Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Bản văn bài Đáp Ca
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 02/23/09 :  08:25  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Xin được chia sẻ mẫu giải đáp thắc mắc dưới đây:

Thắc mắc:

Cha Mi Trầm kính mến,

Hiện nay có tình trạng các cộng đoàn và Giáo xứ Việt Nam ở hải ngoại không thống nhất với nhau trong việc sử dụng bản văn bài Đáp Ca. []i(Hình như ở trong nước cũng có tình trạng giống vậy!?)[/i} Có nơi dùng bản dịch của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh, có nơi dùng bản dịch sách lễ Roma của năm 1971 hay 1972 gì đó. Ngay cả Câu Đáp trong nhiều bài Đáp Ca cũng không giống nhau. Tình trạng này gây nên thắc mắc và khó khăn cho các tác giả sáng tác Thánh Ca, đặc biệt là những ai muốn dệt nhạc theo nguyên bản hoặc theo sát với nguyên bản.
Thắc mắc của con là:
1. Ban Thánh Nhạc trực thuộc HĐGMVN lâu nay có văn thư nào đề cập đến tình trạng không đồng nhất nói trên không?
2. Các cộng đoàn và Giáo xứ ở trong nước hiện nay đang sử dụng bản dịch nào? Có đồng nhất theo một chỉ thị nào đó hay cũng "lộn xộn" giống như ở những nơi khác?
Rất mong sự giải đáp của Cha.
Chân thành cám ơn Cha nhiều.

dovyha

Giải đáp của Cha Mi Trầm:

Chào ĐVH,

1. Cho đến nay, bản dịch để đọc trong Thánh Lễ vẫn là bản dịch 1971 vì đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đồng ý và Toà Thánh chuẩn nhận. Đọc bản dịch của nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh thì không hợp pháp. Nhưng thực tế thì các nhà thờ vẫn đọc lung tung. Tuy nhiên, có lẽ mùa Vọng năm nay sẽ có sách mới, do HĐGM chỉnh sửa. Đây sẽ là bản dịch chính thức và dùng trong Phụng vụ trong tương lai.

2. ĐÁP CA phải lấy từ bản dịch 1971 cho đến nay, và tương lai sẽ lấy theo bản mới.

3. Nay có 2 trường phái: Một là làm bài hát theo đúng bản văn và nó sẽ rất khó hay và dài. Hai là lấy đúng câu ĐÁP, cón Phiên khúc thì lấy đúng ý nhưng không thể theo sát từng chữ của bản văn. Đức Cha Hoà đang xin phép Toà Thánh để có một giải pháp rõ ràng. Hãy chờ! Mình vẫn làm theo cách 2 vì nếu có bản dịch mới thì mình cũng chẳng sao.

Chúc sức khoẻ.

MT

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 02/25/09 :  06:37  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Anh Đỗ Vy Hạ và các bạn thân mến,
Hiện nay tại Sàigòn, bộ Thánh Kinh bản chữ lớn và bản chữ nhỏ đều sử dụng bản dịch của nhóm PVCGK (do Đức Hồng Y TGM Sàigòn chuẩn ấn), và cuốn lịch Phụng vụ Công Giáo hằng năm do báo Công Giáo và Dân Tộc xuất bản đều dùng bản dịch TV của nhóm PVCGK. (Ngoài ra, hình như cha Thái Nguyên khi viết TV cũng thường dùng bản dịch của nhóm PVCGK). Điều này thực sự cũng gây cho tôi nhiều trăn trở, không biết bản nào đúng, bản nào chưa đúng - Rất mong có thêm được sự nhận định nơi anh Đỗ Vy Hạ và các bạn - Xin cám ơn - CTH
Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 02/25/09 :  16:26  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Anh Hoàng và quí anh chị mến,

Trước hết, phải nói ngay rằng: một khi đã được các Thẩm quyền địa phương hoặc Hội đồng Giám Mục (HĐGM) chuẩn ấn, những bản dịch khác nhau của bộ sách Thánh Kinh, các sách Phụng vụ, dù là của một hay nhiều dịch giả, cũng đều hợp pháp cho việc giảng dạy, học hỏi, nghiên cứu, v.v... Tuy nhiên, không phải bất cứ bản dịch nào cũng có thể được sử dụng trong Thánh Lễ và trong các Nghi thức Phụng vụ, mà phải là bản dịch được Ủy ban Phụng tự trực thuộc HĐGM Việt Nam chấp thuận và được Toà Thánh châu phê. Hiện nay, như Cha Mi Trầm đã xác nhận trên đây, bản dịch hợp pháp đang hiện hành là ấn bản 1971, in trong các sách Bài Đọc.

