Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Thánh Nhạc sau Cong Đồng II
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

Kami

122 Posts

Posted - 08/31/02 :  12:18  Show Profile  Email Poster Send Kami a Private Message  Reply with Quote
Liturgical Music After Vatican II

Director of Sistine Chapel Choir Views the State of Affairs

ASSISI, Italy, AUG. 30, 2002 (ZENIT.org-Avvenire).- Post-Vatican II reform opened great possibilities for composers "so long as they enter into the spirit of the rite," says the director of the Sistine Chapel Choir.

For the past 10 years Monsignor Giuseppe Liberto has been the official composer of the national Liturgical Week, which was just held in Assisi. Here, he evaluates the liturgical evolution since the Second Vatican Council.

Q: Next year the liturgical reform will be 40 years old. How do you evaluate it, from the musical point of view?

Monsignor Liberto: Not everything has been valid, and not everything should be despised. Perhaps we should follow the advice of the parable of the wheat and the darnel. Let them grow together, because the time of the harvest has not yet come. But in the meantime, let's discern.

Q: What are the distinctions to be made?

Monsignor Liberto: Above all, there is confusion between liturgical music and sacred music. This is already a first distinction. The term sacred music is quite ambiguous, whereas the object of liturgical music is the celebration.

And the one who composes for the celebration must be conscious of the fact that in the liturgy we celebrate Jesus Christ, the Word made flesh. Instead, many times it is thought that the music during the rite must only celebrate itself, in a sort of narcissistic self-complacency which serves itself only instrumentally of the celebration. In this way, the liturgy is turned into pure performance and sterile ritualism -- precisely what the council eliminated forever.

Q: It should certainly not be a performance, but your musical colleagues lament the fact that, in favoring the participation of the assembly, the liturgical reform has reduced their own bounds.

Monsignor Liberto: There must be understanding of this issue, also. The assembly is all the people of God, who gather to celebrate Christ.

Now, this assembly is articulated in its different forms of ministry. Therefore, the president of the assembly sings as president of it, the deacon as deacon, the psalmist as psalmist, and so, [also] the choir. The response comes from the people of God, who acclaim, etc.

Not all should sing everything, but each one according to his ministry. And one must write differently for each one, which is, precisely, the challenge. Often, there are those who approach liturgical music without being clear about these differences.

Q: Is it, then, just a question of formation?

Monsignor Liberto: I think so. There are areas for composers and musicians, and these are very great, on the condition that they enter into the spirit required by the reform, also as regards musical forms. Today, many old musical forms are no longer workable in the liturgy of Vatican Council II. And we must be conscious of this.

Instead, many reason the opposite way: "Since my music does not fit the liturgy, the liturgical reform has failed." Or, on the contrary, as they are incapable of writing music in more elaborate and complex ways, they reduce everything to a kind of musical minimalism, which often is nothing other than bad taste. Instead, the right way is formation. The musician who wishes to compose for the liturgy must have a specific liturgical education.

Q: To conclude, what is the advice of the director of the Sistine Choir for someone who wishes to be faithful to Vatican II?

Monsignor Liberto: Given that the work is only just beginning and that we are all searching, my advice is to avoid three very dangerous attitudes: idealism -- music as the expression of subjectivism; romanticism -- music in which everything is the resonance of a sort of unknown God; and functionalism -- music reduced to a pure ornament centered on oneself.

However, if sacred music does not become holy music, namely, at the service of the celebration, we will never have true liturgical music.


Kami

122 Posts

Posted - 09/01/02 :  21:32  Show Profile  Email Poster Send Kami a Private Message  Reply with Quote
(Bản dịch tiếng Việt của Đức Ông Nguyễn Quang Sách)
================

Sự cải tổ hậu-Vatican II mở ra những khả năng to lớn cho các nhà sáng tác bao lâu họ đi vào tinh thần của nghi lễ, giám đốc ca đoàn Nhà nguyện Sistine nóị

10 năm qua Đức Cha Giuseppe Liberto đã là người chính thức soạn Tuần Phụng vụ quốc gia, vừa mới họp tại Assisị Ở đây, ngài đánh giá sự tiến triển phụng vụ từ Công đồng Vatican IỊ

Sang năm việc cải tổ phụng vụ sẽ được 40 năm. Đức Cha đánh giá nó làm sao, từ phương diện âm nhạc?

