Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C2. Bài Hát Chia Sẻ
 Thánh Vịnh
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 10/31/03 :  04:49  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Chào các anh chị em,

Mới đây, nhân có lời kêu gọi của một bạn, tôi đã gửi lên một số bài thánh vịnh đáp ca. Những bài này, cách đây nhiều năm, tôi cùng một người bạn thân đã được một cha quản nhiệm uỷ thác để viết suốt 3 năm cho ca đoàn hát. Vì viết thay phiên cho nhau mỗi tuần, nên cả hai chúng tôi đều không viết trọn bộ (đại khái là mỗi người một nửa). Vì vậy, tôi vẫn hằng ước mong có dịp, có môi trường để hoàn tất phần của mình. Hiện giờ thì vẫn chưa có, vì đã lâu tôi không còn coi hoặc làm việc trực tiếp với ca đoàn nữa.

Tuy nhiên, phải xin nói ngay rằng lần này tôi gửi lên các bài hát không phải với mục đích đó. Mục đích chính của tôi là làm việc mở đường. Ít lâu nay, trên diễn đàn này, tôi thấy một số anh chị em lên tiếng ao ước chia sẻ sáng tác cũng như lời nhận xét bàn bạc với nhau. Tuy nhiên, mỗi lần ý kiến đưa ra, vài ý kiến nối tiếp trả lời, rồi tắt luôn. Không rõ tại sao. Có vẻ uổng phí ý kiến quá, vì cứ đưa ra mơ ước mà không ai chịu thực hành. Vậy xin các anh chị em có sáng tác đừng để kẻ mọn hèn này làm kẻ duy nhất cô đơn hì hục đánh máy bài hát và đăng lên diễn đàn hằng tuần, coi hơi kỳ, dễ bị hiểu lầm, mà ích lợi chung sẽ không được rộng rãi cho lắm.

Một đề nghị nhỏ là xin phổ nhạc từ thánh vịnh, thánh thi, và khi chia sẻ nhạc với nhau, chúng ta chỉ nhận xét về bài hát nếu tác giả có lời yêu cầu.

Vì như đã nói là chỉ làm việc mở đường, sau vài bài nữa cho Lễ Giáng Sinh, dù có ai hưởng ứng hay không tôi cũng sẽ xin phép ngưng lại không gửi nữa.

Chúc các anh chị em sinh hoạt mạnh.






DoniSJ

CT/NC
310 Posts

Posted - 10/31/03 :  12:25  Show Profile  Email Poster Send DoniSJ a Private Message  Reply with Quote
Anh Phuóc !
It's nice to have your composes anh. Im sure alot of people like me who appreciate your efforts. We support u and others who love to share things to service God better . Đừng để lời phàm tục làm hỏng công việc mình anh ạ . Cầu Chúa chúc lành cho các anh chị đang phục vụ và chia sẽ lời Chúa . Rao giảng lời Chúa là một việc làm của một Tông đồ vậy tại sao mình lại ái ngại , Xưa thánh Paul, Peter rao giảng tin mừng không ngừng ngại bị bắt bớ, nay chỉ vì khó khăn hay lo ngại vì lý do nào đó mà không làm việc tông đồ , không biết có đáng không ?

Rao giảng, chia sẽ những bài hát của mình phục vụ thiên chúa là một vinh dự !

God Bless You
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/01/03 :  04:48  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Bạn Doni quý mến,

Cảm ơn Doni lúc nào cũng support những người viết nhạc. Hôm trước khi Doni nhắc đến bài TV 32 của tôi và kêu gọi mọi người chia sẻ bài viết, tôi đã gửi vài bài, thì được một người bạn nữa (Th.Ph.) viết thư riêng hỏi thêm. Hai điều thăm hỏi đó chỉ ngắn gọn thôi nhưng đã khiến lòng tôi thấy vui vẻ hứng khởi và viết thêm bài "Chúa Làm Vua" (TV 92). Nói vậy để Doni và mọi người hiểu là ở đây chỉ có những cái làm cho tôi vui chứ không có gì làm cho tôi nản đến nỗi phải ngưng viết, ngưng gửi đâu.

