, lòng yêu mến Chúa, như nến cháy đêm ngày..."

Nhiều năm sau, cha Cẩm phổ nhạc tiếp vào các khổ thơ sau một cách rất tài tình (hình như cha có đặt thêm một khổ thơ nữa).

Cũng như bài "Tạ Ơn Chúa" của cha Hoàng Kim (hình như với 2 tiểu khúc), cha Cẩm cũng đã đặt thêm 4 tiểu khúc nữa, dùng cho dịp lễ Tết Nguyên Đán. Trong cả hai trường hợp, nhà cháu nhận thấy là không làm tổn hại đến giá trị của bài gốc mà còn đóng góp thêm, nhất là tăng thêm ích dụng về mặt mục vụ.

Nhà cháu có lần cũng đã tự ý sửa lại lời một đôi chỗ trong các ca khúc của cha (ví dụ cha viết trong một bài Hiệp lễ: "Quì đây đơn sơ trước Nhan Thánh...", nhà cháu cùng ca đoàn vui vẻ hát "Giờ đây...", hi hi, vì trong nhà thờ không có bàn quì. Vài lần và vài bài như thế, hát riết đến nỗi quên bẵng mính sửa lời, hát ngay cả trong lễ có cha Cẩm đồng tế nữa. Vậy mà cha chỉ khều nhẹ và nói: "Lần sau cậu có muốn đổi lời bài hát ngưởi ta, thì phải hỏi ý tácv giả trước nhé!".


- Về bài ý kiến của cha Cẩm mà bác Ba Tê tìm thấy trên mạng, nhà cháu đã có lần được nghe cha tâm sự với đại ý tương tự, cha cũng không nói rõ là nói về ai và về bài hát nào. Nhà cháu nghĩ: nói về ai hay về bài hát nào thì không quan trọng, vì chắc đó không phải là mục tiêu của cha Thiện Cẩm. Điều mà cha muốn phàn nàn chính là nạn không tôn trọng quyền tác giả, nạn "ăn cắp" tràn lan ở VN mà cha chịu không nổi, càng chịu không nổi khi chuyện đó cũng có xảy ra trong nội bộ giáo hội. Trong nội dung lời phàn nàn trên của cha (bác Ba Tê có trích) , nhà cháu nghĩ có lẽ cha phàn nàn về cái "cách thức" mà người kia xâm phạm bản quyền, chứ không phải về bản thân việc xâm phạm đó. Vả lại, nhà cháu cũng đã thấy người ta bày bán sách thánh ca trong đó có bài của cha Cẩm, nhưng lại ghi tên tác giả khác: chuyện như vậy thì đáng gọi là ... "ăn cắp" rồi còn gì ?

Hì hì, nhiều người không ưa cha Cẩm vì tính nóng của cha và cách phản ứng đôi khi khá... dữ dội của cha. Nhưng như nhà cháu đã nói, con người là thế mà. Cái hay của đạo chúng ta là Chúa có thể dùng rặt những kẻ bất toàn để làm nên những điều kỳ diệu. Nhà cháu chịu ơn cha Thiện Cẩm rất nhiều vì đã có thời gian dài được cha dạy dỗ. Nhưng biết ơn cha một thì biết ơn Chúa gấp ngàn lần. Nhà cháu cũng có thời gian gần gũi cha nhiều nên cũng từng "nếm" những đức tính rất hay cũng như những khuyết điểm của cha, mà càng biết thì càng thương cha hơn. Thương không phải vì "cha hát con khen hay", mà thương theo nghĩa dần dần tình cha-con, thầy-trò đã trở thành tình anh em (anh em cùng một Cha), tình bạn (giữa những kẻ biết mình bất toàn nhưng chia sẻ cùng một niềm vui được thương yêu tha thứ).

(Hì hì, viết xong gởi không được, quay trở lại dòm thử thì ra đã có các bài post của bác Louis Long và bác Nguyễn Công Hùng).
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/03/07 :  20:43  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Micae



Ngày xưa hồi còn sinh hoạt ở họ đạo Mai Khôi thì bà con hay trêu cháu là... "ông Cẩm con" (hi hi, có lẽ cũng bao gồm cái nghĩa là "con cha Cẩm"). Có dạo nhiều năm liền, nhà cháu thường xuyên mỗi tuần dự "lễ của cha Cẩm" ít là 3 lần, ngoài ra còn là học trò của cha ở vài môn học liên quan đến tôn giáo nữa.



Ha Ha bác Micae ạ,

Không ngờ mà bác lại thân với cha Thiện Cẩm như vậy. Thế là nhà cháu xin được phép thưa chuyện với "cha Cẩm con" để hỏi và giải tỏa một vài théc méc nhé .

Thưa cha trong bài viết "VÀI NHẬN XÉT VỀ THÁNH NHẠC HIỆN NAY" có đoạn cha phê bình một tác giả như sau . Con xin trích lại nguyên cả cái câu cha trích, đầy đủ các dấu chấm, phẩy:

- "Người đã giang cánh chim bằng êm ái như là phượng hoàng. Dù con bé nhỏ muôn nẻo đường dương gian. Ðường nguy nan. Qua vực sâu núi cao chẳng nơi nào không tình sâu nghĩa đầy. Tháng ngày ở bên Cha đất trời toả hương hoa."

Quả là bay bướm, nhưng văn chương thì chưa chắc, vì trước hết đó là những câu chắp nối như tình cờ, khó phân câu chiết cú. Vả lại "cánh chim bằng" có "Êm ái như là phượng hoàng" thì cũng còn tùy người ta hiểu "phượng hoàng" đây thực sự là giống chim gì, nó là con phượng sánh đôi với con công, hay có thể chỉ là con đại bàng!


Trước hết không biết cha đọc bản văn này ở đâu mà cha có câu trưng dẫn như vậy. Đây là bài "Cát Biển Sao Trời"của Phanxicô . Xin cha vào đây để click bài original này nếu cha không có trước mặt: http://www.dinh.dk/pdf/catbiensaotroi.pdf .

Đây là câu tiểu khúc số 2 của anh Phanxicô viết nguyên văn như sau :


"Người đã giang cánh chim bằng, êm ái như là phượng hoàng, dìu con bé nhỏ muôn nẻo đường dương gian. Ðường nguy nan qua vực sâu núi cao, chẳng nơi nào không tình sâu nghĩa đầy. Tháng ngày ở bên Cha đất trời toả hương hoa."



1) Con thấy anh Phanxicô viết rất trọn câu, rất rõ ràng đúng văn phạm tiếng Việt trong ngôn ngữ Việt Nam đó chứ. Cha đã dùng một bản văn sai để rồi đổ tội cho tác giả là có "những câu chắp nối như tình cờ, khó phân câu chiết cú ."

2) Không biết cha có được dịp coi một trong những phim Harry Potter không ? Trong đó Harry Potter được chim phượng hoàng đưa bay đi mọi nơi rất là ... smooth, êm ái, nhẹ nhàng còn gấp mấy những chiếc tàu bay phản lực mà cha đi bây giờ . Nhưng đó chỉ là chuyện giả tưởng bàn vào cho vui thôi.

Nếu cha có được dịp đọc hơn 300 bài viết của anh Phanxicô, thì cha sẽ biết anh Phanxicô rất thiên về văn hóa Đông Phương, và anh muốn đưa những hình ảnh quen thuộc với người dân Việt, để diễn tả cái ý nghĩa mà anh muốn nói trong Thánh Nhạc, vì nó gần gũi với tín hữu Việt Nam hơn .

Con chim phượng hoàng là một hình ảnh đẹp trong văn hóa Việt Nam . Theo truyền thuyết thì phượng hoàng là "sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim" mà tổ tiên, cha ông chúng ta đã nghĩ ra, gom lại và vẽ thành một con chim tuyệt đẹp . Do đó con chim này chứa đựng nhiều ‎ý nghĩa biểu tượng của thần thoại hơn là một con chim có thật. Nó càng không phải là con chim đại bàng (vulture) mà cha đã hiểu . Vì chim đại bàng trong chuyện cổ tích thì dữ tợn và ác độc . Hình ảnh con chim phượng hoàng trong văn hóa Việt Nam thì cũng chỉ là tượng trưng, giống như chuyện con rồng cháu tiên vậy .

Nếu ta có dịp nhìn kỹ những bức tranh vẽ phượng hoàng thì có thể nhận thấy: đầu và mỏ của nó giống đầu gà, cái cổ hơi dài giống như con hạc tiên, lông đuôi dài rất đẹp và lông rất sặc sỡ, có nhiều màu sắc trên thân mình. Đối với người ngày xưa thì hình ảnh này là tuyệt cú mèo . Đẹp hơn ngày nay dùng sảo thuật photoshop nữa .

Nhưng cái biểu tượng của chim phượng hoàng mới là quan trọng . Chim phượng hoàng tượng trưng cho những điều lành và sự cao quý. Bởi thế cha ông chúng ta mới thường khắc các hình ảnh phượng hoàng lên trên các kiến trúc cung đình và những đồ trang sức quý giá để đeo trên người .

Anh Phanxicô dùng hình ảnh phượng hoàng trong câu số hai, vì đối với văn hóa Việt Nam, phượng hoàng vừa đẹp, vừa hiền lành dễ thương cho các em bé, để cánh chim đó có thể đưa đứa con bé nhỏ, bay qua vực sâu cũng như những núi cao chập chùng . "Chim bằng" là hình ảnh của thánh kinh (TV 103 câu 5), chỉ sức mạnh vì nó có đôi cánh rộng :" mạnh mẽ tựa chim bằng ."

Nếu ta đọc cả 5 câu tiểu khúc mà anh Phanxicô viết trong bài "Cát Biển Sao Trời" thì ta có thể hình dung ra một người con bé nhỏ yếu đuối, bất lực trước thiên nhiên bao la hãi hùng phải cậy trông vào Thiên Chúa . Nhưng thật sự, tình thương của Chúa lúc nào cũng ở bên con, che chở dìu dắt con trên mọi nẻo đường . Với tâm tình đó, bài hát theo cung điệu nhạc dân ca dễ hát này, đã trở thành một ca khúc rất phổ thông, được rất nhiều cộng đoàn dân Chúa nói tiếng Việt ở mọi nơi đón nhận, và dùng nó như là lời cầu dâng lên Thiên Chúa .

Thưa cha,

Con viết những dòng chữ này cũng "rất bộc trực" xin cha tha thứ cho con, nếu có gì vô lễ ạ .

Trần Trùng Trục

Edited by - Trantrungtruc on 10/04/07 06:32
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 10/04/07 :  13:51  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Kính các bác,

Cho nhà em góp đôi nhời vẩn vơ cho nhộn nhịp láng giềng với nhé.
Ở đây em chỉ muốn góp ý của riêng mình thôi, nhà em rất không ưa chuyện luật lệ, nhất là luật đời, em chỉ thích luật...lòng, nghĩa là không...có luật chi chắc cả, tùy theo chữ tâm mà nghiệm thôi, hì hì...(có lẽ là dễ bị úynh hoặc bị sued lắm đó, nhưng nhà em thật tình, chỉ có trên tóc dưới dép, nên hay liều mạng, hì hì...)

Chuyện lời bàn của cha Thiện Cẩm, thì đã có bác "Cẩm con" nói rồi. Mà thật tình cũng như nhà bác Micae nói thiệt, rằng "nhân bất thập toàn", nếu không có chữ "nhân" trong lòng, và nếu không có...đạo, thì chắc chẳng ai chịu ai nổi, vì sự chịu đựng nhau vốn là chuyện khó nhất trên đời (em nghĩ thế, bởi có đôi khi phải chịu đựng...vợ con mình, người mà mình yêu thương, cũng đã khó thâỳ chạy rồi, hì hì...). Thế nhưng theo em nghĩ, nên đọc cả bài của cha Thiện Cẩm, thì mới biết, phần ấy chỉ là một "ví dụ" của ngài mà thôi, dù lời hơi có gay gắt (trời sinh tánh, biết sao được!)
quote:
Nếu theo ý ngài, viết hoà âm cho một bài hát mà không xin phép tác giả chính gốc thì gọi là "luộc lại", có nghĩa là "đạo nhạc", có nghĩa là "ăn cắp" ; thì đối với những người đã cùng cộng tác với nhau thật sự, phải đề ở trên bài hát làm sao để cha Thiện Cẩm không có gọi người viết phần hoà âm đó là "đạo nhạc." Chẳng hạn như bài hát của LM Nguyễn Văn Tuyên viết và anh Thế Thông soạn phần hòa âm. Ai nhờ ai ? Ai lấy của ai ?

Cái phần quote trên chính là điều nhà em muốn góp nhời. Chao ôi chữ "ăn cắp", "luộc lại" nghe nó nặng nề làm sao ấy. Hãy giới hạn trong phạm vi Thánh Ca thôi nhé, mở rộng hơn qua phần nhạc đời, thì em hổng dám có ý kiến, bởi "con cái đời này khi đối xử với người đồng loại" thì nó khôn ngoan và ghê gớm lắm, em cũng ớn, hì hì...
Dĩ nhiên tác giả luôn có quyền (cho hoặc không cho kẻ khác rớ tới" một bài hát của mình) Đúng lý! chính danh! Thế nhưng nếu có kẻ mang ra...hòa âm lại để hát thì theo em, cũng không có gì ầm ỷ, hì hì... Giả sử, nếu kẻ viết hòa âm lại với ý nhạc thêm phần lai láng, nước chảy hoa trôi, thì ôi thôi, nếu như là em, em sẽ mừng lăm lắm. Vì đôi khi cô gái xinh xinh cũng cần có chút phấn hồng hồng, mà qua bàn tay của mấy người biết make-up chuyên nghiệp, thì phải...chim sa cá lặn chớ! Còn nếu như, giả sử người viết hòa âm, lại làm cho bài hát mất hay, hoặc dở hơn, thì theo em, cũng chả sao. Bởi nếu cái nguyên thủy nó đẹp thì là nó đẹp (nếu thật sự nó đẹp), chả có cái chi có thể che cái đẹp tự nó cả. Tác phẩm nó sẽ chu du qua bao cái lỗ tai người nghe, rồi nó sẽ được người ta trả lại cho nó cái đẹp nguyên gốc, chẳng chút trộn pha của màu...thế tục. Bởi thế ai mà thèm mướn mấy ông make-up vụng về nhỉ?
Còn sót một điều ở đây mà em muốn nhắc tới là...sự lợi ích của "giao lưu", cái gì nó cũng cần sự giao lưu cả including thánh nhạc, em mà có đi shopping thì thích vào cái chỗ nào nó có nhiều sự lựa chọn (khách hàng mà lỵ), giữa đám nhập nhằng của hàng quán, em sẽ chọn cái nào thứ nhất vừa túi tiền, thứ hai hợp với khả năng phán đoán về cái đẹp. Theo giòng giao lưu ấy, rất có lợi ích cho người nghe, trong đó có em nữa. Thánh Kinh, Thánh Vịnh không là của riêng ai, nếu nhạc từ đó mà ra, thì chữ "bản quyền" cũng nên có chừng mực trong cái tâm của người sáng tác.

Theo em, Thánh nhạc nên open up, mọi cái nhập nhằng bất xứng, chẳng cái nào thoát được tay ông quan tòa thời gian và lỗ tai người nghe. Con người vốn đã vậy, thì cái gì của con người sáng chế ra cũng sẽ phải...bị vậy. Luật lệ là điều tốt, vì đấy là hoán chuyển căn bản của Tử Số, nhưng Mẫu Số Chung thì không ai có được, ngay cả luật đời văn minh, trừ Thiên Chúa. Cuộc đời là một sự ra đi, có khi cãi cọ nhau trên đường vì đường chật, đường rộng, đường xa, đường đói khát, đường bất công, đường độc địa...nhưng đường nào cũng sẽ về...La Mã, nghĩa là điểm đích của đường là tìm về Chân Thiện Mỹ.
quote:
"Người đã giang cánh chim bằng, êm ái như là phượng hoàng, dìu con bé nhỏ muôn nẻo đường dương gian. Ðường nguy nan qua vực sâu núi cao, chẳng nơi nào không tình sâu nghĩa đầy. Tháng ngày ở bên Cha đất trời toả hương hoa."

3 câu trên, theo em, về văn phạm thì OK, nhưng về ý thì hơi...sáo. Cấu trúc câu phức tạp do sự đảo ngữ quá nhiều của chủ từ, giới từ, trạng từ, tĩnh từ... và ba câu không liên ý, không xoáy vào một ý nên thiếu sự unique của ý tứ...hì hì... em cũng "bộc trực" nói chơi vậy thôi, chớ chắc có thể sai, hì hì...

Em nói lòng vòng, các bác chịu khó đọc nhé, ấy chỉ là mấy tâm tư lẩm cẩm theo ý của riêng em mà thôi, đồng ý hay bất đồng cũng không sao, bởi trái tim em nó không có...bản quyền các bác ạ, hì hì...


Duc
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/05/07 :  10:12  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Ha ha, bác Ba Tê ơi! Bác bảo nói chuyện với "ông Cẩm con" mà sao đọc nguyên bài thấy bác toàn nói với... "cha của ông Cẩm con" không vậy? Hì hì, vậy thì nhà cháu làm sao dám thay mặt cha Cẩm mà trả lời? Theo nhà cháu thì cha Cẩm nay đã nhiều tuổi rồi, lại bận rộn nhiều chuyện, cũng như thế hệ của cha rất ít người quen thuộc với các diễn đàn "trẻ trung" kiểu tụi mình trên mạng, chắc là cha chưa bao giờ có dịp vào Catruong.com.

Thực ra giai đoạn nhà cháu được gần gũi với cha cũng đã qua lâu lắm rồi bác ạ. Hai mươi năm rồi còn gì! Sau khi lập gia đình, nhà cháu dọn đi ở xa, không còn thuộc họ đạo Mai Khôi nữa nên cũng ít có dịp gặp cha, ngay cả liên lạc thư từ nữa cũng không. Nhà cháu đã nghĩ và chia sẻ một cách hơi "cường điệu" rằng tình thầy trò, tình cha con ngày nào giờ có thể nói là trở thành tình anh em, tình bạn trong đức tin, một phần cũng vì khoảng cách không/thời gian đó. Những mối quan hệ kiếp người, dù mật thiết đến đâu, xét cho cùng cũng chỉ là tương đối, là cái "hình", cái "tướng" bên ngoài mà thôi, tất nhiên là không nên "chấp" vào đó. Thế nên khi Chúa gọi mình lên đường đi theo ơn gọi riêng biệt của mình, thì cần lên đường đi ngay không dính bén vào ai hay vào chi cả. "Hẹn nhau trên Nước Trời" mà lị! Hai mươi năm nay, cha Cẩm bận rộn với sứ mạng riêng mà cha tin Chúa gọi mời cha làm, và tớ cũng thế, cũng có con đường riêng mà mình cảm nhận Chúa sinh mình ra để đảm nhận lấy nó. Một tình liên đới anh em, một tình bạn trong dức tin, thì nhà cháu nghĩ không cứ cần phải gặp mặt hay gần gũi nhau hoài. Trước lúc rời VN có thoáng gặp cha ở xa xa, tớ hơi chạnh lòng vì thấy tóc cha bạc hết cả, dáng đi có vẻ đã yếu hơn xưa nhiều rồi...

Nhà cháu nghĩ mỗi đời người, thường thì chỉ duy có một giai đoạn tinh anh nhất thôi, bác ạ. Trước lúc đó thì mình nhiều phần còn "trẻ con" hơn là "người lớn", và sau cái đỉnh cao đó thì mình tàn tạ dần dần cho tới ngày hoàn toàn trở về thành cát bụi. Có lẽ lứa tuổi của anh em mình đây là lứa tuổi hoạt động hiệu quả nhất, có thể đóng góp nhiều nhất cho cuộc đời. Chúng mình không còn quá trẻ để mà bồng bột nông nổi, mà đã "chín" đủ, đã trải khá đủ những kinh nghiệm ấm lạnh thế thái nhân tình để bớt phần vụng dại đi. Và mặt khác, chúng mình cũng chưa quá già, để có thể ngậm ngùi nhìn mình đi xuống thấy rõ về hết mọi phương diện: tinh thần, tâm trí, tài năng, thể lực, óc sáng tạo... Người ta bảo khi về già, thường thì con người lại quay trở về với những tính khí phần nào có nét ấu trĩ của giai đoạn trẻ thơ.

Kiếp người có lẽ là thế đó! Sự thực phận người là thế đó! Cho nên nếu mình có làm nên được những thành công hiển hách nào đó, trong giai đoạn nào đó của cuộc sống mình, nhà cháu nghĩ cũng chẳng nên lấy thế làm tự hào, vì nó nhỏ còn hơn hạt bụi, nó sẽ chóng qua đi như hoa dại ngoài đồng, chẳng có kí-lô nghĩa lý gì cả so với sự kỳ vĩ khôn tả của Thượng Đế. Ngược lại nếu mình có tầm phào ba láp tầm bậy tầm bạ đến đâu đi nữa, bị khắp thiên hạ chế diễu coi thường mấy đi nữa, thì cũng chẳng nên lấy thế làm lạ hay làm bực mình. Loài người chúng mình có hơn kém nhau đến đâu, thì cũng chỉ hơn kém tính bằng ly, bằng tấc là cùng, chả bõ bèn gì với khoảng cách không tưởng tượng nổi giữa sự nhỏ bé mọn hèn của thụ sinh so với Đấng Tạo Hóa vô cùng siệt việt!

Hì hì, cứ nghĩ thế mà nhà cháu chẳng còn lấy làm ngạc nhiên hay bất bình trước những khiếm khuyết của con người, bác ạ, kể cả những tội lỗi tày đình nhất. Cũng vậy, nhà cháu cũng có thể tỉnh bơ coi như không tất cả những cái hay cái đẹp cái tài cái khéo của bất cứ "vĩ nhân" nào. Chả thấm tháp vào đâu hết!

Nhưng cuộc đời mỗi người đều may mắn được Trời cho những cái duyên gặp gỡ. Nhà cháu ví dụ cái duyên được gặp cha Cẩm, chính trong lúc mình bước vào tuổi thanh niên với những biến động thời cuộc dữ dội: cô đơn, mệt mỏi, hoang mang, thao thức... Giai đoạn nhà cháu được học cha Cẩm (mà không phải chỉ mình cha Thiện Cẩm, còn có các cha khác ở Mai Khôi, ở Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Phanxicô và Dòng Tên nữa), có thể nói tất cả các cha lúc đó đều đang ở giai đoạn tinh anh nhất, vì đang tuổi như anh em mình hiện giờ, lại còn có thêm khá nhiều năm được trui rèn trong lòng một xã hội mới (sau 1975). Hầu hết các hoạt động mục vụ bận rộn ồn ào trước đó của các cha đều phải ngưng hết, chỉ còn chăm chú lặng thinh cầu nguyện. Một số cha khi đó còn được cùng nhau làm một công việc rất hay là nghiên cứu và phiên dịch Kinh Thánh và Các Giờ Kinh Phụng vụ. Nhà cháu thật là có duyên may, và hết lòng biết ơn Chúa, vì được gần gũi, được làm học trò của các cha trong giai đoạn đó. Hầu hết những hiểu biết về đức tin, về thần học, về kinh thánh, về phụng vụ... của nhà cháu đều được nhận từ các cha, cách riêng cha Thiện Cẩm, (như một "cái đà" để sau này bước một mình) trong giai đoạn khoảng 1978 đến 1988 đó.

Hồi đó có thể nói nhà cháu coi cha Cẩm là "thần tượng" vậy. (Mà nhà cháu từng có nhiều "thần tượng" lắm đó nhé). Nhưng, như một triết gia nào đó (ông Nietzche thì phải) nói rằng cần phải có cái ngày dám đạp đổ tất cả mọi thần tượng đi thì mình mới trưởng thành, nhà cháu cũng nghiệm thấy như thế, tất cả những thần tượng cần phải lui đi, thì mình mới có thể tiến gần hơn đến với chính Thiên Chúa, "vị thẩn đích thực". Đạp đổ thần tượng không có nghĩa là mình trở mặt coi thường họ, nhưng là mình nhận ra tất cả mọi người đều là anh em, đều yếu đuối như nhau, đều cần đến và đều xứng đáng được nhận tình thương vô điều kiện của Thiên Chúa. Mọi mối tình, mọi mối tương giao, rốt cuộc cần phải qui về bản chất của nó, đó là TÌNH BẠN, là vì vậy.

