Author |
Topic |
|
tiencao05
CT/NC
736 Posts |
Posted - 10/16/07 : 20:48
|
Thưa các anh chị ,
Trong tuần qua , HĐGM VN lần X đã họp xong, có nhiều thay đổi quan trọng . Chủ tịch HĐGM VN là Đức cha Nguyễn - Văn - Nhơn ( Đà lạt ), tổng thư ký là Đức cha Ngô - Quang - Kiệt ( Hà Nội )đều là các Đức cha rất năng động , trẻ trung . Về Uỷ ban thánh nhạc lại trở về với Đức cha Nguyễn - Văn - Hoà ( Nha Trang ). Đồng thời có thêm 1 Đức cha mới cho giáo phận Cao bằng , Lạng Sơn . Nhà thờ chính toà Thái bình , cũng mới khánh thành vào dịp này rất to đẹp , hài hoà , uy nghi , thanh thoát ....
--------------------------------------------------------------------
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
DANH SÁCH BAN THƯỜNG VỤ VÀ ĐẶC TRÁCH CÁC UỶ BAN
CHO NHIỆM KỲ 2007 – 2010
Danh sách Ban Thường Vụ HĐGMVN như sau: Chủ tịch: GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn / Phó Chủ tịch: GM Giuse Nguyễn Chí Linh / Tổng Thư ký: TGM Giuse Ngô Quang Kiệt / Phó Tổng Thư ký: GM Giuse Võ Đức Minh.
Chức vụ Giám mục đặc trách Chủ tịch GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Phó Chủ tịch GM Giuse Nguyễn Chí Linh Tổng Thư ký TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Phó Tổng Thư ký GM Giuse Võ Đức Minh Uỷ ban Giáo lý Đức tin GM Phaolô Bùi Văn Đọc Uỷ ban Kinh thánh GM Giuse Võ Đức Minh Uỷ ban Phụng tự GM Phêrô Trần Đình Tứ Uỷ ban Nghệ thuật thánh GM Phêrô Trần Đình Tứ Uỷ ban Thánh nhạc GM Phaolô Nguyễn Văn Hòa Uỷ ban Loan báo Tin mừng GM Micae Hoàng Đức Oanh Uỷ ban Giáo sĩ - Chủng sinh GM Antôn Vũ Huy Chương Uỷ ban Tu sĩ GM Giuse Hoàng Văn Tiệm Uỷ ban Giáo dân GM Giuse Trần Xuân Tiếu Uỷ ban Mục vụ Gia đình Giuse Châu Ngọc Tri Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ GM Giuse Vũ Văn Thiên Uỷ ban Di dân ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn Uỷ ban Bác ái Xã hội GM Đaminh Nguyễn Chu Trinh Uỷ ban Văn hoá GM Giuse Vũ Duy Thống Uỷ ban Truyền thông Xã hội GM Phêrô Nguyễn Văn Đệ LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
http://vietcatholic.net/News/Html/48043.htm
-------------------------------------------------------------------
ĐẠI HỘI HỘI ĐÒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM LẦN X Từ ngày 8-12/10-2007
BẢN ĐÚC KẾT
1. Các Đức Cha đã đến tham dự đông đủ, chỉ vắng Đức cha Emmanuel Lê Phong Thuận vì đau yếu.
2. Đại hội đã gửi thư lên Đức Thánh Cha Bênêđictô và Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng để bày tỏ tình hiệp thông với Toà thánh. Ngay ngày đầu tiên, Đại hội đã nhận được thư của Bộ chúc mừng Đại hội.
3. Ban Tôn giáo Chính phủ và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội cũng đến tặng hoa chúc mừng và bày tỏ mối thịnh tình đối với Giáo hội. Nhân dịp này, Quý Đức cha đã thẳng thắn góp ý về cách giải quyết những vấn đề còn vướng mắc về đất đai và về Chủng viện.
4. Nhìn lại một năm qua, các Giáo phận đã có nhiều sáng kiến thực hành Thư Mục vụ 2006 của HĐGM, đặc biệt qua việc học hỏi, thực hành bác ái và đẩy mạnh truyền giáo. Tuy còn nhiều khó khăn, các Giáo phận đã có những phấn đấu đáng kể để phát triển Giáo hội về các mặt: đào tạo nhân sự, xây dựng cơ sở, dấn thân phục vụ người nghèo, người dân tộc….
5. Đại hội đặc biệt ghi nhận nỗ lực làm việc không biết mệt mỏi của các Uỷ ban. Điển hình, Uỷ ban Linh mục và Chủng viện với Ratio chương trình đào tạo cho các Chủng viện được soạn thảo rất công phu; Uỷ ban Bác ái xã hội đã hoạt động tích cực cứu giúp nạn nhân thiên tai hàng chục tỷ đồng; Uỷ ban Phụng tự đã hoàn thành thêm bản dịch sách Bài đọc Mùa Chay, sách lễ Rôma phần Mùa Vọng, Mùa Giáng sinh và Mùa Chay, nhất là có thêm bản dịch sách Lễ Rôma bằng tiếng K'Ho.
6. Trước tình hình giáo dục hiện tại, Đại hội quyết định gửi thư chung cho Cộng đồng Dân Chúa để gây ý thức về một nền giáo dục toàn vẹn, đào tạo những công dân tương lai tốt đẹp cho xã hội và cho Giáo hội.
7. Một Quy chế mới đã nhanh chóng được chấp thuận đáp ứng những sinh hoạt mới của HĐGM.
8. Đại hội đã bầu Ban Thường vụ và Chủ tịch các Uỷ ban cho nhiệm kỳ 2007 - 2010.
9. Đại hội quyết định tổ chức mừng kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt nam bằng những hoạt động có ý nghĩa nhằm phát huy sức mạnh của mọi thành phần Dân Chúa để phát triển Giáo hội.
Hà nội, ngày 12 tháng 10 năm 2007 Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt Tổng Thư ký HĐGM VN
http://vietcatholic.net/News/Html/48044.htm
------------------------------------------------------------------
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Cha Đặng Đức Ngân làm Giám Mục Lạng Sơn (VietCatholicNews 12/10/2007) http://vietcatholic.net/News/Read.aspx?id=48019
VATICAN. Hôm 12-10-2007, Phòng Báo Chí Tòa Thánh loan báo: ĐTC Biển Đức 16 đã bổ nhiệm Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Tổng đại diện Giáo Phận Hà Nội kiêm Cha Sở Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội, làm tân Giám Mục giáo phận Cao Bằng Lạng Sơn.
Cha Đặng Đức Ngân, năm nay 50 tuổi, sinh ngày 16-6 năm 1957 tại Hà Nội, theo học tại Đại chủng viện Hà Nội (1981-1987), thụ phong LM ngày 8-12-1987, làm Cha Sở giáo xứ Thượng Thụy và Cổ Nhuế (1988-1993), du học tại Đại Học Giáo Hoàng Urbaniano ở Roma (1994 đến 1999), và đậu tiến sĩ Giáo Luật tại đây.
Giám mục được bổ nhiệm Đặng Đức Ngân
Trở về nước, Cha Giuse Ngân làm Giáo Sư Đại chủng viện (từ năm 1999), bí thư tòa TGM Hà Nội (1999-2002), thư ký HĐGM (từ năm 2000), Đại Diện GM (2001-2003). Từ 4 năm nay cha làm Cha sở Nhà thờ chính tòa Hà Nội kiêm Tổng Đại Diện giáo phận.
Giáo phận Cao Bằng Lạng Sơn rộng gần 15 ngàn cây số vuông, với dân số hơn 1 triệu 618 ngàn người, trong đó chỉ có 6.135 tín hữu Công Giáo với 5 Linh mục giáo phận và một số nữ tu. Giáo phận này trống tòa từ hơn 2 năm rưỡi, sau khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được Tòa Thánh bổ nhiệm làm TGM Chính Tòa Hà Nội ngày 19-2-2005. (SD 12-10-2007) LM. Trần Đức Anh, OP
---------------------------------------------------------------------
LỄ KHÁNH THÀNH VÀ CUNG HIẾN NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ THÁI BÌNH http://vietcatholic.net/News/Html/48114.htm
Hôm nay 13.10.2004, chúng tôi từ về dự lễ khánh thánh và cung hiến Nhà thờ chính Toà Thái Bình. Chỉ khoảng một giờ rưỡi, xe chúng tôi đã chạy hết quãng đường Hà Nội-Nam Định và băng băng tiến vào đất Thái Bình. Cây cầu Tân Đệ hoành tráng bắc ngang dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa đã thay thế cho chiếc phà cùng tên vất vả ì ạch đưa người sang sông từ gần một thế kỷ. Con đường từ Tân Đệ về Thái Bình cũng đã được mở rộng và trải nhựa phẳng lỳ, cho nên chỉ khoảng 20 phút sau chúng tôi đã tới thành phố Thái Bình, hiền hoà như tên gọi của mình, nổi lên giữa cánh đồng mầu mỡ bậc nhất của châu Thổ sông Hồng.
Chúng tôi tới TGM nằm ở cuối đường Trần Hưng Đạo, gần bờ sông Trà Lý và lập tức chúng tôi bị chìm trong biển người xe. Chúng tôi thấy ở đấy đã đầy các xe biển số Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên. Dường như hôm nay mọi con đường đều dẫn đến Nhà thờ Chính Toà. Các linh mục, tu sĩ, giáo dân trở về từ các giáo phận và giáo xứ đang gặp gỡ, trò truyện vui tươi, tràn ngập khu vực TGM và Nhà thờ Chính toà. Các giám mục vừa kết thúc kỳ Đại hội Giám mục tại HN cũng về tham dự lễ khánh thành. Thái Bình hôm nay cách nào đó là điểm hẹn của cả nước.
Khoảng 9 giờ, đoàn đồng tế với gần 30 giám mục và khoảng hơn 100 linh mục từ khuôn viên Toà Giám bắt đầu tiến bước sang Nhà thờ Chính Toà nguy nga, tráng lệ, giữa những dòng âm thanh và nhịp điệu tưng bừng, hân hoan của dàn kèn đồng có lễ đến hơn trăm chiếc và của những đội trống cũng hoành tráng không kém. Mọi người dừng lại ở tiền đình nhà thờ. Đức cha F.X Nguyễn Văn Sang, Giám mục Chính Toà Giáo phận Thái Bình, cùng Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã cắt băng khánh thành ngôi thánh đường giữa những lời thơ, tiếng kèn, tiếng trống và giữa những tràng vỗ tay sôi nổi và giữa những chùm bóng bay đủ mầu.
Đức ông Giêrônimô Nguyễn Phúc Hạnh, Tổng Đại diện Giáo phận Thái Bình, đọc lời chào mừng quý khách. Ngài cũng cho biết ngôi thánh đường quy nga tráng lệ khánh thành hôm nay nhắc nhớ gia đình giáo phận nhiều điều: Nhắc nhớ phải tri ân công lao khó nhọc của Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang. Nhắc nhớ về ngôi thánh đường cũ mang trên mình những dấu ấn của thời gian cùng những kỷ niệm vui buồn của Giáo phận từ ngày khai sinh. Nhắc nhớ tới công ơn của các Bề trên và các bận tiền nhân của Giáo phận đã quá cố. Nhắc lòng biết ơn đối với quý ân nhân trong ngoài nước. Nhắc gia đình Giáo phận “sống biết ơn hơn nói lời cảm tạ”.
Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm giảng một bài thật ngắn gọn và súc tích. Ngài ca ngợi ngôi nhà thờ xinh đẹp kết tinh tài trí và công sức của giáo phận, của ĐGM giáo phận, của các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn xây dựng ngôi đền thờ tồn tại vĩnh cửu là đền thờ Chúa Thánh Thần trong tâm hồn mỗi tín hữu.
Phần dâng của lễ được Giáo phận chuẩn bị và thực hiện rất ấn tượng và ý nghĩa. 10 nam và 10 nữ mặc y phục cổ truyền dâng bánh miến, rượu nho, nến trắng, hoá sen và những sản vật địa phương trên những mâm son xinh đẹp. Người quê lúa vốn chân lấm tay bùn trên đồng ruộng là thế mà hôm nay trong những bộ lễ phục truyền thống nơi đền thờ như hoá thân thành những con người khác hẳn bởi dung nhan rạng rỡ cùng những cử điệu nhịp nhàng, phảng phất một nét gì đó toát lên từ những bức tượng cổ cân đối, mềm mại, bầu bĩnh, thánh thiện và siêu thoát mà chúng ta còn thấy trong nhiều nhà thờ cổ của các địa phận dòng.