Có điều niềm hứng khởi nếu chỉ có ở riêng một cá nhân thì chưa hoàn toàn lắm. Tôi hy vọng qua sự khởi đầu của tôi, có nhiều người viết thánh vịnh đáp ca khác - hoặc viết thánh nhạc nói chung - cũng chia sẻ bài của mình thì niềm vui sẽ tràn đầy hơn. Và như đã nói, tôi chỉ đang làm công việc mở đường cho các bạn, nên không có dự định sẽ gửi bài liên tiếp hằng tuần, trọn bộ.

TĐP

Go to Top of Page

Cuongmm

Others
106 Posts

Posted - 11/01/03 :  11:06  Show Profile  Email Poster Send Cuongmm a Private Message  Reply with Quote
Anh Phước quí mến,
Cám ơn anh đã cho post những bài thánh vịnh mà anh sáng tác . Điều đó thật quí hóa . Xin anh cứ tiếp tục cho post lên nhé . Tôi mỗi ngày vào net để down load các bài thánh vịnh của anh đó . Tôi ít viết Thánh vịnh vì bản văn có sẵn thì khó cho tội Sẽ có gắng may ra được bài Thánh Vịnh nào thì tôi sẽ post lên để anh khỏi cảm thấy cô đơn. Nhưng muốn post nhạc lên thì phải làm sao vậy... Tôi thử dùng attach file xem co duoc khong??
God bless all,
cuongmmdownload

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/01/03 :  14:10  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Cảm ơn cha Cường đã gửi một bài mang nhiều nét dân tộc, rất đáng quý. Vậy từ nay chúng ta cứ dùng phần này để giới thiệu các bài hát của chính mình mới viết. Khi đầy chỗ chúng ta lại delete bớt các bài cũ đi.



Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/01/03 :  17:11  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn anh TĐP và cha Cường đã đóng góp những bài thánh vịnh để cho tất cả các anh chị em có tài liệu để dùng chọn bài đáp ca.

Em cũng đồng ý với anh DoniSJ là đừng vì những lời người đời nói mà mình nản lòng buông suôi mà hãy làm vì Danh Chúa trên hết đúng không cha và các anh chị?

Để theo như lời anh TĐP kêu gọi, không phải em không muốn upload lên, nhưng vì em cũng đang đinh ninh là không biết là làm thế nào cho đúng, vì theo thông cáo của UBTN thì khi sáng tác cho đáp ca thì soạn giả có thể du di trong lời ca, có nghĩa là lời văn không bắt buộc cố định. Nhưng bài thánh vịnh em sáng tác một đàng em đang tính gửi cho vị có thẩm quyền duyệt trước rồi mới upload lên đây, nhưng hy vọng rằng với lời kêu gọi tha thiết của anh TĐP em cũng liều đăng lên trước khi đem duyệt thử xem sao và cũng hy vọng rằng nội dung không xa ý nghĩa của bài thánh vịnh.

Tiện đây em xin upload một số bài thánh vịnh của cha Thái Nguyên mà em có dịp về VN mua một tập gồm các bài thánh vịnh cho cả ba năm A, B và C của linh mục Thái Nguyên mà em rất đắc ý với dòng nhạc. Hiện giờ mỗi tháng ca đoàn bên em hát cho thánh lễ VN em đều dùng những bài trong cuốn sách thánh vịnh của cha Thái Nguyên. Em sẽ dần dần upload lên những bài mà em se viết để chia sẻ với các anh chị. Đồng thời em cũng upload những bài thánh vịnh của nhiều tác giả khác mà em đã từng viết cho ca đoàn.

Xin các cha và các anh chị cho em những ý kiến xây dựng trong công việc sáng tác thánh ca hầu thăng tiến và sửa đổi cho một ngày một tốt hơn.

TV 18
TV 26
TV 92
TV 125
TV 126
TV 88
TV 94
TV 149
TV 129
TV 84
TV 21
TV 79

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/01/03 :  23:21  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Không sao đâu Nam. Mình trao đổi nhạc trên phần Forum này có nghĩa là những bài hát còn mới viết, còn trong vòng bàn luận (nếu tác giả muốn) về kỹ thuật, lời ca,.... Cho nên nếu Nam chưa xin phép bề trên thì cũng không hề gì. Mục đích của chúng ta là hỏi đáp, góp ý cho nhau về những gì mình vừa mới viết, chứ nếu việc duyệt xét đã xong xuôi rồi thì còn gì để nói nữa phải không?