(Hì hì, ngay cả bố mẹ ruột của nhà cháu, nhà cháu bây giờ cũng "coi" hai vị như là BẠN HỮU vậy đó, bác Ba Tê ơi).

Úi, bác ơi, gần 8 giờ sáng rồi mà nhà cháu chưa ngủ. Hic, bà xã dậy mà thấy thức suốt đêm gõ lung tung là thế nào cũng bị một trận ra hồn. Nhà cháu "thăng" đây!

(He he, bác Bách Việt, nhà cháu "chịu" những ý kiến của bác lắm!)
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/05/07 :  12:06  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Bác Micae mến,

Vâng, bác chắc cũng đã mệt rồi, vừa làm overtime, vừa phải lo cho gia đình nữa mà còn có giờ vô tâm sự, tán gẫu với anh em thì quí hóa quá . Trước hết, mình xin xác định là mình không nói gì đến "vai trò là linh mục của cha Thiện Cẩm" cả . Đó là ơn gọi rất cao cả của ngài, và chúng ta là những tín hữu, ta phải kính trọng thiên chức đó .

Ngoài ơn gọi này, ngài còn có những chức vụ gì khác trong xã hội mà ngài cho đó là sự đóng góp những tài năng của mình để giúp ích cho xã hội và cho đất nước thì đó là tương quan giữa ngài và Đấng đã gọi ngài . Đó cũng là đường hướng mục vụ riêng của ngài . Ta cũng kính trọng điều đó .

Ngài cũng tuổi già sức yếu . Chúng ta không những phải kính lão đắc thọ mà còn phải câu nguyện cho ngài được mạnh khoẻ và bền đỗ trong ơn Chúa . Vì công của ngài đóng góp cho Thánh Nhạc và những suy tư về mục vụ, thần học, thánh kinh, ... đã trở thành những tài liệu quý giá cho mọi người chúng ta học hỏi .

Ở đây chúng ta cùng đứng trên bình diện yêu mến thánh nhạc, cùng bàn thảo với nhau trong tinh thần học hỏi, trao đổi kiến thức và tìm hiểu thêm. Cái gì sai thì nói sai . Cái gì đúng thì nói đúng . Nếu chấp nhận nguyên tắc này thì sự bàn thảo mới mang lại kết quả .

Tôi không muốn dùng chữ "đối thoại" vì danh từ này từ trước đến giờ trong giáo hội Công Giáo Việt Nam đã mang một ý nghĩa rất đặc biệt . Dùng ở đây sợ sẽ bị hiểu lầm . Đây chỉ là diễn đàn internet, có sự đóng góp của nhiều người nên sự bàn thảo bất cứ về vấn đề gì cũng hoàn toàn theo "chủ quan" của "từng cá nhân." Và chúng ta luôn tôn trọng những ý kiến riêng của mỗi người. Vậy thôi !



Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 10/05/07 :  19:30  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Bác Trần Trùng Trục thân mến , từ trước tới giờ tôi chỉ dám đứng ngoài len lén nghe (bằng mắt) những điều bác nói , và thầm thán phúc bác về tất cả mọi điều , tôi gọi bác là BTTT vì bác Biết Tất Tần Tật - Biết Tỉ Ti Thứ - Bác nói Tuuốt Tuồn Tuột những điều bác nghĩ với Toàn Tâm Tình Thật Thân Thương - nay tôi có một điều thắc mắc xin bác vui lòng Thương Tận Tình mà giải thích dùm giữa sách lễ Rôma và sách lễ Giáo dân khác nhau làm sao , vì lý do gì mà một số thánh vịnh xử dụng trong phần đáp ca và câu tung hô trước Tin Mừng lại có những chỗ khác nhau , vì một người bạn tôi đã dựa vào sách lễ Rôma soạn gần 1000 bài hát rồi in thành sách dành cho phần đáp ca và alleluia - sau đó cha sở đưa cho cuốn sách lễ Giáo Dân từ Việt Nam gởi qua bảo là không đúng phải sửa lai. - Thân mến - CTH
(thành thật xin lỗi vì đã đâm ngang hông đề tài đang luận bàn sôi nổi )
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/06/07 :  07:26  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Ha ha, bác Hoangmusic ơi, theo dõi diẫn đàn bấy lâu nhà cháu hay nghĩ về bác như một người sáng tác cần mẫn và thầm lặng, (và nhà cháu thầm chúc mừng bác, vì nghĩ rằng bác đang trong giai đoạn nguồn cảm hứng sáng tạo dào dạt thăng hoa), hôm nay được thấy một khía cạnh bất ngờ đáng yêu khác nữa trong tính cách của bác: ha ha, bác khôi hài rất là ý nhị! Đọc một loạt tên "Ba Tê" mà bác gọi bác Trần Trùng Trục, vừa phục lăn bác mà cũng vừa được cười một trận thoải mái rung cả bàn ghế đây này !

Bác Hoangmusic đừng ngại chuyện "đâm ngang hông" bác nhé. Câu hỏi bác nêu lên theo nhà cháu thật cần thiết. Không nhớ trong diễn đàn có một bác nào đó cũng đã hỏi một chuyện hình như cũng hơi liên quan đến điều này. Hy vọng là bác Ba Tê hay các bác khác sẽ có câu trả lời giúp sáng tỏ hơn.

Hôm nay định chạy vô "nghiên kíu" tiếp bài của bác Bachviet, nhưng đọc lại lần nữa thì thấy bác Bachviet đã viết quá hay và quá đầy đủ, nhà cháu không còn biết thêm vào gì nữa. Nói chung thì nhà cháu rất đồng ý với bác Bachviet, nhất là bác Bachviet trình bày nhận xét của mình một cách khách quan và ôn hoà.

quote:
Originally posted by Trantrungtruc
Ở đây chúng ta cùng đứng trên bình diện yêu mến thánh nhạc, cùng bàn thảo với nhau trong tinh thần học hỏi, trao đổi kiến thức và tìm hiểu thêm. Cái gì sai thì nói sai . Cái gì đúng thì nói đúng . Nếu chấp nhận nguyên tắc này thì sự bàn thảo mới mang lại kết quả .

Tôi không muốn dùng chữ "đối thoại" vì danh từ này từ trước đến giờ trong giáo hội Công Giáo Việt Nam đã mang một ý nghĩa rất đặc biệt . Dùng ở đây sợ sẽ bị hiểu lầm . Đây chỉ là diễn đàn internet, có sự đóng góp của nhiều người nên sự bàn thảo bất cứ về vấn đề gì cũng hoàn toàn theo "chủ quan" của "từng cá nhân." Và chúng ta luôn tôn trọng những ý kiến riêng của mỗi người. Vậy thôi !

Trần Trùng Trục



Bác Ba Tê "nói Tuốt Tuồn Tuột những điều bác nghĩ với Toàn Tâm Tình Thật Thân Thương" mến,

Nhà cháu đang ngại vì không biết những kể lể dài dòng quanh co chuyện riêng của mình có bị xem là lạc đề hay né tránh vấn đề không. Hì hì, nhà cháu hiểu thành ý của bác đó chớ, là yêu mến và muốn đóng góp cho sự đi lên của Thánh nhạc VN. Nhà cháu cũng hiểu là bác đang muốn trao đổi về một sự việc cụ thể, tức là cách phê bình có vẻ "nặng lời" (và có phần "kém xây dựng"?) của cha Thiện Cẩm đối với các nhạc sĩ thánh ca khác cũng như với các tác phẩm của họ.

"Cái gì sai nói sai, cái gì đúng nói đúng", và "mọi người đều có quyền phát biểu ý kiến riêng". Vâng, nhà cháu thấy một nguyên tắc như vậy là đáng tán thành và cũng không có trở ngại gì về phần mình cả.

Thực ra thì sự việc mà bác nêu ra đây, nhà cháu -vì có thời gian gần gũi nhiều với cha Cẩm- đã biết từ lâu, và đã có nhiều dịp suy nghĩ rồi bác a. Hồi ở VN, cũng đã có nhiều bạn trao đổi với nhà cháu về những điều tương tự liên quan tới cha Thiện Cẩm. Phần đông họ cũng nghĩ như những điều bác Ba Tê vừa trình bày trên, tức là vẫn kính trọng và ghi nhận những đóng góp lớn của cha, đồng thời cũng có những bất bình muốn nêu ra, không phải để phê phán cá nhân nhưng để phục vụ cho ích chung.

Nhà cháu cũng đã thành thực chia sẻ với các bác những điều nhà cháu cảm nhận về tính cách của cha Cẩm. Điểm yếu của cha, có lẽ là cách thế mà cha góp ý hay phê bình người khác, mặc dù thiện chí của cha thì có thừa. Cha hay... "phang" thẳng cánh lắm, hi hi, nhà cháu cũng nhiều phen hết hồn hú vía rồi !

Trong trường hợp thứ nhất mà bác Ba Tê nêu ra đó, thực ra nhà cháu cũng có lý do để "biện hộ" cho cha Cẩm được, là những từ như "luộc nhac", "đạo nhạc", "ăn cắp nhạc" đối với các bác hải ngoại nghe nó nặng nề quá, dữ tợn quá, thiếu bác ái quá (cũng có thể như thế thật), nhưng nếu các bác ở trong nước thì chuyện lại có phần khác. Cha Cẩm hoạt động nhiều trong lãnh vực báo chí, và với báo chí và bạn đọc trong nước, khởi đầu từ vụ nhạc sĩ Bảo Chấn cách đây năm, sáu năm gì đó (chắc các bác biết chuyện này), thì những chữ trên đã trở thành quá quen thuộc và có phần nào mang tính cách khôi hài nữa. Nhà cháu nghĩ các bác đang ở trong nước chắc sẽ đồng ý với nhà cháu chuyện này.

Về trường hợp thứ hai, khi cha "góp ý" về lời lẽ trong một ca khúc của tác giả Phanxicô, theo nhà cháu, người đã có thời gian gần gũi cha Cẩm nhiều năm và khá biết tính cách của cha, thì nhiều phần chắc là cha mở đại một cuốn "tuyển tập thành ca" nào đó, chọn đại lấy một bài làm ví dụ cụ thể. Nhà cháu nghĩ cha không hề biết hay nhớ tác giả Phanxicô là ai, sáng tác bao nhiêu bài, ngoài bài đó ra còn có bài nào khác nữa không... Tóm lại là cha không có ý phê bình một tác giả hay tác phẩm cụ thể (muốn làm điều đó người ta phải cẩn thận tìm hiểu đầy đủ thông tin liên quan chứ), mà là phê bình sự xa rời Kinh thánh cũng như các giá trị thần học của thánh ca Việt Nam hiện nay mà thôi. Nhà cháu nói vậy không phải để kết luận rằng cách thức góp ý... "dễ xa nhau" của cha là không có gì đáng phàn nàn ! Xem ra cũng đáng phàn nàn đó chứ ! Nhà cháu nếu được sẽ phàn nàn với cha rằng: "Cha ơi, sao cha không ăn nói dịu dàng cho dễ nghe hơn một chút !?"

Vậy thì cha Cẩm "đúng" hay "sai" khi viết như vậy? Nhà cháu nghĩ câu trả lời nằm ở chỗ mình xét theo bình diện nào.

Riêng với nhà cháu, thì nhà cháu quan tâm và muốn chia sẻ với các bác về bình diện này: là theo ý kiến riêng của nhà cháu, hì hì, cha Cẩm không nên làm... trưởng ban thánh nhạc. (Xin mở ngoặc ở đây, theo nhà cháu -ý kiến riêng- là có những bậc rất tài hoa khác trong sáng tác, như cha Thiện Cẩm hoặc còn hơn cha Thiện Cẩm nữa, chẳng hạn cha Tiến Dũng, chẳng hạn nhạc sư Hải Linh, có thể kể cả cha Kim Long nữa... cũng không nên làm trưởng ban thánh nhạc). Vì sao, vì không biết Chúa Thánh Thần muốn thế nào, chứ theo kinh nghiệm loài người mà nói thì cần cắt đặt mỗi người vào phận sự thích hợp với sở trường và tính cách của người đó nhất, thì người đó mới có cơ hội phát huy tối đa năng khiếu của mình, và do đó đem lại ích lợi cao nhất cho cộng đoàn được.

Cha Cẩm đã có đóng góp đáng kể cho thánh nhạc VN trong vai trò một nhạc sĩ sáng tác và những suy tư thao thức của cha, và như vậy là -cám ơn Chúa- tốt rồi! Còn nếu đòi hỏi cha có khả năng thu phục nhân tâm, khích lệ, chăm sóc, quan tâm, quản trị v.v... để gầy dựng cho giáo hội một đội ngũ nhạc sĩ thánh ca phong phú, tài hoa và tâm huyết v.v... thì... chỉ họa chăng khi cha Thiện Cẩm không còn là cha Thiện Cẩm nữa !

Gần đây trên diễn đàn mình có đề tài bàn về bài viết mang cái tựa cũng... dữ dội quá xá, bài "Ê bồi, cho xin tí lãnh tụ !". Hì hì, nhà cháu đọc bài báo đó xong, nghĩ thầm, chắc Chúa Thánh Thần đang bật cười độ lượng mà rằng: "Cái bọn yếu đức tin này! Sao mà thiếu kiên nhẫn đến thế! Lại còn dám kêu ta là "bồi" cơ đấy!"

Nhà cháu nghĩ không nên tin nên cậy vào sức người, bác Ba Tê ạ. Nếu chỉ cậy vào sức người, thì cả cái giáo hội toàn cầu này đã tiêu ma từ lâu, chứ nói chi đến chỉ nền thánh nhạc bé cỏn còn con lủng cà lủng củng của chúng mình, phải không bác !?
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/09/07 :  18:30  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Micae

Vậy thì cha Cẩm "đúng" hay "sai" khi viết như vậy? Nhà cháu nghĩ câu trả lời nằm ở chỗ mình xét theo bình diện nào.


Bác Micae vô cùng kính mến,

Thành thật cám ơn bác về những chia sẻ đầy cảm xúc của bác . Nhà cháu cũng đồng ý với bác hoàn toàn về câu nói trên . Xin được phép "triển khai" thêm những tư tưởng mà bác đã khai triển .

1) Cha Thiện Cẩm thực sự đã viết bài trên hoàn toàn miễn cưỡng vì ngài đã từ giã cái "mê say nghề này" rất lâu rồi. Ngài nói:

"Tôi tự coi mình như đã giải nghệ, lâu nay không còn sáng tác, cũng chẳng còn tham dự vào những sinh hoạt liên quan đến Thánh Nhạc. Sở dĩ thế, là vì đối với tôi, âm nhạc cũng chỉ là "nghề tay trái" cho dù đã có thời tôi mê say nghề này chẳng kém ai. Bài hát cuối cùng mà tôi sáng tác có lẽ là phổ nhạc bài thơ của anh Ðình Bảng: Mẹ Như Trăng ở Ðầu Nguồn.

Cha Tiến Dũng lôi tôi ra khỏi am thất và bắt tôi phải góp tiếng nói cho Ban Thánh Nhạc. Từ chối mãi không được, nhưng nói gì đây ?"


Cha đã muốn yên mà không được yên. Cha đã không còn muốn tham dự gì đến Thánh Nhạc nữa .

2) Bác Micae có nói "câu trả lời nằm ở chỗ mình xét theo bình diện nào ." Vâng rất đúng ! Đồng ‎ ý với bác "chăm phần chăm" . Vì theo nguyên tắc, nếu ta muốn phê bình Thánh Nhạc thì phải đứng trên bình diện Thánh Nhạc mà nói . Muốn nói về lịch sử Thánh Nhạc thì phải nói đến những mấu điểm thời gian nào liên quan đến Thánh Nhạc. Bởi thế em cũng rất là bối rối khi cha Thiện Cẩm nói câu như thế này:

"Thánh Nhạc Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, có thể nói là phi thường, khởi đi từ Mùa Thu Ðộc Lập 1945,"


"Mạnh mẽ" "phi thường" ư ? Rồi "từ Mùa Thu Ðộc Lập 1945" là mùa thu nào, có ảnh hưởng gì đến thánh nhạc ?

Em thiết tưởng nếu dùng những cụm từ như vậy, thì chắc chắn ngài đã không đứng trên cùng một bình diện để phê bình. Chúng ta thử tìm hiểu lại .

Trước khi có câu trả lời khách quan hơn, ta hãy đi tìm "thời điểm 1945" mà các tác giả khác nói về Thánh Nhạc Việt Nam đã xảy ra những gì trong năm này .

Trong TNNN số 19, nhạc sĩ Ngọc Kôn trong bài "Ôn Lại Đôi Dòng Lịch Sử Thánh Nhạc Việt Nam" có nói đến cái khó của công việc viết lịch sử Thánh Nhạc Việt Nam . Chỉ có hai tác giả là ông Minh Tâm và nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên có những tác phẩm để lại, mà con cháu sau này dựa theo, để biết đôi chút về quá trình lịch sử Thánh Nhạc. Theo nhạc sĩ Ngọc Kôn, thì ông Minh Tâm đã có lối viết theo biên niên và tác giả Nguyễn Khắc Xuyên (nguyên là Lm Nguyễn Khắc Xuyên) thì lại viết chỉ có nhắm tới những sinh hoạt của nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh . Tôi không được tham khảo tài liệu của ông Minh Tâm và của nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên nên tôi không dám quả quyết là các ngài đã nói gì về năm 1945, có là mốc điểm quan trọng của Thánh Nhạc Việt Nam hay không ? Anh chị em nào biết và có sách xin bổ túc dùm.

Nhưng trong bài viết của Nhạc sĩ Ngọc Kôn thì ta đã được biết một cách "tổng quát" và "khách quan" về lịch sử của thánh nhạc Việt Nam trong những thời kỳ đó . Dĩ nhiên là cũng nhìn qua lăng kính của "sử gia" Ngọc Kôn. Xin phép nhạc sĩ Ngọc Kôn cho em trích lại cả một đoạn dài. (Những chữ màu đỏ là em chỉ muốn tô đậm để nhấn mạnh những điểm em muốn nói )

"IV.THỜI KỲ KHỞI ĐẦU THÁNH CA VỚI DÒNG NHẠC VIỆT NAM (1935-1955):


Thời kỳ bị ảnh hưởng nhạc Pháp đang phong trào thánh ca cải cách qua quyển sách hát dành cho giới trẻ Cantiques de la jeunesse rất hay, sôi nổi và phổ biến, một số nhạc sĩ như nhạc sĩ Hùng Lân, nhạc sĩ Hải Linh, linh mục nhạc sĩ Trinh Cát, nhạc sĩ Thiên Phụng, nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên (trước là linh mục, sau hồi tục), nhạc sĩ Duy Tân, linh mục nhạc sĩ Hoài Đức, nhạc sĩ Tâm Bảo… Lời ca hoàn toàn do các nhạc sĩ VN sáng tác. Giai điệu tuy bị ảnh hưởng nặng nhạc Pháp, nhạc Bình ca, nhưng đã bắt đầu có dấu ấn riêng của người VN. Nhịp điệu gần với một số tiết điệu thuộc nhịp đi (hành khúc: marche militaire), nhịp nhảy (fox, fox-trot, swing, pasodoble). Giữa thời kỳ này ở 3 miền Bắc, Trung và Nam, đã khai sinh những nhạc đoàn như Lê Bảo Tịnh, Tiếng Chuông Nam, Sao Mai, Piô X, Thánh Tâm, Á thánh Philipphê Phan Văn Minh, Thánh Gia… Hòa âm vì sơ khai nên khá giản dị. Kỹ thuật sáng tác đã có, nhưng theo lối cân phương (carurre, luật cân phương vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều nhạc sĩ thánh ca cho đến ngày hôm nay). Thời kỳ này vì phát triển song song với dòng nhạc đời kháng chiến bên ngoài xã hội, nên cũng bị ảnh hưởng qua lại ít nhiều, nhất là âm nhạc không tránh khỏi nhuốm chút ít chất “khí thế đấu tranh” (thấy rõ ở các bài viết về các thánh tử đạo). Thời kỳ của cuộc di cư khổng lồ những người miền Bắc vào định cư tại miền Nam , đã giúp pha trộn, hoà hợp bản sắc và phong cách thánh ca giữa các miền thành một bản sắc và phong cách chung.

V.THỜI KỲ THÁNH CA TUỔI TRƯỞNG THÀNH & PHÁT TRIỂN (1955-1975)


Thời kỳ của nhiều nhạc sĩ mới như linh mục nhạc sư Tiến Dũng, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Văn Hoà (hiện là giám mục Nha Trang, chủ tịch HĐGMVN) linh mục nhạc sĩ Gioan Minh, lmns. Hoàng Kim, lmns. Thiện Cẩm, lmns. Ngô Duy Linh, nhạc sĩ Hùng Lân, lmns. Vinh Hạnh, lmns. Kim Long… cuối thời kỳ này nổi lên nhóm tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế với linh mục nhạc sĩ Thành Tâm, lmns. Hoàng Đức, lmns. Trần Sỹ Tín… Lời ca tự dệt theo ý riêng hay ý Thánh Kinh . Giai điệu hay và có phần lộng lẫy đáng gọi là thời Hoàng kim của nền thánh nhạc VN. Nhịp điệu hay, có bản sắc, nhưng cuối thời kỳ này một số ít nhạc sĩ chịu ảnh hưởng trào lưu nhạc châu Mỹ La tinh, nhạc Jazz, nhạc Rock và nhạc Pop (những trào lưu âm nhạc này đã theo chân quân đội đồng minh vào VN). Hòa âm bắt đầu được chú trọng. Kỹ thuật sáng tác được linh mục nhạc sư Antôn Tiến Dũng xuyên qua trường Suối Nhạc và đại học Minh Đức, đã đẩy lên cao. Đặc biệt bắt đầu thành lập Ủy ban Thánh nhạc Toàn quốc, và trong số những vị tổng thư ký đầu tiên của của Ủy ban có một vị là lmns. Gioan Minh đã có sáng kiến tổ chức lần thứ nhất Đại hội Thánh nhạc VN tại hội trường Tabert Sài gòn ngày 21.11.1971, khiến phong trào sáng tác, xuất bản, hát thánh ca cùng với phong trào học thánh nhạc, thành lập ca đoàn trong các giáo xứ thay cho các Hội hát (chuyên hát Bình ca)…. bắt đầu dâng cao. Đặc biệt năm 1968, linh mục nhạc sư Antôn Tiến Dũng, cùng với UBTNTQ thành lập trường thánh nhạc đầu tiên lấy tên là trường J.S.Bach, sau đổi tên thành trường Suối Nhạc, hoạt động đến năm 1975 thì đóng cửa. Chỉ 7 năm hoạt động nhưng đã cung cấp nhiều tài năng thánh nhạc và nâng cao ý thức học tập thánh nhạc. Vào thời kỳ này, lại còn thêm tác động của Đại chủng viện Thánh Giuse Sàigòn qua hai việc: một là xuất bản hai quyển thánh ca Chúc tụng Chúa I, Chúc tụng Chúa II, với nhiều nhạc sĩ mới nổi lên và nhiều bài thánh ca với phong cách mới mẻ, trẻ trung, nhiều tính phóng túng, bắt đầu mang nhiều hơi thở nhạc đời hơn nữa; hai là khởi xướng phong trào hát tụng thánh vịnh trong các Giờ kinh phụng vụ và nghi thức hát Đáp ca của thánh lễ... làm cho nền thánh nhạc VN thêm khởi sắc.

