Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 B. Chọn Bài Hát & Tìm Bài Hát
 Mùa Chay & Phục Sinh
 Thắc mắc Mùa Chay
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

youngdinh

Soprano
233 Posts

Posted - 02/10/08 :  19:48  Show Profile  Email Poster Send youngdinh a Private Message  Reply with Quote
Xin chào qúy anh chị

Em có câu hỏi muốn được các anh chị giúp là trong những điều nên nhớ thứ 4 của mùa chay trong Admin gửi "Không nên độc tấu, hoặc hòa tấu trong phụng vụ, chỉ đệm đàn khi có tiếng hát đi kèm". Vậy chúng em có dược dạo đàn giữa bài hát không? Nghĩa là hát đoạn 1,2,3 dạo đàn sả hơi, tiếp tục 5,6,7 rồi tắt. Không biết chúng em làm vậy có đúng nguyên tắc không hỉ? Hay là phải hát hết luôn rồi tắt? Đôi khi cũng có bài chỉ có 1,2 lời, hát đi hát lại nghe cũng ngán lắm.... Vậy chúng em phải làm sao cho phù hợp với mùa chay vậy? Xin cảm ơn.

Young Dinh

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 02/11/08 :  10:31  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Young Dinh mến,

1. Qui tắc đã rõ ràng: "...chỉ đệm đàn khi có tiếng hát đi kèm".
2. Cách giải quyết:
- sợ hụt hơi, mỏi miệng: thì chia phiên nhau hát;
- sợ nhàn chám, sợ ngán: thì chọn thêm một hai bài nữa.

dovyha
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 02/11/08 :  12:02  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by dovyha

Young Dinh mến,

1. Qui tắc đã rõ ràng: "...chỉ đệm đàn khi có tiếng hát đi kèm".
2. Cách giải quyết:
- sợ hụt hơi, mỏi miệng: thì chia phiên nhau hát;
- sợ nhàn chám, sợ ngán: thì chọn thêm một hai bài nữa.

dovyha



Anh Đỗ Vy Hạ mến,

Anh Youngdinh hỏi về luật, thì câu trả lời của anh phần số một đã nói: "1. Qui tắc đã rõ ràng: "...chỉ đệm đàn khi có tiếng hát đi kèm"." lại không ... rõ ràng cho câu hỏi của anh Youngdinh cho lắm.

Vì anh Youngdinh đã thấy cái "loop hole" của lề luật rồi. Anh hỏi rõ ràng là "Vậy chúng em có dược dạo đàn giữa bài hát không ?

Nếu mà là giữa thì rất hợp với quy luật cho phép "...chỉ đệm đàn khi có tiếng hát đi kèm"." rồi . Anh Youngdinh dạo đàn ( độc tấu hay hòa tấu ) rồi còn hát tiếp chứ đâu có thôi đâu ! Vì ta có thể cắt nghĩa chữ "đi kèm" ở đây là "đi sau" . Theo luật thì người ta bảo chữ này là mơ hồ, không rõ ràng, không chính xác .

Nếu ta hiểu ý của anh Youngdinh như vậy, thì cách đề nghị của anh Đỗ Vy Hạ vẫn chưa giải quyết được những điều đã nói từ "những điều nên nhớ thứ 4 của mùa chay trong Admin gửi" .

Riêng em, nếu anh Youngdinh muốn dựa vào luật thì em chỉ xin trích điều 66 của Huấn Thị "Về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ"
(Instructio de Musica in Sacra Liturgia) do Thánh Bộ Lễ Nghi, Ngày 5 tháng 3 năm 1967 là:

66. Không dược phép độc tấu các nhạc khí đó trong Mùa Vọng và Mùa Chay, trong Tuần Tam Nhật Vượt Qua, và trong giờ Kinh Lễ Cầu Hồn.
.

Luật là luật, không có nói "trước, sau, giữa hay đi kèm" gì hết ?



Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

maitran2020

CT/NC
226 Posts

Posted - 02/11/08 :  16:12  Show Profile  Email Poster Send maitran2020 a Private Message  Reply with Quote

Dạ xin các bác kiên nhẫn cắt nghĩa giùm nhà cháu thêm một tị nữa thôi ạ. Nếu theo chỉ dẫn của Admin thì ban nhạc có được phép chơi một đoạn "introduction" cho bài hát mà ca đoàn sắp hát trong những ngày "cấm" vừa kể không ạ? Hay là chỉ chơi 1 hợp âm ngắn ngủi cho ca đoàn lấy tông mà thôi? Nhà cháu thắc mắc lâu rồi nhưng hơi nhát, không dám hỏi, nhân đây có người hỏi về vấn đề này mới xin hỏi... ké, hy vọng các bác không cảm thấy phiền toái.