Cũng vì thế mà các bạn khác nếu muốn sử dụng những bài trong phần này nên cân nhắc kỹ lưỡng dùm cho. Tiện nhất là đưa cha quản nhiệm hoặc cha xứ duyệt qua dùm.

Go to Top of Page

Cuongmm

Others
106 Posts

Posted - 11/02/03 :  08:27  Show Profile  Email Poster Send Cuongmm a Private Message  Reply with Quote
Xin được chia sẻ bài mới sáng tác "Chúa Quan Phòng" dù không phải là thánh vịnh . Lấy hứng từ Kinh Thánh . Có vài chỗ cần lưu ý khi hát:
1. Tiểu khúc 1, trường canh 3: Chữ "nở" láy từ nốt sol lên si . Còn các câu tiểu khúc sau thì láy 2 nốt la-si .
2. Dòng nhạc 2 trường canh hai: chữ "trăng nước" của tiểu khúc 3 dùng 2 nốt la và si . Còn các câu tiểu khúc khác thì dùng nốt fa & la .
3. Dòng nhạc 3, trường canh 3: chữ "hái" ở tiểu khúc 1 là nốt do# móc 1, chữ "lao" láy hai nốt si-la (móc đôi). Còn những chữ ở các tiểu khúc khác như "lớn đời" (tk.2), thì chữ trước sẽ láy từ nốt do#-si và chữ sau thì hát nốt la (móc 1). Tôi là lính tò te dùng encore nên chưa biết viết sao cho dễ . Nên mới luộm thuộm như thế . Anh em chuyên nghiệp xin chỉ giáo cho tôi nhé . download

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/03/03 :  22:12  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Theo cách ký âm như của cha thì khi cho play, hai dấu nhạc sẽ phát ra cùng một lúc, đôi khi là hai dấu chọi nhau. Cha có thể tắt sound của một dấu đi bằng cách biến nó thành cue note (cha bấm vào Notes button sẽ thấy option này).

Còn nếu muốn rõ ràng minh bạch, cha có thể chép thành các đoạn phiên khúc khác nhau.

TĐP

Go to Top of Page

Cuongmm

Others
106 Posts

Posted - 11/06/03 :  12:47  Show Profile  Email Poster Send Cuongmm a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn anh Phước nhiều . Tiện tôi post thêm một bài nữa đây: "Ăn Cùng Tấm Bánh Uống Cùng Chén Thánh" Bốn chữ chót của ÐK: ...trong Ðức Ki-tô" bè chính hát mấy note dưới (Do-Mi-Re-Re) . Bè trầm hát mấy note trên (Mi-Sol-Fa-Fa)... Muốn cho mấy notes đó nhỏ xuống thì làm sao vậy anh chị em... Cám ơn nhiều!!! download

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/06/03 :  23:04  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Cha cũng dùng cách tạo cue notes để làm nhỏ các dấu đó lại. Tuy nhiên, theo default, cue notes sẽ không kêu. Muốn chúng nó kêu, cha cần highlight các notes, vào Notes - Attributes - Notes, rồi click vào Set Play State và Play.

Cách dễ hơn là vào Attributes rồi chọn hình nốt theo kiểu giống như một gạch xiên (/), nhưng con không thích hình nốt này, trông không rõ và không đẹp.

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/12/03 :  20:29  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Vừa viết xong Thánh Vịnh 24, đáp ca cho Chúa Nhật I Mùa Vọng, xin chia sẻ.

Thánh Vịnh 24

Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/13/03 :  08:41  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Anh TĐP mến!

Em thấy bài thánh vịnh 24 này anh viết rất tâm tình và hay lắm. Nhưng em có đánh qua và thấy có vài chỗ muốn góp ý với anh ở phần soạn bè ĐK xin anh xem đính kèm bằng dạng pdf và em có kèm theo luôn midi nghe thử luôn. TK thì phần lớn vần tiếng Việt thì ok chỉ ngoại trừ chỗ "xin hướng dẫn con" của TK 1 dòng nhạc thứ 3 thì em hát lên thì ra "xìn hương dẫn còn" và câu TK 3 "xin nhớ đến con" nghe cũng bị lớ lớ giống ở TK 1 vậy.