VI.THỜI KỲ THÁNH CA TUỔI TẠM DỪNG PHÁT TRIỂN (1975-2005)


Thời kỳ này sinh họat thánh nhạc tuy rầm rộ với sự xuất hiện của rất nhiều nhạc sĩ mới là giáo dân nhiều hơn (trước đó nhạc sĩ phần đông là giáo sĩ), đi kèm rất nhiều tác phẩm mới xuất hiện, nhưng thánh ca thời kỳ này chứa sự trăn trở, mất hướng vừa vì thời cuộc, vừa vì không còn các ủy ban thánh nhạc các cấp lèo lái và hướng dẫn. Những nhạc sĩ như linh mục nhạc sĩ Thành Tâm, nhạc sĩ Viết Chung, lmns. Phạm Liên Hùng, lmns. Xuân Thảo, lmns. Nguyễn Duy, lmns. Vũ Mộng Thơ, lmns. Văn Chi, lmns. Dao Kim, ns. Phạm Đức Huyến... nền nã là thế, cũng vẫn không kiềm nổi sự chao đảo hướng đi của thánh nhạc VN. Những cuộc trình diễn thánh ca được tổ chức dày đặc khắp các giáo xứ biến thành những buổi “văn nghệ đạo đức”, vì phong trào ca đoàn trăm hoa đua nở (mỗi giáo xứ có nhiều ca đoàn, thậm chí mỗi hội đoàn hoặc mỗi giới cũng có ca đoàn riêng), phát triển mạnh hơn sự cần thiết đã khiến quan niệm về thánh nhạc không phát triển theo kịp. Giai điệu hay, nhưng bị hơi thở của nhạc đời ăn luồng bên trong rất sâu rất nặng. Hòa âm khá, nhưng nổi lên phong trào viết hòa âm bắt chước lối đa âm điệu (motetum) rồi gọi là hát đuổi. Kỹ thuật sáng tác chưa thoát khỏi ám ảnh của luật cân phương. Tờ báo đầu tiên về thánh nhạc ở VN do tư nhân chủ xướng là nguyệt san Cantáte số đầu tiên ra ngày 13.3.1993, sống gần 13 năm chuyển sang thành nguyệt san Thánh Nhạc Ngày Nay số đầu tiên ra ngày 15.8.2005 (nhân biến cố linh mục nhạc sư Antôn Tiến Dũng và nhạc sĩ Thy Yên cùng qua đời); kế tiếp là nguyệt san Hát Lên Mừng Chúa (1995-2003) do linh mục Anrê Đỗ Xuân Quế và ban thánh nhạc giáo phận thành phố Hồ Chí Minh chủ trương được 95 số, Hương trầm (1998-1999) do linh mục nhạc sư Antôn Tiến Dũng và linh mục nhạc sĩ Kim Long UBTNTQ chủ trương được 5 số, cả hai sau một thời gian đã ngưng hoạt động. Cần biết thêm, trong thời kỳ này, vào năm 1993, nhạc sĩ Ngọc Kôn, thay mặt linh mục nhạc sư Antôn Tiến Dũng, thành lập lại trường Suối Nhạc đặt tại giáo xứ Tân Định, sau 3 năm giám mục chủ tịch UBTNTQ Phaolô Nguyễn Văn Hoà đổi thành Trung tâm Đào tạo Thánh nhạc Toàn quốc hoạt động thêm 2 năm nữa rồi đóng cửa."

Xem như thế thì ta có thể nói cái "Mùa Thu" đó mới chỉ là nằm trong thời gian "KHỞI ĐẦU THÁNH CA VỚI DÒNG NHẠC VIỆT NAM" . Nhạc thì cũng rất sơ khai đâu có gì là mạnh mẽphi thường . Rồi đến "Thời kỳ của cuộc di cư khổng lồ những người miền Bắc vào định cư tại miền Nam , đã giúp pha trộn, hoà hợp bản sắc và phong cách thánh ca giữa các miền thành một bản sắc và phong cách chung." Nếu Thánh Nhạc Việt Nam có thay đổi, có rẽ sang một khúc quanh quan trọng thì phải nói là năm 1954, vì có một cuộc di cư vĩ đại. Nhiều người Công Giáo đã phải bỏ miền Bắc vào Nam . Sự thật là như vậy .

Sau đó, trong miền nam, mới đến THỜI KỲ THÁNH CA TUỔI TRƯỞNG THÀNH & PHÁT TRIỂN (1955-1975) . Tác giả Ngọc Kôn đã có những chữ dùng như "Giai điệu hay và có phần lộng lẫy đáng gọi là thời Hoàng kim của nền thánh nhạc VN" . Nhạc sĩ Ngọc Kôn có nhắc đến linh mục Thiện Cẩm là một thành phần trong "những nhạc sĩ mới" góp công xây dựng nền tảng cho Thánh Nhạc Việt Nam vào thời kỳ này . Tức là nếu có "Mạnh mẽ" "phi thường" hay không là hoàn toàn ở trong thời kỳ sau năm 1954 và cũng hoàn toàn ở miền nam Việt Nam .

Rồi tới cuộc đổi đời 1975 ta thấy gì ?

Thưa đó là THỜI KỲ THÁNH CA TUỔI TẠM DỪNG PHÁT TRIỂN (1975-2005)

Tại sao lại dừng phát triển đang khi âm vang và hào khí của ngày đại hội Taberd năm nào vẫn chưa còn dứt ? Tôi thiết nghĩ không cần một nhà lịch sử nào phải viết lại vì đa số chúng ta đã và đang sống qua thời kỳ đó rồi .

Lý do tại sao Thánh Nhạc đi xuống ? Chúng ta xin mượn lại lời cúa nhạc sĩ Ngọc Kôn :

Thời kỳ này sinh họat thánh nhạc tuy rầm rộ với sự xuất hiện của rất nhiều nhạc sĩ mới là giáo dân nhiều hơn (trước đó nhạc sĩ phần đông là giáo sĩ), đi kèm rất nhiều tác phẩm mới xuất hiện, nhưng thánh ca thời kỳ này chứa sự trăn trở, mất hướng vừa vì thời cuộc, vừa vì không còn các ủy ban thánh nhạc các cấp lèo lái và hướng dẫn.


"Vừa vì không còn các ủy ban thánh nhạc các cấp lèo lái và hướng dẫn" vừa là đa số là "giáo dân " thì chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi nghe những ví dụ cụ thể mà Lm Thiện Cẩm đã đưa ra ở trên, chẳng hạn như về nhạc bị "tục hoá", về lời thì đi xa Thánh Kinh và "trình độ văn hoá nói chung cũng như trình độ hiểu biết về Giáo lý, thần học cũng không còn được như trước" nữa, về cách trình bầy Thánh Ca "trình độ cũng xuống cấp nhiều lắm ."

Nếu cha Thiện Cẩm đã hiểu rõ được những nguyên nhân sâu xa đi xuống đó thì ta thấy Thánh Nhạc Việt Nam trong giai đoạn này là đáng thương hơn là đáng trách, đáng giúp đỡ cải tiến, hơn là chỉ ngồi nhìn về quá khứ ca tụng một Mùa Thu đi. Cha có biết là không phải chỉ có một mùa thu, mà mấy chục mùa thu qua đi, có những chiếc lá còn xanh, còn non mà vẫn phải rơi rụng. Người ca trưởng, người ca viên là những cây non đang lớn cần những thợ làm vườn chuyên nghiệp, đã được học hỏi, đã được hấp thụ tinh hoa từ những tháng năm trước chăm sóc, cho cây tươi tốt, cho cây vươn thẳng, hầu cây được sức đứng vững trước những trận cuồng phong của những mùa thu sẽ tới.

Kính thưa cha Thiện Cẩm,

Nêu ra những ví dụ trên con không dám gọi là "đối thoại" với cha về lịch sử Thánh Nhạc, vì cha chưa cho phép . Con cũng không muốn tranh cãi dài dòng về cái mốc điểm thời gian của một mùa thu mà cha nói đến trong bài viết, vì nó cũng không còn thích hợp . Con chỉ muốn theo cha nhìn vào khu vườn Thánh Nhạc Việt Nam . Nó rất cần được sửa sang. Những người thợ tự nguyện rất cần sự nâng đỡ khuyến khích, chỉ bảo cách vun trồng chăm sóc cây trái của những người đi trước như cha .

Con không được diễm phúc như anh Micae đây là đã được gần cha và biết cha nhiều . Con chỉ có kỷ niệm và cảm mến cha trong những bài Thánh Ca ngày xưa do cha sáng tác , hoặc đam mê đọc những bài nghiên cứu về Thánh Kinh, Thánh Nhạc và Phụng Vụ mà cha viết, hay ký tên là Linh Mục Thiện Cẩm OP .

Thưa cha, ca dao Việt Nam có một câu rất thấm thía mà con xin đuợc phép áp dụng để hiểu ẩn ý của cha trong bài viết trên . Câu đó là :

"Yêu cho roi cho vọt,
Ghét cho ngọt cho bùi."

Con biết vì yêu thương nền Thánh Nhạc Việt Nam mà cha đã có những cái nhìn tạm nói là "khắt khe" như thế . Chúng con là những người đi sau, đang dò dẫm bước những bước đi chập chững trên con đường Thánh Nhạc . Nếu cha đã "cho roi cho vọt" , đã thẳng thắn chỉ bảo những cái gì sai để chúng con được nên tốt hơn, thì đó cũng là một cách cha thể hiện tình thương cho con cái . Nếu không cha cũng đã cho nếm những mật ngọt của những mùa thu trong Thánh Nhạc Việt Nam mà không ai bao giờ muốn ... trở lại.

Con không biết cha viết bài này năm nào . Trong hoàn cảnh của một mùa thu nào . Nhưng các nhạc sĩ, các ca trưởng, các ca đoàn, nói chung là những người giáo dân đang thiết tha với nền Thánh Nhạc Việt Nam, cũng còn đang ôm những mối thu sầu, vì thiếu người chỉ bảo, thiếu người hướng dẫn, thiếu người chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm .

Giờ đây gió ngoài trời cũng đã bắt đầu chuyển . Những chiếc lá xanh đã sang màu, báo hiệu một mùa thu nữa sẽ đến . Nhưng bầy chiên ngoan hiền vẫn còn đang xôn xao, lo lắng, vì không biết người mục tử đã có bị lạc lối giờ chưa thấy về .

"Chiên lo cho mục tử bị đi lạc !" Một hình ảnh rất lạ vì ít thấy được diễn tả trong Thánh Kinh .


Trần Trùng Trục

Edited by - Trantrungtruc on 10/10/07 09:34
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 10/09/07 :  19:37  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Bác Batê & bác Micae thân mến,

Lắm lúc nhà em cũng chẳng thắc mắc chi cho lắm lời phát biểu, nhận định của riêng một cá nhân nào. Bởi ai cũng có quyền nhận định theo nhận xét (chủ quan) riêng phải không các bác. Ở thời buổi nhập nhằng này, theo em, mình phải tự dạy cho mình một cái nhìn nhận một sự việc chính xác tới mức có thể được, và gọi tên đích danh sự việc ấy. Nói rộng ra, phải tự học một khả năng đáng giá đúng mức của mọi việc. Không ôm đồm, hổ lốn, để tránh bị miss những chi tiết, dù nhỏ nhưng có giá trị - và cũng không bị những chi tiết làm lu mờ đi cái nhìn toàn thể hoặc lu óc nhận định của chính mình, mà xu hướng của thời đại bao giờ cũng vậy. Câu "Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột" không những đúng ở nghĩa chính của nó, mà nó còn đúng về phương diện ảnh hưởng của nó ở sự hào nhoáng bề ngoài của danh nữa. Con người vẫn luôn luôn dễ bị "ảnh hưởng" bởi những cái hào quang hão huyền, và vẫn hay coi thường những điều nho nhỏ, những việc nho nhỏ... Tại sao vậy, bởi họ không có cái khả năng ngộ được cái giá trị đúng của nó, để đặt đúng tên gọi, vị trí... cho từng sự việc.

Hơi khó nói, nên nói hơi...lung tung, chả biết các bác có hiểu ý không? hì hì...Anyway, em coi tấm hình của cha Thiện Cẩm, cũng hơi ngạc nhiên, sao ngài có...lắm "chức sắc" vậy các bác nhỉ, kể cũng hơi lạ nhỉ?!

Duc
Go to Top of Page

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 10/09/07 :  20:03  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Anh chị em thân mến, tôi có một cảm nhận - hiện nay forum Thánh Nhạc đang bừng bừng một khí thế mới , không chỉ là nơi tâm sự hay những trao đổi nhỏ về bài hát mà nó còn mang một hình thái chuyển tải những trăn trở của những người cộng tác với Giáo Hội trong việc hát và sáng tác Thánh ca phụng vụ , là một phần không kém quan trọng và cần thiết trong Thánh lễ là trọng điểm của đời sống Kitô hữu > Nhìn tổng thể thì các Thành viên đa số đều là Ca trưởng , nhạc công . Có lẽ điều mong muốn hiện nay anh chị em cần là được sự quan tâm chăn dắt và hướng dẫn của các Mục Tử - Có lẽ bầy chiên chẳng dám nghĩ rằng các mục tử đang bị "lạc giữa bầy sói đâu" nhưng là đang "ngủ quên trong việc này" có lẽ vì phải lo lắng và xắp xếp việc mục vụ - và có lẽ cho rằng việc này là những việc tầm phào của cái lũ ca đoàn ca địch chăng - nên trong hầu hết những trăn trở - thậm chí gần như "đối thoại" trên forum đều không thấy có sự góp ý - hướng dẫn nào của các vị chăng ? do vậy mà bầy chiên đành phải tự "dẫn dắt nhau mà đi" - Nay nếu có vị nào vô tình đọc được một vài dòng trên forum này xin vui lòng vì tình yêu thương vô bờ bến trong Đức Kitô mà ... Xin chân thành cám ơn . CTH
Go to Top of Page

moderator

CT/NC
57 Posts

Posted - 10/10/07 :  14:17  Show Profile  Email Poster Send moderator a Private Message  Reply with Quote
(Xin mạn phép tác giả lienbinhdinh để chuyển bài "Lời thưa" về chung một đề tài ở đây - Nhóm Chủ trương)

Lời thưa

Xin cảm ơn quý vị đã góp ý rất chân tình, thẳng thắn.... qua bài HỒNG ÂN CHÚA BAO LA của cha Thiện Cẩm, mà Liên Bình Định (Lbd)đã "hòa âm - đối âm (counter points)"; thú thật: khi hòa âm bài hát này, Lbd không biết tác giả của bài hát, lấy bài từ sách Thánh Ca Cộng Đồng (không có bản chánh); Khi gởi đến trang web catruong.com, người diều hành trang web ghi thêm tên tác giả.
Lbd xin thưa với cha Thiện Cẩm: Bài HACBL của cha, phần ĐK., cha hòa âm thông thường cho 2 bè; trong khi Lbd hoà âm đối âm, nó hoàn toàn khác nhau xa về cách nghe và cách gieo notes..., cũng như phần hòa âm 4 bè (choral)thì không thấy cha đề cập đến, nó cũng hoàn toàn không liên quan kiểu hoà âm bình thường của cha, thì làm sao cha có thể ghép tội: "Luộc nhạc, Ăn cắp, Đạo nhạc" của cha?
Thưa cha Thiện Cẩm, tâm niệm của Lbd và có thể nhiều nhạc sĩ thánh nhạc trẻ khác là làm sao những bài thánh nhạc "hay", từ rất xa xưa, đã thẩm thấu vào lòng giáo dân, thì cố gắng làm sống mãi, mà hòa âm đổi mới bằng nhiều thể, loại: coi như mặc chiếc áo màu, nhìn vào dễ ngó, nhưng hồn nhạc vẫn không đổi thay. Vì thế, Lbd dã mạo muội hoà âm bài hát của cha, mà dứt khoát không để bản chính của cha kém đi phẩm chất. Trong ý niệm đó, Lbd cũng đã mạo muội hòa âm hợp xướng (choral) cho nhiều lm. nhạc sĩ, được post vao trang web catruong.com, mãi đến nay chưa thấy than phiền hay trách móc nặng lời như cha Thiện Cẩm, trái lại còn được welcome là đàng khác. Lbd không hiểu: có phải cha Thiện Cẩm, đãm trách nhiều chức lớn trong MTTQ., để rồi ".....!" Xin cha tha lỗi cho con, nếu có: vì, Lbd ở nước ngoài quá lâu, quen cách "sòng phẳng" lời ăn tiếng nói.
Giờ, xin thưa chuyện với Micae (cha Cẩm con)hihihihi! cha đưa trường hợp của NS Bảo Chấn, đả lấy ý nhạc và cả câu nhạc của 1 nữ nhạc sĩ Nhật, để dệt thành ca khúc của mình; vậy mà nữ nhạc sĩ chỉ cần tiếng xin lỗi là đủ. Hai (2) sự việc hoàn toàn khác nhau, cha lại kết luận lm Thiện cẩm nặng lời vậy cũng phải thôi! "tội con quá cha ơi!!!" Cha "Cẩm con", còn phán: "bản phối bè cha Thiện Cẩm, hay hơn, hiệu quả hơn của ns Liên Bình Định; viêc hay, hay dở Lbd không dám lạm bàn, bỡi còn tùy cảm nhận và thẩm âm của mỗi người; nhưng, điều chắc chắn: hòa âm thông thường có thể dễ nghe (vì quen tai) hơn hòa âm đối âm, đòi hỏi nghe quen, hay có trình độ... Vì, forum này không ngoài mục dích trau dồi, học hỏi thêm nên Lbd xin cha "Cẩm con" dạy cho Lbd trong bài HACBL, giữa trường canh 2 và 3 (chữ bao la) bè trên có notes Sol, Sol (G,G); bè dưới có notes Đo, Sol (C,G)nó hay ở chỗ nào, thưa cha? Cũng xin cha chỉ cho Lbd, trường học nào, sách vở nào o VN., dạy Counter Points, Non Harmonic tones (xin tạm dịch: notes nhạc không nằm trong chord mà có thể dùng được)chưa nghe qua mà đã biết được: dở, hay...?
Về bản quyền (phạm vi thánh nhạc), Lbd có bài hát, được vị lm. bên Cali. thu vào CD; khi 1 thầy mang đi bán CD. gặp Lbd, thầy bảo: lm.... đã xin phép anh chưa? Lbd trả lời: khi viết cho ca đoàn hát, là đã có ý phục vụ rồi, nên bất cứ ai, hình thức nào mang ra xử dụng cũng tốt thôi!
Lbd ăn nói lộn xộn, lung tung..., rất mong Các Đấng Bề Trên, quý nhạc sư, nhạc sĩ thánh nhạc thương tình bỏ qua cho. Và, cũng rất hoan nghênh những chỉ giáo của quí vị. e-mail [email protected] hoặc phone: (206)355-1792

Lien Nguyen T.
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/10/07 :  18:23  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Kính các bác,

Để câu chuyện chúng ta đang bàn thảo ... bị cụt hứng một tí, tôi xin trích lại cái luật lệ đang áp dụng ở Hoa Kỳ , hay ít là theo luật của LicenSing online , là một tổ hợp chuyên bán "quyền sử dụng các bài Thánh Ca" hát trong nhà thờ cho những cơ quan sau đây: Logos Productions Inc., MediaCom Education Inc., OCP và Wood Lake Books. Các bác có thể đọc hết những câu hỏi - đáp ở đây: http://www.licensingonline.org/help#q6

Em chỉ xin trích lại hai câu mà có liên quan đến đề tài này thôi:

May I reproduce choral music?


No. Your LicenSingOnline license only covers reproduction and use of music for the assembly or congregation. Choral parts, instrumental parts, and accompaniments may not be reproduced in any form. To order octavos, choral parts or accompaniment parts, contact the publishers.


Can I make my own arrangement of a copyrighted song?


You cannot make arrangements of copyrighted works without permission from the copyright holder/publisher.


Em không dám "hòa âm" lại hai câu trên qua tiếng Việt vì sợ đụng đến bản quyền của họ . Họ "xu" em chết, lấy ai mà nuôi vợ con . Nhưng mà đại khái họ nói như thế này này . Mặc dầu bạn đã trả tiền để hát bài hát đó trong nhà thờ, những cái mà sửa đổi làm cho nó hay hơn (hay dở hơn), cho bè phái, bè rối, bè chuối, ... phụ họa vào, cũng không được làm tự tiện mà phải xin phép nhà xuất bản hoặc người giữ bản quyền .

Tỉ dụ là nếu bác nào mà có sáng kiến (hoặc để ... làm sáng danh Chúa hơn) mà thêm bốn năm bè cho ca đoàn, thêm phần đánh chiêng, đánh trống, đánh mõ và soạn thêm "í a" cho nó ra vẻ Á Đông, mà trình diễn hoặc hát trong nhà thờ cũng không được . Phải xin phép chủ nhân của bài hát đó . Chứ không "vì không biết tác giả là ai" mà tự tiện thêm bớt là được đâu.

Đấy, nhập gia tùy tục là phải như vậy đấy. Nếu chúng ta muốn nói xòng phẳng như kiểu thợ nề tráng nền nhà . Mà đây là luật của nhà xuất bản Thánh Nhạc Công Giáo của Hoa Kỳ đấy. Họ không có kiểu "vì cha vì Chúa " mà xí xóa đâu .

Nếu các bác nào chưa có dịp đọc cái topic này, mà tụi mình đã hơn một lần cãi nhau như mổ bò, xin bỏ chút thời giờ vàng ngọc vào đây để thăm quan cho biết sự tình nhé:
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=2641


Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 10/10/07 :  19:58  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Trantrungtruc

Để câu chuyện chúng ta đang bàn thảo ... bị cụt hứng một tí, tôi xin trích lại cái luật lệ đang áp dụng ở Hoa Kỳ...

Ấy nhưng Thánh Ca Việt Nam hổng có...chơi theo kiểu Mỹ à nghen, hì hì... Không tin thì thử làm một cái survey nho nhỏ ở các nhạc sĩ sáng tác thánh ca VN xem, có lẽ chắc khoảng 99% sẽ nói NO STAR WHERE!
Còn ai không muốn nhạc của mình bị (được) hòa âm thêm bớt, copy...để dùng trong phụng vụ tại các nhà thờ, thì nên đăng ký và để thêm một dòng nhỏ copyrights ở cuối bài, cho bá tánh tỏ tường, đặng biết đường mà...tránh!

Duc
Go to Top of Page

NCHung

CT/NC
13 Posts

Posted - 10/11/07 :  02:01  Show Profile  Email Poster Send NCHung a Private Message  Reply with Quote
ACE thân mến,
(Biết trong forum này có nhiều các "đấng bậc", nhưng vì là chốn vô hình, nên xin dược thứa chung là ACE cho ngắn gọn. Kính mong thông cảm và tha lỗi.)

Những lời bạn Bachviet nửa đùa, nửa thật sao mà nghe ra đắng cay cho con cháu Lạc Hồng quá vậy!

Dân ta, kẻ ở trong nước... đã đành, nhưng kể cả những người sống ở Mỹ,ở Úc và ở Châu âu mà chẳng nhẽ vẫn chưa tập đươc cái hiểu biết và lòng tôn trọng bản quyền hay sao?

Người ta cứ nhân danh điều phải để làm điều trái, cứ lấy cớ ca ngợi Thiên Chúa để tự cho mình cái quyền đục đẽo, cưa cắt...bừa bãi công trình của người khác. Soạn phẩm của người ta viết ra chẳng phải cũng là để ca ngợi Thiên Chúa đó sao? Tư cách gì mà dám thẩm định là soạn phẩm này nọ chưa đủ "phê" để nhập vào tình yêu Thiên Chúa? Nếu một soạn phẩm không thỏa mãn lòng mộ mến trong ta thì vui lòng "lật sang trang khác", hoặc trải hồn mình ra mà viết một sọan phẩm riêng.

Bình phong "tất cả chỉ để ca ngợi Thiên Chúa" cần phải đươc xem xét lại. Chắc người Mỹ, người Tây và dân nước những xứ văn minh không yêu Chúa bằng dân Annam ta nhỉ? Đối với những mặt không xem thấy được thì ai mà biết ai ngoan đạo hơn ai. Nhưng về mặt bản quyền trong mọi thứ con người làm ra thì rõ ràng dân ta cần phải đươc giáo dục lại từ đầu. Câu "tiên học lễ, hậu học văn" thật hay, bởi hành vi tiên khởi trong việc tôn trọng bản quyền nầm trong chữ "lễ".

Thưa quí ACE,

Nếu như tôi có mạnh dạn, dứt khoát,rõ ràng và "sắc" quá, kính mong mọi người tha thứ.

Vì nhũng mục đích cao quí gì gì đó, thiết nghĩ forum này là nơi để chúng ta chia sẻ thật với nhau, chứ không phải là nơi "áo thụng, khăn đóng vái lạy nhau" một cách hết sức "ngoại giao".