Như vậy, vì là một thành phần của Phụng vụ Lời Chúa có bản văn được in trong các sách Bài Đọc, bài Đáp Ca, nếu được đọc trong Thánh Lễ, cũng phải có bản văn hợp pháp thuộc ấn bản 1971 theo như luật định. Xin nhấn mạnh mấy chữ “nếu được đọc trong Thánh Lễ” là bởi vì nếu hát Đáp Ca, chúng ta có thể tuân theo những chỉ dẫn của Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc HĐGM Việt Nam. Trong Thông cáo số 3 về Thánh nhạc, Ủy ban Thánh nhạc xếp bài Đáp Ca vào loại bản văn "được thích ứng khi phiên dịch sao cho hợp với tinh thần của ngôn ngữ và đòi hỏi của sáng tác" ; đồng thời cho phép "khi dệt nhạc, các nhạc sĩ được thay đổi ngôn từ để tạo nét nhạc hoàn mỹ" (xem http://www.catruong.com/tailieu/ba_thongcao.htm).

Dựa theo những chỉ dẫn trên đây, bài Đáp Ca khi được hát, không nhất thiết phải có bản văn hợp pháp thuộc ấn bản 1971, nhưng có thể là bản văn của dịch giả này hay nhóm phiên dịch nọ được dệt nhạc, hoặc cũng có thể là bản văn do nhạc sĩ sáng tác tự sắp xếp lại từ ngữ sao cho thích hợp với điệu nhạc, câu nhạc, ý nhạc, v.v… Vậy thì trừ phi Ủy ban Thánh nhạc sau này có chỉ thị mới mẻ nào khác, việc chọn lựa và sáng tác bài Đáp Ca theo cách “thích ứng” là phương thế tốt nhất. Một điều cần lưu ý ở đây là bài Đáp Ca thuộc loại “ được thích ứng” này bắt buộc phải có sự chuẩn nhận của Thẩm quyền địa phương trước khi được sử dụng trong Phụng vụ. Đó là sự thận trọng hợp lý và dễ hiểu của đấng bản quyền, nhằm tránh tình trạng “đi quá xa” của người sáng tác trong việc “thích ứng” hoặc “thay đổi ngôn từ để tạo nét nhạc hoàn mỹ”.

Chúng ta có thể nêu lên thắc mắc này là: nếu một bài Đáp Ca được dệt nhạc dựa trên bản dịch của một nhóm dịch thuật nào đó (Phụng Vụ Các Giờ Kinh chẳng hạn) có thể được một Thẩm quyền địa phương cho phép sử dụng trong Phụng vụ, vậy tại sao việc sử dụng (đọc) cũng bản dịch đó lại có thể là không hợp lệ?
Theo ngu ý của tôi, thông thường những qui định và luật lệ đều có tính cách đại đồng, tập thể. Để tạo sự hiệp nhất, hài hoà, mỗi thành viên trong một tập thể được mời gọi tuân theo một số qui định chung. Việc sử dụng chung một bản dịch được chấp thuận và công bố trong việc cử hành Thánh lễ và Phụng vụ chắc chắn nhằm tạo nên sự đoàn kết yêu thương và hiệp nhất này. (Vậy nếu sử dụng không đúng với qui định thì có nghĩa là không hợp lệ rồi còn gì!) Dù sao, tôi vẫn tin rằng một bản dịch, nếu có thể được phép dùng để hát ca, ngâm nga, thì cũng có thể được phép dùng để xướng đáp, vì cung giọng xướng đáp của người Việt Nam ta vẫn thường được người ngoại quốc cho là ngâm nga hát ca kia mà! Có điều cũng giống như việc xin phép chuẩn ấn cho một bài hát, mỗi khi vượt ra ngoài những khuôn khổ và qui định, chúng ta biết xin phép và biết chờ đợi sự chấp thuận.

Một vài ý nghĩ thô thiển…

dovyha


Go to Top of Page

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 02/25/09 :  17:51  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Xin cám ơn anh Đỗ Vy Hạ - thân mến - CTH
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05