Đây chỉ là những góp ý nho nhỏ không biết anh thấy có đúng không nhỉ?

Tv 24 - PDF
Tv 24 - MIDI

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/13/03 :  21:01  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Nam mến,

Rất vui được nghe Nam góp ý. Xin trả lời Nam thành 2 phần như sau.

Thứ nhất, về các dấu Do# mà Nam đã thay vào ở câu điệp khúc, tôi xin đáp ngay là không hợp đâu . Toàn bài này, hệ thống thang âm chủ yếu là ngũ cung Re Fa Sol La Do, thỉnh thoảng xen vào một dấu Mi với tính cách thoáng qua, vì được dùng ở các điểm yếu, hoặc thỉnh thoảng chuyển hệ thật nhanh qua Do Re Mi Sol La rồi lại trở về thang âm chính. Khi soạn hợp âm cho đàn hoặc bè cho giọng hát, dĩ nhiên mình phải chịu bất đắc dĩ hơi có chút nét Tây Phương (bởi vì hoà âm vốn dĩ của Tây Phương), nhưng thang âm chính vẫn cần giữ cho thuần tuý, nguyên vẹn. Khi Nam bỏ dấu Do# vào, hệ thống ngũ cung trong bài bị mất đi bản sắc, tương tự một căn phòng khách đang trưng bầy theo nghệ thuật Á Đông mà tự nhiên treo xen vào một bức tranh của Âu Tây vậy .

Thứ hai, về dấu giọng. Trước hết, cần hiểu rằng dấu tiếng Việt trong một bài hát được trí tuệ người nghe có trách nhiệm nhận lấy và diễn dịch, thấu hiểu theo một quy ước tương đối ngầm (bất thành văn). Tổng quát, có 3 vùng cao độ khác nhau là trầm (gồm dấu huyền, dấu hỏi, dấu nặng), ngang (không dấu) và cao (gồm dấu sắc, dấu ngã). Dấu hỏi uyển chuyển. Dấu ngã gẫy. Dấu nặng khựng. Các chữ đi liền nhau và cùng chung trong một văn mạch mới cần đúng các cao độ tương ứng. Đôi khi chữ cuối của câu nhạc trước có dấu huyền mà vẫn bằng hoặc cao hơn chữ đầu của câu sau có dấu sắc (ví dụ: Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra ĐỜI, CHÚA sinh ra đời....) là vì thế.

Trở lại bài đáp ca, các nhóm chữ "xin hướng dẫn con" hay "xin nhớ đến con" đều theo đúng nguyên tắc tương ứng về cao độ của dấu giọng tiếng Việt, nghĩa là "ngang cao cao ngang", nhưng Nam đã có cảm giác "trầm cao cao trầm" là vì Nam vẫn còn so sánh chữ "xin" với chữ "Ngài" hoặc chữ "đời" thuộc vào mạch văn trước đó, đã được hát xong rồi, và trí óc người nghe lúc đó lẽ ra phải quên đi để chuẩn bị cho mạch văn tiếp theo.

Đôi khi ngay cả trong cùng một mạch văn, trí óc người nghe vẫn có thể phân biệt được dấu giọng là nhờ ở quy ước tương đối này . Ví dụ cũng trong bài "Hang Belem" của thầy Hải Linh có câu "Thiên Chúa giáng sinh" ăn vào 4 dấu nhạc Do Ré Do Là, nếu ta cứ theo cao độ của dấu nhạc một cách máy móc, chẳng lẽ ta sẽ hiểu câu đó thành "Thiên Chúa giang sình" hay sao ? (Nên nhớ rằng từ thời trẻ, thầy Hải Linh đã đi gặp Thẩm Oánh để bàn về các đường hướng soạn nhạc Việt, nghĩa là thầy đã rất kỹ về cách gieo dấu giọng tiếng Việt rồi.)



Go to Top of Page

HoangHung

NC/CT
1237 Posts

Posted - 11/14/03 :  12:01  Show Profile  Email Poster Send HoangHung a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn anh Phước giải thích kỹ càng.