NC Hùng
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/11/07 :  09:40  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hic, các bác ạ, nhà cháu mỗi lần trờ lại topic này là lại thấy chóng mặt, vì nó lộn tùng phèo lên hết cả, chẳng biết đâu là đề tài chính ! Nhà cháu đã thử đọc lại từ đầu, thì mới giật mình nhận ra bên cạnh những đề tài "nổi", lại có những đề tài "ngầm", bên cạnh đề tài ban đầu thì lại nảy sinh ra thêm nhiều đề tài mới, có thể rất xa đề tài gốc. Sự kiện như vậy thì kể ra cũng tốt cho diễn đàn thôi. Nhưng theo ý nhà cháu thì chúng mình nên liệt kê ra đầy đủ và sáng tỏ hết mức có thể mọi vấn đề mình đang muốn đề cập tới, có như vậy mới tránh được tình trạng "ông nói gà bà hiểu vịt", có thể đưa đến tình trạng hiều lầm hay bất hòa không hay mà nhiều diễn đàn khác đã gặp phải.

Nhà cháu xin phép được thử liệt kê ra hết sau đây, nếu có còn thiếu sót thì xin các bác giúp nhà cháu bổ túc cho đủ nhé:

- Thứ nhất là chuyện bản quyền trong thánh ca, đặc biệt là trong trường hợp soạn hòa âm lại cho một bản thánh ca của người khác (như tên của topic đã được bác Ba Tê đặt ra từ đầu): Có cần phải xin phép tác giả không ? Có được phép sử dụng và nhất là in ấn, mua bán, khi chưa có sự đồng ý của tác giả ? v.v...

- Thứ hai, đụng trường hợp gọi là "vi phạm bản quyền" như vậy, cha Thiện Cẩm có đáng trách không khi phê bình góp ý bằng những từ ngữ mà có người cho là quá nặng nề ?

- Thứ ba, khi lấy một hai ví dụ ra để minh họa cho "lời góp ý bộc trực" của mình về hiện tình thánh ca VN, cha Thiện Cẩm đã làm đúng hay sai, lợi hay hại ? Cha có được quyền làm vậy hay không ? (trường hợp bài Cát Biển Sao Trời của tác giả Phanxicô).

- Thứ tư, có băn khoăn về chuyện "mục tử đi lạc".

- Thứ năm, có băn khơăn về chuyện "mục tử ngủ quên", quên chăm sóc hướng dẫn lèo lái hoạt động thánh nhạc. Cụ thể là mong có mục tử nào lên tiếng, trong tư cách mục tử, tham gia vào những "đối thoại" trên diễn đàn này.

...

Thử liệt kê ra hết những đề tài xa gần như vậy rồi, nhà cháu tự rút ra một kết luận cho chính mình là:
- Khi tham gia ý kiến, mình nên xác định trước mình sẽ góp ý vào đề tài nào trong những đề tài trên đây ?
- Có những đề tài có thể không nên nói ra ở đây (vì có thể không hợp với chủ trương của catruong.com chẳng hạn, vì hại nhiều hơn lợi chẳng hạn, vì mình không đủ thẩm quyền hay thông tin chẳng hạn, vì không hợp thời điểm chẳng hạn, hay đơn giản vì mình không có ý kiến...)
- Và hễ là đề tài mình muốn nói, thì cần cố gắng nói một cách rõ ràng, trực tiếp và sáng tỏ hết sức có thể. Không nên mong đợi người đọc "hiều ngầm", bởi như thế sẽ có nguy cơ người đọc lại hiều... lầm, nghĩa là hiểu sai ý mình muốn diễn tả.

Hu hu, viết đến đây thôi, vì đã gần 8 giờ sáng rồi. Nhà cháu cần phải đi ngủ, mặc dù biết mình có bổn phận phải trả lời những câu hỏi mà bác Liên Bình Định trực tiếp gởi đến mình.

Xin chào bác Liên Bình Định tham gia diễn đàn. Nhà cháu xin hẹn bác ngày mai vậy, vì hôm nay đã quá mệt. Nếu có thể, nhà cháu xin bác đọc lại đoạn viết của cha Thiện Cẩm mà bác Ba Tê đã trích ở đầu topic, hoặc đọc trọn bài của cha theo cái link bác Ba Tê giới thiệu. Theo nhà cháu hiểu là không có chỗ nào cha Thiện Cẩm nói về đích danh bác và về phần soạn hòa âm của bác cả. Bác Ba Tê chỉ giả thiết là đoạn phê bình đó cha Thiện Cẩm nói về bác. Nhà cháu thì, sau khi biết bác ở hải ngoại chứ không phải trong nước, nghĩ rằng già thiết của bác Ba Tê là sai rồi.

Nhà cháu cũng xin được xin lỗi bác ngay, về chuyện nhà cháu cho rằng bản hoà âm của bác không hay bằng bản hoà âm gốc của cha Cẩm. Đành rằng, như nhà cháu đã nói ngay lúc đó, đây chỉ là cảm nhận riêng của nhà cháu thôi, và nhà cháu biết mình có quyền nói lên cảm nhận riêng của mình trên diễn đàn, nhưng nhà cháu vẫn thực lòng xin lỗi bác và lấy làm tiếc đã viết ra như vậy. Nhà cháu thực tình không nghĩ rằng bác cũng có theo dõi diễn đàn này.

Nhà cháu hy vọng sau khi đọc lại bài của cha Thiện Cẩm, và cả bài tham gia của nhà cháu trên topic này, bác sẽ nhận ra rằng bác đã hiều nhầm ý của... "hai cha con nhà cha Cẩm" (hi hi). Và, bác ơi, xin bác đừng gọi nhà cháu bằng tiếng "cha" làm tổn thọ nhà cháu chết, nhà cháu không phải là linh mục đâu bác ạ.
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 10/11/07 :  17:03  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Kính các bác,

Đúng như bác Micae có nói, đề tài thảo luận này tới bây giờ đã sinh ra nhiều đề tài khác, mà đề tài nào cũng...to cả. Mà cũng có thể có một vài đề tài cũng không nên bàn thảo ở đây, bởi nó có thể kéo ra quá xa ra khỏi lãnh vực thánh nhạc.
Thế nhưng em cũng xin góp thêm một đôi lời, về cách chúng ta nên nói với nhau bằng cách nào, mà không tạo ra mâu thuẩn, ấy chính là điều nhà em cũng quan tâm (em nghĩ chắc mọi người cũng thế nhỉ?)
quote:
by NC Hùng
Những lời bạn Bachviet nửa đùa, nửa thật sao mà nghe ra đắng cay cho con cháu Lạc Hồng quá vậy!

Nhà em thì hay đùa, nhưng chuyện này thì chỉ đùa một tí thôi, chớ chẳng phải đùa hết. Ở một khía cạnh nào đó, (cũng có thể là chủ quan)thì thật nhà em không cảm thấy "đắng cay cho con cháu Lạc Hồng", mà ngược lại, thấy...tích cực. Như đã nói trong những post trước, em chỉ xin hiểu bốn chữ "con cháu Lạc Hồng" này, ở trong lãnh vực của Thánh Ca của người Việt Nam thôi nhé. Em không dám ôm đồm cả xứ sở, hoặc cả những xứ sở khác, hoặc lãnh vực ngoài đời. Tích cực ở chỗ, theo em, thánh ca Việt Nam luôn rộng mở trong việc sử dụng và giao lưu, hầu hết các nhạc sĩ sáng tác đều không nghĩ đến chuyện chi khác ngoài...phục vụ trong khả năng Thiên Chúa cho riêng mình. (Dĩ nhiên nếu ra CD, in bán lại mà không có sự đồng ý của tác giả, thì lại là một vấn đề khác, và đấy, em không đề cập ở đây). Có thể nhà em rất chủ quan, khi nhận định về cái tinh thần "cho một cách nhưng không" của những nhạc sĩ sáng tác thánh ca VN, với lòng rộng mở của họ. Nhưng thật là nhà em nghĩ thế, nên nói thế.

Nhà em cũng nghĩ rằng, không nên jumping the gun, nghĩa là nhảy vào kết luận vội vàng mọi sự chung chung, chỉ qua một cái nhìn của riêng cá nhân mình. Có khi, sự đúng sai nó cũng chỉ ở mức tương đối theo thời gian, không gian, con người, và từng sự việc...
quote:
Dân ta, kẻ ở trong nước... đã đành, nhưng kể cả những người sống ở Mỹ,ở Úc và ở Châu âu mà chẳng nhẽ vẫn chưa tập đươc cái hiểu biết và lòng tôn trọng bản quyền hay sao?

quote:
Người ta cứ nhân danh điều phải để làm điều trái, cứ lấy cớ ca ngợi Thiên Chúa để tự cho mình cái quyền đục đẽo, cưa cắt...bừa bãi công trình của người khác.

quote:
Tư cách gì mà dám thẩm định là soạn phẩm này nọ chưa đủ "phê" để nhập vào tình yêu Thiên Chúa?

quote:
Bình phong "tất cả chỉ để ca ngợi Thiên Chúa" cần phải đươc xem xét lại. Chắc người Mỹ, người Tây và dân nước những xứ văn minh không yêu Chúa bằng dân Annam ta nhỉ? Đối với những mặt không xem thấy được thì ai mà biết ai ngoan đạo hơn ai. Nhưng về mặt bản quyền trong mọi thứ con người làm ra thì rõ ràng dân ta cần phải đươc giáo dục lại từ đầu.


Những câu được quote ở trên, theo nhà em thì hơi...dữ thiệt, không ăn nhập gì tới việc đang bàn thảo, hay ít ra là cái không khí bàn thảo chưa tới mức độ ấy, chưa cần phải đánh giá tới mức độ ấy, hoặc những so sánh chưa cần thiết...và có thể kết hơi vội vàng (nhà em xin nhắc lại, chỉ nói ONLY trong lãnh vực thánh nhạc VN). Nếu mà nói chung chung như thế, theo em, thật khó nói, để có thể hear somebody out lắm.

quote:
Câu "tiên học lễ, hậu học văn" thật hay, bởi hành vi tiên khởi trong việc tôn trọng bản quyền nầm trong chữ "lễ".

Riêng cá nhân nhà em, "việc tôn trọng bản quyền" nó chẳng nằm trong chữ "lễ" ở trong câu cách ngôn trên. Nói thế, dù có bất đồng với nhau, nhưng cũng phải đồng ý với nhau rằng chúng ta có những dị biệt về tư duy, và vì thế không thể dùng cái Đúng-Sai theo riêng mình mà đánh giá, lượng định, quy kết cái đúng-sai của kẻ khác được.
Chỉ xin góp vài thiển ý nhỏ nhoi.




Duc
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/11/07 :  17:59  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Anh Bách Việt kính mến,

Phải nhận anh “lanh trí” thiệt ! Chịu anh đã có sáng kiến ... bày trò "chơi“ mới.

Vì khi nói về Thánh Nhạc mà đứng trên bình diện về “luật”“tình” với “lễ” thì khó nói lắm . Nhưng bây giờ anh đã có sáng kiến là đứng trên bình diện ... “chơi” để mà nói thì dễ quá . Vì lúc đó, ta không còn nói đến "luật""tình, nghĩa" hay "văn, lễ" gì nữa !

Vậy thì anh cho em “chơi ké” với nhé ! Chả lẽ lại chơi ... độc một mình sao ?

Nếu mà anh có dịp làm phóng viên, phóng cục để làm thống kê tìm hiểu những nhạc sĩ viết Thánh Ca, không giữ bản quyền thì anh ghi tên của em với anh Youngdinh vô nữa nhé . Chúng em chăm phần chăm không có muốn giữ bản quyền đâu . Nhạc của em chỉ có mấy ... khúc xương, không những phải “luộc lại” mà còn phải ... hầm ít là ... 8 tiếng thì mới ra nước ngọt để thành nước phở được .

Anh Liên Bình Định ạ, em vái anh đấy ! (theo kiểu cần thày thì vái tứ phương)

Nếu dòng hoà âm của anh mà có dư thừa chút chút, xin anh “hầm lại” dùm em nhé . Em không biết nêm mắm, nêm muối làm sao cho nó có hương vị đậm đà được như anh đâu . Em có học cách nấu ... phở bò. Bỏ xương vào nồi nấu không có khó . Cái khó nhất là hầm làm sao cho nước phải trong và ngọt . Bỏ gia vị làm sao cho nó thơm . Để mà khi bưng tô phở lên cho thực khách, phở phải nóng, thịt phải tái hồng , nước vẫn phải trong như “nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều” và hương thơm, gia vị của nó phải ngọt ngào, thơm phức . Có nghĩa là lúc đó thực khách được ăn một tô phở cho ... “đáng bát phở” . Sau đó bỏ giá sống, bỏ tương đen, tương đỏ vô nè . Một chút tiêu . Vắt vài giọt chanh . Thêm dăm cọng húng quế . Một vài lá ngò gai nữa chứ! Phải nín thở , hít một hơi thiệt dài rồi mới ăn . Và dĩ nhiên là phải vừa lau mồ hôi trán, vừa húp cạn nước tô phở thì mới ... đã . Nhạc của em cũng vậy . Em chi biết có bỏ xương vào. Anh cần phải hầm lại, thêm mắm thêm muối, thêm gia vị vào dùm em nhé .

Em nhờ anh giúp em thì anh cứ yên tâm . Lần sau anh thận trọng, cố tìm ra chủ nhân nói cho họ một tiếng nhé . Biết đâu họ lại vui vẻ đem cả tập nhạc đến cho anh thì sao. Có chuyện thật xảy ra đấy ! Cũng may cho anh là Cha Thiện Cẩm ở xa chỉ có nói như vậy . Em biết ngày xưa thầy Hải Linh và cha Ngô Duy Linh cũng rất bực vì có một người nào đó lấy bài của các ngài mà thêm hợp âm vào, rồi còn cho hát đuổi nhau như thằn lằn bắt mối ấy, bị các ngài la cho hai mạch . Chuyện nó tế nhị lắm ! Chứ không phải như mình làm nhạc ... ráp đâu . Ý quên ráp nhạc đâu !

Ấy chết, em đang nói chuyện với anh Bách Việt mà nhảy sang nói chuyện với anh thì ... "vô lễ" với anh ấy quá !

Anh Bách Việt à, như vậy vi chi là anh có 99.97 phần chăm rồi nhé . 00.03 phần chăm kia là cha Thiện Cẩm, cha Ngô Duy Linh và nhạc sư Hải Linh . Cha Thiện Cẩm dùng vậy quen rồi. Đừng có “luộc lại” kẻo nó không còn hợp khẩu vị của ngài nữa thì lại bất kính với ngài.

Bác NCHùng mến,

Lúc đầu em tưởng là MC Hùng vì nghe giọng nói của anh oang oang và ... sang quá . Dân Tây có khác ! Nhưng nhìn kỹ lại thì là NCHùng , Nuclear Hùng . Vì anh nói câu nào là ... nổ câu đó . Thôi em lại vô ... “lễ” với anh rồi . Vì em vẫn còn cái nghịch ngợm của người An Nam mít ta . Học viết luận “Văn” được nhưng sao học “Lễ” khó quá . Có lẽ vì trọng lễ nghĩa khách sáo quá làm cho người em nó ... già trước tuổi, như ông ... cụ non chả giống ai. Cứ phiên phiến mà lại vô tư . Không bị cao máu heart attack . Bác sĩ Mỹ nói vậy . Nhất là em lại bị cái bệnh "cô rét cô run" (chorestorol) nữa chứ . Ăn cái gì nó cũng lên . Uống nước lã không mà nó cũng lên thì phải biết! Cứ ăn bừa đi là nó ... xuống .

Trước hết, em xin nói về cái “tính” của anh Bách Việt một tí . Mới chơi với nhau thôi nhưng cũng ... quen . Anh ấy là dân “con nhà lính tính nhà ... ngang “ . Nghĩa là không thích có ... luật lệ gì cả . Lính khố đỏ ngày xưa mà ! Anh không thích luật vì anh ta cũng hay xổ nho chùm . "Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" là anh đã thuộc nằm lòng, nhưng kẹt một nỗi chúng lại là những quy luật, mà quy luật là những cái làm con người ta khép chặt con tim. Bởi thế anh Bách Việt không thích . Mà cũng chẳng ai thích cả.

Anh ấy theo sát câu của Thánh Kinh: lề luật vì con người chứ không phải con người vì lề luật . Ngoài cái "tính" đó ra, anh là một người dễ mến rất “good” với bạn bè . Diễu một cây ! Nói bóng gió hay không chịu được ! Nếu anh Hùng mà có rảnh mà muốn “catch up” với những đề tài của diễn đàn này, anh cứ tìm những lần mà anh Bách Việt viết, thì anh sẽ “cover” hết mọi thứ . Anh ấy còn có biệt tài nấu mì gói ăn liền . Ngon hơn mì Mama nhiều !

Ấy, cứ nói chuyện quanh quẩn chẳng có đầu đuôi gì lại vô ...”lễ" rồi ! Anh đừng chấp nhé !

Hình như anh NCHùng "sửa lại" cái mục đích của diễn đàn này rồi thì phải . Đây không phải là "tiếng nói chính thức" của Uỷ Ban này, Hội Đồng kia, Liên Đoàn nọ ... để mà có những giáo điều dạy dỗ đâu anh. Càng không phái là diễn đàn cho những người chỉ biết ... phán mà không biết nghe . Mọi người đều có tiếng nói như nhau, phát biểu ý kiến dĩ nhiên bao giờ cũng "chủ quan" theo cảm nhận riêng rồi cười xoà ... với nhau. Xí xoá ! Bắt tay chơi lại . Vậy thôi !

Đây em xin photocopy lại nguyên văn cái mission của web site này nhé : http://www.catruong.com/ rồi select "Home" là về "nhà mình" đấy:



Đấy, mục đích là để bạn bè giúp nhau bằng cách chia sẻ mà thôi, chứ không có răn dạy. Vui chơi những cái vui của bạn bè với nhau, mằc dầu trên đầu tóc đã mười mấy màu. Gần nhau thì cãi lộn, xa nhau thì nhớ . Anh Hùng thấy không, mới có một người vắng bóng mấy ngày mà đã có kẻ gọi tên bốn mùa rồi:

Phố rùm lâu nay vắng một người
không gian lạnh lẽo quá , trời ơi !
duyên nợ dương gian đành nỡ đoạn
qui ẩn mai danh - phí của giời !

(hoangmusic)

Qui ẩn mai danh - phí của giời,
Mỹ Hoàng sư tỷ, bóng hồng ơi !
Khuya nay thắc thỏm vào Rum-phố,
Dáo dác nhìn quanh - nhớ một người !

(Micae)

Đã là vui chơi, thì những trò chơi rất hồn nhiên như đuổi nhau, ú tim , bịt mắt bắt dê, hoặc nhớ nhau, "mặc áo thụng vái nhau" thì có gì là sai quấy đâu anh. (Nói nhỏ anh nghe thôi nhé ! Mặc áo thụng vái nhau coi nó hơi ngộ nghĩnh, nhưng không có dã man và ấu trĩ bằng những kẻ mở miệng ra là "chụp mũ người khác" cho "chống cha là chống Chúa" đấy!) Chơi mà học, học mà chơi mà lị! Hãy để tuổi trẻ vui những cái vui hồn nhiên của tuổi trẻ .

Đừng mang những giáo điều để mà dạy dỗ, vì ai cũng có khả năng để tìm ra bài học cho riêng mình .

Bài giảng ngày Chúa Nhật ở nhà thờ còn chưa nhớ, huống chi là những bài giảng ngày thường .

Anh NCHùng ạ ,

Có những web site khác chỉ có tin tức hoặc giáo điều từ chương, hoặc chỉ thuần tuý chắp tay nguyện cầu, dâng bài ca ca tụng lên Thiên Chúa . Cũng có những web site chỉ có ... chửi mà không xây dựng gì cho Giáo Hội, hoặc cũng có những web chỉ có "phán" mà không có diễn đàn ... anh thử tìm hiểu thêm về họ xem sao .

Nếu có mặc "áo thụng, khăn đóng vái lạy nhau" một cách hết sức "ngoại giao" mà có làm anh ... ngứa mắt thì chắc là anh đang bị ... dị ứng đó . Như vậy chỉ có cách, một là phải uống thuốc cho nó dã tật, hai là tránh đi thì mới khỏi bệnh được anh ạ .

Trần Trùng Trục

Nhắn tin bác Youngdinh: Bác thử ráng "luộc lại" kiểu hoà âm đuổi, counter ... "punch" cho bài "Fá Fá Là Mi" đi . Em thấy có âm hưởng của nhạc ... ráp đấy . Một kiệt tác chứ chả chơi đâu .

TTT

Edited by - Trantrungtruc on 10/11/07 18:48
Go to Top of Page

lienbinhdinh

CT/NC
3 Posts

Posted - 10/11/07 :  22:19  Show Profile  Email Poster Send lienbinhdinh a Private Message  Reply with Quote
Thật tình mà nói: sau khi nữ nhạc sĩ Hải Triều, mail đến, bảo Lbd vào forum calendi.com, có bài nói Lbd...... Và, sau khi được NS Đỗ Vy Hạ, hướng dẫn cách vào forum này, Lbd đã học hỏi được rất nhiều; Xin chân thành cảm ơn các bạn trẻ, nghĩ gì nói đó, thẳng thắn, bộc trực, biết cái đúng, cái hay của kẻ khác; nhận cái dở, cái khuyết điểm của mình... thì: Lbd rất lạc quan về nền "Thánh Nhạc VN." trong mai hậu, chứ không bi quan như lmns. Thiện Cẩm. Sorry, cha!!!
Lẽ ra, bài viết "Lời Thưa" vừa rồi là chấm hết, không còn gì để mà thưa với gởi nữa! hihihi; nhưng khổ nỗi: cha "Cẩm con" à quên, bạn hiền Micae, lại hiểu lầm Lbd trách móc, đổ lỗi "Cẩm cha & Cẩm con", để rồi xin lỗi nhau. Có lẽ Lbd. vụng về trong lời thưa, làm bận lòng bạn hiền Micae; nay, Lbd hết lòng xin lỗi bạn về những gì thiếu khéo léo trong lời thưa, đó nha! hi, hi...
Sở dĩ Lbd trở lại forum này, cũng một phần vì: nhận cú phone, giọng nói bên kia đầu dây: Lbd chỉ đưa ra có 2 nốt nhạc trong bài HACBL, ai hiểu được gì, sao không nói hết cho "hẹp đường dư luận" kakaka! Vả lại, có những trăn trở của nhiều bạn trẻ như: Hùngmusic chẳng hạn: để rồi cái lũ "lu la" dẫn dắt nhau mà đi, còn Mục Tử, thì "ngủ quên trong việc này" (từ của Hùngmusic) Vậy thì: Lbd xin được phân tích bài HACBL; điếc không sợ súng đã đành, mà Lbd nghễnh ngãng, nếu có sợ súng thì chỉ sợ ít ít thôi! kakakaka. Như thế, chắc chắn các Đấng Bề Trên, Mục Tử..., sau khi bị "gãi ngứa", đàng nào cũng phải lên tiếng, sẽ rất có lợi cho lũ lu la chúng mình đang hụp lặn, tìm hướng..., mà còn là cơ hội rất tốt cho sự phát triển Thánh Nhạc.
"Hồng Ân Chúa Bao La", theo thiển ý Lbd, cao hơn núi Thái Sơn, rộng hơn biển Thái Bình; tác giả mở đầu và kết thúc bằng âm giai Đô trưởng (C major), rất đúng, rất hợp tình, hợp lý; vì: major là âm giai "VUI". Rất tiếc là câu nhạc mở đầu, kể cả phần hòa âm: đã qua đến trường canh thứ 2, mà tác giả "KHÔNG" có lấy 1 dấu nhạc nào, làm rõ nét cho Đô trưởng; mà lẽ ra, câu nhạc mở đầu, kể cả phần hòa âm, phải đánh động người nghe hoàn toàn ở âm giai Đô trưởng (VUI), để người nghe: phấn khởi, mừng rỡ, hân hoan..., hầu đón nhận Hồng ân Chúa Bao La; trong khi đã hết chi câu 1, tác giả dùng perfect 5th, perfect octave (p5 & p8), nó hoàn toàn thuận, cho nên không còn mang ý nghĩa gì "VUI" hay "BUỒN" (trưởng hay thứ)nữa; nó ngược lại với chủ đề HACBL, không theo phương pháp sáng tác và hòa âm (Western Music).
Trong phần ĐK. Chi câu số 1; câu nhạc thứ 1st; chi câu số 1, trong câu nhạc thứ 2nd, và đến câu nhạc kết (Final Cad.)Tác giả chỉ dùng giai kết Chủ Âm Đô(Tonic). Lbd xin dẫn chứng thế này: Khi các bạn mời người bạn hoặc người khách đến thăm, hoặc giới thiệu căn nhà mới, khang trang, chưng bày vô cùng mỹ thuật..., mà các bạn cứ đưa người khách vào cửa chính, nhòm thấy rõ bên trong (Giai kết Đô trưởng); rồi bạn đưa người khách ra ngoài xem chậu hoa, cành trúc..., rồi đưa khách vào nhà bằng cửa chính (giai kết chi câu 1 hoặc 2 cũng bằng Đô trưởng), khách lại thấy hết cả nhà; rồi bạn lại đưa khách ra sân sau nhìn ao cá, lối đi lát sỏi..., cuối cùng đưa khách vào nhà cũng bằng cửa trước, giới thiệu: đây căn nhà nguy nga, tráng lệ... của tại hạ! (Final Cad., Đô trưởng), thử hỏi, khách mời đâu còn ngạc nhiên, thích thú, trầm trồ, khen ngợi... vì, đã nhiều lần trông thấy cả rồi.
Giai kết Final "Đô",tác giả dùng hòa âm quảng 3 thứ (m3) để về chủ âm (Tonic) Perfect unison Đô: rất tốt cả 2 phương diện hòa âm & đối âm; nhưng nó chỉ nên ở giai kết nửa (half cad.), hoặc cho 1 câu nhạc; nó không thể ở vị trí Perfect Authentic cad. (final cad.). Vì: 1 dấu Đô (C), không tựu trưng cho Đô trưởng (VUI), nên không còn mang hết ý nghĩa của "mừng rỡ, hân hoan..., để: đón nhận "HỒNG ÂN CHÚA BAO LA". Thế thì: có gì để người ta phải "luộc nhạc, ăn cắp, đạo nhạc" vậy, trời!!!
Liên Nguyễn t.