Đức Cha Liberto: Không phải mọi sự đều tốt, và không phải mọi sự đều đáng chê. Có lẽ chúng ta nên theo lời khuyên của dụ ngôn lúa và cỏ lùng. Hãy đễ chúng mọc chung, bởi vì mùa gặt chưa tớị Nhưng trong lúc chờ đợi, chúng ta hãy suy xét.

Q: What are the distinctions to be madẻ
Phải có những phân biệt nào ?


Đức Cha Liberto: Above all, there is confusion between liturgical music and sacred music. This is already a first distinction. The term sacred music is quite ambiguous, whereas the object of liturgical music is the celebration.

Đức Cha Liberto: Trước hết, có sự lầm lẫn giữa nhạc phụng vụ và nhạc thánh. Đó là một sự phân biệt thứ nhát. Từ ngữ nhạc thánh rất mơ hồ, đang khi đối tượng của nhạc phụng vụ là sự cử hành lễ.

Và người sáng tác để cử hành lễ phải ý thức sự kiện là trong phụng vụ chúng ta mừng kỷ niệm Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời biến thành nhập thể. Ngược lại, nhiều khi người ta nghỉ rằng nhạc trong nghi lễ phải tự ca ngợi mình mà thôi, trong một thứ tụ mãn riêng cho mình, coi mình chỉ như dụng cụ cho việc hành lễ. Như vậy, phụng vụ biến thành một sự biểu diễn thuần túy và chủ nghĩa nghi thức vô ích--chính đó là điều công đồng đã loại bỏ mãi mãị

Chắc chắn không nên là một sự biểu diễn, nhưng những bạn đồng nghiệp nhạc của ngài than phiền sự kiện là, để ủng hộ sự tham gia của cộng đồng, việc cải tạo nhạc đã hạn chế những biên giới của họ.

Đức Cha Liberto: Phải hiểu về vấn đề này, cũng phải vậỵ Cộng đoàn là tất cả dân Chúa, tập hợp để mừng kỷ niệm Chúa Kitô. Nay, cộng đoàn này cất tiếng trong những hình thức nhiệm vụ khác nhaụ Do đó, vị chủ tịch cộng đoàn hát với tư cách chủ tịch, phó tế với tư cách phó tế, người sáng tác thánh vịnh với tư cách người sáng tác thánh vịnh, và cũng vậy, ca đoàn phải vậỵ Câu đáp đến từ dân Chúa, kẻ tung hô, vân vân.

Không phải tất cả hát tất cả, nhưng mổi người theo nhiệm vụ mình. Và người ta phải viết cách khác cho mổi người, việc đó, chính xác, là sự thách đố. Thường, có những người tiếp xúc với nhạc phụng vụ mà không rõ về những sự khác biệt nàỵ

Q: Is it, then, just a question of formation?

Vậy, có vấn đề đào tạo không ?


Đức Cha Liberto: Tôi tưởng có. Có những lãnh vực cho những người sáng tác và nhạc sĩ, và những thứ này rất lớn, với điều kiện chúng đi vào tinh thần việc cải tạo đòi hỏi, đối với những hình thức nhạc cũng vậỵ Ngày nay, nhiều hình thức nhạc xưa không còn thực hiện được nữa trong phụng vụ của Cộng đồng Vatican IỊ Và chúng ta phải ý thức điều nàỵ

Ngược lại, nhiều người suy luận cách khác: Bởi vì nhạc của tôi không thích hợp với phụng vụ, thì việc cải tạo phụng vụ đã hỏng. Nhưng, ngược lại, vì họ không khả năng viết nhạc trong những cách trau chuốt và phức tạp hơn, họ qui mọi sự về một thứ nhạc lập đi lập lại, điều này thường không gì khác hơn là sự nghèo nàn thẩm mỹ. Ngược lại cách đúng là việc huấn luyện. Nhạc sĩ nào muốn sáng tác cho phụng vụ phải được huấn luyện phụng vụ riêng biệt.

Để kết thúc, giám đốc Ca đoàn Sistine có ý kiến gì cho người muốn trung thành với Vatican IỈ

Đức Cha Liberto: Biết rằng công việc chỉ mới bắt đầu và tất cả chúng ta đang tìm kiếm, ý kiến của tôi là tránh ba thái độ nguy hiểm : chủ nghĩa lý tương---nhạc như sự trình bày tính chủ quan; chủ nghĩa lãng mạn-- thứ nhạc mà trong đó mọi sự là dội âm của một thứ Thiên Chúa vô danh; và thuyết chức năng--thứ nhạc qui về một sự trang trí thuần túy tập trung về mình.