Chúng tôi rất thích những lời thơ cũng là những ước nguyện chân thành được ngâm lên bằng cung giọng sâu lắng mà tha thiết trong khi dâng bánh rượu, hoa nến và các sản vật địa phương. Rằng: Nhị vàng bông trắng lá xanh/ Mừng em rửa tội nhân danh Chúa trời/ Làm con Thiên Chúa Ba Ngôi/ Làm con Hội Thánh đời đời quang vinh. Họăc: Quê hương là chùm khế ngọt/ Xa quê hương thon thót bên tim/ Về Thái Bình ta lại nhớ thêm/ Những đặc sản làm nên xứ Thái/ Bánh cáy Nguyên Xá/ Canh cá Quỳnh Côi/ Ăn vào bổi hỏi bồi hồi/ Râm ran trong máu rằng tôi nhớ nhà/ (…) Ổi Cầu Bo vừa to vừa đẹp/ Chuối Thái Bình được phép vua ban/ Lửng lơ chùm nhãn Hưng Yên/ Cứ gì bầu rượu nắm nem mới là/ (…) Cầu cho mưa thuận gió hoà/ Được mùa trăm họ ấm no ơn trời/ Cầu cho tươi đạo tốt đời/ Cầu cho hạnh phúc mọi người chung quanh.
Trước khi ban phép lành, kết thúc buổi lễ, Đức ông Tôma Trần Trung Hà, Trưởng Ban Cố vấn cũng là Trưởng Ban Kiến thiết của Giáo phận đã thay mặt cộng đoàn dân Chúa trong Giáo phận, cảm ơn quý đấng bậc trong Giáo hội, quý ân nhân trong ngoài nước, quý cơ quan chính quyền các cấp và và đại diện các tôn giáo tại địa phương đã cùng gia đình Giáo phận cất cao lời hân hoan tạ ơn Thiên Chúa, cùng chung chia một niềm vui trong ngày khánh thành và cung hiến Nhà thờ Chính toà Thái Bình, là thành quả và sự kết tinh của những con người đã nhiệt thành cống hiến trí tuệ, sức người, sức của vào việc xây dựng công trình này.
Khoảng 12 giờ thánh lễ mới kết thúc. Nhiều người ào đi chụp hình hoặc chiêm ngưỡng các góc cạnh của ngôi thánh đường trong ngày lịch sử này. Chúng tôi cũng đi một vòng nhà thờ ngắm nhìn toàn bộ quần thể thánh đường và khu vực chung quanh. Sáng nay, luc mới đến, một Đức Giám Mục hỏi chúng tôi: “Ông đi xem nhà thờ chưa? To thật! Đẹp thật! Rất logic!Rất thống nhất trong kiến trúc và trang trí! Hay thật! Chưa thấy ngôi nhà thờ nào mới xây dựng trong những năm gần đây ở mình mà được vậy!”. Chúng tôi thấy lời nhận xét của Đức Giám Mục kia là có cơ sở và chúng tôi nghĩ rằng gia đình Giáo phận Thái Bình có lý để tạ ơn Chúa và để hân hoan mừng lễ to như hôm nay./.
Thái Bình. 13.10.2007. LM. Pr Nguyễn Văn Khai, DCCT.
Hình ảnh và tin liên quan : http://vietcatholic.net/News/Read.aspx?id=48090 http://vietcatholic.net/Albums/71016KTTB16102007/index.htm
|
Edited by - tiencao05 on 10/16/07 21:25 |
|
tiencao05
CT/NC
736 Posts |
|
chilienba
Others
286 Posts |
Posted - 10/31/07 : 08:24
|
quote: Originally posted by tiencao05
Nếu các bạn có thời gian 20' , xin mời nghe bài phỏng vấn Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn về dự án Công nghị Giáo hội CGVN 2010 :
http://vietcatholic.net/radio/71027DHYMan1.mp3
TIEN CAO
Hết xảy, hết xảy! Xin cám ơn chủ tịch bộ TT, à quên, chú gõ mõ TC đã loan tin sốt dẽo cho phố ...sẽ kiếm giờ đễ nghe mp3 chứ đâu thể miss được ?
clb |
|
|
tiencao05
CT/NC
736 Posts |
Posted - 11/15/07 : 01:04
|
Dưới đây là buổi phỏng vấn khoảng 12' về hiện tình Liên đoàn Công giáo tại Hoa Kỳ ( 1 cầu nối quan trọng giữa giáo hội Hoa Kỳ và giáo hội quê nhà ) , cùng những sự kiện quan trọng có tầm mức sâu xa lâu dài của Giáo hội VN . Xin mời bớt chút thời gian vào nghe , và nếu được xin cầu nguyện hoặc góp 1 bàn tay cho các dự kiến này trở thành hiện thực :
http://vietcatholic.net/News/Html/48937.htm
---------------------------------------------------------------------
Để chuấn bị cho Đại hội giới trẻ thế giới , ở các nước đều có đại hội riêng . Các tin liên quan về Đại hội giới trẻ ở miền Bắc VN :
http://vietcatholic.net/News/Html/48922.htm
13.000 người tham dự Thánh Lễ bế mạc Đại Hội giới Trẻ VI tại Hải Phòng (VietCatholicNews 09/11/2007)
Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Miền Bắc đã bế mạc và để lại ấn tượng sâu đậm đức tin với người tham dự
Bốn phương trời ta về đây chung vui
Không phân chia giọng nói tiếng cười
HẢI PHÒNG -- Trong hai ngày 8 và 9 tháng 11, Hải Phòng đã trở thành trái tim của Giới trẻ Công giáo miền Bắc. Từ miền sơn cước Lạng Sơn – Cao Bằng đến đồng quê năm tấn lúa Thái Bình; từ Thủ đô Hà Nội đến vùng rừng núi Hưng Hóa; từ Vinh, đến vùng Quan Họ Bắc Ninh; từ Bùi Chu, Phát Diệm, cái nôi của Giáo Hội Công giáo, đến miền quê Thanh Hóa, các Bạn Trẻ nô nức lên đường về Hải Phòng, điểm hẹn của Đại Hội Giới Trẻ các Giáo phận miền Bắc lần thứ sáu.
Với đề tài được chọn “Hãy Theo Thày” (Mc 1,17), Đại Hội đã được tổ chức tại Trung Tâm Hội Chợ và Triển Lãm Quốc Tế Hải Phòng, trên đường đi bãi biển Đồ Sơn. Nghi thức khai mạc Đại Hội được tổ chức long trọng, trang nghiêm, đồng thời mang nét đẹp và rất riêng của người Hải Phòng với vũ điệu và bài hát chủ đề “Hãy Theo Thày”. Thánh lễ khai mạc, hồi 9h00 sáng, do Đức Giám mục Hải Phòng chủ sự, với sự hiện diện của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việtnam, Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám mục Vinh, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục phụ tá Bùi Chu. Cùng với các Đức Giám mục, còn có sự hiện diện của gần 100 Linh mục từ các Giáo phận về tham dự và đồng tế.
Buổi chiều, các đội tuyển từ các Giáo phận và các Bạn Trẻ cùng tham dự chương trình thi Giáo lý Thánh Kinh. Nội dung thi được chọn trong Tin Mừng Thánh Luca, từ chương 4 đến hết chương 9. Đội tuyển Thái Bình đã dành giải nhất trong cuộc thi này.
Sau giờ cơm chiều, Nghi thức chầu Mình Thánh Chúa là đỉnh cao của Đại Hội. 10,000 cây nến được phân phát cho các Bạn Trẻ. Dưới ánh sáng lung linh huyền diệu của những ngọn nến sáng, lời cầu nguyện của Đức Giám mục và của 6 Bạn Trẻ được cất lên, trong bầu khí nghiêm trang và thiêng thánh. Những bài hát, những cử điệu, đã thực sự giúp mọi người tham dự vươn lên gặp gỡ và tâm sự với Đấng Vô Hình. Vâng, Ngài đã trở nên hữu hình và hiện diện giữa chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể. Những tâm tư, những băn khoăn trăn trở, những lo âu bức xúc trong cuộc đời các Bạn Trẻ được dâng lên Đức Giêsu, với lòng cậy trông và phó thác sâu xa, hòa với lời ca du dương, nhẹ nhàng và sâu lắng của nhạc phẩm “Niềm xác tín của con”
Sau giờ chầu Thánh Thể, các Bạn Trẻ được tham dự chương trình thắp đèn trời thật ngoạn mục và ấn tượng. Trên 200 chiếc “đèn trời” được thả lên không trung, mang theo những lời cầu nguyện của các Bạn Trẻ, hòa vào vũ trụ với mong ước rằng những lời cầu nguyện ấy sẽ lên tới Chúa và được Ngài đoái thương nhận lời. Những chiếc đèn trời bay xa, bay xa theo chiều gió, trở thành những điểm sáng chói trên bầu trời Hải Phòng.
Chương trình Dạ Hội Thánh ca được khai mạc từ 21h00 tối 8-11. Các phái đoàn Giới trẻ đều đem đến Hải Phòng những tiếc mục đặc sắc, chuẩn bị công phu để giới thiệu và giao lưu trong chương trình này. Những chiếc áo màu chàm của xứ Lạng, những điệu múa mang đậm tính dân gian từ Hưng Hóa, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, hòa điệu với làn quan họ của các liền anh liền chị đến từ xứ Bắc đã làm nên vẻ phong phú đa dạng của Đại Hội. Phải kể đến những tác phẩm hợp xướng rất công phu do các Bạn Trẻ của ba Giáo hạt Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương. Mối tiết mục mang một sắc màu, một nội dung, một phong cách trình bày, nhưng đều được thể hiện với trọn vẹn niềm tin cậy yêu mến đối với Thiên Chúa, với Giáo Hội và tha nhân. Chương trình được kết thúc vào quá nửa đêm và còn tiếp tục với màn bắn pháo hoa rất sinh động.
Tuy vậy, có lẽ nào các Bạn Trẻ lại ngủ trong đêm nay? cuộc gặp gỡ đầy ấn tượng này đã làm cho họ biết nhau và trở nên thân tình. Và thế là những điệu múa điệu hò, những vũ điệu, những bài ca vang lên từng nhóm giao lưu với nhau. Dù chưa mang tính chuyên nghiệp, nhưng không sao, điều quan trọng là mọi người cùng vui, cùng hò, cùng hát, cùng vũ điệu trong tình thân thương tuyệt vời. Những điệu hò, tiếng hát ấy còn vang cho đến khoảng 3 giờ sáng 9-11.
Và, khi mặt trời mọc báo hiệu một ngày mới, những sinh hoạt của Đại Hội lại tiếp tục. Mặc dù nhiều người thức trắng đêm, nhưng không hề mệt mỏi. Sau khi ăn sáng, mọi người tập trung tại Hội trường của Trung Tâm để cử hành lời cầu nguyện ban mai với bài hát xin ơn Chúa Thánh Thần, lời cầu nguyện dâng ngày mới và kinh Lạy Cha.
Sau lời nguyện ban mai là chương trình giao lưu chứng nhân. Sáu bạn trẻ tại một số Giáo phận đã chia sẻ với Đại Hội những cố gắng của bản thân, với ơn Chúa và sự đồng hành của những người thân, và đã vượt qua những khó khăn. Đây không phải là những chuyên viên đến để thuyết trình về một đề tài, nhưng là chính người trong cuộc, chính những nạn nhân đã vượt lên số phận để giữ vững đức tin nơi Chúa và niềm tin nơi tha nhân:
-Giáo phận Hànội: một bạn trẻ khiếm thị đã kiên trì trở thành một nghệ sĩ violon, làm cho cuộc đời đen tối đã trở nên đượm màu xanh của hy vọng và tin yêu. Một bạn trẻ khác của Hànội cũng chia sẻ kinh nghiệm về bảo vệ sự sống. Anh và vợ mình dứt khoát không phá thai theo đề nghị của một số người và nay, thai nhi ấy đã trở thành một cậu bé khỏe mạnh, thông minh và thương cha mẹ.
-Giáo phận Thanh Hóa: một bạn trẻ nghiện ma tuý, nhờ sự giúp đỡ của Cha xứ và của những người bạn tốt, đã cai nghiện và đã lập gia đình, sinh 2 con trai. Hiện nay anh có một gia đình hạnh phúc bên người vợ hiền.
-Giáo phận Bắc Ninh: một bệnh nhân cùi đã vượt lên mọi mặc cảm của bản thân và thành kiến của xã hội, tìm lại sự tự tin và được mọi người thương mến.
-Giáo phận Bùi Chu: một cặp gia đình trẻ đã vượt qua nhiều trục trặc trong tình cảm vợ chồng. Họ đã quảng đại tha thứ, đã tận tình nâng đỡ nhau và cuối cùng hạnh phúc và tiếng cười đã trở lại.