Lien Nguyen T.
Go to Top of Page

youngdinh

Soprano
233 Posts

Posted - 10/11/07 :  22:53  Show Profile  Email Poster Send youngdinh a Private Message  Reply with Quote
Ấy chết, sao bác Batê lại quảng cáo ầm lên ca khúc nhạc đạo của em trên phố thế... bài ấy em mới dũa của Diễm đấy....

Young Dinh
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/12/07 :  08:50  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Bác Liên Bình Định kính,
(Nhà cháu phải dùng chữ "kính" ở đây rồi, vì đoán là bác chắc đã lớn tuổi hơn nhà cháu nhiều, nên mới gọi anh chị em ở đây là "các bạn trẻ"),

Nhà cháu không biết bác có thời gian và hứng thú để theo dõi tiếp diễn đàn này không; về phần nhà cháu, lòng thì mến diễn đàn này và thích tham gia thường xuyên, nhưng lực bất tòng tâm, nhiều khi về đến nhà mệt rã cả người, lúc nào cũng thấy thiếu thời gian để chu toàn cho xong quá nhiều trách nhiệm... nhà cháu cảm thấy ngần ngại không biết nên tiếp lời nữa hay thôi.

Không mợ thì chợ vẫn đông"nhà cháu có bận rộn mà vắng mặt thì diễn đàn vẫn đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, topic này nhà cháu nghĩ đã gợi ra nhiều vấn đề khá đặc biệt, khá tế nhị, khá quan trọng. Nếu nhà cháu là người mà nhờ duyên phận, đã biết ít nhiều chi tiết liên quan, mình không chân thành đóng góp ý kiến của mình với trách nhiệm là một thành viên trong giáo hội, thì thấy lương tâm hơi áy náy.

Thôi thì nhà cháu đành chạy vô viết nữa vậy, không phải với chủ đích tranh luận riêng với bác Liên Bình Định, nhưng là muốn góp phần mình vào việc làm sáng tỏ những điều mà anh chị em đang muốn trao đồi ở đây. Nhà cháu chỉ xin giới hạn trong những điểm chính yếu và quan trọng, liên quan đến cộng đoàn hay đến nhiều người thôi. Còn những điều chỉ liên quan đến vài cá nhân thì nhà cháu không dám làm các độc giả và các thành viên khác của diễn đàn mất thời giờ:

1. Thứ nhất là những từ "luộc nhạc", "đạo nhạc", và "cách ăn nói" của cha Thiện Cẩm:

Nhà cháu xin nhắc lại ý kiến của nhà cháu, là có lẽ chỉ vì các bác ở hải ngoại lâu năm nên mới nhận định rằng nghe có vẻ quá nặng nề, như một lời xúc phạm, thóa mạ người khác, và một linh mục thì không nên thốt ra những lời đó để trách móc anh chị em mình, nhất là trong lãnh vực thánh nhạc.

Nhà cháu tin rằng người ở trong nước thì không nghĩ như vậy, đó là những kiểu nói đã quá thông dụng kể từ sau sự kiện dư luận xôn xao về vụ nhạc sĩ Bảo Chấn (sau đó là một loạt các nhạc sĩ khác cũng bị đưa lên các mặt báo, rồi đến các nhà văn nhà thơ, các học giả, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn tốt nghiệp, các bài thi, các bản vẽ kiến trúc, các dự án đấu thầu v.v... ôi thôi là đủ thứ !). Như nhà cháu đã nói, những kiểu nói này trong hoàn cảnh đặc biệt lúc đó ở trong nước, lại thậm chí còn mang tính khôi hài nữa.

Đọc bài mở đầu topic của bác Ba Tê và sau đó là những ý kiến bất bình của các bác khác, nhà cháu nhận ra đó toàn là ý kiến của các bác ở hải ngoại. Nhà cháu xin các bác nghĩ lại xem, rất có thể đây là trường hợp "ông nói gà, bà hiểu vịt" lắm, do bởi sự cách trở không gian, thời gian và sự khác biệt về hoàn cảnh.

Cho nên riêng về điểm này, nhà cháu nghĩ cha Thiện Cẩm đã bị các bác trách hơi oan: Cha đã đưa ra một ví dụ trong khuôn khổ bài viết góp ý chung về những vấn đề của thánh nhạc VN (trong đó, theo cha là có cả vấn đề bản quyền); cha đã không hề nêu đích danh một người nào; và trong mạch văn của toàn bài thì có vẻ như không hề có ý nằng nặc "đòi lại bản quyền cho riêng mình". Có trách chăng, nhà cháu nghĩ có thể trách rằng sao cha không ráng tìm một ví dụ của một nhạc sĩ khác không phải là mình, có lẽ sẽ dễ thuyết phục bạn đọc hơn chăng ?

Về phần chúng ta, (xin cho phép nhà cháu được góp ý thẳng thắn với các bác, trong tình thân, và bằng tất cả lòng thành của nhà cháu), rằng tại sao chúng ta chỉ để ý đến cái tiểu tiết (cách dùng chữ và ví dụ được đưa ra) để "bắt lỗi" cha Cẩm, trong khi điều cần hơn và chính yếu hơn, là cùng nhau nghiêm túc suy nghĩ lại chuyện bản quyền trong thánh nhạc như cha đã đề nghị ?

Nhưng giả như chúng ta chưa muốn bàn đến chuyện bản quyền vội, mà trước hết muốn "hỏi cho ra lẽ" cách ăn nói của cha Cẩm mà chúng ta cho là bất xứng, là thiếu bác ái, là "chụp mũ" hay kết tội người khác một cách bất công... thì nhà cháu lại xin một lần nữa được góp ý chân thành và thẳng thắn với các bác, nhất là bác Trần Trùng Trục:

Ai trong chúng ta dám tự hào là mình luôn ăn nói hay viết bài một cách đầy bác ái và xây dựng ? Ai trong chúng ta dám tự hào là mình không phạm một sơ sót nào đó dù mình không cố ý ? Thú thực, nhà cháu từ khi mới bắt đầu vào diễn đàn này đã tự nhủ cố hết sức cẩn thận trong lời ăn tiếng nói để không làm bất cứ ai hiểu lầm rằng mình muốn hung hăng công kích (công kích nhau làm gì nhỉ, vì mình còn cả trăm chuyện khác cần làm và đáng làm hơn, ví dụ trước khi đi ngủ ráng đọc một đoạn Lời Chúa hay ít là ráng lắng lòng lại nghe xem Chúa muốn nói gì với mình hôm nay), thế mà vẫn không tránh được có lần vô tình làm bác Nguyễn Hùng Lân buồn lòng...

Đây là điều nhà cháu xin chân thành góp ý với bác Ba Tê: Ngay từ bài mở đầu topic của bác, bác viết như thế này:

"Anh chị nào có bài hát nguyên bản của ngài xin xác nhận dùm . Xác nhận thôi . Đừng có photocopy hay scan lại vì "he is not very happy at all ” như trong ý câu của ngài đã nói ở trên . Tôi chỉ muốn biết là ngài có sáng tác hai bài đó và chính ngài thực sự là tác giả thôi . Vì tôi chưa bao giờ hát hai bài này"

Với cảm nhận của nhà cháu, thì bác đã vô tình xúc phạm đến cha Cẩm, chính những điều mà bác than phiền là cha Cẩm xúc phạm đến người khác. Có thể bác có khả năng viết bài và dùng chữ một cách nhẹ nhàng hơn cha Cẩm nhiều, và bác còn kính trọng gọi cha Cẩm bằng "ngài" nữa, nhưng có khác gì đâu khi qua đoạn văn trên, bác tỏ ý ngờ rằng cha Cẩm đã "nhận vơ" bài của người khác là của mình, và ngờ rằng cha cẩm cũng sẽ hẹp hòi đến nỗi ngay cả chuyện ai đó photocopy hay scan lại bài gốc đó đăng lên đây để trả lời bác, cha cũng sẽ "not happy at all" ?

Nhà cháu hiểu lòng bác Ba Tê, và tin là bác VÔ TÌNH chứ không cố ý. Sở dĩ nhà cháu phải nói những lời thẳng thắn này lên công khai ở đây, là vì lòng nhà cháu mong muốn điều tốt đẹp không chỉ cho riêng bác Ba Tê, mà còn cho tất cả mọi độc giả và thành viên của diễn đàn này: Chúng ta có dám tin và thương những người anh em linh mục của chúng ta không ? Chúng ta có dám tin vào thiện chí và những điềm tốt nơi cha Cẩm, hay bất cứ cha nào khác, và sẵn lòng hòa giải, tha thứ cho những khuyết điểm của các người anh em đó của mình không ?

Mặt khác, chúng ta cũng cần dè chừng, vì nếu không tỉnh thức, mình lại rất dễ mắc vào những khiếm khuyết mà mình tưởng rằng chính mình đang cực lực phản đối ! Con người bọn mình vốn là giống loài mỏng manh yếu đuối và bất lực trước sự dữ mà !

Bác Ba Tê có nhắc đến câu nói buồn cười này: "chống cha là chống Chúa", nhà cháu cũng rất không thích câu này, giống như bác Ba Tê vậy. Nhưng còn có câu này mà nhà cháu rất tin: "Thương anh chị em mình, và tin anh chị em mình, cũng chính là thương và tin Chúa đó thôi !".
Go to Top of Page

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 10/12/07 :  22:38  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Cha Thiên Cẩm kính mến ,
Con đã được nghe bài "Hồng Ân Chúa Bao La" rất nhiều lần , nay con mới biết rằng bài đó là do cha sáng tác , xin cha vui lòng bỏ quá cho con vì là con không biết .
Kính thưa cha, mỗi khi bài nhạc này cất lên , tuy với cung nhạc đơn sơ , nhưng tha thiết mang đầy tình chất của một trẻ thơ chào đón mẹ về chợ , giơ đôi bàn tay nhỏ bé của mình để xin quà với giọng điệu vô cùng nhõng nhẽo dễ thương pha chút hóm hỉnh khiến con mỗi khi lầm lỗi cứng đầu , được nghe bản nhạc này đã làm lòng con chùng xuống và mềm lòng thống hối ăn năn
Rồi con nhìn lại bức hình của cha in chung trong trang hình "Ủy Ban Thánh Nhạc" (Báo Thánh Nhạc Ngày Nay số 13 năm II tháng 9 -2006 trang 15) con thấy Cha thật trẻ trung với nụ cười rạng rỡ trong chiếc áo dòng trắng cùng với bao chân dung của các bậc tiền bối lão thành trong làng Thánh Nhạc Việt Nam đã cùng chung tay xây dựng trường Suối Nhạc - lòng con biết bao cảm phục và biết ơn , con lòng thầm nguyện xin mong sao cha hằng luôn mạnh khỏe và dù rằng cha không còn liên hệ gì với Nền Thánh Nhạc , cũng xin cha thỉnh thoảng hãy cho chúng con được nghe thêm các bài hát mới với những tiết nhạc đơn sơ và lời ca tha thiết để giúp chúng con tìm về với Chúa như chúng con đã tìm về với Chúa qua bài "Hồng Ân Chúa Bao La" .
Trọng kính Cha
Vincente Cao Thanh Hoàng

Edited by - hoangmusic on 10/12/07 22:47
Go to Top of Page

tiencao05

CT/NC
736 Posts

Posted - 10/13/07 :  01:35  Show Profile  Email Poster Send tiencao05 a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Trantrungtruc

Anh chị em mến,

Đang tìm tài liệu để viết cho một bài sắp tới, tôi có đọc được bài viết này của Lm Thiện Cẩm . Không biết ngài viết năm nào ? Bài viết mang tựa đề "VÀI NHẬN XÉT VỀ THÁNH NHẠC HIỆN NAY" đăng lại trong website của thầy Phạm Đức Huyến . http://www.phamduchuyen.com/tham_khao/vai_nhan_xet_ve_thanh_nhac_hien_nay.doc

Xin trích nguyên văn đoạn đó để các bạn cùng tìm hiểu :

“Bản thân tôi đã từng bị người ta ăn cắp nhạc của mình và công khai hát trong thánh lễ mà tôi chủ sự, và mặc dầu linh mục có trách nhiệm đã nói với đương sự, nhưng đương sự vẫn tỉnh bơ, nghe đâu còn đề tên mình vào bài hát đã được sửa bậy. Ðó là trường hợp bài “Hồng Ân Chúa Bao La”, khiến nhiều người tìm đến tôi để hỏi xem bài nào là bài... chính thức! Mới đây lại thấy xuất hiện thêm bài “Tình Chúa Yêu Con” của tôi cũng được đem luộc lại và cho phổ biến. Chuyện sao chép, photocopy, in ấn không có phép tác giả đã là một chuyện lỗi đức công bằng, lại còn thêm cả chuyện "đạo nhạc," mà người "ăn cắp" có khi lại là người tu hành, điều đó thật đáng xấu hổ!”


Điều làm tôi rất bối rối là ngài nói về hai bài hát do ngài sáng tác . Đó là bài “Hồng Ân Chúa Bao La” và bài “Tình Chúa Yêu Con” .

1) Anh chị nào có bài hát nguyên bản của ngài xin xác nhận dùm . Xác nhận thôi . Đừng có photocopy hay scan lại vì "he is not very happy at all ” như trong ý câu của ngài đã nói ở trên . Tôi chỉ muốn biết là ngài có sáng tác hai bài đó và chính ngài thực sự là tác giả thôi . Vì tôi chưa bao giờ hát hai bài này .

2) Tìm trong Catruong tôi thấy có bài "Hồng Ân Chúa Bao La" dưới cái đầu đề bài hát đó có đề là Nhạc và lời Thiện Cẩm, Hoà Âm Liên Bình Định . Theo như ý ngài, thì tôi đặt giả thuyết là nhạc sĩ Liên Bình Định viết hòa âm không có sự đồng ý của ngài .
http://www.catruong.com/baihat/hieple_canguyen/HongAnChuaBaoLa_2be_lbd.pdf

3) Đọc cả bài viết thì ta thấy thực sự ngài muốn đóng góp một vài nhận xét xây dựng . Ngài đã kết luận rằng:

"Trên đây là những nhận xét rất bộc trực nhưng với tất cả sự chân thành của tôi, chỉ nhằm góp phần làm cho Thánh nhạc được phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, để nhờ đó mà việc thờ phượng Chúa được trở nên sốt sắng và xứng đáng hơn."


Nhưng khi đọc những lời nói phê bình "không thương tiếc" của ngài , nào là dùng những chữ như "luộc lại","đạo nhạc", "ăn cắp",... , thì tôi cảm thấy rằng "He must be mad, very very very maaaaad !". Vậy ta thử đặt lại vấn đề là một người sáng tác nhạc, rồi một người khác viết hoà âm cho bài hát đó, thì có phải là ... "đạo nhạc" không ?

Nếu theo ý ngài, viết hoà âm cho một bài hát mà không xin phép tác giả chính gốc thì gọi là "luộc lại", có nghĩa là "đạo nhạc", có nghĩa là "ăn cắp" ; thì đối với những người đã cùng cộng tác với nhau thật sự, phải đề ở trên bài hát làm sao để cha Thiện Cẩm không có gọi người viết phần hoà âm đó là "đạo nhạc." Chẳng hạn như bài hát của LM Nguyễn Văn Tuyên viết và anh Thế Thông soạn phần hòa âm. Ai nhờ ai ? Ai lấy của ai ?

Người muốn viết hòa âm cho bài hát thì phải làm gì đối với nhạc sĩ sáng tác bản nhạc gốc . Theo luật copyright của Hoa Kỳ thì người nhạc sĩ chính hoàn toàn có bản quyền . Không ai được "viết" thêm hòa âm, dù chỉ là hòa âm cho ban nhạc chơi mà không được phép của tác giả (hiểu theo nghĩa sẽ photocopy hay in lại).


Trần Trùng Trục



Xin chào tất cả các anh chị ,

Thực tình tôi muốn né topic này vì càng lúc càng gay cấn , không khéo ấm ớ là bị vạ lây . Nhưng nhớ mang máng đã tập hát bài này cho cađoàn bết bát của mình 1 , 2 lần ....vì kho tàng thánh nhạc VN còn rất nhiều bài hay khác , vội lật tung sách nhạc ra và ô hô ...đây rồi ....HÔNG ÂN CHÚA BAO LA với tên tác giả là NGUYỄN - KHẮC - TUẦN ( in trong sách nhạc THÁNH CA VIỆT NAM trang 163 , có bán tại các nhà sách Công giáo ở Nam Cali và ĐHTM Chi Dòng Đồng công HK )....Vậy là sao , ai mới là tác giả thật sự , và giả thiết anh batê TTT đưa ra về sự nghi ngờ trách móc oan uổng cho anh Liên bình định đã phần nào được sáng tỏ . Câu trả lời còn lại xin dành cho cha Thiện Cẩm và tác giả Ng Khắc Tuần . Nhờ anh Micae xem lại coi có đúng bài này không ?

Riêng tôi thấy có lẽ đây chỉ là 1 hiểu lầm tai hại vì trong sách hát này còn đề lộn tên nhiều tác giả khác nữa như bài " Xin Chúa í a Chúc lành cho đời cha mẹ ...." được ghi là " Cầu cho cha mẹ 1" của Vũ Xuân Minh ( trong khi ai cũng biết là của anh Phanxico ). Hoặc rất nhiều bài để trống tên tác giả . Như vậy nếu chỉ dựa vào 1 sự kiện rồi vội vã kết luận thì hại tên tuổi và danh dự bao nhiêu người .

Còn nếu bài hát của mình được người khác hoà âm lại cho hay hơn thì có sao đâu, họ có thích bài của mình thì họ mới bỏ công sức ra để tô điểm thêm chứ , miễn hồ đừng đổi hẳn tên tác giả là được rồi . Còn hay dở thì tuỳ theo mỗi người nghe, sáng tác hay hoà âm lại 1 bài tốn biết bao công sức , tại sao phải đưa lên bàn mổ để phân tích quá kỹ càng chi tiết ....Thời gian sẽ lượng giá , nếu tác phẩm có giá trị sẽ còn tồn tại, còn không thì lăng xê hay phê phán cách mấy rồi cũng chìm vào quên lãng .

Mùa Noel sắp tới , xin gứi tới tất cả 1 bài viết thật dễ thương trên vietcatholic : "Thiên thần hoà bình" , thay lời tạ lỗi nếu tôi có nói sai hoặc phiền lòng ai .
http://vietcatholic.net/News/Html/39968.htm



Download Attachment: HongAnChuaBaoLa-NKT.jpg
497.7 KB



Download Attachment: BiaSachThanhCaVN.jpg
716.47 KB

Edited by - tiencao05 on 10/13/07 02:31
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/13/07 :  03:18  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
quote:

Riêng tôi thấy có lẽ đây chỉ là 1 hiểu lầm tai hại vì trong sách hát này còn đề lộn tên nhiều tác giả khác nữa như bài " Xin Chúa í a Chúc lành cho đời cha mẹ ...." được ghi là " Cầu cho cha mẹ 1" của Vũ Xuân Minh ( trong khi ai cũng biết là của anh Phanxico ). Hoặc rất nhiều bài để trống tên tác giả . Như vậy nếu chỉ dựa vào 1 sự kiện rồi vội vã kết luận thì hại tên tuổi và danh dự bao nhiêu người.


Trời đất quỉ thần ơi! Bác Tiến Cao ơi: bản in trên cuốn Thánh Ca Cộng Đồng mà bác vừa gởi lên đó, nhà cháu xem qua mà hết sức sửng sốt: khác quá xa so với bản gốc! Phần bè hai ở Điệp khúc nếu có khác thì có thể hiểu là do có người phối bè lại theo cách khác (như trường hợp bác Liên Bình Định đã làm), nhưng giai điệu ở phần tiểu khúc thì quá khác, đến nỗi chỉ có thể có hai kết luận:

- một là người chép bản này (bản mà bác Tiến Cao có) đã ký âm lại theo trí nhớ, và đã nhớ sai hoặc là ký âm sai một cách rất trầm trọng.
- hai là quả có hiện tượng có người cố tình sửa bài (mà nhà cháu biết chắc là) của cha Thiện Cẩm.

Nhà cháu rất đồng ý với bác Tiến Cao, rằng có lẽ có sự nhầm lẫn sao đó. Chúng ta không thể, và không nên dựa vào chỉ một hai sự kiện mà có những kết tội vội vã có hại cho danh dự của nhiều người. Theo nhà cháu thì dù có ai đó đã lỗi mười mươi đi nữa, chúng ta cũng cần bỏ qua, không nên làm lớn chuyện.

Có lẽ điều chúng ta có thể làm, là điều chỉnh lại những bản mà chúng ta đang có hay đang sử dụng, về phần giai điệu và phần lời ca, sao cho giống chính xác với bản gốc. (Nhà cháu xin nhấn mạnh: chỉ về giai điệu và lời ca gốc thôi, còn phần phối bè, hòa âm thì lại là chuyện khác mà nhà cháu sẽ xin đưa ý kiến sau). Theo nhà cháu, đó là điều nên làm để bày tỏ lòng tôn trọng tác giả thực của một tác phẩm.

Edited by - Micae on 10/13/07 06:00
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/13/07 :  04:10  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by tiencao05
...Thực tình tôi muốn né topic này vì càng lúc càng gay cấn, không khéo ấm ớ là bị vạ lây..


Bác Tiến Cao mến,

Ban đầu nhà cháu cũng muốn "né" như bác đó chớ, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, nhà cháu không những không né, mà còn mong tất cả các bác khác cũng đừng bỏ cuộc. Vì sao ? Vì chúng ta DÁM TIN VÀO NHAU, các bác ạ. Dù chúng ta có lúc nóng nảy, vụng về hay sai sót (là con người mà, làm sao tránh được), nhưng nhà cháu tin là CHÚNG TA RẤT, RẤT CẦN NHAU, các bác ạ. Đạo của chúng mình có lúc được mệnh danh là "đạo của cộng đoàn", phải không các bác ? Chúng mình được gọi để CÙNG NHAU góp phần xây dựng Nước Trời cho mọi người mà ! Và, chúng mình còn dám tin vào Chúa Thánh Thần nữa !... Nghĩ vậy mà, hì hì, nhà cháu đánh bạo tham gia tiếp, không sợ... "vạ lây" !