Em xin thêm một chút: Các bè phụ, khi các nốt nhạc đi liền bậc (lên hay xuống), thì các chữ ở GIỮA CÂU dấu giọng khác nhau cũng có thể chấp nhận được. Thí dụ nếu nốt nhạc là FA MI RE DO ghép với các chữ "Chúa thương chúc lành" (chữ "chúc" expect cao hơn chữ "thương" nhưng đi liền bậc, nên cũng có thể chấp nhận được). Cũng câu đó mà ghép với các nốt "DO RE MI FA" thì không được, nhưng có thể ghép với câu "Tình Chúa yêu thương" (chữ "yêu thương" expect thấp hơn chữ "Chúa", nhưng đi liền bậc thì cũng chấp nhận được.)

Nói về nhạc bình ca và nhạc dân tộc. Bộ lễ Seraphim (Dm) của Đức Cha Nguyễn Văn Hoà, nếu có ai đó đệm đàn mà dùng hợp A-major hay A7 trước khi chuyển sang Dm thì hỏng bét, vì trong thang âm này không có nốt ĐÔ THĂNG.

Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/14/03 :  15:31  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Anh TĐP mến!

Em xem lại thì không thấy bài TV này anh sáng tác nằm trong thang âm ngũ cung. Đúng như anh nói là ngũ cung trong thang âm Dm thì gồm có Rê Fa Sol La Đô, nhưng bài của anh soạn đều có cấu tạo bởi thất cung rõ ràng mà?

Còn về vấn đề anh giải thích dấu tiếng Việt ngang cao cao ngang thì đối với em thì điều quan trọng trước tiên là khi hát lên nghe có tự nhiên hay không, chứ đôi khi dùng nguyên tắc quá mà quên đến âm tiếng Việt khi hát lên thì đối với em cũng chưa đủ. Cũng ở chỗ đó mà lời của câu 2 nghe rất êm tai và rất ngọt khi hát lên vì âm tiếng Việt không bị lớ lớ. Vì anh cũng biết khi mà đặt lời mà âm không ăn khớp với nốt nhạc thì hát lên nghe bị giảm và có thể sai lệch ý nghĩa của tiếng Việt. Chứ mình cứ nghĩ là người nghe sẽ tự diễn dịch và hiểu lấy thì thế tại sao khi soạn bè phụ của bộ lễ lại không được? Đối với em thì quan trọng nhất là bè chính dấu giọng tiếng Việt phải chuẩn còn bè phụ thì chỉ là bổ túc.

Em nói thật trên nguyên tắc các bậc thầy khi dạy cho học sinh của mình thì nói không được làm những lỗi sai dấu tiếng Việt, nhưng trên thực tế thì không ai tránh được vấn đề này cả, ngay chính trong những tác phẩm của cha Kim Long cũng không ngoại lệ.

Tóm lại như nhạc sĩ Phanxicô có tâm sự với em cũng về vấn đề dấu tiếng Việt là những chỗ nào hơi hơi bị chút thôi thì có thể bỏ qua và thông cảm được, còn những chỗ mà nghe hoàn toàn sửa lại dấu thí dụ chữ "Chúa mà hát ra là Chùa" thì hỏng to, vì vậy có thể du di tùy theo một số trường hợp. Chứ cứng qua đôi lúc chính mình cũng dễ bị vấp phải lỗi thôi.

Đó chỉ là ý nghĩ cá nhân và chỉ là góp ý mọn với anh và cũng là đề tài thảo luận mong rằng các anh chị hiểu và thông cảm trong cuộc đối thoại qua lại nha. Đương nhiên góp ý vẫn là góp ý chứ em luôn luôn tôn trọng tác giả cả.

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/15/03 :  04:41  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Nam mến,

Về việc nhận diện một bản nhạc ngũ cung, có thể có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng tôi thích quan niệm này đọc được đâu đó, đại khái rằng: "Thang âm ngũ cung so với thất cung hoặc ngay cả thập nhị bán cung (12 cung) không phải là chỉ có 5 dấu nhạc, không có những dấu khác, mà thật ra là ẨN GIẤU đi những dấu nhạc khác."

Ẩn giấu có thể là không cho xuất hiện, nhưng cũng có thể là cho xuất hiện vào những chỗ thoáng qua, như những chỗ hợp âm không chuyển, hoặc giữa hai phách,....