Dầu sao, nếu thánh nhạc không trở nên nhạc thánh, nghĩa là, để phục vụ việc cử hành lễ, thì chúng ta không bao giờ có được nhạc phụng vụ thật.


Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách



Go to Top of Page

HoangHung

NC/CT
1210 Posts

Posted - 09/05/02 :  07:30  Show Profile  Email Poster Send HoangHung a Private Message  Reply with Quote

Bài dịch của cha Xuân Thảo:


Phỏng vấn Đức Ông Giuseppe Liberto, Ca trưởng Ca đoàn Nguyện đường Sistine, về Nhạc Phụng vụ sau Công Đồng Vatican II
--------------------------------------------------------------------------------

VietCatholic News (Thứ Tư 4/9/2002)

Phỏng vấn Đức Ông Giuseppe Liberto, Ca trưởng Ca đoàn Nguyện đường Sistine, về Nhạc Phụng vụ sau Công Đồng Vatican II

Cuộc cải tổ hậu Công đồng Vatican II đã mở ra những khả năng to lớn cho các nhà sáng tác "miễn là họ đi vào tinh thần của nghi lễ", Ca trưởng Ca đoàn Nguyện đường Sistine nói như vậỵ

Mười năm qua, Đức Ong Giuseppe Liberto đã là nhạc sĩ sáng tác chính thức của Tuần Phụng vụ quốc gia, vừa mới họp tại Assisị Trong Tuần đó, Ngài lượng định sự tiến triển của phụng vụ từ Công đồng Vatican IỊ

Hỏi: Sang năm, việc cải tổ phụng vụ sẽ tròn 40 năm. Ngài đánh giá nó như thế nào nếu nhìn từ góc độ âm nhạc?

Đức Ông Liberto: Không phải mọi thứ đều có giá trị, và không phải mọi thứ đều đáng chê trách. Có lẽ chúng ta nên theo lời khuyên của dụ ngôn cây lúa và cỏ lùng. Cứ để chúng cùng mọc lên, vì mùa gặt chưa đến. Nhưng trong khoảng thời gian đó, chúng ta hãy phân biệt.

Hỏi: Phải có những phân biệt nàỏ

Đ.Ô. Liberto: Trước hết, có sự nhầm lẫn giữa nhạc phụng vụ và thánh nhạc. Đây là sự phân biệt thứ nhất. Từ ngữ thánh nhạc khá mơ hồ, trong khi đối tượng của nhạc phụng vụ là cuộc cử hành (nghi lễ) (celebration).

Và người sáng tác cho cuộc cử hành nghi lễ phải ý thức về sự kiện là trong phụng vụ, chúng ta cử hành nghi lễ mừng (celebrate) Chúa Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời nhập thể. Thay vào đó, nhiều lần người ta nghĩ rằng âm nhạc trong nghi lễ chỉ phải tự tôn vinh mình (celebrate itself) mà thôi, trong một dạng tự hài lòng về mình, dùng cuộc cử hành như là phương tiện mà thôị Như vậy, phụng vụ biến thành một cuộc biểu diễn thuần tuý và một thứ duy-nghi-thức vô bổ –chính đó là điều mà công đồng đã loại bỏ một cách vĩnh viễn.

Hỏi: Chắc chắn phụng vụ không nên là một cuộc trình diễn, nhưng các đồng nghiệp âm nhạc của Ngài than phiền về sự kiện là cuộc cải tổ phụng vụ đã thu hẹp phạm vi của họ khi cổ võ sự tham gia của cộng đoàn.

Đ.Ô. Liberto: Cũng phải hiểu vấn đề như thế nàỵ Cộng đoàn là toàn thể dân Chúa tập họp lại để cử hành nghi lễ mừng Chúa Ki-tô. Nay cộng đoàn này nối kết liền lạc với nhau dưới những hình thức thừa tác vụ (ministry) khác nhaụ Đo đó, vị chủ sự cộng đoàn hát với tư cách là chủ sự, thầy phó tế với tư cách là phó tế, xướng vịnh viên (psalmist) với tư cách là xướng vịnh viên (người xướng các thánh vịnh đáp ca), và như vậy, ca đoàn cũng vậỵ Dân Chúa đáp lời bằng những tiếng tung hô đối đáp v.v.

Không phải tất cả mọi người nên hát hết mọi bài, nhưng mỗi người hát theo thừa tác vụ của mình. Và người sáng tác phải viết nhạc khác nhau cho từng thừa tác vụ; đó chính là thách đố đối với người sáng tác. Thường, có những người tiếp cận nhạc phụng vụ mà không biết rõ về những khác biệt đó.