-Giáo phận Hải Phòng: một phụ nữ trẻ mắc HIV do người chồng truyền bệnh. Người chồng đã chết vì SIDA. Thê thảm hơn, chính đứa trẻ duy nhất, là kết quả tình yêu của hai người, cũng đã mắc HIV dương tính. Người vợ trẻ ban đầu định kết liễu cuộc đời. Sau đó, chị đã vươn lên, vì biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới có quyền làm chủ sự sống. Hiện nay chị vẫn lạc quan yêu đời chăm sóc đứa con bất hạnh,.
Sau chương trình “Giao lưu chứng nhân” là Thánh lễ Tạ ơn do Đức Tổng Giám mục Hànội chủ sự. Có khoảng 13,000 (mười ba ngàn) Bạn Trẻ tham dự Thánh lễ. Chủ giải Tin Mừng Thánh Mc 16,14-18, Đức Tổng Giám mục đã căn dặn các Bạn Trẻ về sứ mạng truyền giáo, cụ thể qua việc làm nhân chứng Tin Mừng qua đời sống cầu nguyện và những hoạt động bác ái. Ngài cũng trưng dẫn những việc làm cụ thể để chăm sóc người cùi do các chủng sinh Đại Chủng viện Hànội thực hiện. Việc bác ái này đã có sức thuyết phục các cán bộ cũng như bệnh nhân. Nhờ đó họ có thiện cảm với Giáo Hội.
Với lời thỉnh cầu của Đức Giám mục Hải Phòng, các tham dự viên Đại Hội Giới Trẻ đã được Đức Thánh Cha ưu ái ban ơn Tòan Xá. Không những thế, mọi tín hữu Việtnam, bất luận ở đâu, mà trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ, dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện thiết tha, xin cho các bạn trẻ được vững lòng tuyên xưng Đức tin và sống đời thánh thiện, thì được ơn Tiểu xá, miễn là có lòng sám hối”(Trích nguyên văn Sắc Lệnh của Phủ Xá giải Tông Tòa số Prot. 584071). Đức Tổng Giám mục chủ tế và các Giám mục đồng tế đã cùng ban phép lành cho cộng đoàn tham dự, với ơn Toàn Xá của Đức Thánh Cha.
Sau phép lành với ơn Toàn Xá là nghi thức trao Thánh Giá cho Giáo phận sẽ tổ chức Đại Hội lần thứ VII. Đức Giám mục Hải Phòng đã tâm tình với các Bạn Trẻ qua kinh nghiệm một năm cung nghinh Thánh Giá trong toàn Giáo phận. Ngài ngỏ lời cám ơn đến Đức Tổng Giám mục Hànội, Quý Đức Cha, Quý Linh mục và Tu Sĩ. Sự thành công của Đại Hội là do lòng nhiệt thành của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, nhất là các Linh mục phụ trách và thành viên các Tiểu Ban. Ngài cũng nhắc đến sự cộng tác của các Ban Hành Giáo, các Hội Đoàn. Có những công việc âm thầm và đòi hỏi hy sinh như dọn vệ sinh, trật tự, ẩm thực, trang trí, đón tiếp. Có những công việc đòi hỏi phải đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian như dạ hội Thánh Ca, Phụng vụ, sắp xếp và dẫn chương trình, thi Giáo lý Thánh Kinh, phỏng vấn và cảm thông với những chứng nhân đức tin. Tất cả những công việc đó đều được thực hiện trong tình mến đối với Giáo Hội.
Đức Giám mục Hải Phòng nói tiếp: “Sự thành công của Đại Hội cũng nhờ tình ưu ái của Quý Đức Cha, Quý Cha và các Bạn Trẻ đến từ Giáo phận. Chính sự hiện diện và tham dự nhiệt tình của Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Vị đã là nguồn động viên lớn lao và sâu sắc cho Ban Tổ chức. Đại Hội Giới Trẻ các Giáo phận miền Bắc lần thứ VI đã diễn ra trong ơn Chúa, với sự nỗ lực cộng tác của mọi người. Thật là “THIÊN THỜI ĐỊA LỢI VÀ NHÂN HÒA”. Ngài nói tiếp: “Chúng tôi không tuyên bố bế mạc Đại Hội Giới Trẻ lần thứ VI, nhưng Đại Hội chỉ tạm khép lại để cho tinh thần “Hãy Theo Thầy” được lắng đọng nơi các Bạn Trẻ và thể hiện qua đời sống. Và tôi xin hân hạnh tuyên bố, Đại Hội Giới Trẻ các Giáo phận miền Bắc lần thứ VII năm 2008 là sẽ được tổ chức tại Bùi Chu”.
Giữa những điệu vũ, những tiếng hoan hô, những lời ca rộn ràng, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Phụ tá Bùi Chu đã ngỏ lời với Cộng đoàn và mời mọi người hãy đến với Bùi Chu năm 2008. Thánh Giá được các Bạn Trẻ và các Linh mục Bùi Chu cung nghinh trọng thể, trước sự lưu luyến của Giới Trẻ Hải Phòng, trong điệu ca dìu dặt của bài hát chia tay, lên đường do ca sĩ Gia Ân với vũ đoàn Hải Phòng trình bày: “Này giờ phút lên đường,tạm biệt nhau trong Chúa… này Bạn hỡi xin tạm biệt, lòng tràn bao mến thương. Xin dâng lên những tháng năm qua, tình bằng hữu chúng con chan hòa, nguồn hồng phúc Chúa luôn tuôn tràn, này Bạn hỡi yên tâm lên đường…” Thật tuyệt vời ! thật lắng đọng ! thật sâu xa !
Vâng, Đại Hội đã khép lại,nhưng tinh thần của Đại Hội “Hãy Theo Thày” thì còn mãi. Thánh Giá luân lưu Giới Trẻ đã được rước về Bùi Chu, nhưng sứ điệp của Thánh Giá thì còn lắng đọng. Đó là sứ điệp của tình yêu thương, tha thứ, quảng đại, bao dung để trở nên những môn đệ chân chính của Đức Giêsu. Tòa GM Hải Phòng
--------------------------------------------------------------------
http://vietcatholic.net/News/Html/48994.htm
(VietCatholicNews 15/11/2007)
Ý NGHĨA TRUYỀN GIÁO TRONG ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ MIỀN BẮC 2007
Lời cuối cùng của Chúa Giêsu nói với các môn đệ trước khi Chúa về trời là những lệnh truyền loan báo Tin Mừng (x.Mc 16,14-20). Thế rồi, từ đó xuôi theo dòng thời gian, bước chân nối tiếp bước chân, người nối tiếp người dấn thân ra đi rao giảng Tin Mừng. Người Việt Nam chúng ta diễm phúc được đón nhận Tin Mừng cũng là do các nhà truyền giáo Âu Châu. Có thể nói rằng: lịch sử của Giáo hội Công giáo là lịch sử của những công cuộc truyền giáo mang Chúa đến cho muôn dân. Và chúng tôi thấy, Đại hội Giới trẻ Công giáo miền Bắc vừa qua cũng thấm đẫm ý nghĩa truyền giáo.
Ý nghĩa truyền giáo được thể hiện qua địa điểm tổ chức.
Đại hội Giới trẻ Công giáo miền Bắc lần thứ VI được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Hải Phòng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội được tổ chức tại một địa điểm không phải là cơ sở tôn giáo như Tòa giám mục hay nhà thờ. Địa điểm đó thuộc nhà nước quản lí, nằm giữa lòng đời. Nhớ lại, ngày xưa Chúa Giêsu đã sinh ra, chịu chết và Phục sinh đều ở những địa điểm bên ngoài đền thờ. Tại địa điểm Đại hội diễn ra, những biểu tượng đậm nét tôn giáo đã hoàn toàn thay thế những biểu tượng kinh tế thế tục. Thánh giá Chúa Giêsu Kitô đã được dựng lên ngay giữa một Trung tâm do nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quản lí. Thật là một biểu tượng có ý nghĩa truyền giáo đặc biệt. Thêm vào đó, tòa nhà Trung tâm lại có hình dáng kiến trúc như một con thuyền hay chiếc diều. Đặc tính của thuyền là luôn lướt sóng ra khơi, dong duổi khắp đại dương, nay bến này, mai bến khác; thuyền luôn sẵn sàng dời bến. Đặc tính của diều là luôn bay lượn lên cao. Khi thuyền và diều không chuyển động được nữa, đứng im lìm một chỗ, thì lúc đó chúng đã bị hỏng mất rồi. Người kitô hữu cũng vậy, luôn phải lên đường, nếu không chịu ra đi truyền giáo thì chúng ta đã đánh mất căn tính của mình, bởi lẽ, truyền giáo là bản chất của Kitô giáo.
Ý nghĩa truyền giáo được thể hiện qua những họa tiết trang trí.
Trước hết là logo Đại hội với họa tiết chính là con thuyền truyền giáo có Thánh giá làm cột buồm đang lướt trên sóng biển. Cạnh đó, là 10 con chim hải âu tượng trưng 10 giáo phận miền Bắc đang bay về phía Thánh giá để theo Thày. Thế nhưng, nơi các áo lễ của đoàn đồng tế, thì 10 cánh chim hải âu này lại bay đi chứ không phải bay về phía Thánh giá. Điều đó nhằm nói lên rằng: mọi người đến Đại hội để học theo Chúa Giêsu và rồi phải ra đi loan báo những điều đã học nơi Chúa Giêsu và loan báo chính Chúa. Vạt sau của áo lễ còn được trang trí hình vẽ hai cành vạn tuế kết thành hình trái tim. Cành vạn tuế nói lên chiến thắng vinh hiển của các anh hùng tử đạo Việt Nam; trái tim nói lên tình mến Chúa yêu người. Như thế có còn cách nào làm chứng nhân đẹp hơn là tử đạo; có còn cách nào loan báo Tin Mừng đẹp hơn là một đời sống yêu người như Chúa yêu. Cũng cần nói thêm rằng lễ đài chính của Đại hội cũng được trang trí đầy ý nghĩa truyền giáo: Chính giữa lễ đài là dải lụa khổng lồ và con thuyền cách điệu lướt trên sóng. Dải lụa tượng trưng cho Thần Khí Thiên Chúa đổ tràn xuống đại hội; con thuyền rõ ràng nói lên hành trình ra khơi "đánh lưới người". Hai bên lễ đài là hai khẩu hiệu: "Thập giá Chúa là đường dẫn con đi" và "Lời của Chúa là đèn soi con bước".
Ý nghĩa truyền giáo được thể hiện qua các bài đọc trong phụng vụ.
Bài Tin Mừng thánh lễ khai mạc trích trong chương đầu Tin Mừng Máccô (Mc 1,16-20) và bài Tin Mừng thánh lễ bế mạc trích trong chương cuối Tin Mừng Máccô (Mc 16,14-20). Đại hội dường như muốn gói trọn toàn bộ Tin Mừng Chúa Kitô. Trong thánh lễ khai mạc, Tin Mừng vang lên lời kêu gọi "hãy theo Thày", còn trong thánh lễ bế mạc, Tin Mừng lại giục giã lệnh truyền "hãy ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân". Như thế, trước khi muốn loan báo Tin Mừng thì điều kiện bắt buộc trước đó là phải theo Chúa Giêsu để học hỏi, để noi gương và để sống với Ngài. Tưởng cũng nên biết rằng, những lời nguyện và suy niệm trong giờ Chầu Thánh Thể, phần thi Kinh Thánh và Giao lưu chứng nhân đức tin trong Đại hội cũng thấm đượm nội dung truyền giáo.
Chia tay Đại hội ra về, anh em chủng sinh chúng tôi vào Tòa giám mục Hải Phòng chào đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, đức cha chủ nhà Đại hội. Qua câu chuyện, điều đức cha thao thức nhất là tinh thần truyền giáo của người Công giáo Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng còn rất thấp. Đức cha muốn dùng Đại hội như một dịp đặc biệt để hun đúc nhiệt huyết truyền giáo nơi mọi người. Bởi lẽ, nhìn vào thực tế, trong vài chục năm qua, nếu tính theo tỉ lệ dân số, thì tỉ lệ người Công giáo Việt Nam ngày một giảm dần. Một tỉ lệ làm chúng ta phải suy nghĩ. Nhìn chung người Công giáo chỉ mới có tinh thần "giữ đạo", chứ chưa "truyền đạo". Nhìn sang tinh thần truyền giáo của những anh em Hàn Quốc mà chúng ta thấy xấu hổ. Nhìn sang những người anh em Tin Lành, chúng ta có thể không chấp nhận một số quan điểm thần học của họ, nhưng tinh thần hăng say truyền giáo của họ thì chúng ta phải học tập rất nhiều. Có thể quả quyết rằng mỗi người Tin Lành là một nhà truyền giáo. Một khi đất nước mở cửa hơn, xã hội cởi mở hơn với tôn giáo, thì số tín hữu Tin Lành có khả năng vượt qua số tín hữu Công giáo không phải là điều phóng đại.