Ẩn giấu cũng có thể là trong khi phối hợp hai thang âm ngũ cung khác nhau để chuyển qua chuyển lại (chuyển hệ), chúng ta không cho các dấu nhạc biệt lập của hai thang âm đó xuất hiện với nhau trong cùng một lúc . Vậy Nam cứ thử đọc lại melody của bài hát thì sẽ thấy điều tôi nói .

Về phần giọng phụ cũng như hợp âm - phải có vì nhu cầu của ca đoàn và người đệm đàn, tôi cũng cố gắng tránh né những cách nào làm mất đi tính chất ngũ cung trong giai điệu (melody). Một trong những tránh né quan trọng là không để xuất hiện dấu cảm âm (leading tone), tức là dấu C#.

Tôi nghĩ rằng đối với một ca trưởng đã làm quen kha khá với kho tàng thánh ca Việt Nam, khi hát phần đầu của điệp khúc thì có thể còn ngờ ngợ vì sự xuất hiện thấp thoáng của vài dấu Mi, nhưng khi hát đến chuỗi nốt ở cuối điệp khúc (La La La Sol La Do Re) là sẽ tức khắc nhận ra ý định của người viết đang muốn dùng thể nhạc nào .

(Sẽ viết tiếp về dấu giọng.)



Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/15/03 :  05:26  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Anh TĐP mến!

Mỗi tác giả có một sở trường và lập trường riêng mà thôi nên em hoàn toàn tuyệt đối tôn trọng.

Riêng cá nhân em thì điều quan trọng nhất là bài hát diễn đạt được tâm hồn và nhất là dễ hát và lời ca nghe lọt tai qua những âm vần tiếng Việt đặt nghe thanh tao.

Theo cá nhân em nghĩ như anh giải thích trong một bài hát có thể dùng 2 thang âm ngũ cung áp dụng một lúc thì em có thử đánh nhiều bài hát rặc về ngũ cung bao gồm chỉ năm nốt cũng gọi là Pentatone thì nghe quả thật có nét nhạc dân tộc liền. Còn trong bài hát một khi vẫn còn cấu tạo bởi những nốt phụ nằm ở những phách nhẹ thì nó vẫn chưa hẳn hoàn toàn ra ngũ cung vì những nốt ở phách nhẹ đó làm cho bài hát giảm đi giá trị thuần túy của nét nhạc ngũ cung.

Nói chung thì mỗi người theo hiểu biết khác nhau nên cũng hơi khó một chút.

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/15/03 :  06:02  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Nam mến,

Nam nói cũng đúng: Các dấu ngoài ngũ cung có thể làm giảm nét thuần tuý của ngũ cung. Thế nhưng có dấu làm giảm nhiều, có dấu làm giảm ít, cũng như có tác giả muốn viết hoàn toàn thuần tuý (như chỉ dành cho một người đơn ca với đàn tranh chẳng hạn), có tác giả muốn viết không hoàn toàn thuần tuý (vì nhu cầu thời nay phải dùng đến hoà âm cho ca đoàn và organ). Đến một giới hạn nào đó, sẽ có một cách viết làm phá vỡ, trật đường rầy nét ngũ cung đó đi, thì mình phải ngừng, phải tránh. Đó chính là cái dấu Do thăng đang được tôi và Hoàng Hùng bàn tới.

Go to Top of Page

pduong

CT/NC
475 Posts

Posted - 11/15/03 :  22:34  Show Profile  Email Poster Send pduong a Private Message  Reply with Quote

Các anh thân mến,

Mặc dù đã biết cái câu: "biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe", nhưng khổ nỗi là không "nín" được sau khi xem qua bài "Hò Đi Thẻ Mực" (dân ca Kiên Giang). Bài này, nếu P. không lầm, thì tác giả sử dụng thang âm ngũ cung, diệu thức Nam - Ai (Hò Xư Xang Xê Phan). Xem bài này lại nhớ đến thảo luận của các anh ở "phó-rùm"... nên mới nêu lên thắc mắc sau:

- P. thấy bài TV24 của anh TDP hình như cũng sử dụng điệu thức nói trên (Nam Ai) nhưng vì có những nốt "ngoại điệu thức" (qua chuyển hệ) như B, Bb và đặc biệt là E. Có phải anh TDP có chủ ý để dùng điệu thức này không?