Hỏi: Như vậy, phải chăng đó chính là vấn đề đào tạỏ

Đ.Ô. Liberto: Phải, tôi nghĩ vậỵ Có nhiều lãnh vực cho các nhà sáng tác và các nhạc sĩ, và những lãnh vực này rất lớn, với điều kiện là họ đi vào trong tinh thần mà cuộc cải tổ đòi hỏi; về các hình thể âm nhạc cũng vậỵ Ngày nay, nhiều hình thể âm nhạc cũ không thể sử dụng được trong phụng vụ theo Công đồng Vatican IỊ Và chúng ta phải ý thức về điều đó. Thay vì vậy, nhiều người lập luận ngược lại: "Vì nhạc của tôi không phù hợp với phụng vụ, nên cuộc cải tổ phụng vụ đã thất bại". Hoặc, trái lại, vì họ không có thể viết nhạc theo những cách thức trau chuốt và phức tạp hơn, nên họ thu hẹp mọi sự vào một thứ chủ nghĩa tối thiểu trong âm nhạc (chủ trương dùng nhịp điệu cố định, với những mẫu giai điệu ngắn lặp đi lặp lại tạo cảm giác như bị thôi miên…), điều đó thường không gì khác hơn là thiếu thẩm mỹ. Ngược lại, đào tạo là cách thế đúng nhất. Nhạc sĩ nào muốn sáng tác cho phụng vụ phải được huấn luyện về phụng vụ cách đặc biệt.

Hỏi: Để kết thúc, với tính cách là ca trưởng Ca đoàn Sistine, ngài có lời khuyên gì cho người muốn trung thành với Vatican IỈ

Đ.Ô. Liberto: Biết rằng công việc chỉ mới đang bắt đầu và tất cả chúng ta đang tìm kiếm, lời khuyên của tôi là tránh 3 thái độ rất nguy hiểm: chủ nghĩa lý tưởng-coi âm nhạc như là sự biểu lộ của tính chủ quan; chủ nghĩa lãng mạn- coi âm nhạc là nơi mà mọi sự là âm vang của một loại Thiên Chúa vô danh nào đó; và chủ nghĩa chức năng- thứ âm nhạc được thu hẹp lại chỉ còn là một thứ trang trí thuần tuý lấy tập trung vào chính mình nó.

Tuy nhiên, nếu thánh nhạc không trở nên nhạc thánh, nghĩa là nhạc để phục vụ cho cuộc cử hành nghi lễ, thì chúng ta sẽ không bao giờ có được nhạc phụng vụ đích thực.
Lm Giu-se Nguyễn Xuân Thảo, ofm.


Go to Top of Page

HoangHung

NC/CT
1210 Posts

Posted - 09/05/02 :  08:21  Show Profile  Email Poster Send HoangHung a Private Message  Reply with Quote
Vài điểm tóm gọn theo một cách khác:

1. Không nên lầm lẫn giữa nhạc Phụng Vụ và Thánh Nhạc. Đức ông không giải thích rõ từ Thánh Nhạc, mà chỉ nói là nó "mơ hồ". Theo tôi nghĩ Thánh Nhạc bao gồm tất cả các loại nhạc có nội dung ca khen, cảm tạ, cầu xin, vv.. của con người với Chúa. Trong khi nhạc Phụng Vụ là nhạc dùng trong một lễ nghi Phụng Vụ như Thánh Lễ. Trong bài phỏng vấn này Đức Ông chỉ nói tới nhạc Phụng Vu.

2. Trong Phụng Vụ thì Phụng Vụ là chính, còn nhạc là phụ\.

3. Trong Phụng Vụ, có phần hát là của cha, có phần của Phó tế, có phần của ca xướng viên, có phần của giáo dân và có phần của ca đoàn ... Các nhạc sĩ phải được huấn luyện để viết nhạc khác nhau cho từng thừa tác vụ đó\.

4. Đức Ông khuyên nên tránh 3 thái độ nguy hiểm khi dùng nhạc trong phụng vụ:

  • Dùng nhạc theo ý riêng của mình.

  • Dùng nhạc lãng mạn và mơ mộng

  • Coi âm nhạc là âm nhạc, Phụng vụ là phụng vụ, không có liên quan với nhau.


5. Đức ông nói thêm: Nhạc dùng trong phụng vụ mà không "thánh thiện", thì không phải là nhạc phụng vụ.
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05