Nếu chúng ta chân thành và khiêm tốn, nhà cháu tin rằng chúng ta sẽ giúp được nhau (mà cũng "giúp" Thánh Thần Chúa nữa) để cùng nhau làm được chút gì đó phụng sự cho giáo hội và cho thế giới.

quote:
Originally posted by tiencao05
...Vậy là sao, ai mới là tác giả thật sự, và giả thiết anh batê TTT đưa ra về sự nghi ngờ trách móc oan uổng cho anh Liên bình định đã phần nào được sáng tỏ.


Nếu nhà cháu hiểu không sai, thì ý bác Tiến Cao nghĩ rằng cha Thiện Cẩm không phải nói đến các bản hòa âm khác mà người khác thêm vào tác phẩm của mình, mà rất có thể cha đang nói đến việc người ta cố tình sửa lại bài của cha mà không xin phép trước, rồi còn in ấn với tên tác giả khác, nhất là đem ra kinh doanh nữa. Nếu như vậy, thì vấn đề mà bác Ba tê đưa ra và thắc mắc của bác Liên Bình Định đã phần nào được sáng tỏ.

Phần nhà cháu, nhà cháu không nhớ chính xác bài viết mà chúng ta đang bàn được cha Thiện Cẩm viết vào năm nào (có lẽ trong khoảng cách đây 4 hay 5 năm). Nhà cháu đã đọc nó ở trong nước, từ báo Công giáo và Dân tộc hay từ tập san Hát Lên Mừng Chúa gì đó. Nhà cháu đã chỉ chú ý đến những ý chính mà cha Thiện Cẩm đề nghị chứ không tìm hiểu các chi tiết làm gì, nhưng theo nhà cháu hiểu lúc đó, thì cha đang nói về các cuốn thánh ca được in ra trong nước với mục đích kinh doanh rõ rệt. Nhà cháu đã tình cờ thấy một cuốn đăng bài "Tình Chúa Yêu Con" của cha Thiện Cẩm với tên một tác giả lạ hoắc !

Giả như có một người nhiệt thành nào đó photocopy các bài thánh ca để đem về tặng không cho các nhà thờ vùng quê khó khăn, hoàn toàn chưa xin phép các tác giả (trong đó có tác giả Thiện Cẩm), thậm chí không biết đường mà đề tên tác giả vào... thì nhà cháu, vì đã có thời gian gần gũi cha Cẩm, xin đoan chắc rằng cha không hề trách móc, thậm chí còn cám ơn và khuyến khích sự nhiệt thành vô vị lợi đó nữa. Nhưng đây là chuyện người ta in lậu để kinh doanh (nhà cháu xin nhấn mạnh là đang nói đến sự việc đã xảy ra trong nước), cha nghĩ là cha cần phải lên tiếng phản đối.

Chúng ta thử đặt mình vào hoàn cảnh của cha Thiện Cẩm, khi được cha Tiến Dũng yêu cầu viết bài và khi muốn góp ý về một sự việc nhãn tiền như vậy, chúng ta sẽ dùng cách nói thế nào để không gây phản cảm nơi độc giả ? Hì hì, về mặt này, nhà cháu có lẽ sẽ có khả năng viết nhẹ nhàng hơn cha Cẩm, và sẽ "trêu" cha Cẩm rằng: "Con hơn cha là nhà có phúc đấy, phải không cha ơi ?"

Edited by - Micae on 10/13/07 05:58
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/13/07 :  06:34  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote

quote:
Originally posted by Trantrungtruc
...Người muốn viết hòa âm cho bài hát thì phải làm gì đối với nhạc sĩ sáng tác bản nhạc gốc . Theo luật copyright của Hoa Kỳ thì người nhạc sĩ chính hoàn toàn có bản quyền . Không ai được "viết" thêm hòa âm, dù chỉ là hòa âm cho ban nhạc chơi mà không được phép của tác giả (hiểu theo nghĩa sẽ photocopy hay in lại).


quote:
Originally posted by tiencao05
... Còn nếu bài hát của mình được người khác hoà âm lại cho hay hơn thì có sao đâu, họ có thích bài của mình thì họ mới bỏ công sức ra để tô điểm thêm chứ , miễn hồ đừng đổi hẳn tên tác giả là được rồi . Còn hay dở thì tuỳ theo mỗi người nghe, sáng tác hay hoà âm lại 1 bài tốn biết bao công sức , tại sao phải đưa lên bàn mổ để phân tích quá kỹ càng chi tiết ....Thời gian sẽ lượng giá , nếu tác phẩm có giá trị sẽ còn tồn tại, còn không thì lăng xê hay phê phán cách mấy rồi cũng chìm vào quên lãng .


Trên đây là hai đoạn trích từ bác Ba Tê và bác Tiến Cao, nêu lên câu hỏi về việc "hòa âm lại" một bản thánh ca.

Còn có hai ý kiến trái hẳn nhau nữa mà nhà cháu xin phép được tóm tắt như sau:

- bác Nguyễn Công Hùng cho rằng dứt khoát phải xin phép tác giả, nhất là trong trường hợp sử dụng nơi công cộng, in ấn và phổ biến. Đó là một trong những nguyên tắc về quyền tác giả mà các nước tiền tiến đã áp dụng và chúng ta cần noi theo, kể cả trong lãnh vực thánh nhạc.

- bác Liên Bình Định lại cho rằng không nên quá khắt khe như vậy, thậm chí trong trường hợp bản hoà âm làm tăng thêm giá trị của tác phẩm chính, thì người hòa âm mới còn đáng được ghi công...

Nhà cháu xin được trình bày ý kiến của mình như sau:

2_Hòa âm lại bản thánh ca của tác giả khác:

Xin khoan bàn đến việc luật bản quyền vội, nhà cháu đề nghị thử xét riêng trong hoàn cảnh thánh nhạc Việt Nam thời gian qua, việc hòa âm lại những ca khúc thánh ca, nhất là phối nhiều bè một cách công phu theo thể thức hợp xướng, có thực sự là nhu cầu cần thiết không, có đem đến cái lợi chung nào cho cộng đoàn dân Chúa không, hay chỉ đáp ứng chủ yếu cho sở thích của một số soạn giả hoà âm, một số ca đoàn lớn và một số ít giáo xứ ?

Cha Thiện Cẩm chẳng hạn (và còn có khá nhiều vị nữa), luôn chủ trương rằng thánh ca trong phụng vụ cần phải sáng tác theo chiều hướng hát cộng đồng, cho nên chỉ cần hai bè đơn sơ là đủ. Đối với các vị này, giai điệu quan trọng hơn, nhưng quan trọng nhất là lời lẽ và nội dung ca khúc. Về điểm này thì nhà cháu hoàn toàn đồng ý với các vị. Thánh ca trong phụng vụ cần phải làm sao cho cả cộng đoàn tham dự cùng hát. Ca đoàn chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho cộng đoàn.
Thành ra ở đây những bài hòa âm cầu kỳ xem ra không thích hợp.

Tuy nhiên sau này khi qua Mỹ sống, nhà cháu mới vỡ lẽ ra rằng "thánh ca được sử dụng ngoài phụng vụ" cũng là một nhu cầu lớn cho tín hữu. Nhà cháu đã nhiều lần lái xe hơi một mình chạy một quãng đường xa, mở đĩa CD (mà bác Tiến Cao thương gởi tặng cho) nghe lại bài "Chúa Trong Lòng Con" được hòa âm nhiều bè và phần đệm nhạc trau chuốt mà lòng thầm cám ơn linh mục nhạc sĩ Thái Nguyên và bác Tiến Cao vô cùng. Nhà cháu cũng đã thấy nhiều người ở đây quen mở máy nghe những bài ca, bài giảng, bài kinh tôn giáo khi đi đường. Có lần nhà cháu ngồi xe của một phật tử, ông ta mở đĩa CD mà từ đầu đến cuối chỉ là câu tụng niệm "Nam Mô A Di Đà Phật!" nhưng nghe không nhàm chán chút nào: rất có nghệ thuật ! Nhà cháu không ngờ họ có thể thực hiện được một CD độc đáo đến thế (nghe đâu là của cộng đoàn Phật Giáo Tây Tạng ở Hoa Kỳ).

Thánh ca được hoà âm cách công phu, được trình bày cách điêu luyện... có thể là không cần thiết trong giờ phụng vụ chung của cộng đoàn, nhưng cũng đóng vai trò tích cực trong đời sống cá nhân, gia đình. Khi nhà cháu mở CD thánh ca cho hai đứa con gái nhỏ của mình nghe ở nhà, rõ ràng là những bản hợp xướng công phu sẽ có tác dụng rất đặc biệt hơn một bài hai bè đơn giản. Đây là điều mà hồi còn ở VN, nhà cháu chưa được kinh nghiệm tới.

Vậy thì nhà cháu mạo muội đề nghị rằng, vì lợi ích của cộng đoàn, xin các vị tác giả thánh ca rộng lượng cho phép các soạn giả hòa âm hay phối khí khác ra công điểm tô trang sức cho các tác phẩm cùa mình. Có thề có những soạn giả hoà âm phối khí còn non tay, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, đó vẫn có thể là những đóng góp đáng trân trọng, vì chúng ta có một khối lượng lớn thính giả với các "gu" thưởng ngoạn rất khác nhau, có thể là không hay với người này nhưng lại hợp sở thích của người khác. Chúng ta có thể du di cho những sự giới hạn khách quan, và có thể kiên nhẫn chờ sự tiến bộ chung theo thời gian. Chính cộng đoàn/công chúng thính giả sẽ là những người lượng định giá trị sau cùng của một tác phẩm được "trình bày lại".

Tuy nhiên, dù với tất cả những trình bày trên, việc phải xin phép tác giả trước, kể cả phải "sòng phẳng" về lợi nhuận nếu có nữa, là điều công bằng tối thiểu mà nhà cháu nghĩ tất cả chúng ta nên tôn trọng. Đó là bước sang lãnh vực "tác quyền" mà nhà cháu nếu có dịp sẽ xin góp ý nữa.
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/13/07 :  15:07  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote

Vở Kịch Đột Xuất Hai Màn


Màn 1



Tại một quá ăn ở chỗ nào đó vùng Bắc Mỹ, bác Micae vừa đậu chiếc xe bạc màu mới mua lại của người bạn với giá rẻ . Đóng của xe xong bác bước vào quán, mặt bơ phờ vì mới cày xong job thứ hai . Trong quán, bác Ba Tê: đã chọn sẵn một bàn trong góc, thấy Micae bước vào vội đứng dậy bắt tay niềm nở .


Ba Tê: Biết bác vừa đi làm mệt, nhưng cũng ráng phone cho bác để mời bác đi nhậu . May quá gặp được bác và bác nhận lời ngay .

Micae: Ấy boss nó cho làm overtime đấy chứ ! Nhưng mà làm cả mấy tháng nay rồi . Tuần này xin nghỉ ở nhà để đưa vợ con đi ra ngoài cho nó thoải mái tí . Ở trong nhà hoài chắc ... điên mất .

Ba Tê: Bởi thế em mới gọi bác, để anh em mình đi nhậu tí cho nó thư giãn . Làm cho lắm, tắm cũng ở ... trần ,hì hì . Chả bõ đóng tiền thuế . Bác uống gì ? Bia nhé ! Quán này có phở ngon lắm . Nhưng thôi mình kiếm vài món nhậu trước đã . (Ba Tê định giơ tay búng gọi Ê bồi ! nhưng không biết sao hắn lại bỏ tay xuống, ngồi yên rồi... nói chuyện tiếp )

Gớm mấy ngày này diễn đàn nó cứ ùm tỏi cả lên . Tớ viết một bài cho bác Hùng ở bên Âu châu bây giờ cũng thấy áy náy và ân hận lắm.

Micae: Bác bạo miệng quá !

Ba Tê: Em chỉ muốn bác ấy biết là diễn đàn này cũng có giới hạn của nó thôi.

Micae: Thì bác lựa lời mà nói ! Anh em một nhà cả mà !

Ba Tê: Ai chả biết , cũng bởi thế, em nghe bác ấy "răn bảo" anh Bách Việt, em không chịu được . Với lại tính em nó đơn sơ nhưng bộc trực lắm ! Tuổi ngựa mà lị . Nên ruột nó thẳng từ đầu đến đuôi . Nó không có ngoằn nghèo uốn khúc, nên nhiều khi không để gì ... trong bụng được ! Cha Thiện Cẩm đã thẳng tính như vậy á . Em còn thẳng gấp mười chứ không bỡn. Không có cong cong như đòn gánh đâu ! Em gắp miếng giồi bác sơi nhé ! Giồi heo của tiệm này cũng ngon lắm đấy ! Chắc không bằng giồi chó Xóm Mới đâu .

Micae: Vâng, xin bác . ( Micae vừa nói, vừa gắp miếng lòng heo, quẹt chút mắm tôm đưa lên miệng . Xong, nốc một hơi bia dài ) Cũng ngon đáo để đấy chứ ! Phải chi có một tí lá mơ và mấy miếng riềng thì y chang như ... thịt chó ấy .

Ba Tê: Thôi quên thịt chó đi bác ơi ! Qua bên này mà ăn thịt chó có ngày đi tù đó bác . Họ qu‎í con chó còn hơn quí thai nhi trong bụng em bé nữa đó . Nẫy nhắc đến cha Thiện Cẩm, anh em mình bây giờ bàn lại cái chuyện về bài viết của ngài nhé .

Micae: Vâng bác cứ tiếp tục đi, mặc dầu em cũng mệt lắm rồi .

Ba Tê: ( Bắt đầu nói thao thao xem chừng như đã chuẩn bị từ lâu lắm)

1) Bác cũng đã đồng ý với em là tất cả những ý kiến chúng ta đưa ra ở đây hoàn toàn do cảm nhận chủ quan của từng người chứ ? Và chúng ta luôn tôn trọng những sự chia sẻ đó chứ .

Micae: Vâng, ai mà chả biết .

Ba Tê: Bởi thế bác đừng giận em nhé . (Ba Tê vừa nói miệng còn ngồm ngoàm chưa nuốt hết đồ ăn ) . Nếu đã nói là "cảm nhận" và "chủ quan" rồi thì ta nên ghi lại đúng những gì mình cảm nhận . “Đúng nói đúng, sai nói sai” theo cái mình nhìn, mình thấy là nhất . Vì nó là cảm nhận của mình mà.

Nhìn một bức hình bác nói đó là con gà . Nhưng em lại nhìn thấy nó là con cuốc . Bác bảo em phải nói nó là con gà thì làm sao em nói được. Đó chỉ là ví dụ dựa theo câu nói "trông gà hoá cuốc" như dân ta hay nói mà thôi . Thì cũng có thể bác đúng ! Cũng có thể em đúng ! (Cười hì hì, rồi nốc thêm một ngụm bia đầy . Vuốt bọt bia ở mép rồi nói tiếp ) . Đó là khi ta cùng đứng trên bình diện "xem tranh" để mà nói đó ( ha ha ) . Nhưng bây giờ bác bảo là ở nhà bác có nuôi gà, và con gà đó là gà của người nhà bác . Bác biết rất rõ nó có cả mào bị cụt, có lông bị nhổ, thì ai mà chả tin . Thì bác đã có đủ lý do chính đáng hơn em, để xác định đó là con gà mà . Và em tin bác ngay chứ còn tin ai nữa ! (ha ha ha . Bác vô tí bia nữa đi ) .

Micae: Cám ơn bác . Từ từ để em nhậu . Gớm bia với lòng heo chấm mắm tôm chanh làn em nhớ nhà quá .

Ba Tê: Trong bài post ngày 5 tháng 10, 2007, em cũng đã xác định những điểm căn bản để mình nói chuyện liên quan đến bài viết của cha Thiện Cẩm . Em xin được lặp lại nguyên tắc đó dưới đây nhé:
quote:
Originally posted by Trantrungtruc

Bác Micae mến,

Trước hết, mình xin xác định là mình không nói gì đến "vai trò là linh mục của cha Thiện Cẩm" cả . Đó là ơn gọi rất cao cả của ngài, và chúng ta là những tín hữu, ta phải kính trọng thiên chức đó .

Ngoài ơn gọi này, ngài còn có những chức vụ gì khác trong xã hội mà ngài cho đó là sự đóng góp những tài năng của mình để giúp ích cho xã hội và cho đất nước thì đó là tương quan giữa ngài và Đấng đã gọi ngài . Đó cũng là đường hướng mục vụ riêng của ngài . Ta cũng kính trọng điều đó .

Ngài cũng tuổi già sức yếu . Chúng ta không những phải kính lão đắc thọ mà còn phải câu nguyện cho ngài được mạnh khoẻ và bền đỗ trong ơn Chúa . Vì công của ngài đóng góp cho Thánh Nhạc và những suy tư về mục vụ, thần học, thánh kinh, ... đã trở thành những tài liệu quý giá cho mọi người chúng ta học hỏi .

Ở đây chúng ta cùng đứng trên bình diện yêu mến thánh nhạc, cùng bàn thảo với nhau trong tinh thần học hỏi, trao đổi kiến thức và tìm hiểu thêm. Cái gì sai thì nói sai . Cái gì đúng thì nói đúng . Nếu chấp nhận nguyên tắc này thì sự bàn thảo mới mang lại kết quả .

Trần Trùng Trục



Ấy thế mà trong lần post bài ngày 10 tháng 09, 2007 vì muốn chứng minh Lm Thiện Cẩm đã không đứng trên cùng bình diện Thánh Nhạc để phê bình Thánh Nhạc , nên em đã nhấn mạnh đến những chữ như "Mùa Thu Độc Lập 1945 " . Nhưng vì nhận thấy chính việc làm này của em đã đi quá xa cái phạm vi của diễn đàn, vì em đã post tấm hình và những chức vụ của ngài lên đây. Chẳng phải chỗ mà cũng không thích hợp, nên em đã nhận lỗi và tự ý đục bỏ . Bác có đọc được cái hình đó không .

Micae: Dạ có, Giêsu ma, thấy bây giờ ngài khác hẳn đi, chẳng như lần trước em gặp ! Thương thì thôi .

Ba Tê: Thôi bây giờ bác và em trở lại bài viết của cha Cẩm đi nhé.

I .Thứ nhất, ta hãy đặt giả thuyết không phải Cha Thiện Cẩm là người đã viết bài đó .

Ví dụ người tác giả này có tên là Phạm Lỗi Chi ( có nghĩa là vô danh tiểu tốt), đã viết một bài đao to búa lớn phê bình về Thánh Nhạc Việt Nam. Em xin dựa theo những tiêu mục trong bài viết để mà phê bình lại bài phê bình này nhé.

Micae: Bác nói vậy cũng có l‎ý ! ( Nét mặt hơi buồn buồn vì còn nhớ bóng hình của cha Thiện Cẩm)

Ba Tê: Trước hết, một cái nhìn tổng quát . Bài này không đáng được gọi là một bài phê bình nghiên cứu .

Micae: Bác uống mấy lon rồi mà mạnh mồm như vậy ?

Ba Tê: Không, em mới uống có mấy ngụm bia mà say gì . Vì tất cả những l‎ý luận chứng minh của tác giả không có ví dụ cụ thể để dẫn chứng . Nếu mà viết một bài luận văn thì đã bị cho ăn zêrô rồi đó. Vì nếu tác giả mà muốn buộc tội ai, thì phải chưng bằng chứng . Ai làm ? Ai nói ? Bao nhiêu người ? Nói cái gì ?

1) Về nhạc


“Hình như Thánh Nhạc ngày càng "tục hoá," chịu ảnh hưởng nhạc đoi” Một câu nói rất tổng quát, không có bằng chứng cụ thể . Tại sao là "hình như" mà không xác định chắc chắn . Ở nhà thờ nào ? Bao nhiêu ca đoàn ?

2. Về từ


“Nói chung ít thấm nhuần Kinh Thánh, thiếu chất lượng thần học”.
Đó là một nhận xét rất cá nhân, hãy tạm chấp nhận được vì thực sự nó mới chỉ là tiền đề .

Nhưng khi đưa ra những ví dụ cụ thể , tác giả lại không nói xuất xứ của những bài hát ở đâu , một điều kiện tối thiểu để làm chứng minh . Làm sao người đọc biết được đó là câu trích của ai, bài hát nào ? Xin lỗi bác Micae chứ, biết đâu tác giả không “bịa ra” câu nói để biện minh cho cái nhận xét của mình thì sao ? Một bài viết muốn được độc giả tin tưởng, không thể nói là vì tôi "muốn giữ thể diện cho người đó" nên đã không nêu danh tính. Theo danh từ của luật đó là vu cáo, và người bị tố cáo không thể có tội nếu không có bằng chứng bị kết tội . Một là tác giả không dám đối diện sự thật, hai là tác giả đã không có sự thật để mà nói. Chỉ dựa vào một quyển sách tam sao thất bản . Chỉ dựa vào những "tờ giấy mượn về" để từ đó mà phê bình . Thử hỏi việc làm “nghiên cứu” đó có đúng việc làm của một nhà bình luận đáng tin tưởng hay không ?

Micae: Bác nói nghe ... rát quá .

Ba Tê: Mình tự đặt câu hỏi "Hay là tác giả đã trích sai ? '

Thực tế là tác giả trích sai thật, như bằng chứng chúng ta đã thấy trong bài của anh Phanxicô .

3. Về cách trình bầy Thánh Ca


“Tôi không đi tham dự các buổi trình diễn Thánh ca lâu lâu được tổ chức, nhưng cứ dựa vào cảm tưởng khi nghe ca đoàn này, ca đoàn nọ hát trong nhiều thánh đường khác nhau, tôi có nhận xét là trình độ cũng xuống cấp nhiều lam”


a) Thưa bác Micae, trước hết tác giả xác nhận là “không có tham dự các buổi trình diễn Thánh Ca.” Như vậy là ta cũng không còn gì để mà nói , để mà so sánh với ca đoàn Trùng Dương hay Cung Chiều nữa .

b) Tác giả cũng dựa vào cảm tưởng khi nghe ca đoàn này, ca đoàn nọ hát trong nhiều thánh đường khác nhau . Nhiều thánh đường là bao nhiêu cơ chứ? Ở Việt Nam có bao nhiêu thánh đường ? Có thánh đường nào hát nhạc xập xình ? Có thánh đường nào không hát ? Hay có bao nhiêu thánh đường không có ca đoàn để mà hát . Tác giả lấy cái cảm tưởng của mình từ "những thánh đường không tên tuổi" để mà cho là toàn thể, là đa số thì thử hỏi bài viết như vậy tác giả đã có thành kiến quá hay không ?

4. Xét về cùng một bình diện để phê bình


Điểm này em đã phân tích ở trên . Lấy một mấu điểm chính trị để mà tìm ra “cái phát triển” của Thánh nhạc thì một là đúng , hai là sai . Đúng , là khi ta chấp nhận vì hoàn cảnh chính trị mà nó thay đổi sự phát triển lên hay xuống của Thánh Nhạc . Sai vì cái mấu điểm chính trị mà tác giả chọn đó, nó quá thiên vị không thể dùng đứng đắn trong bài phê bình về Thánh Nhạc được .

II . Cha Thiện Cẩm là người đã viết bài đó .

Theo em biết: Bài viết "VÀI NHẬN XÉT VỀ THÁNH NHẠC HIỆN NAY" ngài viết ở Việt Nam và cha Dao Kim có đăng lại bài này trên Web site của ngài là http://www.nguoitinhuu.com/ , nhưng sau này không biết vì lý do gì cha Dao Kim không post nữa . Nhưng hiện thời bài này đăng ở trong database của trang web của thầy Phạm Đức Huyến . http://www.phamduchuyen.com/tham_khao/vai_nhan_xet_ve_thanh_nhac_hien_nay.doc

Xét về lối hành văn, bài viết rất xuôi tai và dễ chinh phục . Nhưng khi đọc, ta không thấy có những dữ kiện để hỗ trợ cho những điều mà tác giả đã chỉ trích và phê bình. Chỉ có hai bằng chứng cụ thể duy nhất là tên của hai bài hát mà chính tác giả sáng tác .

Ngày xưa, khi phương tiện truyền thông chưa có, thì người viết muốn viết gì thì viết, độc giả cũng không có phương tiện để kiểm chứng . Ngày nay sự phát triển của kỹ thuật và trình độ hiểu biết của người đọc cũng đã lên cao. Do đó, người viết cần phải tốn nhiều thời giờ hơn để nghiên cứu và trình bày thì mới có thể thuyết phục được người đọc. Chứ không phải chỉ có phán mà không muốn người nghe cho ý kiến hoặc kiểm chứng dữ kiện.