Khi đi tham dự cũng như lúc chia tay ra về, chúng tôi thấy dọc hai bên các ngả đường lớn có rất nhiều khu công nghiệp mới xây dựng. Nhớ lại thời xưa trong xã hội nông nghiệp, nhiều dòng tu đã khai phá lập nên những trang trại để cho người dân đến canh tác làm ăn sinh sống và theo đạo. Thế nên, giữa những trang trại đó bao giờ cũng có nhà nguyện hay nhà thờ. Ước chi trong xã hội công nghiệp ngày nay, những chủ doanh nghiệp và những công nhân Công giáo không chỉ mải mê làm ăn kinh tế, mà còn nhiệt thành truyền giáo cho những đồng nghiệp không Công giáo. Để rồi, giữa những khu công nghiệp sẽ mọc lên những ngôi nhà thờ. Có như thế, khi đến những nơi này, người ta không chỉ mải mê kiếm sống nuôi thân xác mà còn thư thái kiếm được cả đời sống tâm linh nuôi linh hồn. Họ sẽ kiếm được sự sống trọn vẹn. Có như thế, mỗi người môn đệ Chúa Giêsu mới thực sự là muối, là men giữa lòng đời. Và cũng ước mong sao, giữa các chung cư khổng lồ đang mọc lên như nấm tại các thành phố lớn Việt Nam, nhà thiết kế luôn dành ra một phòng tâm linh để có chỗ cho những người sống trong đó thực hành các lễ nghi tôn giáo của mình.
Đại hội Giới trẻ Công giáo miền Bắc lần thứ VI chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn ngủi vài chục tiếng đồng hồ, nhưng những cảm xúc còn đọng lại nơi lòng mỗi người tham dự sẽ kéo dài vài chục năm, có khi dài cả cuộc đời. Khẩu hiệu Đại hội "hãy theo Thày" chỉ vẻn vẹn có 3 từ, rất ngắn. Đọc cả khẩu hiệu chỉ mất 1 giây, thế nhưng để thi hành nó thì lại trải dài cả một cõi làm người. Ước chi, mỗi người Công giáo cảm nhận sống động tình thương của Thiên Chúa để có niềm vui sống đạo, từ đó, trong sâu thẳm của lòng mình, mỗi người chúng ta biết thốt lên lời như thánh Phaolô ngày xưa: "Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng" (1Cr 9,16).
Nguyễn Xuân Trường
|
Edited by - tiencao05 on 11/19/07 06:41 |
|
|
tiencao05
CT/NC
736 Posts |
Posted - 11/19/07 : 06:30
|
http://vietcatholic.net/News/Html/49089.htm
Có nhiều anh chị cho biết ở nhiều nơi bị firewall , nên xin phép copy lại bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo :
Ðức Cha Nguyễn Văn Hòa nói về Giáo Hội Việt Nam
PARIS – Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Nguyên Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giám mục Giáo Phận Nha Trang, đã đáp lời mời của Giáo Xứ Việt Nam Paris đến thăm Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam Paris. Ngài sẽ chủ tế thánh lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam vào chủ nhật 18.11.2007. Trong thánh lễ này cũng là ngày lãnh Ân Toàn Xá lần thứ ba và là lần cuối cùng của Năm Hồng Ân, mừng 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam Paris. Sáng thứ bảy, 17 tháng 11 năm 2007, Ngài đã dành cho Giáo Sư Trần Văn Cảnh, biên tập viên « Giaoxuvnparis » và « VietCatholic » một cuộc phỏng vấn. Ngài đã trả lời những câu hỏi liên quan tới :
Những công việc mà Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện cho Giáo Hội Việt Nam Những công việc mà giáo phận Nha Trang đã và đang thực hiện trong lãnh vực đào tạo Một tâm tình với giáo dân công giáo việt nam Paris và hải ngoại.
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa và GS Trần Văn Cảnh
GS Cảnh : Xin kính chào Ðức Cha và xin cám ơn Đức Cha đã cho con được dịp nói chuyện với Đức Cha. Trước hết, Xin Ðức Cha gợi ra vài kết quả quan trọng mà HÐGMVN đã thực hiện được trong những năm gần đây. ĐC Hòa : Xin chào giáo sư. Về Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, tôi xin nói đặc biệt về Các Ủy Ban Giám Mục và tóm gọn thế này : Ðược thành lập vào năm 1980, theo nội qui làm tại Hà Nội ngày 01-05-1980, HÐGMVN qui tụ tất cả các giám mục trong ba giáo tỉnh. Ban đầu, từ năm 1980 đến 1998, ngoài Ban Thường Vụ gồm Chủ Tịch, 2 Phó Chủ Tịch, Tổng thơ ký và 3 Phó Tổng Thơ ký, chỉ có 3 Ủy Ban Giám Mục. Ðó là các Ủy Ban Giám Mục về Phụng tự; về Linh mục, tu sĩ và chủng sinh; và về Giáo Dân. Từ nhiệm kỳ VII, 1998-2001, Có thêm Ủy Ban Giám Mục về Thánh Nhạc. Năm 2001 có thêm 5 Ủy Ban Giám Mục mới. Vị chi tất cả có 9 Ủy Ban Giám Mục. Ðó là các UBGM sau đây :
Về Phụng tự (lập từ 1980) Về Giáo dân (lập từ 1980) Về Linh mục, Tu sĩ và chủng sinh (lập từ 1980), đổi là Giáo sĩ và chủng sinh (từ năm 2001) Về Tu sĩ (biệt lập từ 2001) Về Thánh nhạc và Nghệ thuật thánh (lập từ 1998, 2001) Về Giáo lý Ðức tin (lập 2001) Về Phúc Âm hoá (lập 2001) Về Văn Hoá (lập năm 2001) Về Bác Ái Xâ hội (lập năm 2001) Trong Ðại Hội lần X tại Hà Nội, từ 08 đến 12 tháng 10 năm 2007, 6 Ủy Ban Giám Mục mới đã được thành lập. Như vậy, hiện nay Hội Ðồng Giám Mục, ngoài Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch, Tổng thơ ký và Phó Tổng Thơ Ký, có 15 Ủy Ban Giám Mục làm việc :
- Chủ tịch : Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Phó Chủ tịch : Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh - Tổng Thư ký : Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt - Phó Tổng Thư ký : Giám Mục Giuse Võ Ðức Minh Uỷ ban Giáo lý Ðức tin : Giám Mục Phaolô Bùi Văn Ðọc Uỷ ban Kinh thánh : Giám Mục Giuse Võ Ðức Minh Uỷ ban Phụng tự : Giám Mục Phêrô Trần Ðình Tứ Uỷ ban Nghệ thuật thánh : Giám Mục Phêrô Trần Ðình Tứ Uỷ ban Thánh nhạc : Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hoà Uỷ ban Loan báo Tin mừng : Giám Mục Micae Hoàng Ðức Oanh Uỷ ban Giáo sĩ - Chủng sinh : Giám Mục Antôn Vũ Huy Chương Uỷ ban Tu sĩ : Giám Mục Giuse Hoàng Văn Tiệm Uỷ ban Giáo dân : Giám Mục Giuse Trần Xuân Tiếu Uỷ ban Mục vụ Gia đình : Giám Mục Giuse Châu Ngọc Tri Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ : Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên Uỷ ban Di dân : Ðức Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn Uỷ ban Bác ái Xã hội : Giám Mục Ðaminh Nguyễn Chu Trinh Uỷ ban Văn hoá : Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống Uỷ ban Truyền thông Xã hội : Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Ðệ Từ 3 Ủy ban vào năm 1980, tăng lên 9 vào năm 2001 và vọt lên 15 vào năm 2007. Nếu biết rằng các công việc thường xuyên mà các Ủy Ban này thực hiện được thì sẽ thấy những kết quả mà HÐGMVN đã thực hiện được trong những năm gần đây. HÐGMVN không chỉ lo việc phụng tự, lo cho linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân; mà đã nới rộng phạm vi hoạt động của mình vào những lãnh vực thánh nhạc và nghệ thuật, giáo lý và đức tin, phúc âm hoá, văn hoá, bác ái xã hội; và đang mở ra vào các lãnh vực kinh thánh, gia đình, giới trẻ, đi dân, truyền thông xã hội.
GS Cảnh : Một trong những công việc mà HÐGMVN đã thực hiện là biên Thơ Chung Mục Vụ. Xin Ðúc Cha cho biết nguồn hứng và ảnh hưởng của những thơ chung trong những lãnh vực mà chúng đề cập tới, cho dân Chúa và cho xã hội Việt Nam nói chung. ÐC Hòa : Như mọi người đều biết, các Thư Chung Mục Vụ của HÐGMVN đã được viết, từ những năm gần đây, theo chủ đề :
1999 : Năm thánh 2000 2000 : Sống, làm chứng và loan báo tin mừng trong cuộc sống Kitô hữu 2001 : Ðể họ được sống và sống dồi dào 2002 : Thanh hoá gia đình 2003 : Sứ mạng loan báo tin mừng của Hội Thánh VN hôm nay 2004 : Sống mầu nhiệm Thánh Thể 2005 : Sống lời Chúa 2006 : Sống đạo hôm nay 2007 : Giáo dục hôm nay, xã hội và giáo hội ngày mai Tất cả những chủ đề này đều lấy nguồn hứng từ Tông Huấn « Giáo Hội tại Á Châu » do Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành tại New Delhi, ngày 06 tháng 11 năm 1999. Ðây là một tông huấn có nội dung xúc tích, có tầm quan trọng lâu dài và làm cho người công giáo Á Châu hãnh diện. Châu Á là nơi Chúa đã giáng trần. Nội dung của nó có thể còn được đề cập và khai triển nhiều năm nữa.
Ðức Giêsu là con người Á châu Ngài sinh ra và lớn lên trong một cuộc sống nghèo nàn. Ngài là người tỵ nạn. Ngài vâng phục cha mẹ. Ngài cầu nguyện liên lỉ (s. 10) Ngài sống gần kẻ nghèo, kẻ bị bỏ rơi và thấp bé.. (s. 10) Nhưng Ðức Giêsu bị tố cáo là phạm thượng, một người lỗi luật thánh, một mối họa công khai cần thanh toán (s. 11) Thiên Chúa đã đặt Người làm Trung gian duy nhất của ơn cứu độ. Kèm theo mỗi thơ chung, từ 3 năm nay, có một tài liệu học tập, do Ban Giáo lý soạn. Thành ra ảnh hưởng của các thơ chung tương đối tốt đẹp. Ngoài ra, theo nội dung của thơ chung, một câu châm ngôn đã được chọn để hướng dẫn các sinh hoạt mục vụ, sự cầu nguyện và đời sống giáo dân tại các giáo xứ. Thí dụ thơ mục vụ 2006 đề cập đến đề tài «Sống đạo hôm nay», thì câu châm nhôn đã được chọn là « Yêu thương và phục vụ », viết trên hình vẽ Chúa Giêsu đang rửa chân cho các tông đồ. Câu châm ngôn và hình vẽ đã được chưng trong khắp các nhà thờ trong năm phụng vụ, từ mùa vọng này cho tới mùa vọng sau. Nhiều người ngoại đạo cũng tò mò nhìn đọc. Có người cảm kích. Ðây là một áp dụng sư phạm, phổ biến tốt sứ điệp của giáo hội và góp phần truyền giáo hữu hiệu.
GS Cảnh : Trong những năm gần đây, HÐGMVN giao lưu và góp phần tham dự nhiều hơn với các Giáo Hội Á Châu. Xin Ðúc Cha gợi ra một vài kết quả tích cực do những giao lưu này cho việc mục vụ trong các giáo phận Việt Nam ÐC Hòa : Cùng với một số Giám Mục Việt Nam khác, chúng tôi đã tìm cách tham dự vào công việc của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu từ những năm trước 2000. Sự tham dự này mỗi ngày mỗi tăng thêm. Các cuộc giao lưu này làm chúng ta học hỏi được nơi các Giáo Hội Á Châu khác rất nhiều. Họ đặc biệt trổi vượt về khả năng và kết quả làm việc. Họ làm việc hăng say và có phương pháp, đã phát hành rất nhiều tài liệu. Chúng ta sẽ phải dịch các tài liệu này sang tiếng việt để phổ biến. Nhưng họ cũng thấy rằng họ nói nhiều lý thuyết, còn Giáo Hội Việt Nam mình thì có sức sống thực tế dồi dào, việc dậy giáo lý tốt đẹp, giáo dân sống đạo khá nhiệt thành, ơn gọi còn nhiều. Họ thấy giáo dân Việt Nam yêu mến Giáo Hội hoàn vũ và tha thiết với Giáo Hội Việt Nam. Họ mong muốn sẽ tổ chức tại Việt Nam những cuộc họp liên HÐGM Á Châu. Vấn đề là hiện nay, mình chưa đủ khả năng về cơ sở. Hy vọng vài ba năm nữa, từ khoảng năm 2010, mình sẽ có thể có cơ sở có khả năng tiếp đón Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu. Riêng về khả năng tiếng anh, hiện nay cũng còn là một trở ngại. Nhưng điểm này sẽ được giải quyết tương đối dễ dàng.