- Còn về tiếng Việt trong bài TV24, P. không dám lạm bàn vì các anh chắc chắn có nhiều kinh nghiệm viết thánh ca hơn P. Hìhì... còn P. chỉ là con "mọt sách" thôi ;-)))

- P. cũng cảm thấy lý thú khi nghiên cứu "ngũ cung tây phương" (pentatonic scales). Xin hỏi các anh là có bản thánh ca nào đã sử dụng thang âm căn bản sau đây không (dùng C làm ví dụ): trưởng (C, D, E, G, A) và thứ (C, Eb, F, G, Bb)

Thân mến,
Thế Phong


Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/16/03 :  00:20  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Anh TP mến!

Nếu nói về những bài mà dùng thang âm ngũ cung trưởng như anh đã nêu trên thì anh có thể xem một số tác phẩm của nhạc sĩ Ngọc Linh thì nhạc sĩ phần lớn chủ trương dùng điệu thức ngũ cung trưởng này. Để vài bữa em post lên một vài thí dụ cho anh xem heng!

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/16/03 :  05:20  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Phong mến,

Cái "không biết" của Phong đã biết nhiều hơn tôi rồi. Và như đã nói từ đầu, theo lời mong ước của nhiều người, tôi có ý khởi đầu việc chia sẻ sáng tác, ý kiến, bàn luận chung, một cách tích cực, nhưng trong vòng thân mật, để hy vọng sẽ mang lại ích lợi rộng rãi hơn. Cho nên hễ có ý kiến liên hệ, hợp lý thì cứ đưa lên, càng vui chứ sao .

Thú thật, tôi là một kẻ viết lách khá tài tử lè phè, đôi khi áp dụng cái gì nhưng lại quên tên cái đó, nên xin Phong post lên bài dân ca Kiên Giang đó để tôi so sánh, đồng thời hiểu biết thêm.

Phong xem bộ lễ Thánh Ca Tiệc Ly (2) của cha Ngô Duy Linh thì thấy ngài dùng C D E G A (kết ở D) trong bài Kinh Thương Xót và D F G A C ở các kinh khác.

Còn trong phiên khúc bài TV 24, các chuyển hệ qua C D E G A chỉ có tính cách tạm thời rồi lại trở về D F G A C. Điệp khúc thì không phải chuyển hệ mà là dùng dấu nối E (như passing note) cho giai điệu được mềm mại, liền lạc trong việc hoà âm cho hợp ca. Tuy điệp khúc không giữ được thuần tuý, nhưng tôi vẫn có ý giữ cho nó đồng nhất về hệ thống thang âm với phiên khúc.

Go to Top of Page

pduong

CT/NC
475 Posts

Posted - 11/16/03 :  08:33  Show Profile  Email Poster Send pduong a Private Message  Reply with Quote
Anh TDP thân,

Ở nhà, P. không có máy "scan". Sẽ nhờ bạn bè "scan" rồi gởi riêng cho anh để tham khảo.

P. cũng xin cám ơn tất cả các anh đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu. P. vừa được học hỏi thêm về sáng tác thánh ca vừa được học thêm lòng khiêm nhường và tinh thần xây dựng của các anh.

Thân mến,
TP


Go to Top of Page

vnquetoi

CT/NC
16 Posts

Posted - 11/16/03 :  19:22  Show Profile  Email Poster Send vnquetoi a Private Message  Reply with Quote
Xin chao qui ACE,

VNQT rat hoanh nghenh tinh than sang tac cua qui anh chi em va rat thich thu cap sach to te theo sau . Ngoi doc nhung van de am nhac ma cac anh chi em ban luan thay cung vui va hoc hoi duoc rat nhieu ve nhung cau tao cua am nhac nhat la nhung can ban duoc ap dung trong am nhac Viet Nam . Cam on cac anh chi em da dua ra nhung de tai that la "gai dung cho ngua" . VNQt xin ngoi hoc thoi nhe. Xin Chua cho cac anh chi em luon duoc phan khoi trong tinh than phuc vu .
VNQT
PS: xin loi la khong ranh bo dau nen cac chu viet bi troc dau .

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/21/03 :  06:45  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Phong mến,

Tôi đã nhận được bài "Hò Đi Thẻ Mực" qua thư riêng Phong gửi. Vì Phong dùng bài này để đặt câu hỏi về bài Thánh Vịnh 24 nên tôi xin trở lại bài Thánh Vịnh, và trả lời chung.