Xin chân thành cám ơn.

Mai


Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 02/11/08 :  17:50  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Một cách đơn giản, tôi hiểu thế này:
- "...đệm đàn khi có tiếng hát đi kèm" có nghĩa là tiếng hát quyện theo tiếng đàn, hoà nhập với nhau;
- còn đoạn nhạc dạo đầu, đoạn nhạc dạo giữa hay đoạn nhạc kết (tạm cho là prelude, interlude và postlude) đều là phần trình tấu nhạc cụ không kèm theo (không có) tiếng hát, và có thể là khúc độc tấu hoặc hoà tấu.
Vậy thì theo luật, không nên áp dụng các đoạn nhạc dạo trong mùa Chay.

Cũng cùng một câu xướng trước Phúc Âm (Ngưòi ta sống không nguyên bởi bánh...) có chung một giai điệu được dùng trong hai mùa Thường Niên và mùa Chay, nhưng lối đệm đàn của tay pianist ở Giáo xứ của tôi tuyệt nhiên không hề giống nhau. Trong mùa Thường Niên, anh dạo đầu bằng khúc nhạc Alleluia hân hoan, vui vẻ (dài độ 8 khuông), rồi giòng nhạc cứ thế rộn ràng cho đến kết thúc. Nhưng trong mùa Chay không hát Alleluia, cũng bài hát ấy, không cần nhắc nhở, anh chỉ mớm 3 notes nhạc đầu với một hợp âm, rồi đệm nhẹ nhàng, vừa phải theo tiếng hát, và kết thúc cũng thật êm dịu bằng một vài notes trải nhẹ.
Với tôi, cách đệm đàn như thế thật đúng với Phụng vụ!

dovyha
Go to Top of Page

youngdinh

Soprano
233 Posts

Posted - 02/11/08 :  22:59  Show Profile  Email Poster Send youngdinh a Private Message  Reply with Quote
Xin chào qúy anh chị

Cảm ơn hai anh Đỗ Vy Hạ, Trần Trùng Trục đã giải thích cặn cẽ cho chúng em, như vậy chúng em đã rất hiểu, em thấy mùa chay mà ít hát hoặc không hát thì lại càng hay, nhất là cuối lễ, cha chúc bình an xong, mọi người theo cha ra về im lặng, không hát, không kinh, không kệ...chắc tâm hồn sẽ lắng đọng hơn nhiều...

Young Dinh
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 02/12/08 :  11:16  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Trong bài viết Góp Ý của LM Mi Trần về việc dùng nhạc khí trong Phụng Vụ, ngài đã cắt nghĩa theo Huấn Thị của Giáo Hội như sau:
http://www.calendi.com/thanhnhac/uploaded/mh/HoiDapThanhNhac_Unicode_MiTram.pdf

Câu “13. Những mùa và những lúc nào không được chơi nhạc khí ?


Theo Huấn thị về Thánh nhạc, chương III, 4e : Trừ khi chầu phép lành, còn trong các lễ nghi Phụng vụ, cấm không được đánh đàn trong những trường hợp sau đây :

a) Trong Mùa Vọng từ kinh chiều 1 Chúa nhật I Mùa Vọng đến lễ Vọng Giáng Sinh.

b) Trong Mùa Chay từ thứ tư lễ tro đến kinh Vinh danh đêm lễ Vọng Phục Sinh.

c) Khi cử hành lễ cho người đã qua đời.

Nhưng được phép đánh đàn và các nhạc khí khác :


a) Trong các ngày lễ trọng, lễ kính, lễ bổn mạng chính của một nước, một miền , một nơi, ngày lễ kỷ niệm cung hiến thánh đường, ngày lễ đấng sáng lập dòng tu hay một lễ đặc biệt nào ngoại lệ.

b) Trong Chúa nhật 3 Mùa Vọng, Chúa nhật 4 Mùa Chay, lễ chiều thứ 5 Tuần thánh.

c) Đệm hát trong lễ và kinh chiều.”

Có một điều mình đang thắc mắc là tại sao lại có Chúa nhật 3 Mùa Vọng, Chúa nhật 4 Mùa Chay trong luật trừ này ?

Phải chăng là chủ đề của các bài đọc hay là nghi thức Thánh Lễ có gì khác biệt ? Nếu anh chị nào biết lý do xin chỉ giúp .


Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 02/12/08 :  13:41  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Cả hai Chúa Nhật thứ 3 mùa Vọng (Gaudete Sunday) và Chúa Nhật thứ 4 mùa Chay (Laetare Sunday) đều được gọi là Chúa Nhật của niềm vui mừng, hân hoan. Hai động từ gauderelaetare trong tiếng La-tinh đều có chung nghĩa là mừng vui, hân hoan.

Giữa cuộc hành trình dài của hai mùa Vọng và mùa Chay có cùng một ý nghĩa là mùa ăn năn sám hối và hoà giải hoán cải, Giáo Hội đã dành riêng hai ngày này như một dịp nghỉ xả hơi, cho con cái Người được cảm nghiệm trước một thoáng niềm vui mừng hân hoan của biến cố Chúa giáng sinh và biến cố Chúa sống lại vinh quang; đồng thời như một cách khuyến khích, một cách nâng đỡ con cái Người kiên tâm đi trọn cuộc hành trình sám hối và hoán cải.
Để biểu lộ niềm vui mừng hân hoan, trong hai Chúa Nhật này, vị chủ tế thường mặc phẩm phục màu hồng, còn cộng đoàn thì được phép đàn ca múa hát, nhưng trong chừng mực nào đó thôi, vì còn phải dành niềm vui trọn vẹn cho hai dịp đại lễ Giáng sinh và Phục Sinh.

dovyha

Go to Top of Page

maitran2020

CT/NC
226 Posts

Posted - 02/14/08 :  02:36  Show Profile  Email Poster Send maitran2020 a Private Message  Reply with Quote
Xin cám ơn bác Đỗ Vy Hạ và bác Ba Tê.

Mai
Go to Top of Page

giaodan

52 Posts

Posted - 02/16/08 :  08:48  Show Profile  Email Poster Send giaodan a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Trantrungtruc

Trong bài viết Góp Ý của LM Mi Trần về việc dùng nhạc khí trong Phụng Vụ, ngài đã cắt nghĩa theo Huấn Thị của Giáo Hội như sau:
http://www.calendi.com/thanhnhac/uploaded/mh/HoiDapThanhNhac_Unicode_MiTram.pdf

Câu “13. Những mùa và những lúc nào không được chơi nhạc khí ?


Theo Huấn thị về Thánh nhạc, chương III, 4e : Trừ khi chầu phép lành, còn trong các lễ nghi Phụng vụ, cấm không được đánh đàn trong những trường hợp sau đây :

a) Trong Mùa Vọng từ kinh chiều 1 Chúa nhật I Mùa Vọng đến lễ Vọng Giáng Sinh.

b) Trong Mùa Chay từ thứ tư lễ tro đến kinh Vinh danh đêm lễ Vọng Phục Sinh.

c) Khi cử hành lễ cho người đã qua đời.

Nhưng được phép đánh đàn và các nhạc khí khác :


a) Trong các ngày lễ trọng, lễ kính, lễ bổn mạng chính của một nước, một miền , một nơi, ngày lễ kỷ niệm cung hiến thánh đường, ngày lễ đấng sáng lập dòng tu hay một lễ đặc biệt nào ngoại lệ.

b) Trong Chúa nhật 3 Mùa Vọng, Chúa nhật 4 Mùa Chay, lễ chiều thứ 5 Tuần thánh.

c) Đệm hát trong lễ và kinh chiều.”

Có một điều mình đang thắc mắc là tại sao lại có Chúa nhật 3 Mùa Vọng, Chúa nhật 4 Mùa Chay trong luật trừ này ?

Phải chăng là chủ đề của các bài đọc hay là nghi thức Thánh Lễ có gì khác biệt ? Nếu anh chị nào biết lý do xin chỉ giúp .


Trần Trùng Trục



Xin quí anh chị cho tôi chen vào vài hàng….Chủ đề này thuộc về mùa Chay nhưng vì có dính tới mùa Vọng nên xin được lạc đề 5 phút!

Trong mùa Vọng thiết nghĩ chúng ta có thể được phép đàn solo cả 4 Chúa Nhật nhưng đừng quá đáng làm mất đi tính cách của mùa Vọng! Xin đọc phần trích dẫn nhất là trong phần 67 từ chữ “However… có lien quan đến General Instruction of the Roman Missal sau đây:

http://www.zenit.org/article-11677?l=english


=============
"66. Solo playing of musical instruments is forbidden during Advent, Lent, the Easter triduum, and at services and Masses for the dead.

"67. It is, of course, imperative that organists and other musicians be accomplished enough to play properly. But in addition they must have a deep and thorough knowledge of the significance of the liturgy. That is required in order that even their improvisations will truly enhance the celebration in accord with the genuine character of each of its parts and will assist the participation of the faithful."