GS Cảnh : Xin Ðức Cha vắn tắt cho biết chiều hướng hoạt động mới của HÐGMVN, quyết định vào tháng 10 năm 2007 mới đây, theo đó mục đích mới là « xây dựng Giáo Hội địa phương hiệp thông, yêu thương và phục vụ mọi người ». ÐC Hòa : Một trong những công trình mới sẽ được thực hiện trong những năm sắp tới đây là việc tổ chức "Công Nghị Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vào năm 2010" nhân dịp kỉ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Công việc này đã được HÐGMVN ủy nhiệm cho Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Ngài đã làm một Dự Thảo, nói về ý nghĩa, mục dích và công việc chuẩn bị cho Công Nghị, mà nhiều mạng tin học Công Giáo Việt Nam đã phổ biến gần đây, trong đó có Vietcatholic. Ðây là một dự án lớn, vì trong Công Nghị, Giáo Hội Việt Nam sẽ có dịp nhìn lại những việc đã qua và hoạch định những việc sẽ làm trong tương lai. Các Ủy Ban Giám Mục, Các Ủy ban trù bị, nghiên cứu sẽ có rất nhiều việc phải làm : xem lại các mặt đã có, đánh giá lịch sử những mặt ấy,…,.. sẽ có nhiều mặt nghiên cứu phải thực hiện trong nhiều lãnh vực mục vụ khác nhau : tiên tri, tư tế, mục tử, loan báo tin mừng,…
GS Cảnh : Xin Ðức Cha có đôi lời về khẩu hiệu giám mục của Ðức Cha và về công việc giáo dục đào tạo tại địa phận Nha Trang. ÐC Hòa : Khẩu hiệu giám mục của tôi rút ra từ Phúc Âm Thánh Gioan « Trong tinh thần và chân lý » (Gioan IV, 23). Cả Tinh thần và Chân lý đều ám chỉ sức sống và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Sức mạnh này không chùn chân trước bất cứ một khó khăn nào. Khẩu hiệu này giúp tôi tin tưởng vững mạnh vào sức tác động của Chúa Thánh Thần. Tôi tin rằng có chân lý và có tinh thần là có sức mạnh. Các hoạt động của tôi ở Ðịa Phận Nha Trang tương đối đa tạp, nhưng một trong những lãnh vực thu hút nhiều chú ý của tôi là lãnh vực giáo dục đào tạo. Ngày nay, nhờ cơ sở Ðại Chủng Viện Sao Biển, khởi công xây cất vào năm 1993 và hoàn tất khánh thành ngày 11.04.1996, giáo phận Nha trang có một cơ sở giáo dục đủ khả năng đào tạo giáo sĩ và giáo dân. Về đào tạo chủng sinh linh mục, có hai khoá trình. Khoá trình chính qui và khoá trình bổ túc. Khoá Chính Qui, từ ngày chính thức hoạt động trở lại cho đến nay, Ðại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang đã khai giảng được 8 khoá học chính qui với 247 học viên thuộc 3 giáo phận Nha Trang, Qui Nhơn và Ban Mê Thuột. Cụ thể như sau :
1. Khoá I (1991-1997) gồm 30 chủng sinh 2. Khoá II (1993-1999) gồm 32 chủng sinh 3. Khoá III (1995-2001) gồm 31 chủng sinh 4. Khoá IV (1997-2003) gồm 31 chủng sinh 5. Khoá V (1999-2005) gồm 27 chủng sinh 6. Khoá VI (2001-2007) gồm 31 chủng sinh 7. Khoá VII (2003-2009) gồm 33 chủng sinh 8. Khoá VIII (2005-2011) gồm 32 chủng sinh Trong số 247 học viên, có 154 học viên đã tốt nghiệp, 119 linh mục đang là cha quản xứ hoặc cha phó xứ, 25 đang giúp xứ, trong đó có 16 phó tế, 93 học viên đang trong thời gian tu học tại Ðại Chủng Viện Ngoài những khoá chính qui trên đây, Ðại Chủng Viện Sao Biển đã tổ chức được 2 khoá đặc biệt cho các chủng sinh lớn tuổi tồn đọng của các giáo phận Việt Nam. Khoá Bổ Túc Thần học 2 năm (1993-1995) cho các chủng sinh thuộc 2 giáo phận Nha Trang và Ban Mê Thuột, gồm tất cả 37 học viên : 24 thuộc Nha Trang và 13 thuộc Ban Mê Thuột. Khoá Bổ Túc Thần học 2 năm (2004-2006) để hợp thức hoá một số linh mục và đại chủng sinh lớn tuổi của 10 giáo phận trong toàn Giáo Hội Việt Nam : Lạng sơn, Hưng Hoá, Hà Nội, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Kon Tum, Ðà Lạt, Phan Thiết, Phú Cường,. Khoá này qui tụ 75 học viên. Hiên nay, Ðại Chủng Viên đã tiếp nhận một khoá Bổ Túc Thần Học ngắn hạn mới, dành cho các chủng sinh lớn tuổi còn sót lại của các giáo phận. Khoá bổ túc này đã được khai giảng vào đầu niên học 2007-2008, gồm trên 80 học viên. Tại Tòa Giám Mục hàng năm có Khoá thần học tu sĩ cho các tu sĩ trong địa phận. Khoá học này kéo dài 5 năm, mỗi năm 1 tháng
Về việc đào tạo tông đồ giáo dân, chính yếu có 5 loại khoá trình sau đây : Hội Ðồng Giáo Xứ, Giáo lý viên, Ca đoàn, Giới trẻ và Nghệ thuật thánh. Cho ba loại khoá đầu là Hội Ðồng giáo xứ, Giáo lý viên và Ca đoàn, đã làm được 10 khoá cho mỗi loại, vào tháng 7 hàng năm, mỗi khoá kéo dài 1 tuần. Khoá trình Giáo lý viên, giới trẻ và Thánh nhạc làm việc đặc biệt tốt đẹp.
Ban Giáo lý đã thực hiện được 3 kế hoạch 5 năm; đã soạn và xuất bản được 15 quyển sách thủ bản giáo lý cho học sinh từ 4 đến 18 tuổi, hơn 20 đầu sách hỗ trợ cho việc dạy và học giáo lý, 8 cuốn sách tu đức và cầu nguyện, 100.000 cuốn Kinh Thánh Cựu Ước tuyển chọn.. Năm 2005-2006 có 1.929 thầy cô giáo lý viên và 37.066 học sinh giáo lý.
Ðại Hội Giới trẻ Giáo Phận Nha Trang, từ 2000 đến 2006, đã được tổ chức 4 lần.
Lần thứ nhất, từ 31.12.2000 đến 01.01.2001, với chủ đề « Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta » (Ga I,14) Lần thứ hai, từ 31.12.2002 đến 01.01.2003, với chủ đề « Chúng con là muối đất,…Chúng con là ánh sáng thế gian » (Mt 5,13â14a) Lần thứ ba, từ 31.12.2004 đến 01.01.2005, với chủ đề « Chúng tôi đã gặp Ðấng Cứu Thế » (Ga1,41) Lần thứ tư, từ 31.12.2005 đến 01.01.2006, với chủ đề « Lời Chúa là đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho con đi » (Tv 119, 105)
Ban Thánh nhạc, qua 4 giai đoạn sinh hoạt khác nhau, đã ấn hành và phổ biến nhiều tập thánh ca khác nhau :
1. 1976-1978 : phổ biến
8 tập CA LỜI HẰNG SỐNG
2. 1978-1987 : các sách :
CA KHÚC LÊN ÐỀN, 10 tập; CA KHÚC TRƯỜNG SINH, 5 tập; CA GIÁO LÝ, 2 tập; BÀI CA Ý LỰC, Hai bộ cho 3 năm ABC
3. 1987-2007 : thực hiện được các sách :
THƯỜNG NIÊN ABC VỌNG GIÁNG SINH ABC CHAY PHỤC SINH ABC CHỦ ÐỀ I, về lễ cưới, lễ tang CHỦ ÐỀ 2, về tận hiến
4. 2006 : thực hiện và ra mắt các sách :
THƯỜNG NIÊN ABC, bộ II VỌNG ABC, bộ II CHAY PHỤC SINH, bộ II HÁT CỘNG ÐỒNG, tu chính
GS Cảnh : Năm 2007 là năm kỷ niệm 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris được chính thức thành lập, Xin Ðức Cha cho một cảm tưởng chung về các sinh hoạt mục vụ ở Giáo Xứ và một vài nhắn nhủ về tinh thần và đường hướng tương lai, đặc biệt trong lãnh vực liên hệ giữa một cộng đoàn công giáo Việt Nam hải ngoại với Giáo Hội Mẹ Việt Nam ÐC Hòa : Về Giáo Xứ Việt Nam Paris, tổng quát, tôi biết rằng Giáo Xứ, dưới sự lãnh đạo của Ðức Ông Giuse Mai Ðức Vinh, có nhiều hoạt động mục vụ tốt đẹp. Về giáo dân Việt Nam hải ngoại, tôi có hai ý kiến đơn sơ thế này : Người việt nam ở hải ngoại nên học cái hay của địa phương hải ngoại. Cái hay của họ là tinh thần làm việc. Họ chịu khó làm việc. Họ làm việc có phương pháp, có tổ chức, có nguyên tắc. Nhưng người việt nam ở hải ngoại cũng phải mang cái hay của người việt nam cho người địa phương hải ngoại. Cái hay của người việt nam mình là tình nghĩa gia đình, liên đới giáo xứ, yêu thương quê hương dân tộc, yêu mến giáo hội. Cầu mong cho người việt nam hải ngoại làm sao luôn luôn quân bình thực hiện và xúc tiến được hai điều ấy, thì đi đâu, ở đâu, họ cũng giúp ích được ở đó!
GS Cảnh : Con xin cám ơn Đức Cha rất nhiều. Cầu chúc Đức Cha nhiều ơn lành của Chúa và Giáo hội Việt Nam ngày càng phát triển. Xin Tinh Thần và Chân Lý của Chúa Thánh Thần luôn là sức mạnh hộ phù Ðức Cha và Giáo hội Việt Nam. (Paris, ngày 18 tháng 11 năm 2007) GS Trần Văn Cảnh
|
Edited by - tiencao05 on 11/19/07 06:50 |
|
|
hocali408
Others
115 Posts |
Posted - 11/22/07 : 01:02
|
Buổi lễ Hà Nội - Lạng Sơn đưa và đón đức tân Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân
TẠI TOÀ GIÁM MỤC HÀ NỘI
Chúng tôi đến Nhà thờ Chính Toà khoảng 7 h, chúng tôi thấy nhiều người và một số xe car đã đậu sẵn ở quảng trường trước Nhà thờ Chính toà và trong sân Toà Tổng Giám Mục. Mọi người túm năm tụm ba trò chuyện giữa những lối đi và những hàng ghế đá vương những lá vàng lá đỏ đầu đông trông rất thi vị. Thỉnh thoảng chỗ này chỗ kia phá lên những nụ cười giòn giã làm cho buổi sớm mùa đông giữa lòng Hà Nội thêm ấm cúng.
Khoảng 8 h 40, Đức Tân Giám Mục, với nụ cười rạng rỡ từ Trung tâm Mục vụ của Nhà thờ Chính Tòa tiến sang nhà nguyện của Toà Tổng Giám Mục, giữa những trang pháo tay giòn giã và nụ cười phấn khởi của các linh mục, chủng sinh, tu sĩ và giáo dân Hà Nội.
Tại nhà nguyện, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục. Lập tức chúng tôi thấy những tràng pháo tay không còn và bắt đầu một không khí trầm lắng, linh thiêng và bùi ngùi.
Sau khi kết thúc buổi cầu nguyện, ngỏ lời với cộng đoàn hiện diện, Đức Tân Giám Mục đã nói lên lời cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa đã thương gọi ngài vào sứ vụ mới. Ngài cũng cám ơn Toà Thánh đã tuyển chọn và bổ nhiệm ngài làm giám mục Lạng Sơn; cám ơn Đức Hồng Y, người đã yêu thương và nâng đỡ ngài trong những năm qua; cám ơn Đức Tổng Giám Mục Hà Nội - người đã đề cử ngài lên hàng giám mục; cám ơn quý cha quý thầy quý tu sĩ nam nữ trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, những con người đã đồng hành với ngài trong ơn gọi phục vụ suốt những thập niên vừa qua. Trong tình thương mến, tin tưởng và hy vọng, Đức Tân Giám Mục xin cúi chào và tạm biệt Đức Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y, quý cha quý thầy, quý soeurs và toàn thể cộng đoàn Giáo phận Hà Nội. Ngài cũng xin mọi người đồng hành với ngài trong ơn gọi và sứ mạng mới.