Chúng ta vẫn không quên những bài viết của Cha Đỗ Xuân Quế và nhạc trưởng Thiên Quang về nhận xét gọi là tình hình đi xuống của các ca đoàn hiện nay .

Đọc bài viết thì đao to búa lớn, nhưng khi ta đặt câu hỏi các ngài đã đi được bao nhà thờ, đã dự được bao nhiêu thánh lễ có những các ca đoàn hát để mà nói : "Ða số các nhà thờ VN tại hải ngoại hiện nay, một trong những hiện tượng TIÊU CỰC là thánh nhạc đang bị TỤC HÓA trong các lễ nghi phụng vụ." thì ta thấy nó còn hụt hẫng làm sao đó .

Bằng những dẫn chứng một cách mạch lạc, em đã phê bình thật thà bài viết của các ngài theo phương pháp thống kê, vì các ngài đã viết mà không có dữ kiện chính xác . Nhất là sự nhận xét phê bình đó liên quan đến cả tập thể (Các bạn có thể đọc lại bài viết trong topic ở đây: http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=2321 )

Nói như thế em chỉ muốn thưa với anh Micae rằng: chẳng may bài viết này là của cha Thiện Cẩm viết. Em phê bình bài viết vì tác giả, chứ không phải vì cha Thiện Cẩm . Nếu ông Phạm Lỗi Chi đã viết bài này thì em cũng phải phê bình là ông ấy viết không có phương pháp khoa học . Dĩ nhiên đó chỉ là sự nhận xét chủ quan của em "đúng nói đúng sai nói sai" , như em đã thành thật chia sẻ sự nhận xét của em trong bài viết phê bình bài của nhạc sĩ Thiên Quang . Chính anh Bách Việt cũng đã góp ý kiến với em trong đề tài đó .

Micae: Nhắc đến anh Bách Việt, phải chi có ông ấy ở bên này và bác Duy Sinh nhà em nữa để nhậu thì vui biết mấy .

Ba Tê: Vâng, bác nói chí phải . Thôi để em nói tiếp chuyện .

Tới đây, em xin kể cho anh Micae một câu chuyện mới xảy ra trong làng báo chí thể thao của Mỹ . Chuyện xảy ra cho ông Coach Mike Gundy, là nhà huấn luyện chơi banh bầu dục của đại học Oklahoma State . Trong một cuộc họp báo sau trận đấu banh, mặc dầu đội banh của ông đã thắng, ông Gundy dùng diễn đàn họp báo để chửi một nữ ký giả đã viết một bài phê bình một cầu thủ học sinh trong đội bóng của ông. Ông ta nói đại ‎ý rằng bà không chơi banh, bà không biết nó như thế nào . Ông còn nói, vì bà chưa có con, bà không biết gì về tâm l‎ý của đứa con, cứ thử đợi khi bà có con thì bà sẽ đối xử như thế nào với cầu thủ đó ra sao....

Ông ta đã đi lạc đề và bị nhà trường cũng như báo chí "dũa" thêm cho một trận nữa . Vấn đề thông tin bây giờ nó khác lắm, bác Micae à . Không còn như là ông ấy nghĩ nữa đâu ! Ông bầu và anh chàng cầu thủ học sinh đó bây giờ là "người của quần chúng rồi". Nếu ông đã biết đón nhận những lần người ta tung hô ông vì chơi giỏi, thì cũng phái biết chấp nhận khi có người nói những cái sai của mình . Để mà sửa hay không, điều đó không cần biết . Nhưng mà phải biết nghe . Thực tại của truyền thông báo chí bây giờ là thế . Ông không thể nào "has it both ways " được . Tức là vừa muốn người ta khen, nhưng lại không muốn người khác chê .

Micae: Cái ví dụ này hay đấy !

Ba Tê: Cũng vậy, cha Thiện Cẩm đã viết bài báo không phải chỉ là một cảm nhận cho riêng ngài, mà là một bài phê bình ảnh hưởng đến những người khác, phê bình cả một tập thể . Nếu ngài có tinh thần bác ái và công bằng thực sự thì ngài cũng phải đón nhận những lời phê bình khác dù sai hay đúng từ mọi phía về ngài chứ.

Nếu bác Micae đã xác nhận là ngài đã không nghĩ "hẹp hòi" như em nghĩ, thì tại sao anh Micae lại "biện hộ " cho ngài mà cắt nghĩa theo kiểu là ta hãy tránh vấn đề, là chúng ta phải tôn trọng chức linh mục, là vì ngài cũng là người ?

Micae: (Im lặng)

Ba Tê: Nếu ta không nói những cái mà "ta thấy" không đúng, thì ta đã phạm vào rất nhiều lỗi:

1) Ta là người chỉ biết vâng lời, không cần biết hay hiểu là có đúng hay sai .

2) Ta đã hiểu sai về Thiên Chức Linh mục và con người phàm xác thịt của các ngài .

3) Chúng ta đã thần thánh hóa các ngài quá để rồi phạm thêm một cái sai khác là hễ ai mà nói đến các ngài là cho không kính trọng các ngài, là phạm sự thánh .

Để kết luận, em xin được tóm ý như sau :

1) Xin bác Micae hãy bình tĩnh đọc lại bài viết và những lời trích dẫn của em ở trên lại hai lần đi . Lần thứ nhất coi như là một người vô danh tiểu tốt viết :

Đây nhé em xin đặt lại hai câu của tác giả nói (màu xanh blue) và của em nói (màu xanh green) xem ai nói nặng hơn ai nhé:

"Bản thân tôi đã từng bị người ta ăn cắp nhạc của mình và công khai hát trong thánh lễ mà tôi chủ sự, và mặc dầu linh mục có trách nhiệm đã nói với đương sự, nhưng đương sự vẫn tỉnh bơ, nghe đâu còn đề tên mình vào bài hát đã được sửa bậy. Ðó là trường hợp bài “Hồng Ân Chúa Bao La”, khiến nhiều người tìm đến tôi để hỏi xem bài nào là bài... chính thức! Mới đây lại thấy xuất hiện thêm bài “Tình Chúa Yêu Con” của tôi cũng được đem luộc lại và cho phổ biến. Chuyện sao chép, photocopy, in ấn không có phép tác giả đã là một chuyện lỗi đức công bằng, lại còn thêm cả chuyện "đạo nhạc," mà người "ăn cắp" có khi lại là người tu hành, điều đó thật đáng xấu hổ!”


"Anh chị nào có bài hát nguyên bản của ngài xin xác nhận dùm . Xác nhận thôi . Đừng có photocopy hay scan lại vì "he is not very happy at all ” như trong ý câu của ngài đã nói ở trên . Tôi chỉ muốn biết là ngài có sáng tác hai bài đó và chính ngài thực sự là tác giả thôi . Vì tôi chưa bao giờ hát hai bài này ."


Em đã tôn trọng lời nói của tác giả . Và vì em chưa có phép của ngài nên em đã không dám post lại . Em nghĩ chỉ cần một lời xác nhận của một nhân chứng khác là đủ làm dữ kiện cho ý kiến của em rồi .

Micae: Vâng, em cũng đâu có ngờ là bác Tiencao tìm đâu ra được một bài Hồng Ân Bao La khác đâu ?

Ba Tê: Vâng anh em mình đã hiểu lầm nhau .

Và bây giờ anh Micae đọc lại một lần nữa và hình dung một linh mục khả kính đang nói câu trên . Anh cứ bình tĩnh đọc xem ai là người đang kính trọng độc giả . Cũng giống như chuyện tụi mình xem tranh ở trên . Vì anh biết ngài hơn em và nếu anh nghĩ là ngài không giận thì em tin anh . Thôi em cũng xin lỗi anh vì đã viết một câu làm anh hiểu lầm .

Micae: Chính em cũng lầm mà . Con người mà anh .

Ba Tê: Chuyện bản quyền về bài nhạc em đã đóng góp ‎ý kiến ở trên rồi. Bác Bách Việt có thể hiểu sai ‎ý của em . Để khi nào em sẽ nói chuyện riêng với bác . Nhiều lúc em hay có cái kiểu "dương đông kích tây" như Tam quốc chí vậy .

Micae: Ai còn lạ gì bác .

Ba Tê: Nếu ta nói, chỉ có linh mục mới viết được những bài phê bình (vì ngài có chức thánh không thể sai lầm), chỉ có người chơi thể thao mới viết đúng về thể thao, thì ta cũng có thể kết luận rằng chỉ có người ... chết mới được viết về ... sự chết, vì họ mới là người đã thực sự có kinh nghiệm để viết về đề tài này .

( Màn từ từ kéo lại , tiếng nhạc của ca đoàn Sao Mai hát lên bài "Thánh Ý Ngài" của nhạc sĩ Thế Thông )

Màn 2



(Màn chưa mở . Ánh đèn vẫn cò mờ mờ ảo ảo. Từ hậu trường có tiếng đọc rất vang lặp lại câu phúc âm của ngày chủ nhật Chúa Chiên Lành. Bác Micae:Ba Tê: cùng tham dự Thánh lễ ngày hôm đó )
"Chiên của ta thì nghe tiếng ta; ta biết chúng và chúng theo ta." (Ga 10:27)

(Một giọng đọc khác cũng chậm rãi từ hậu trường )

"Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt." (Mt 9:36 )

(Bắt đầu mở bài hát "Mục tử Ca" của nhạc sĩ Thế Thông do ca đoàn Sao Mai từ từ mở nhỏ, rồi vang lớn lên )

http://ThanhCaVietNam.org/ThanhCaVN/#Play,3944


1) Chốn nào, thảo nguyên xanh ngát lựng hương cỏ mật
Giữa cuộc đời bàn chân đau xót vì gai góc .
Kiếp mục tử còn lang thang giữa đồi vắng rừng chiều
Chiên về đàn, ánh lửa hồng, khúc nhạc lòng .

ĐK: Nỗi đăm chiêu tựa sóng dâng trong hồn,
những đêm khuya lạnh giá trôi trên thảo nguyên .
Chuỗi kinh đêm lần hết muôn sao trời,
bốn mươi năm lần bước mỏi mong .

2)Sói rừng nửa đêm tru réo bừng như lửa hồng .
Cánh đồng nào đàn chim vui sướng thỏa thuê sống .
Chính tình Ngài từng đưa con đến dòng suối ngọt ngào .
Ôi mục tử, chiếc gậy Ngài với tình Trời .


(Nhạc dạo nhỏ dần và màn từ từ mở ra . Cảnh nhà bác Micae, sau thánh lễ bác Micae rủ bác Ba Tê về nhà uống nước sáng )

Ba Tê: (Đảo mắt nhìn quanh căn nhà ) Bác mới qua mà tìm đâu được cái chung cư này khang trang quá .

Micae: Đấy, em mới dọn "ra riêng" được mấy tháng. Cũng tiện gần nhà thờ, với chợ búa . Ở bên này đi đâu cũng phải lái xe . Nhất là mùa dét . Nó cứ như là đinh mà đóng vào xương ấy .

Ba Tê: Chị và các cháu không thấy ở nhà thờ hôm nay ?

Micae: Nhà em và các cháu chắc còn đang làm gì , chiều mới đi lễ rồi cho cháu học giáo l‎ý luôn . Đấy bên này nó bận như vậy đấy .

Ba Tê: Thì có khác gì tôi đâu . Hồi mới qua cũng vậy . Nhưng mà anh đừng có lo, hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai . Chúa không để anh khổ mãi đâu .

Micae: Anh uống cà phê nhé để em hâm nước . Hình như nhà em đang ở dưới bếp đấy . Em ơi, có bác Ba Tê tới chơi này . Hai đứa đâu ra ạ bác đi con . Dạ thưa bác đây là nhà em . Còn hai đứa con gái nữa . Gớm phá và giận dai ... như mẹ . Ạ bác đi con .

Ba Tê: Dạ chào chị . Hai cháu ngoan quá ! Và đẹp nữa !

Micae: Cám ơn anh . Bên này nuôi con cái tốn kém thiệt . Gởi nhà trẻ hai đứa còn mắc hơn tiền lương chúng em đi làm . Vì vậy nên nhà em không đi làm . Ơ nhà đưa đón tụi nó đi học rồi lo giúp tụi nó làm bài vở . Bân bịu còn hơn làm ở sở nữa .

Ba Tê: ( Vừa quấy ly cà phê vừa pha xong, vừa hỏi Micae) Bác sáng nay có vào Forum chưa .

Micae: Có rồi . Tránh sao khỏi ! Bác hoangmusic có viết lá thư gửi cha Thiện Cẩm mà em đọc muốn khóc . Bác ấy có tình quá . Đấy, mấy người ở bên Việt Nam họ biết cha làm vậy, nhưng mà vẫn thương cha .

Ba Tê:Thì con chiên thì nghe tiếng ta, chúng biết ta mà không biết ta có biết chúng không ?

Micae: Bác lại nói nhảm rồi .

Ba Tê: Bộ không phải à . Đấy tôi trích luôn cả bài viết của bác Hoangmusic cho bác nhé:

(Nhạc dạo rất nhỏ làm back ground và ca đoàn Sao Mai hát tiếp câu thứ ba )

3) Cuối trời, rừng hoang che lối lừa chiên lạc đàn .
Bóng chiều buồn bò loang giăng kín niềm đau xót .
Sáo mục tử lẻ loi ngân hát gọi bước tìm về .
Đêm mịt mùng, ánh lửa hồng, khúc nhạc lòng .

ĐK: Nỗi đăm chiêu tựa sóng dâng trong hồn,
những đêm khuya lạnh giá trôi trên thảo nguyên

.....
(Nhạc nhỏ dần nhưng không tắt . Từ trong hậu trường có tiếng đọc rất thỏ thẻ )

Cha Thiên Cẩm kính mến ,

Con đã được nghe bài "Hồng Ân Chúa Bao La" rất nhiều lần , nay con mới biết rằng bài đó là do cha sáng tác , xin cha vui lòng bỏ quá cho con vì là con không biết .
Kính thưa cha, mỗi khi bài nhạc này cất lên , tuy với cung nhạc đơn sơ , nhưng tha thiết mang đầy tình chất của một trẻ thơ chào đón mẹ về chợ , giơ đôi bàn tay nhỏ bé của mình để xin quà với giọng điệu vô cùng nhõng nhẽo dễ thương pha chút hóm hỉnh khiến con mỗi khi lầm lỗi cứng đầu , được nghe bản nhạc này đã làm lòng con chùng xuống và mềm lòng thống hối ăn năn .
Rồi con nhìn lại bức hình của cha in chung trong trang hình "Ủy Ban Thánh Nhạc" (Báo Thánh Nhạc Ngày Nay số 13 năm II tháng 9 -2006 trang 15) con thấy Cha thật trẻ trung với nụ cười rạng rỡ trong chiếc áo dòng trắng, cùng với bao chân dung của các bậc tiền bối lão thành trong làng Thánh Nhạc Việt Nam, đã cùng chung tay xây dựng trường Suối Nhạc - lòng con biết bao cảm phục và biết ơn . Con lòng thầm nguyện xin mong sao cha hằng luôn mạnh khỏe và dù rằng cha không còn liên hệ gì với Nền Thánh Nhạc , cũng xin cha thỉnh thoảng hãy cho chúng con được nghe thêm các bài hát mới với những tiết nhạc đơn sơ và lời ca tha thiết để giúp chúng con tìm về với Chúa như chúng con đã tìm về với Chúa qua bài "Hồng Ân Chúa Bao La" .

Trọng kính Cha
Vincente Cao Thanh Hoàng


Ba Tê: Anh Hoàng nhắc lại những kỷ niệm ngày xưa của cha Thiện Cẩm như nhưng " Chốn nào, thảo nguyên xanh ngát lựng hương cỏ mật" như trong bài hát của anh Thế Thông vậy .

Micae: Vâng, hồi em còn ở với ngài, tính ngài dễ thương lắm cơ ! Ngài như một người mục tử hiền từ , ngài còn hay gọi tên cúng cơm của em nữa . Thế mà ... (Micae đưa tay dụi mắt ... )

Ba Tê: Tớ không biết tại sao ngài viết cái bài nhận xét đó . Ngày xưa những bài nghiên cứu của ngài trên báo Phụng Vụ, báo Cacerdos rất là sâu xa và thâm thúy . Rồi những bài nghiên cứu về phụng vụ Thánh Nhạc nữa, tụi mình có học cả đời cũng chưa hết những cái "túi khôn" của ngài .

Micae: [/b] "Con sông có khúc, con người có lúc " bác Ba Tê à . Mình nên cầu nguyện thêm cho ngài để Chúa hoán cải thôi . Ta cứ có đức tin . Chỉ có Chúa và Đức Mẹ giúp thôi. Các Ngài quyền năng vô cùng . Em tin tưởng thế .

Bài phúc âm đã nói: "Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt." Hy vọng Chúa thấy đàn chiên mình không có người chăn, ngài sẽ dẫn lối đưa những mục tử trở về với đàn chiên .

Ba Tê:[/b] Vâng mình chỉ biết cầu nguyện và làm những gì mình có thể thôi .

(Tiếng nhạc dạo rồi ca đoàn Sao Mai hát tiếp câu số 4, rất tin tưởng ...)

4) Cánh đồng ngày đêm tuôn sữa, mật ong tràn trề .
Chiên lạc đàn còn vô tâm mãi chẳng đi tới .
Mắt mục tử từ xa trông ngóng, một thoáng ngậm ngùi .
Đây cỏ mật, suối ngọt ngào, những đợi chờ .


Tự nhiên, cả toàn thể cử tọa và tất cả anh chị em trên sân khấu đều đứng lên nắm tay nhau hát theo ca đoàn Sao Mai :

ĐK: Nỗi đăm chiêu tựa sóng dâng trong hồn,
những đêm khuya lạnh giá trôi trên thảo nguyên .
Chuỗi kinh đêm lần hết muôn sao trời,
bốn mươi năm lần bước mỏi mong .


Chợt tự nhiên, mọi người đều im lặng vì dường như từ đâu đó có một tiếng hát vang vọng lại, thật to :

"Đây đàn chiên con vẫn dìu dắt đi đưới áng mây hồng .
Cây gậy thiêng, con vẫn cầm giữ trong niềm mến yêu ."


Màn sân khấu không thể kéo lại được nữa .

Trần Trùng Trục

Edited by - Trantrungtruc on 10/14/07 12:38
Go to Top of Page

lienbinhdinh

CT/NC
3 Posts

Posted - 10/13/07 :  16:00  Show Profile  Email Poster Send lienbinhdinh a Private Message  Reply with Quote
đó, đó.., đó! Lbd đang nổi cả gân cổ, đỏ mặt, tía tai, cãi chày, cãi cối để chạy tội chưa xong, làm gì dám như lời hiền huynh Micae, dẫn chứng: Lbd nói, "không nên khắt khe với bản quyền,.................", có lẽ đó là của tiencao05 đó, bạn hiền Micae ơi! Khổ nỗi, Lbd quá mệt mỏi, không còn dám trở lại với topic này: rất tổn sức,rất mất ngủ: hễ cứ nhắm mắt thiu thỉu, là mơ thấy cha Thiện Cẩm, oai phong lẫm liệt hét to: sao mầy dám "đạo nhạc" tao, thằng phải gió! cho nên hổng dám ngủ, chỉ nhắm mắt quên hết mọi sự..., dến khi mặt trời lên cao, bà nhà thọp cổ lôi dậy bảo đi làm kẻo trễ, đồ đàn ông con trai gì mà nằm đâu, kéo cày,khò khò liền hà! hihihi.
Lbd xin, không dám bàn đến hòa âm hợp xướng; bỡi Lbd viết hơi nhiều loại này, (nếu quý huynh hổng tin, mời vào phần Phục Sinh, ngay dưới F. Handel, bài ALLELUIA của Lbd 8 trang giấy, 12 lần Alleluia, không lần nào giống lần nào - có dịp cho quảng cáo tí mà! hihi.); không khéo quý huynh sẽ bảo: "mèo khen mèo dài đuôi" thì khổ tui lắm! kakakaka. Nhưng rồi cái lỗ tai này nó kỳ cục làm sao: mỗi khi có dịp nghe loại nhạc này, ôi thôi! quên hết mọi sự, phải nghe cho xong đã, rồi muốn làm gì thì làm, sai đi đâu cũng karaOKE. Có lần ghé trường tiểu học có chút việc, ngang qua thấy mấy nhỏ tập hát hợp xướng, Lbd nghe say nghe sưa, quên bà nhà đang đợi. Thật lạ, cái lũ con nít Mỹ,vừa sạch mũi mà sao nghe hàng trăm "nhóc" hát rất "đều" tiếng, đang khi ca đoàn Lbd chỉ chừng 5, 60 người, nghe như đang hát đến... 10 bè (4 bè chính,4 bè hát ngang, 2 phá bè, vị chi 10 bè)kakaka! chứ hổng phải chơi đâu nha! Hay tại dân "mít" ta qúa Siêu Việt, "đĩnh cao trí tuệ loài người", nên làm gì, nghĩ gì..., cũng khác thiên hạ!!! đang khi ca đoàn nước Nga, bè BASS đã xuống đến dấu "MÌ"; "Mít" ta chỉ xuống "Sol", là bắt đầu xịt khói đen, học xì dầu rồi. Ấy vậy, mà có Đấng còn muốn chỉ hát có 1 bè cho sát với... phụng vụ. Cái thời xa xưa... cổ lỗ sỉ đó, thần dân hoan hô ca tụng Thiên Chúa khàn cả cổ chưa đủ, còn dùng cả tiếng phèn la để ca tụng Chúa; vậy mà, hơn 2000 năm sau, văn minh loài người đưọc Thiên Chúa soi sáng, dẫn dắt..., phát minh bao điều kỳ công, nhạc khí đủ cả..., ấy thế mà có Đấng chỉ muốn hát 1 bè duy nhất, quanh năm, từ Lễ trọng đến thường ngày. Lbd xin chào thua!
Bài viết của lmns Thiện Cẩm, sau năm 75: "nền Thánh Nhạc VN. xuống dốc", ấy vậy mà Lbd lại thấy "lên dốc", thế mới lạ! Này nha: sau cuộc đổi đời năm 75; Các Đấng dù không được tự do rao giảng Tin Mừng, nhưng vẫn còn được ở trong mát, cơm ngày 2 bữa, tha hồ kinh sách, nghiên cứu..., trong khi giáo dân lao động cật lực, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, mồ hôi mồ kê; nước mắt tuôn trào, nhễ nhại..., ấy vậy mà vẫn sản sinh được những Nguyễn Duy, Đõ Vy Hạ, Cát Minh, Ngọc Linh, Phanxico, Hải Triều, Thế Thống..., nguồn nhạc lai láng, tuôn trào như dòng suối, làm mát dịu, no đầy bao tâm hôn khô cằn của thời "gạo châu củi quế" đó! thật là 1 ân sủng Chúa ban.
Giờ, Lbd xin được tản mạn chút chuyện nhỏ với bạn ta! Chẳng hiểu sao: lúc nào cũng đưa cái luật cân phương (carurre ra mà hù doạ; nó "sơ đẳng" còn hơn đánh vần ABCD...; Nếu chúng ta lúc nào cũng khư khư ôm cái luật đó, thì nhạc sáng tác bị "thui, chột" cũng phải thôi! Thưa các hiền huynh: giả dụ, chúng ta đang cảm hứng ra được 1 câu nhạc rất "tuyệt", ghi ra đến 5 trường canh (tc); chẳng lẽ chúng ta cắt bớt đi 1 tc.; hoặc giả câu nhạc hay đó chỉ có 3 tc., phải đè cổ, gượng ép thêm tay, thêm chân... đủ 4 tc. cho chẳn câu nhạc thì,... bất nhân quá! Sao chúng ta lại không thể "bất qui tắc" được hè! âm nhạc phải cần sáng tạo, không thể như toán học, 2 x 1 = 2 được.
Về hòa âm đối âm và hát đuổi, (nhạc CANON): có lẽ không ai trong chúng ta là không khoái lmns. Tiến Dũng "hòa âm đối âm" bài hát thật ngắn gọn: "Trăm Triệu Lời Ca", của ĐC Nguyễn Văn Hoà, hoặc nhạc CANON (hát đuổi)LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG, cũng của lmns. Tiến Dũng. Thế thì, sao chúng ta biết nó hay, nó mới... (mới, chỉ với VN. thôi đó nghen!), đáng học theo, đáng nghiên cứu, học hỏi..., thì lại chưa thấy các Đấng khuyến khích, cổ võ..., mà chỉ toàn thấy lên án, chỉ trích, chê bai..., lại còn muốn tất cả chúng ta quay về cái thời còn phôi thai, chuyển từ thời (ngũ cung (pentatonic), chuyển sang nhạc 7 notes Tây Phương. Thế nên: không sao trách được cụ già ở Cao Bằng, Lạng Sơn: 1 nhà báo Tây Phương hỏi cụ: qua hăm mấy năm cách mạng giải phóng, cụ có than phiền hay hài lòng với thể chế XHCN này? Cụ già đáp nhanh, đáp gọn: tôi rất hạnh phúc và rất hài lòng; vì, trước kia, cả gia đình tui chỉ có "đi bộ"; bây giờ nhờ ơn "bác,đảng", gia đình tui đã có được chiếc xe đạp, di chuyển đó đây; rồi lại được mỗi người 1 đôi dép......!!!
Dài rồi, có dịp Lbd xin trở lại với quý hiền huynh về "Đối Âm, None Harmonic tones & nhạc Canon (hát đuổi)". Thân mến chúc các hiền huynh cuối tuần thật zui zẻ!
À, mà quên nhắn với bạn hiền Micae, Bach Viet, Ba "T"...: Lbd "chịu" những ý tưởng và cách lý luận... chết người của quý hiền huynh lắm đó hen! hihihihi.