According to this document, therefore, solo playing of the organ is prohibited during Advent.

However, while the above criteria are substantially still valid, there appears to be a small opening to solo playing during Advent in the new General Instruction of the Roman Missal.

No. 313 says: "In Advent the organ and other musical instruments should be used with a moderation that is consistent with the season's character and does not anticipate the full joy of the Nativity of the Lord.

"In Lent the playing of the organ and musical instruments is allowed only to support the singing. Exceptions are Laetare Sunday (Fourth Sunday of Lent), Solemnities, and Feasts."

Thus the express prohibition to solo playing of the organ found in "Musicam Sacram" is now limited to the Lenten season while during Advent it now appears possible to do so albeit with moderation and selecting music appropriate for a penitential season.
============
Trong bài của LM Mi Trầm, Cha có nói đến điều 64 và 65 của huấn thị về thánh nhạc, tôi nghĩ có lẽ đó là "Musicam sacram" vì thấy có sự khá trùng hợp về các số tiêu đề trong bài của Zenit.org.

Nhưng điều 313 General Instruction of the Roman Missal cho phép đàn solo trong mùa Vọng!


Xin các anh chị hướng dẫn thêm!

Thân mến

giaodan

PS. Anh Trantrungtruc: tôi còn nợ anh một bài trả lời trong chủ đề nhạc giáng sinh... nợ sẽ được thanh toán trong ngày gần đây, mặc dù mùa giáng sinh đã qua đi và .... chưa tới :-))

Edited by - giaodan on 02/16/08 10:24
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 02/16/08 :  12:10  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Bạn Giáo Dân thân mến,

Trước hết xin mời bạn cùng mình ăn cơm mới nói chuyện cũ nhé:

1) Món nợ Giáng Sinh mình cũng chưa quên đâu ! Mình đang đợi đến cuối năm nay sẽ hát bài: "Mùa Giáng Sinh trước còn nhớ không em " để nhắc khéo bác đấy . Ghẹo bác tí thôi, chuyện đó có gì đâu mà bác phải nói nợ với nần.

2) Hai câu mà mình trích từ bài góp ý của Lm Mi Trầm là lấy từ chủ đề này : “Góp Ý của Linh Mục Nhạc Sĩ Mi Trầm”
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=2024

Tụi mình đã có dịp nói đến bài này từ những ngày xa xưa lắm . Ít là cũng hơn một năm rồi . Trong đó bác Duy Sinh đã rất thận trọng, rất tế nhị, rất âm thần không một tiếng ho he khi post lên . Cũng giống như quân đội Mỹ phải đi rất dè dặt trong những trận hành quân ở IRAQ ấy, sợ mìn nó nổ thì lại "anh trở về hòm gỗ cài hoa" hay nhẹ lắm là cũng "lết đi trên quãng đường quê" thôi.

Mời bác đọc lời trần tình của bác Duy Sinh dưới đây nhé .

Posted - 09/29/06

quote:
Originally posted by n/a

Cám ơn anh Phước đã lưu ý về sự tế nhị.
Chính LM Mi Trầm cũng đã nói đến sự tế nhị của những góp ý, và thật sự cha chỉ muốn chia sẻ những ưu tư của mình cho anh chị em ca trưởng trong nhà catruong.com mà thôi, theo yêu cầu của Sinh này.
LM Mi Trầm phụ trách Thánh Nhạc cho Giáo Phận Nha Trang, mà Đức Cha Hòa lại là GM Nha Trang, nên theo Sinh này, có thể tiếng nói của Cha Mi Trầm sẽ có "truyền thống" hơn, và đáng tin cậy hơn những góp ý qua lại của anh chị em mình trong Forum này. Tuy nhiên, vì chỉ là góp ý của Cha MT chứ không phải là Giáo Luật, nên chẳng ai bắt buộc mình phải theo, phải không?

Theo mình, những góp ý của các Đấng (Cha Đỗ Xuân Quế, Cha Nguyễn Duy, Cha MT....) sẽ giúp anh chị em ca trưởng lưu tâm hơn khi lựa chọn bài hát cho Thánh Lễ, hoặc khi sáng tác thánh ca.

Post vào Forum này, mình đã dành quyền quyết định cho Admin, nên mình tôn trọng ý kiến của Admin, cốt sao các góp ý đừng gây nên tranh cãi mất hòa khí giữa anh chị em với nhau.

Duy Sinh


Đấy, bác hiểu, nếu mình mà có gây lộn tới tai cha thì lần tới bác Duy Sinh có về Việt Nam thăm Lm Mi Trầm thì chắc ngài không cho chụp hình chung nữa đâu.