Đây đó chúng tôi nghe thấy những tiếng nức nở, sụt sùi. Chúng tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào, vì biết rằng đã đến giờ vị mục tử đáng kính và đáng yêu mà chúng tôi vốn quen sự hiện diện của ngài ở giữa thành phố này từ gần 20 năm-phải xa cách chúng tôi để lên đường đi phục vụ nơi địa đầu của tổ quốc, nơi có nhiều cơ hội mà cũng nhiều thách thức là giáo phận Lạng Sơn.
Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt cũng đã ngỏ lời với cộng đoàn hiện diện như sau: “Giờ phút chia tay bao giờ cũng ngậm ngùi thương nhớ. Nhất là Đức Tân Giám Mục, người đã gắn bó với chúng ta hơn 50 năm qua. Riêng đối với Toà Giám Mục Hà Nội, ngài đã cộng tác phục vụ với các vai trò là cha xứ, linh mục tổng đại diện, giáo sư chủng viện, thư ký toà giám mục và thư ký HĐGM. Ngài ra đi cũng để lại một lỗ hổng lớn. Nhưng tất cả chúng ta là Giáo Hội, dù ở đâu và làm gì thì cũng đều là Giáo Hội. Chúng ta dâng hiến con người ưu tú nhất của mình để cho Giáo Hội sử dụng. Chúng ta cám ơn sự sáng suốt của Toà Thánh. Trong ngày lễ Đức Mẹ dâng mình hôm nay, sự hiến dâng này của chúng ta thật là ý nghĩa. (…)
Chúng ta là Giáo Hội, chúng ta luôn ở bên nhau. Lạng Sơn-Hà Nội có mối thân tình đặc biệt. Giáo phận Hà Nội luôn ở bên Đức Cha và sẵn sàng làm những gì có thể để giúp Đức Cha. Cụ thể hôm nay chúng con cử Cha Thiên đại diện Giáo phận Hà Nội đi theo Đức Cha để cộng tác với Đức Cha. Chúng con dâng hiến những gì tốt nhất và chọn người tốt nhất để cùng Đức Cha phục vụ Lạng Sơn. Như Đức Mẹ dâng mình thế nào thì sứ vụ giám mục cũng đòi hỏi phải dâng mình như thế. Con thấy làm linh mục thì còn có thời gian để lo cho mình một tý. Làm giám mục thì không còn thời giờ lo cho bản thân mình nữa. (…)
Một lần nữa xin cám ơn Đức Cha về sự phục vụ của Đức Cha tại Giáo phận Hà Nội. Xin kính chúc Đức Cha lên đường bình an và chúng con luôn đồng hành cùng Đức Cha trong lời cầu nguyện để Giáo phận Lạng Sơn dưới sự dẫn dắt của Đức Cha được kết quả tốt đẹp”.
Tiếp theo, cha Giuse Trần Đức Hạnh, Tổng Đại diện Giáo phận Lạng Sơn đã đọc một bài đáp từ rất cảm động gửi đến Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và Đức Tân Giám Mục Lạng Sơn. Ngài gợi đến những đau thương, mất mát, những khó khăn và thiếu thốn của Lạng Sơn và ngài cảm ơn tình yêu thương cũng như sự nghiệp mà Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã làm cho Giáo phận Lạng Sơn trong tư cách là Giám mục và Giám quản.
Cha Tổng Đại diện Giáo phận Lạng Sơn cũng nói lên niềm vui mừng khi có Đức Tân Giám Mục và ngài cũng cám ơn Đức Tân Giám Mục vì vâng lời Toà Thánh đã vui lòng nhận Giáo phận Lạng Sơn và đã phải từ bỏ rất nhiều: “Từ Thủ Đô – quê cha đất tổ-mà ngài đã gắn bó hơn 50 năm nay, hôm nay ngài lên miền rừng núi xa lạ. Như Tổ phụ Apraham xưa, Ngài đã phải từ bỏ biết bao tình cảm và sự nghiệp mà ngài đã gắn bó. Từ một nơi giáo dân sống đạo nề nếp, lên một Giáo Phận ít giáo dân nhất và có rất nhiều chiên lạc, cánh đồng truyền giáo bao la bát ngát, tỷ lệ gần 300 người mới có một giáo dân, đường sá khúc khuỷu quanh co (…)”
Kết thúc Cha Tổng Đại diện Giáo phận Lạng Sơn xin phép đón Đức Tân Giám Mục. Đức Tân Giám Mục hôn chào Đức Hồng Y và Đức Tổng Giám Mục rồi lên đường. Đông đảo quý cha quý thầy quý soeurs, thân nhân của Đức Tân Giám Mục và đại diện giáo dân đã tiễn Đức Tân Giám Mục. Đức Tổng Giám Mục cũng tiễn Đức Tân Giám Mục tới khu vực thị xã Bắc Giang. Tại đây, Cha Xứ Bắc Giang cùng một đoàn quý cha quý thầy và giáo dân Giáo phận Bắc Ninh đã đến chúc mừng Đức Tân Giám Mục và đón Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đi làm lễ khánh thành một nhà thờ nào đó trong vùng.
TẠI TOÀ GIÁM MỤC LẠNG SƠN
Khoảng 11 h, đoàn xe đưa đón Đức Tân Giám Mục tới Lạng Sơn và từ từ tiễn vào cổng nhà Nhà thờ Chính Toà. Chúng tôi thấy khu vực nhà thờ và Toà Giám Mục tràn ngập cờ biển đón mừng. Cha Tổng Đại diện Giáo phận Lạng Sơn chào đón Đức Tân Giám Mục tại cổng nhà thờ. Ngài tặng hoa Đức Tân Giám Mục và đón Đức Tân Giám Mục tiến vào Nhà thờ Chính toà giữa giữa những hồi chuông giòn giã của Nhà thờ Chính toà, giữa những giai điệu hùng tráng của đội kèn đồng và giữa những tiếng hát hân hoan của cộng đoàn giáo dân đứng hàng hai từ cổng đến cửa Nhà thờ Chính Toà.
Tại cửa Nhà thờ Chính Toà, Đức Tân Giám Mục hôn kính tượng chịu nạn, rồi rảy nước thánh trên cộng đoàn hiện diện. Sau đó ngài cùng cộng đoàn tiến vào nhà thờ viếng Thánh Thể và cầu nguyện cho Giáo phận và cho Đức Tân Giám Mục.
Tiếp theo cha Giuse Trần Đức Hạnh, Tổng Đại Diện Giáo phận Lạng Sơn, giới thiệu với Đức Cha đôi nét về Giáo phận:
Trọng kính Đức Tân Giám Mục
Giáo phận Lạng Sơn chúng con rất vui mừng tạ ơn Chúa, vì từ nay Giáo phận chúng con có chủ chăn đến sống giữa đoàn chiên Chúa để yêu thương, chăm sóc, hướng dẫn cùng chia sẻ vui buồn với chúng con.
Kính thưa Đức Tân Giám Mục, Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng với diện tích rộng 15 ngàn cây số vuông, chưa kể Hà Giang, dân số 1.618.000 trong đó chỉ có hơn 6000 giáo dân. Hiện nay giáo phận có 7 linh mục, 9 thầy đại chủng sinh, 20 ứng sinh và ba Dòng Nữ: Phaolô, Mến Thánh Giá và Đa Minh. Giáo phận chỉ có hơn 10 ngôi thánh đường lớn nhỏ đang sử dụng được và còn hơn 10 điểm truyền giáo khác chưa có nhà thờ.
Tuy nhỏ bé nhưng đầy những khó khăn, vì nhiều người bỏ Chúa và quá nhiều người chưa nhận biết Chúa. Hôm nay Đức Cha chọn ngày Đức Mẹ dâng mình trong Đền Thờ để Đức Cha dâng mình tận hiến cho Giáo phận, chúng con hằng cầu nguyện và hết lòng cộng tác với Đức Cha để làm vinh danh Chúa, đem chiên lạc và các chiên chưa thuộc đoàn chiên Chúa về với Chúa.
Xin Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse luôn cầu bầu cùng Chúa cho Đức Cha để Đức Cha chu toàn bổn phận nặng nề mà Chúa đã trao phó.
Xin Chúa đồng hành cùng Đức Cha.
Ngỏ lời với các linh mục, tu sĩ và giáo dân Lạng Sơn, Đức Tân Giám Mục mượn lời thánh Augustino, ngài nói rằng:
“Với anh em tôi là kitô hữu, vì anh em tôi làm giám mục”. Ngài xác tín tâm tình của ngài lúc này là tâm tình cảm tạ. Xác tín của ngài là xác tín phục vụ. Sự hiện diện của quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn giáo dân hôm nay làm cho ngài cảm thấy tình thương của Thiên Chúa lan toả và là dấu chỉ mời gọi ngài phục vụ. Ngài đoan hứa rằng: với tất cả khả năng của ngài, ngài sẽ cố gắng phục vụ giáo phận Lạng Sơn. Đức Tân Giám Mục cũng xin mọi người cùng dâng mình với con để xây dựng Giáo phận.
Theo ngài, Ad Gentes- đến với muôn dân- không phải chỉ là cá nhân ngài mà ngài cùng với các linh mục tu sĩ giáo dân trong Giáo Phận đến với muôn dân. Những khó khăn của Giáo Phận mà Cha Tổng Đại Diện vừa nói đến cũng đồng thời là mỏ vàng của sứ vụ truyền giáo mà Chúa đặt lên vai giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo phận. Tất cả hãy lên đường cho sứ vụ đến với muôn dân trong niềm tin, tình yêu và niềm hy vọng. Đức Tân Giám Mục cũng nói lời cám ơn quý linh mục tu sĩ giáo dân Hà Nội, nơi ngài sống hơn 50 năm. Đối với ngài, sự hiện diện của các linh mục, tu sĩ, giáo dân và thân nhân đến từ Hà Nội, không chỉ là dấu chỉ của sự hiệp nhất mà còn là sự nâng đỡ cụ thể dành cho Giáo phận Lạng Sơn và dành cho ngài trên con đường phục vụ.
Ngay sau khi ăn trưa, trong lúc mọi người đang ra về, chúng tôi thấy Đức Tân Giám Mục trong bộ tu phục quen thuộc, xuất hiện ở hành lang Toàn Giám Mục và bắt đầu ngay sứ vụ chủ chăn của mình bằng cuộc gặp gỡ các linh mục, tu sĩ trong Giáo Phận.
Hôm nay, chúng tôi chứng kiến nhiều tình cảm và cử chỉ tốt đẹp của nhiều người dành cho Đức Tân Giám Mục. Tuy nhiên, chúng tôi hết sức xúc động khi thấy Đức Hồng Y bất chấp tuổi cao sức yếu, đã đi xe lăn xuống nhà nguyện Toà Tổng Giám Mục Hà Nội để cầu nguyện, chúc lành và tiễn chân Đức Tân Giám Mục. Chúng tôi cũng hết sức xúc động khi thấy Ông Cố Đức Tân Giám Mục, bất chấp tuổi cao sức yếu, đã đưa tiễn con của mình lên tận vùng biên ải cho sứ vụ thừa sai. Tại sân Toà Giám Mục Lạng Sơn trong lúc đợi lên xe về Hà Nội, chúng tôi vô tình thấy Ông Cố đang ngồi ở sân vẻ mặt đầy ưu tư. Chúng tôi tin rằng trong ngày lễ Đức Mẹ dâng mình hôm nay, cả Ông Cố nữa, bất chấp tuổi già, vẫn đang tiếp tục được mời gọi để dâng hiến, để cầu nguyện, để đồng hành cùng con mình trong sứ vụ truyền giáo.
Chúng tôi tin rằng Đức Tân Giám Mục có thể yên tâm để chu toàn nhiệm vụ của mình trong vùng biên cương này vì phía sau ngài không những có Chúa mà còn có có bao nhiêu tâm hồn thiện chí đã và đang sẵn sàng đồng hành cùng ngài trong ơn gọi và sứ mạng như Đức Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y và Ông Cố của ngài. /.