Lien Nguyen t.

Lien Nguyen T.
Go to Top of Page

chilienba

Others
286 Posts

Posted - 10/13/07 :  17:00  Show Profile  Email Poster Send chilienba a Private Message  Reply with Quote
Hm, Bác Ba Tê ơi,
Vietnam mình hay nói :"Cháy nhà lòi mặt chuột" và người Mỹ thì nói : "the cat came out of the bag ! " thì ra tên của bác là Đặng văn Hiền hay Hoàng (?)chứ không phải là Trần trùng Trục ! Đã từ lâu tớ vẫn nghĩ là Trần trung Trực chứ ? Thật con người bác ngoắc nguéo chứ không thẳng tuồn tuột như ruột ngựa mà bác ví đâu Bằng chứng là tên của bác mà cũng mập mờ chả ai biết tên thật của bác là tên gì nữa
Bác viết bài kịch đó hay quá chỉ tiếc một điều là không trình bày trên sâu khấu được ...nếu chúng mình có đại nhạc hội của Phố và có diễn kịch hay ca nhạc rồi bán vé thâu tiền đễ gởi về giúp nhà thờ ở xứ nhà , chắc là thành công lắm . Các bác nghĩ sao ?

clb
Go to Top of Page

ple22

Others
678 Posts

Posted - 10/13/07 :  17:28  Show Profile Send ple22 a Private Message  Reply with Quote
Được biết 2 bài "Hồng Ân Chúa Bao La" và bài "Tình Chúa Yêu Con" nhạc của Lm Thiện Cẩm lấy ý thơ từ GITANJALI của R. Tagore (1861-1941) 2 bài nầy được in trong tuyển tập LỜI CA BÁI BIỆT do TIN MỪNG XUẤT BẢN
Copyright 1987 by Tin Mừng, Harvey Louisiana 70058. All Rights Reserved

Tuyển tập nầy cũng được:
Nihil obstat
Rev. msgr. Dominic Mai Luong
Censor Librorum

Imprimatur.
Most Rev. Philip M. Hannan, D.D., J.C.D.
Archbishop of New Orleans.
June 24. 1987

Đúng như anh Micae nói có lẽ bài Hồng Ân Chúa Bao La in trong quyển TCVN được viết lại do trí nhớ nên không chính xác cả về nốt nhạc và tác giả - Cũng nên hiểu cho là thời gian gần 20 năm về trước tài liệu về Thánh Nhạc ở hải ngoại rất khiêm tốn, ngoài cuốn Thánh Ca Việt Nam do Dân Chúa xuất bản thì.... vớ được bài hát nào vượt biên đến được bến bờ là quý rồi, cần gì biết tác giả là ai, bản chính bản phụ thế nào, miễn sao có được bài hát mới là mừng lắm rồi vì vậy mới có chuyện "Tam sao thất bổn"

*** Định post 2 bản nầy lên cho các bác tường nhưng đụng phải copyright nên không dám.

Xin phép các bác cho em đi ra ngoài đề một tí:

*** Riêng cuốn Thánh Ca Việt Nam mà anh TienCao đề cập tới có lẽ được thực hiện cũng khoảng thời gian từ 15 hoặc 17 năm trước, thời điểm mà internet chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng vì nhu cầu nên nhóm thực hiện đã cố gắng hết sức để phục vụ cho chủ trương CỘNG ĐOÀN CÙNG HÁT
Cuốn sách hát nầy (màu Green) hoàn toàn không có mục đích kinh doanh nên không để giá bán cũng không có địa chỉ phát hành, nơi định cư của cuốn sách hát nầy là trong phạm vi nhà thờ (xin xem bìa sau của cuốn sách có ghi "Xin để sách hát lại ghế sau khi xử dụng. Cám ơn."
- Để phụ giúp phần nào cho chi phí in ấn, nên gia đình nào muốn có cuốn sách hát nầy thì đóng góp 10 mỹ kim cho 1 cuốn màu Xanh đậm (dark blue) - Bìa cứng mạ chữ vàng tiền công cũng phải mất khoảng 5 mỹ kim rồi chưa kể tiền công in thì bảo là làm kinh doanh nỗi gì ???

Không biết cuốn của anh TienCao màu gì vậy, hình như màu Green thì phải?????

Hình bìa trước và sau cuốn TCVN
Download Attachment: Bia-TCVN.pdf
468.33 KB

peter

Edited by - ple22 on 10/13/07 18:47
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/14/07 :  10:20  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
1) Ghẹo bác Micae tí chơi nhá !

quote:
Originally posted by tiencao05
[br
Download Attachment: BiaSachThanhCaVN.jpg
716.47 KB


quote:
Originally posted by Micae

Trời đất quỉ thần ơi! Bác Tiến Cao ơi: bản in trên cuốn Thánh Ca Cộng Đồng mà bác vừa gởi lên đó, nhà cháu xem qua mà hết sức sửng sốt: khác quá xa so với bản gốc!

Cái bìa bác Tiencao05 đưa lên là "Thánh Ca Việt Nam" rõ ràng mà sao bác đọc được là "Thánh Ca Cộng Đồng" thì em cũng phục bác thật . Chỉ giỡn thôi, không bắt bé đâu .

2) Xin được chia sẻ với các bạn một chút về cuốn "Thánh Ca Việt Nam" "đầu tiên" trên đất Mỹ mà em biết ... sơ sơ, vì em đang giữ trên tay . Sau này có rất nhiều ấn bản khác ở nhiều nơi và nhiều chỗ cũng lấy tựa đề là "Thánh Ca Việt Nam" .

Sau năm 1975 người tị nạn Việt Nam lần lượt rải rác đặt chân định cư trên đất Mỹ . Lúc đó LM Vũ Hân đang giúp một họ đạo nhỏ ở New Mexico, nhưng cũng có một số người Việt Nam được bảo trợ sống chung ở đó . Năm 1976, ngài xuất bản cuốn Thánh Ca đầu tiên rất mỏng, đủ sài cho nhu câu tại xứ đạo này.

Năm 1980, sau 5 năm ngồi chép lại bằng tay rất công phu với những phương tiện kỹ thuật ấn loát của người tị nạn Việt Nam lúc đó, ngài phát hành cuốn "THÁNH CA VIỆT NAM", tạm gọi là đầu tiên, với phần nội dung dày 537 trang . Xin in lại lời giới thiệu nơi trang 3 để các bạn hiểu hoàn cảnh của hơn 27 năm về trước, tại xứ lạ quê người này .




3) Mở trang 169 của cuốn "Thánh Ca Việt Nam" này , ta thấy có bài "Hồng Ân Thiên Chúa" của Nguyễn Khắc Tuần . Xin xem hình dưới đây :





4) Trong việc ghi chép lại bằng tay những bài hát để phát hành cuốn Thánh Ca Việt Nam có thể nói là công phu nhất ở hải ngoại vào thời đó, cha Vũ Hân đã có lời cáo lỗi như sau:


Như vậy ta cũng không ngạc nhiên khi tên của tác giá Nguyễn Khắc Tuần lại có trong bài "Hồng Ân Bao La" của Cha Thiện Cẩm .

5) Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn là chuyện copyright . Theo tài liệu mà anh ple22 post ngày 13 tháng 10 ở trên thì có một cuốn thánh ca khác là "tuyển tập LỜI CA BÁI BIỆT "

quote:
Originally posted by ple22

Được biết 2 bài "Hồng Ân Chúa Bao La" và bài "Tình Chúa Yêu Con" nhạc của Lm Thiện Cẩm lấy ý thơ từ GITANJALI của R. Tagore (1861-1941) 2 bài nầy được in trong tuyển tập LỜI CA BÁI BIỆT do TIN MỪNG XUẤT BẢN
Copyright 1987 by Tin Mừng, Harvey Louisiana 70058. All Rights Reserved

Tuyển tập nầy cũng được:
Nihil obstat
Rev. msgr. Dominic Mai Luong
Censor Librorum

Imprimatur.
Most Rev. Philip M. Hannan, D.D., J.C.D.
Archbishop of New Orleans.
June 24. 1987

peter



Theo như anh ple22 trích là ấn bản này có Copyright đàng hoàng, nhưng cũng không biết là số mấy, ở Văn phòng Patent nào ? Và ta phải hiểu sự copyright này theo nghĩa "đời" hay ""đạo""?

6) Trước khi kết luận, tôi xin kể lại (hoàn toàn theo sự chủ quan của riêng tôi) cho các bạn, hai ví dụ mà tôi được nghe biết từ "trí nhớ" của một người bạn, kể lại theo một ngừời bạn đã nghe được ở đâu đó . Đáng tin hay không xin dành quyền quyết định cho độc giả ?

a) Năm 1975, khi người tị nan đặt chân lên đất Mỹ, tác giả giáo sư Anh Văn rất nổi tiếng có cuốn sách dạy Anh Văn cho ngày nay. Cơ quan giúp người tị nạn của hoa Kỳ đã lấy in lại mấy chục ngàn cuốn phát không cho đồng bào tị nạn để học Anh Văn . Tác giả này đã kiện ngược lại vì sách của ông đã có copy right tại văn phòng Patent của Hoa Kỳ và có số chứng minh đàng hoàng.

b) Một tác giả khác cũng có cuốn tự điển Anh-Việt, Viêt-Anh rất nổi tiếng trước năm 1975, sang bên Hoa Kỳ có nhiều nhà xuất bản in lại bán . Tác giả đó đã nói lại với một linh mục, một cách rất cay đắng rằng : Thưa cha, đó là sách của con ai cũng biết, nhưng con không có bằng chứng gì để nói là sách này của con cả . Vì con đã không đăng ký tại tòa Patent .

Trần Trùng Trục

Edited by - Trantrungtruc on 10/14/07 13:31
Go to Top of Page

NCHung

CT/NC
13 Posts

Posted - 10/14/07 :  15:24  Show Profile  Email Poster Send NCHung a Private Message  Reply with Quote
Trantrungtruc mến,

Tôi thấy bạn và tôi cũng chẳng mấy khác nhau đâu. Cả hai cũng rất quyết liệt. Tôi nặng lời với cái "tập quán" coi thường bản quyền của những công trình trí tuệ. Còn bạn thì nặng lời với chính những lời nặng của tôi. Xem ra như thế thì hai chúng ta là hai thái cực... Vậy, để tránh đụng nhau nẩy lửa, tôi ruuuuuuúuttt...bỏ của lấy người!!! Hihihi...

Dẫu vậy, cũng xin thêm tí nữa để "cãi" lấy đươc rằng thì là những điều tôi nói không "lạc đề". Bởi chính cha Thiện Cẩm than phiền là ca khúc thánh ca của ngài bị người ta "luộc lại", "ăn cắp"... Hiển nhiên những từ ngữ này có liên quan ruột thịt với vấn đề bản-quyền. Thêm vào đó lại được đọc những lời lẽ của vài anh em tỏ ra "khinh mạn rể ruôi" cái bản quyền của thiên hạ (Tôi hoàn toàn chưa quen với cái không khí bỡn cợt của forum chúng ta), khiến vấn đề tôi úy kỵ vụt nổ tung.... Kỳ dư, việc cha Thiện Cẩm đúng sai như thế nào, tôi chỉ biết "dựa cột mà nghe" thôi.

Mong là sẽ có dịp đồng-qui với trantrungtruc nha! Tất cả đều là con một Cha mà!

NC Hùng


Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/14/07 :  16:40  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by NCHung

Trantrungtruc mến,

Tôi thấy bạn và tôi cũng chẳng mấy khác nhau đâu. Mong là sẽ có dịp đồng-qui với trantrungtruc nha! Tất cả đều là con một Cha mà!

NC Hùng




Anh NC Hùng kính mến,

Tiếng La tinh ngày xưa có nói: " mmm ..." em quên mất rồi ! Đại khái là "Đường nào cũng đến La Mã hết . " Câu này càng đúng hơn, sau này thủ đô của Giáo Hội rời về đó . Anh ở bên Âu Châu tới đó rất gần, nhưng lại phải đi xe, chắc có nhiều đường đèo nguy hiểm và ghồ ghề . Em ở xa, chỉ đi bằng ... tưởng tượng . Ước chi có chim Phượng Hoàng đưa đi thì thú vị quá .

Cái tính của em nó thẳng như ruột ngựa . Không giận dai bao giờ . Khi nào rảnh anh cứ vào vui chơi với tụi em nhé. Trước lạ sau quen. Hết quen rồi đâm ... lạ . Nhiều lúc em còn chả chơi được với ... em, huống chi là với anh em khác . Đấy, anh thấy em đang "tranh luận" với anh Micae không ? Người hàng xóm không biết tưởng chúng em ... giết nhau đến nơi rồi .

Mến,

Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

ple22

Others
678 Posts

Posted - 10/14/07 :  17:06  Show Profile Send ple22 a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Trantrungtruc

Theo như anh ple22 trích là ấn bản này có Copyright đàng hoàng, nhưng cũng không biết là số mấy, ở Văn phòng Patent nào ? Và ta phải hiểu sự copyright này theo nghĩa "đời" hay ""đạo""?



Post lên đây hình bìa và 2 trang LỜI MỞ ĐẦU của cuốn "LỜI CA BÁI BIỆT" để các bác lãm tường:

Download Attachment: BiaLCBB.pdf
432.44 KB

1. Front Cover
2. Inside Front Cover
3.& 4. Lời Mở đầu
5. Inside Back Cover (Mục Lục)
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/14/07 :  17:19  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hì hì, bác Ba Tê và các bác ôi ! Nhà cháu suốt tuần nay đã phạm vào một sai lầm nghiệm trọng, là đã... ngủ ít quá ! Chỗ nhà cháu làm việc đã có nhiều bạn đồng nghiệp mắc phải bệnh cúm, nghe nói thời điểm giao mùa này, bệnh sẽ lây lan rất nhanh và rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ! Hình như nhà cháu cũng bị "dính" rồi ! Trời đất ơi, hai ngày weekend trôi qua nhanh quá ! Mỗi chủ nhật chuẩn bị đi làm và bắt đầu lại một tuần hùng hục cày cật lực, nhà cháu cứ tưởng như lại một lần nữa phải vác thánh giá leo tuốt lên ngọn đồi Golgotha vậy ! Chúa ơi, con mà bệnh thì rất phiền, vì cả nhà trông cậy vào mỗi cái thằng con !

Hi hi, hôm kia ngay cả bài bác Tiến Cao post có ký tên rành rành thế, mà nhà cháu trông thế nào lại ra tên bác Bách Việt, hết hồn lo chạy vô edit. Giờ thì nhờ bác Ba Tê nhắc, mới phát giác ra cái tực sách mình cũng đã đọc lộn luôn ! Rõ khổ ! Hi hi, thế này thì làm sao đủ sức ra quán nhâm nhi dồi heo với bác Ba Tê mà tưởng nhớ món đến dồi chó quê nhà đây ?!

Bác Nguyễn Công Hùng mến,

Rất cám ơn bác đã tiếp tục trình bày ý kiến, lần này thật là ôn hòa. Thật ra với cảm nhận riêng của nhà cháu, hai ý kiến đầu của bác có quyết liệt thật đấy nhưng không đến nỗi gì là quá đáng, nhất là bác đã có xin lỗi trước rằng có thể lời của mình "sắc" quá chăng. Nhà cháu nghĩ điều quan trọng là anh chị em mình đang muốn trình bày ý kiến xây dựng nào, về vấn đề nào, với thiện chí nào, còn những sắc cạnh hay những vụng về về hình thức thì nhà cháu nghĩ có thể dễ dàng du di cho nhau, cùng lắm thì nhắc khéo nhau chút chút, chẳng phải là điều chi quá quan trọng.

Vấn đề bản quyền trong thánh nhạc theo nhà cháu thì đã đến lúc những người thiết tha với thánh nhạc VN cần phải đem ra thảo luận nghiêm chỉnh rồi. Tất cả những sai sót, vấp váp trong thời ly loạn đã qua thì nhà cháu tin là bất cứ ai cũng rất sẵn lòng cảm thông, nhưng hình như đã đến lúc cả trong nước lẫn hải ngoại, chúng ta cần một lần lắng nghe nhau một cách đầy thiện chí, để có thể đi đến một điểm "đồng qui", một kết luận chung khả dĩ thích hợp với hoàn cảnh và được nhiều người trong cộng đoàn dân Chúa chấp nhận. Sự kiện có nhiều ý kiến rất trái ngược nhau, dẫu sao cũng là lẽ thường tình thôi, và chúng ta cần phải giữ sao cho những lập trường khác biệt đó không làm chúng ta mất đi sự đoàn kết, yêu thương và hiệp nhất.

Không biết các bác có đồng ý với nhà cháu không, là để ngăn ngừa những hậu quả xấu về sau cho giáo hội VN, chúng ta, những người yêu thánh nhạc dù trong bất cứ cương vị nào, đã đến lúc phải tích cực góp phần nhỏ bè của mình để xây dựng một sự đồng tình hay một qui định chung về vấn đề bản quyền ? Trong viễn cảnh đó thì bất cứ ý kiến thiện chí nào được đưa ra, chúng ta cũng cần trân trọng lắng nghe và đón nhận tất cả, vì ích chung.
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/14/07 :  17:34  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hi hi, mới viết bài xong, quay trở vô lại thấy có hai bài mới của bác Ba Tê và bác Ple rồi.

Rất cám ơn bác Ple vì đã cung cấp thêm thông tin liên quan !

Còn bác Ba Tê ạ, bác có thể quay lại edit cái bài post nào đó ở trên của bác, cái mà đã khiến chiều ngang của topic bị kéo dài ra khỏi khung màn hình được không ? Hu hu, nhà em sợ nhất những topic mà phải kéo qua kéo lại con chuột mới đọc được ! Bác giúp nhà em cái, không thôi nhà em "giết" bác thật đấy, bằng bia hay bằng rượu đấy, chứ chẳng chơi đâu !

(He he, hôm qua muốn bệnh tới nơi rồi mà bà chị vợ cứ nhất định đòi tổ chức tiệc đầy năm cho baby nhà cháu. Hic, mệt đứ đừ, nhưng nhà cháu vẫn có thể cụng ly búa xua với bạn bè và người thân, làm một hơi 7 chai Heinneken và 2 ly rượu chát mà chưa thấy thấm thía gì ! He he, bác Ba Tê nghe ghê chưa ? Nhà cháu đang luyện "nội công" mà, vì rủi bác Bách Việt hôm nào có nhã ý ghé thăm xách theo bia bọt, không uống cho hết thì phụ lòng chiến hữu sao ?)

Các bác ơi, bác nào rảnh thì có thể giúp bà con được không: tạm sơ kết lại xem topic này mình đang bàn về những vấn đề gì, mỗi vấn đề nào đang bàn tới đâu, vấn đề nào đã có kết luận tạm ổn, vấn đề nào còn bỏ ngõ, vấn đề nào nên thảo luận tiếp, vấn đề nào nên tách ra một topic mới v.v... ? Hic, nhà cháu lại đang cảm thấy chóng mặt nữa đây, vì không còn biết đường nào mà mò nữa !
Go to Top of Page

youngdinh

Soprano
233 Posts

Posted - 10/14/07 :  18:55  Show Profile  Email Poster Send youngdinh a Private Message  Reply with Quote
Xin chào qúy anh chị

Em chỉ có mấy hàng muốn cùng chia sẻ với các anh chị trong topic này. Khi đã có bức tranh treo ở công cộng có 2 mầu rồi thì cứ để nguyên vậy, và nguyên thủy là như vậy. Nếu có muốn sơn thêm 4, 5 mầu cho đẹp, hay hơn, right ways, high tech... thì PHẢI hỏi tác giả của tác phẩm ấy, nếu không thấy, không biết tên tác giả, không liên lạc được tác giả, mà cũng rất muốn thêm màu thì ghi lại bản mới có những dòng ghi chú, cắt nghĩa, sử dụng, giới hạn, trong phiên bản mới. Em nghĩ làm vậy cũng không khó và sẽ ít rắc rối đúng không các anh chị?

Mai mốt em có mời các bác tới nhà em chơi, thấy nhà em có mổi màu trắng, tự nhiên có bác nào tư vô ra mua sơn xranh về sơn nhà em có nước em tự giận, điên lên mất......em không thích màu gì hết, chỉ màu trắng em đã suy nghĩ bao ngày mới được như vậy.... No Fa No La please... Cảm ơn.

Young Dinh

Edited by - youngdinh on 10/14/07 21:12
Go to Top of Page

Vash.

Others
15 Posts

Posted - 10/14/07 :  22:27  Show Profile Send Vash. a Private Message  Reply with Quote
Nhà cháu đồng ý với bác Youngdinh, xấu đẹp hay dở gì cũng là của người ta, mình có tài giỏi, có giàu thẩm mỹ cách mấy mà người ta không đồng ý sửa đổi thì nên xin lỗi và rút lui. Đấy là chưa biết mình có hiểu được cặn kẽ ý của người ta chưa, có những bản thánh ca của các Tác Giả lão thành vẫn rung động lòng người một cách lạ lùng vì tâm tình đơn sơ nhưng rất chân thành, dẫu chỉ có một bè, hoặ 2 bè thật căn bản và đơn giản. Dẫu không có vấn đề bản quyền đi nữa, ít ra chúng ta cũng nên lịch sự và giữ lễ với nhau ( trước khi trách người ta vô lễ với mình )
Go to Top of Page

gopy

Basso
11 Posts

Posted - 10/14/07 :  23:10  Show Profile  Email Poster Send gopy a Private Message  Reply with Quote
Hi các Bác trong Forum,
Tai hạ lâu lâu mới ghé Forum này . Nhưng từ khi Bác TTT post lên đề tài này thì lòng bỗng thấy tò mò và năng ghé liên tục .
Tai hạ trộm nghĩ Topic này tới đây cũng nên STOP là vừa . Để càng lâu càng ...rối như canh hẹ .
Tai hạ cũng hoàn toàn đồng ý với youngdinh và Vasc.
Khi 1 tác phẩm nào mình không biết rõ xuất xứ thì đừng "chọc" vào kẻo mang họa .
Tai hạ cũng có mấy lời với Bác LBD.
Bác lấy nhạc của Cha Thiện Cẩm để hòa âm . Rồi Bác ra sức chê nhạc Cha Thiện Cẩm về cách cấu kết hòa âm của từng câu . ..Bác đã thấy dở như vậy mà còn hòa âm làm gì cho thêm...rắc rối cái sự đời ???!!!
Không biết trình độ Hòa âm của Bác cao siêu cỡ nào ? Nhưng dù có cao siêu đến đâu thì Bác cũng không nên chê nhạc người khác một cach..tàn sát như vậy .
GOPY

Edited by - gopy on 10/14/07 23:15
Go to Top of Page
Page: of 2 Previous Topic Topic Next Topic  
Next Page
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05