Trở lại câu hỏi của bác thì mình tạm hiểu như thế này :


Câu 13 và 14 của Lm Mi Trầm dựa vào 2 văn kiện:

1) HUẤN THỊ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ (DE MUSICA IN SACRA LITURGIA)
http://www.thanhnhacngaynay.net/default_files/bai/01_qluat/01_vkghoi/101_huan_thi.html ban hành tại Rô-ma ngày 5 tháng 3 năm 1967 . (Trích điều 66 và 67)

2) "Instruction on Sacred Music and Sacred Liturgy" ban hành tại Rô-ma ngày 3 tháng 9 năm 1958 . http://www.adoremus.org/1958Intro-sac-mus.html .(Trích điều 81 và 83)

Khi ngài viết những câu hỏi đáp này, tôi đoán là ngài chỉ ghi lại những câu thường hay hỏi của các bạn muốn học hỏi về Thánh Nhạc, khi ngài mở các lớp huấn luyện, hoặc có người hỏi "ngang cơ" bất thần phải trả lời . Vì cuối bài viết ngài đã nhấn mạnh là:

“GHI CHÚ : Đa số các câu trả lời trên đây đã được Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Hoà góp ý. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rất mong những góp ý sửa sai và những câu hỏi mới. - Lm. Mi Trầm “ .

Như vậy, trong tinh thần học hỏi, chúng ta cũng nên góp thêm ý kiến với ngài nếu thấy có gì chưa hoàn chỉnh.

Khi ngài viết câu 13 và 14 ở trên thì ở VN vẫn còn đang sử dụng bản dịch hướng dẫn của sách lễ Rôma cũ General Instruction of the Roman Missal, (Missale Romanum ) ban hành ngày 27 tháng 3 năm 1975 . Trong đó điều 313 không có nói gì về mùa vọng như bạn đã trích .

Tháng 11 năm 2002 Rôma mới ban hành một huấn thị mới Institutio Generalis Missalis Romani , bản dịch tiếng Việt mới được chấp thuận và phổ biến mới đây .

Vì tôi không có bản tiếng Việt, nên xin trích lại nguyên văn điều 313 cho các bạn cùng rõ: General Instruction of the Roman Missal
http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml

313. The organ and other lawfully approved musical instruments are to be placed in an appropriate place so that they can sustain the singing of both the choir and the congregation and be heard with ease by all if they are played alone. It is appropriate that, before being put into liturgical use, the organ be blessed according to the rite described in the Roman Ritual.124

In Advent the organ and other musical instruments should be used with a moderation that is consistent with the season's character and does not anticipate the full joy of the Nativity of the Lord.

In Lent the playing of the organ and musical instruments is allowed only to support the singing. Exceptions are Laetare Sunday (Fourth Sunday of Lent), Solemnities, and Feasts."

http://www.usccb.org/liturgy/current/chapter5.shtml#sect3

Nếu xét theo thời gian thì trong văn kiện mới nhất này, Giáo Hội đã nới rộng, dễ dãi hơn trong việc xử dụng nhạc khí trong Thánh Lễ vào Mùa Vọng . Nghĩa là được chơi nhạc "dzừa phải thôi!" Đợi sẽ được đánh thả giàn "full joy" vào lễ Giáng Sinh .

Cám ơn bạn đã "khám phá" và nói đến điều mới mẻ này .

Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

giaodan

52 Posts

Posted - 02/16/08 :  13:48  Show Profile  Email Poster Send giaodan a Private Message  Reply with Quote
Anh 3 Tê

Tôi không biết với biệt hiệu 3 Tê, anh enjoy hay là suffer :-)

Cám ơn anh đã rất chi tiết và mạch lạc rỏ ràng trong việc cùng lạc đề với tôi về chuyện đàn mùa Vong. Thật ra tôi đâu có hỏi gì đâu, chỉ đưa ra số mục 313 để góp ý với anh youngding về việc đàn solo trong mùa Vong. Vì thế tôi tin là sẽ không có khả năng gây lộn với ai trong mùa Chay này. Một phần là vì tôi không biết chắc 'hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi' cho nên không dám đụng đến cát hạt khác, rũi ro đụng nhằm hạt sỏi thì sẽ sớm 'trở về cát bụi' là tiêu đời:-( Phần khác là vì tôi luôn luôn thua bà xã trong việc gây lộn nên chính sách đối ngoại và nội của tôi là chỉ nên gây...trúng chứ không gây lộn :-)

Chúc anh luôn được an mạnh để đóng góp cho diễn dàn này.

giaodan
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05