21.11.2007. Thái Hà
(http://vietcatholic.net/News/Html/49177.htm)
Tự khiêm thì người ta càng phục. Tự khoe thì người ta càng khinh.
|
|
|
tiencao05
CT/NC
736 Posts |
Posted - 12/03/07 : 10:37
|
Sáng nay tại Lạng Sơn thánh lễ tấn phong Đức Tân giám mục đã được cử hành thật trang nghiêm và trọng thể . Xin hiệp ý cầu nguyện cho Ngài và giáo phận truyền giáo này :
(VietCatholicNews 03/12/2007)
LẠNG sƠN -- Trước sự hiện diện của các giám mục Việt Nam thuộc 3 Miền đất nước, sáng ngày hôm nay 3/12/2007, tân giám mục Giuse Đặng Đức Ngân đã được Đức TGM Ngô Quang Kiệt phong chức tại nhà thờ chính tòa Lạng Sơn. Khẩu hiêu của tân giám mục là "Ad Gentes - Đến với muôn dân". Trong lễ phong chức còn có sự hiện diện của rất đông các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân Công giáo Lạng Sơn với những mầu cờ sắc áo khác nhau biểu trưng cho sự đa dạng của anh chị em dân tộc thiểu số sống trong toàn vùng giáo phận Lạng Sơn. Giuse Trần Ngọc Huấn
Xin xem thêm ít hình ảnh sau :
http://vietcatholic.net/Albums/71203Ngan03122007/index.htm
TIEN CAO |
|
|
tiencao05
CT/NC
736 Posts |
Posted - 12/03/07 : 10:47
|
(VietCatholicNews 02/12/2007)
GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CHÁNH TOÀ LẠNG SƠN – CAO BẰNG
LẠNG SƠN -- Ngày mai 3/12/2007, tại nhà thờ chính tòa Lạng Sơn sẽ diễn ra một biến cố trọng đại của giáo phận nơi địa đầu đất nước – đại lễ tấn phong Giám mục cho Cha Giuse Đặng Đức Ngân, nhân đây chúng tôi xin giới lại ngôi nhà chính tòa mới xây dựng cách đây mấy năm.
Kiến trúc nhà thờ được kết hợp bởi kiểu nhà sàn các dân tộc Miền núi phía Bắc và bộ mái cong kiểu cung đình Việt nam. Có diện tích chiều ngang ba mươi mét và sâu hai mươi lăm mét cả hành lang, có ba lối để lên sàn nhà thờ, nhà thờ có hai mái bộ xếp lên nhau khoảng cách bằng một bức tranh kính mầu, mái trên tượng trưng cho Trời, mái dưới tượng trưng cho Con Người, sàn móng vuông tượng trưng cho Đất, theo quan niệm Thiên, Địa, Nhân, Hoà, nghĩa là con người được hoà giải với Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô qua Mầu Nhiệm Thập giá. Cây tháp chính năm tầng được xây dựng liền với tiền sảnh nhà thờ ngụ ý nói đến Mầu nhiệm Năm Sự Sáng và năm yếu tố tổng hợp, vũ trụ quan Đông phương: Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ.
Hai hướng Bắc-Nam của nhà thờ xây hai tháp nhỏ có hai tầng, mỗi tháp treo một đèn lồng bằng gỗ thắp sáng; phía bắc ngầm nói đến ý trền giáo lên tỉnh Cao bằng và Hà Giang, phía nam nói đến công việc truyền giáo cho tỉnh Lạng sơn. Tất cả các mái nhà thờ và mái các tháp, đầu mái hơi cong lên, và được lợp ngói âm dương màu xanh, diễn tả tâm hồn siêu thoát muốn vươn lên tới Chúa và ngầm hiểu về con thuyền của nền Văn hoá Nông nghiệp Việt nam.
1. Khu sân chính
Cảnh đẹp thiên nhiên ở đây hài hoà với công trình kiến trúc, từ cổng tam quan chay theo trục lộ Văn Miếu tiếp nối với đường Tổ sơn, tạo cho người xem cảm giác dễ chịu. Đây là dãy tường thành cao hai mét, được trang trí bằng những hoạ tiết thuyền, chim Lạc Việt, hạt giống, trái tim, và thập giá. Tất cả đều muốn nói lên việc truyền giáo ở Việt nam và tỏ lòng kính nhớ tổ tiên Lạc Hồng.
Từ hướng tam quan theo lối chính đến tiền sảnh nhà thờ, con đường lớn rộng năm mét, dài ba mươi mét, nằm giữa khoảng sân tiếp nối đường kiệu hình bát giác, có những lối đi nhỏ dẫn đến tượng đài Đức Mẹ và thánh Đa Minh. Phía trước tiền sảnh nhà thờ, có đặt mười hai trống đồng ngầm nhắc mọi người nhớ đến truyền thống đoàn kết tốt đẹp của cha ông.
2. Tượng đài Đức Mẹ và tượng thánh Đa Minh
Từ sân nhà thờ theo hướng Nam, du khách có thể đến xem tượng đài Đức Mẹ theo những lối mòn qua những ụ đất thấp. Tượng đài được chạm bằng một phiến đá quí màu trắng, cao hai mét sáu mươi, nặng gần một tấn, do các nghệ nhân điêu khác nổi tiếng của vùng Non nước (Đà nẵng) thực hiện. Tượng được tạc theo hình dáng một phụ nữ người Tầy và đặt trong một hang đá nhỏ với quần thể núi non thấp, hình thác Bản Dốc, một địa danh lừng lẫy của tỉnh Cao bằng.
Đối diện với tượng đài Đức Mẹ là tượng đài Thánh Đa-Minh, bổn mạng của nhà thờ. Tượng Thánh nhân cũng được tạc trên một tảng đá quý màu trắng, cao hai mét sáu mươi, nặng gần một tấn do các nghệ nhân nói trên thực hiện. Gương mặt Thánh nhân tươi trẻ mang vóc dáng và hình hài Việt nam, tay phải cầm ngọn đuốc cháy sáng, tay trái mang sách Thánh Kinh. Thánh nhân đứng trên thửa ruộng bậc thang như đứng trên cánh đồng truyền giáo để chiếu sáng Đức tin và rao giảng Tin mừng, theo lý tưởng dòng tu ngài đã thành lập là Dòng Anh em giảng thuyết (O.P: Ordo Praedicatorum).
3. Tiền sảnh nhà thờ
Khi đến tiền sảnh nhà thờ, du khách có thể nhìn xem tác phẩm Nước thanh tẩy chạm vằng đá trắng, rộng ba mét rưỡi, dài mười hai mét trải dài trên mặt sàn cầu thang. Tác phẩm chia làm ba phần: phần một gợi nhớ tầu ông No-ê trên biển khơi lênh láng. Ong No-ê đang ló đầu ra khỏi tầu để xem có thấy chim bồ câu trở về báo hiệu trận lụt sắp qua hay không. Phần hai nhắc lại cảnh ông Mô-sê đưa người Do thái vượt qua Biển đỏ cùng với hành trang và gia súc. Nước rẽ ra sừng sững như từng thành hai bên tả hữu. Phần ba mượn hình ảnh xe nước (cũng gọi là cọn) của dân tộc miền núi. Cọn nước muốn liên tưởng đến phép rửa, nguồn mạch sức sống mới do Chúa Kitô mang lại cho những ai tin và đón nhận Người.
4. Giếng rửa tội và tấm bình phong
Giếng rửa tội hình Thánh giá được ghép bằng đá quí đào lấy ngay ở sảnh chính, lòng giếng ghép bằng đá trắng, mặt trên được bao phủ bằng những tảng đá cuội rộng một mét rưỡi, dài ba mét, sâu bảy mươi lăm phân cùng bảy bậc lên xuống. Giếng này mô phỏng giếng làng của dân địa phương.
Bình phong được dùng để che cửa chính nhà thờ theo quan niệm truyền thống cung đình Việt nam, làm cho ngôi nhà thờ được kín đáo theo luật phong thuỷ, đồng thời cũng tỏ lòng kính trọng nơi tôn nghiêm. Đây là một phiến đá trắng diễn tả biến cố Chúa Giêsu sau khi được ông Gioan làm phép rửa tại sông Giođan.
5. Phần nhà thờ.
Những hàng cột vuông vững chắc ngoài hành lang có các bệ đỡ đầu cột, kết hợp với hình Thánh giá nhỏ cùng xà dây như hai cánh tay giang ra để đón những hình người đau khổ chịu đóng đinh. Cửa chính nhà thờ là tấm vách gỗ chạm hai Thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô. Thánh Phê-rô tay cầm chìa khoá, đang ngước mắt lên trời. Dưới hồi cửa là hình con gà đang gáy. Còn Thánh Phao-lô, tay ôm sách Thánh, nét mặt đăm chiêu. Bên dưới hồi cửa có chạm thanh kiếm sắc và những bông hồng.
Cửa hông mặt tiền nhà thờ, về phía nam là hình Thánh Gio-an và Lu-ca, về phía bắc là hình Thánh Mát-thêu và Mác-cô. Bốn vị này mang khuôn mặt Việt nam, mặc y phục Nùng, tay cầm bút nghiên.
Thánh Mát-thêu mang hình mặt người, vì Tin Mừng thứ nhất bắt đầu từ gia phả Chúa Giêsu theo bản tính loài người. Thánh Mác-cô theo hình mặt sư tử, vì đầu sách Tin Mừng thứ hai nói về Thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta là tiếng kêu trong hoang địa có sư tử, cầm thú. Thánh Lu-ca mang hình bò mộng vì đầu sách Tin Mừng thứ ba nói đến tư tế Gia-ca-ri-a dâng chiên bò tế lễ Thiên Chúa. Thánh Gio-an mang hình chim ưng, vì đầu sách Tin Mừng thứ bốn nói về Ngôi Lời Nhập thể chứa đựng Mầu nhiệm siêu việt tựa cánh chim bay cao vút.
Phần còn lại là các cửa ra vào bên hông và cửa sổ. Tất cả những thứ này đều mang hình Thánh giá, hoa hồi và hạt giống.
6. Cung Thánh
Cung Thánh được bao bọc bằng gỗ màu gụ gợi ý trầm tư, với rèm trang trí chạm hình thiên thần, cây trường sinh, sồi Mam-rê, bách tùng và những trái đào trường thọ. Kiểu cách này ngụ ý diễn tả sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Anh sáng nhẹ nhàng phát ra từ những tấm kính mầu là có ý tạo ra một bầu khí êm ả, thích hợp cho sự cầu nguyện riêng tư thầm kín, ngoài những buổi cử hành phụng vụ cộng đồng.
7. Bàn thờ
Bàn thờ là một phiến đá quí. Màu trắng nổi bật, dài hai mét năm mươi phân, rộng chín mươi phân, cao chín mươi sáu phân được chạm khắc tinh vi bằng những hoạ tiết như bánh trường sinh, nho, lúa miến, hoa hồi theo nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong cung Thánh.
8. Giảng đài
Giảng đài đặt tại phía nam gian cung Thánh, làm bằng một phiến đá quí màu xanh, chạm hình cọn nước đang quay, ngụ ý nói Lời Chúa như nước chảy, được kín múc để tưới vào cánh đồng khô cạn là tâm hồn con người. Cọn nước là một phát minh của dân tộc miền núi.
9. Nhà Tạm và Hương án Lời Chúa.
Nhà Tạm làm bằng gỗ, được thiết kế theo mẫu nhà sàn của các dân tộc vùng núi miền Bắc và đặt ở phía nam cung Thánh. Cửa chính nhà Tạm chạm hình trái tim đang bốc lửa cháy.
Hương án Lời Chúa được thiết kế theo kiểu đình làng Việt nam, đặt tại phía bắc cung Thánh với bốn cột thông thoáng. Giữa cột đình có một ngai nhỏ để sách Thánh Kinh. Đình làng là nơi qui tụ dân chúng thì hương án Lời Chúa cũng là nơi tập hợp tín hữu lại để nghe Lời Chúa.
10. Thánh giá, huy hiệu Giám mục
Thánh giá này nhỏ, được chạm bằng gỗ quí, cao bảy mươi phân, rộng năm mươi phân diễn tả cảnh Chúa chịu chết đang hấp hối trên thập giá. Thánh giá được gắn vào một cây trúc, đặt ở phía bên trái cạnh bàn thờ và có thể làm Thánh giá để đi kiệu.
Huy hiệu Giám mục được chạm bằng tấm đá màu trắng đục, rộng năm mươi phân, cao bảy mươi phân, được đặt bên phải cung Thánh kèm theo khẩu hiệu Chạnh lòng thương với các họa tiết trái tim, hoa hồng, chuỗi Mai-khôi.
11. Tranh sơn dầu Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và Thập giá.
Bức tranh sơn dầu, diễn tả Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và thập giá có kích thước cao hai trăm năm mươi phân và rộng hai trăm ba mươi phân, tả cảnh Đức Giêsu Ki-tô chịu khổ hình thập giá, hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.
Chúa Giêsu ngước mắt lên cùng Chúa Cha, vẻ tha thiết nguyện cầu, cạnh một khoảng cách nhỏ tượng trưng Chúa Thánh Thần. Chúa Cha đầy lòng trắc ẩn, đang nhìn Chúa Con thắm thiết yêu thương; các Đấng có khuôn mặt giống nhau.
12. Trần gỗ
Mặt bằng trần gỗ với diện tích bảy trăm năm mươi mét vuông, giật lên bảy cấp, được trang trí chạm khắc mười sáu lồng đèn gỗ, toả ánh sáng vàng. Đỉnh trần cao nhất là hình hoa hồi tám cánh, nơi có hình vòng tròn đồng tâm diễn tả lửa tình yêu và cánh thiên thần bay lượn, xoay quanh hình chén cứu độ.
13. Kính mầu
Hai mươi kính mầu cửa sổ có kích thước một trăm năm mươi phân trên hai trăm phân diễn tả mầu nhiệm Mai khôi, bao bọc chung quanh nhà thờ, bắt đầu từ tay phải Cung Thánh, đi từ Năm Sự Vui đến Năm Sự Sáng. Các Mầu nhiệm này được trình bày theo các nét văn hoá Việt-Nùng.
14. Phù điêu người gieo giống
Hai bức hình có kích thước rộng một thước bốn mươi lăm, dài hai thước bốn mươi được gắn tại hai bức tường nhỏ phần cuối nhà thờ: phía Bắc là tấm phù điêu Người gieo giống, diễn tả cô gái Nùng đang vãi hạt giống trên thửa đất gồ ghề, sỏi đá; bức thứ hai là phục vụ, diễn tả cảnh Chúa Giêsu đang rửa chân cho các Tông đồ. Các vị mặc y phục miền núi.
15. Đường Thánh giá
Mười bốn bức sơn mài dài bảy mươi phân rộng năm mươi phân diễn tả cảnh Đức Mẹ và các nhân vật ăn mặc theo lối Việt-Nùng. Những bức tranh này do các nghệ sĩ Hội Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
16. Chuông nam
Chuông cao một mét chín mươi, được đúc bằng đồng thau, do các nhóm nghệ nhân thuộc phường đúc xứ Huế thực hiện, trên chuông có khắc hoa văn các dân tộc miền núi, lời thánh vịnh và thơ công giáo. Chuông được treo tại tầng thứ hai của cây tháp.
Trên đây là những nét chính về kiến trúc nhà thờ chánh toà giáo phận Lạng sơn – Cao Bằng. Ngôi thánh đường này được cung hiến vào ngày mồng hai tháng 10 năm 2004. Hai vị Hồng y và 22 Giám mục, đông đảo các linh mục, tu sĩ nam nữ cùng bà con tín hữu gần xa tới tham dự. Giáo phận Lạng sơn là một trong những giáo phận nhỏ bé nhất Việt nam tính theo con số giáo dân và nhà thờ hiện tại. Sauk hi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được bổ nhiệm về làm Tổng Giám Mục Hà Nội, giáo phận này đã trống toà hơn 2 năm nay. Ngày 3 tháng 12 sắp tới, chính tại Ngôi Thánh Đường thân thương này sẽ diễn ra Thánh lễ tấn phong Giám Mục cho vị Giám mục chính toà thứ 3 của giáo phận nhỏ bé này kể tử khi được nâng lên hàng giáo phận chính toà vào năm1960. Giuse Nguyễn Ngọc Huân
TIEN CAO |
Edited by - tiencao05 on 12/03/07 10:57 |
|
|
hocali408
Others
115 Posts |
Posted - 12/03/07 : 23:21
|
Tường thuật về Lễ phong chức Tân Giám Mục Lạng Sơn
LẠNG SƠN - Lúc 10h sáng ngày 3 tháng 12 năm 2007, tại nhà thờ Chính Toà giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã diễn ra Thánh Lễ trọng thể tấn phong Cha Giuse Đặng Đức Ngân làm tân Giám Mục coi sóc giáo phận. Đây là một biến cố trọng đại, sau hơn hai năm trống toà, giáo phận đã có vị tân Giám mục trẻ trung – Giám mục chính toà thứ ba của giáo phận. Ngày hôm nay, muôn con tim và tấm lòng cùng hướng về vùng đất địa đầu đất nước để cùng hợp lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và chia sẻ niềm vui lớn lao với giáo phận truyền giáo nhỏ bé nơi đây. Từ sáng sớm, khuôn viên Toà Giám mục và nhà thờ Chính Toà trở nên náo nhiệt rộn ràng bởi có rất đông bà con giáo dân trong và ngoài giáo phận tụ hội về đây, ngoài ra còn có nhiều đoàn khách đến chúc mừng Đức Tân Giám mục và tham dự Thánh Lễ đặc biệt này.
Lạng Sơn – Cao Bằng là giáo phận nhỏ bé nhất trong số 26 giáo phận tại Việt Nam. Hiện nay, giáo phận có khoảng trên 6000 giáo dân và 11 giáo xứ, trên địa bàn ba tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang với khoảng 1,5 triệu người. Trải qua những biến động và khắc nghiệt của lịch sử, chịu tác động của nhiều cuộc chiến tranh đã làm cho cơ sở vật chất của giáo phận trở nên nghèo nàn xơ xác, lại thiếu linh mục tu sĩ trầm trọng nên các sinh hoạt đạo đức ở đây càng thêm khó khăn. Dù vậy, giáo dân nơi đây vẫn giữ vững Đức Tin và lòng yêu mên Chúa. Cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam năm 1960, giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã được nâng lên hàng giáo phận chính toà với Đức Cha Vincent Phạm Văn Dụ làm giám mục chính toà tiên khởi. Năm 1999, Toà Thánh đã bổ nhiệm Cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Giám mục chính toà thứ hai của giáo phận, Ngài đã ra sức tái truyền giáo và khôi phục lại những sinh hoạt đạo đức và củng cố Đức Tin cho đoàn chiên ít ỏi từ lâu đã vắng bóng chủ chăn và linh mục. Có thể nói đây là thời kỳ hồi sinh của giáo phận. Năm 2005, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Hà Nội, kiêm nhiệm Giám Quản Tông Toà Lạng Sơn – Cao Bằng. Sau hơn hai năm trống toà, hôm nay giáo phận đã vui mừng chào đón lễ tấn phong vị Giám Mục Chính Toà thứ ba là Đức Tân Giám mục Giuse Đặng Đức Ngân.
Khuôn viên Nhà Thờ Chính Toà tràn ngập hoa và cờ cùng biểu ngữ cảm tạ và chúc mừng, cùng với những bản nhạc hùng hồn và những vũ điệu do đội kèn đồng và đội trống đến từ giáo xứ Quần Cống – Bùi Chu thể hiện làm cho không khí mỗi lúc càng thêm vui tươi rộn ràng. Niềm vui hiện lên tràn ngập trên khuôn mặt mọi người.
Đúng 9h30, đoàn đồng tế rước từ khuôn viên Toà Giám Mục ra nhà thờ Chính Toà. Tham dự Thánh Lễ hôm nay có các Đức Giám mục đến từ các giáo phận trong cả nước: Hà Nội, Long Xuyên, Đà Lạt, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Bùi Chu, Hưng Hoá, Thanh Hoá, Kontum, Thái Bình, Huế, Mỹ Tho, Hải Phòng, Vinh. Ngoài ra còn có khoảng 180 linh mục và rất đông quý nam nữ tu sỹ, quý khách trong và ngoài giáo phận, quý khách tôn giáo bạn. Ngôi nhà thờ Chính Toà trở nên chật hẹp nhưng ấm cúng tình Chúa, tình người.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã giới thiệu với cộng đoàn sự hiện diện của các Đức Cha, Đức Viện Phụ, quý bề trên dòng, quý linh mục và quý khách đồng thời nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của Thánh Lễ hôm nay. Mở đầu phần chia sẻ, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu đã nêu lên một điểm khá đặc biệt: cách đây 47 năm, một người con ưu tú của Lạng Sơn – Cao Bằng được bổ nhiệm làm Giám mục chính toà tiên khởi của giáo phận Long Xuyên, 39 năm sau đó, một linh mục của giáo phận Long Xuyên lại được bổ nhiệm làm Giám mục Lạng Sơn, sau đó Ngài được bổ nhiệm về làm Tổng Giám mục Hà Nội, và hôm nay đây, một người con tài đức của Hà Nội được bổ nhiệm làm Giám mục Lạng Sơn – Cao Bằng. Tất cả đã nói lên mối thân tình đặc biệt của ba giáo phận, đồng thời qua đó cũng nói lên tinh thần dấn thân và sẵn sa`ng bước theo Thánh Ý Chúa của các vị mục tử. Đồng thời, Ngài đã nêu bật tầm quan trọng của Thiên Chức Giám mục, ý nghĩa của các biểu chương như Nhẫn, gậy Mục Tử, Mũ Mitra,… Ngài đã mượn lời Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Benedict XVI để nhắn nhủ tâm tình tới vị Tiến Chức sắp được tấn phong hôm nay về tinh thần và ý nghĩa cũng như những trách nhiệm mà người mục tử lãnh nhận. Với khẩu hiệu “AD GENTES - ĐẾN VỚI MUÔN DÂN” - Đức Tân Giám mục đã nói lên tâm niệm đời Giám Mục của Ngài. Đó là một hành trình thật dài và ý nghĩa: đến với muôn dân để đem đến cho họ Tin Mừng Tình Yêu, đến với muôn dân để quy tụ họ về đàn chiên của Chúa, đến với muôn dân để chia sẻ vui buồn cuộc sống lữ khách với họ… Thật là ý nghĩa khi cử hành thánh lễ tấn phong Giám mục Lạng Sơn – Cao Bằng vào đúng ngày lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê - bổn mạng các xứ truyền giáo, đó cũng là lời nhắc nhở mọi người, cách riêng Đức Tân Giám mục về bổn phận truyền giáo nơi giáo phận nhỏ bé nhưng rộng lớn này.
Nghi thức tấn phong Giám mục diễn ra thật trang nghiêm với sự chủ phong của Đức Cha Giuse Tổng Giám mục Hà Nội và hai vị phụ phong là Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên (Gm Hải Phòng), Đức Cha Tri Bửu Thiên (Gm Cần Thơ). Cha tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh đã long trọng tuyên đọc Tông Sắc của Đức Thánh Cha về việc bổ nhiệm Tân Giám Mục Lạng Sơn – Cao Bằng. Các phần của nghi thức tấn phong diễn ra trang trọng và xúc động, qua đó nêu bật tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của Chức Giám mục. Vị tân Giám mục được Đức Tổng Giuse đưa về Toà của Ngài ở ngôi thánh đường Chính Toà của giáo phận mà Ngài được trao phó để coi sóc và hướng dẫn. Nghi thức tấn phong kết thúc bằng việc trao ban bình an của các Đức Cha hiện diện dành cho vị Tân Giám mục. Vị tân Giám mục trong bộ phẩm phục mới tiến lên chủ sự thánh lễ đầu tiên của đời Giám mục trong sự xúc động và niềm vui trào dâng của toàn thể cộng đoàn. Cuối thánh lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - chủ tịch HĐGM Việt Nam đã ngỏ lời cách riêng với vị tân Giám mục, chúc mừng và cầu chúc cho Ngài luôn trung thành với chức vụ mục tử mà Chúa trao phó. Đại diện cho giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Cha Giuse Trần Đức Hạnh đã nói lên tâm tình tri ân cảm tạ hồng ân Thiên, cùng với tâm tình mừng vui vì đã có được vị Tân Giám mục sau bao tháng ngày mong đợi và cầu nguyện. Đức Tân Giám mục ngỏ lời cảm tạ Chúa và tri ân mọi thành phần dân Chúa, cách riêng Đức Tổng Giám mục Hà Nội, cũng là vị tiền nhiệm của Ngài đã tin tưởng và đề cử Ngài làm Giám mục giáo phận này, đồng thời, Ngài nói lên tấm lòng tri ân ông bà cố và quý thân nhân đã dâng hiến Ngài cho Chúa. Hành trình dâng hiến cuộc đời, kể từ khi bước chân vào nhà chung rồi vào chủng viện, làm Linh Mục, và đến nay Chúa thương chọn lên hàng Giám mục - tất cả là một chuỗi hồng ân và đầy yêu thương mà Chúa đã tuôn đổ trên tôi tớ trung tín của Người.
Với vị mục tử mới trẻ trung tài đức, chắc chắn đời sống đạo đức của giáo dân Lạng Sơn – Cao Bằng sẽ ngày càng thăng tiến, hạt giống Đức Tin đã ươm trồng sẽ cho hoa trái kết quả dồi dào. Giuse Trần Ngọc Huấn
(http://vietcatholic.net/News/Html/49532.htm)
Tự khiêm thì người ta càng phục. Tự khoe thì người ta càng khinh.
|
|
|
|
Topic |
|
|
|