Nếu chỉ xét về thang âm ngũ cung chủ yếu, hai bài có thể được coi là cùng loại. Bài này dùng Re Fa Sol La Do, bài kia dùng Do Mib Fa Sol Sib, chuyển dịch đi thì cũng là một thang âm. Tuy nhiên, xét thêm về phong cách sử dụng quãng nhạc và dấu giọng của lời ca thì hai bài có hai nét khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu, vì một bài viết cho tôn giáo, giai điệu cần liền lạc, một bài viết cho việc hò lao động, giai điệu phóng túng khoẻ mạnh. Dấu hỏi trong bài dân ca đó cũng thường được uốn lên cao, tạo nên bản sắc của miền Nam (tuy nhiên, các bài hát giọng Bắc cũng đôi khi áp dụng cách này để thêm mầu sắc cho lời ca, ví dụ trong bài "Hãy nhảy mừng và ca ngơi....", tôi đã uốn chữ "nhảy" theo kiểu miền Nam).

Hôm trước tình cờ đọc lại quyển "Đường Về Dân Ca" của Phạm Duy, tôi thấy có nói về bài "Thằng Cuội" của Lê Thương. Trong đó, Phạm Duy cũng bàn về một dấu thoáng qua mà Lê Thương sử dụng; đó là dấu Si vốn không có trong thang âm Do Re Mi Sol La (... có cây đa to, có THẰNG Cuội già ...). Tôi cũng sực nhớ lại thầy Hải Linh cũng rất thích dùng kiểu đó (ví dụ: "Tán dương chiến công lẫy lừng, tiếng ca VANG dội tưng bừng ..." trong Bài Ca Khải Hoàn) và thầy giải thích đó là giọng Quảng trong dân ca. Nhưng xin chú ý là Si không đi lên Do, mà xuống La.

Tuy nhiên, cách dùng thêm dấu Mi như trong TV 24 có thể được so sánh sát nhất là với bài Hòn Vọng Phu 1, vì trong đó nhạc sỹ Lê Thương đã cho dấu Mi nối vào ở nhiều chỗ, như "đoàn ngựa xe cuối cùng" (Mi Fa Sol La Re", "phất phơ ngậm ngùi bay" (Fa Mi-Re La Do Re), và kết bằng "tượng đá ôm con" (Do Fa Mi Re), mà xưa nay ai cũng vẫn công nhận là Hòn Vọng Phu rất ngũ cung, đượm mầu sắc dân tộc. Điều này cho thấy là dấu Mi dùng thêm trong Re Fa Sol La Do không làm giảm tính chất ngũ cung là mấy mà lại làm nét nhạc phong phú, tình cảm thêm lên.





Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/21/03 :  18:30  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Các anh chị mến!

Em mới chép lại 3 bài đáp ca xin được chia sẻ với các anh chi.

Tiện đây 1 trong 3 bài em chép có một bài thánh vịnh của cha Mi Trầm được dùng thang âm ngũ cung thuần túy rõ ràng nên em cũng xin nêu ý nhân trong những lần bàn thảo anh pduong hỏi có bài nào được dùng chỉ ngũ cung không thì đây là thí dụ cụ thể nhất mà em muốn dẫn chứng. Bài đó là "Chúa Đối Xử Đại Lượng".

Đấng Cứu Độ Tôi
Chúa Đối Xử Đại Lượng
Thánh Vịnh 24



Edited by - nam on 11/21/2003 18:32:39
Go to Top of Page

Cuongmm

Others
106 Posts

Posted - 11/22/03 :  19:03  Show Profile  Email Poster Send Cuongmm a Private Message  Reply with Quote
Gửi ACE lời Việt bài O come O Come Immanuel (Immanuel, xin hãy đến) mà mình viết khoảng 10 năm rồi . Giờ kiếm thấy nên gửi cho ACE để tùy nghi xử dụng . Chưa có giờ viết lại nên ACE sài đỡ vậy ...
Mến, Cường, MM

download

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/22/03 :  22:08  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Cha dịch khéo lắm đấy chứ. Riêng chữ "xoá tan" (cao ngang) cho dấu nhạc "la la" (bằng nhau), nếu cha muốn tìm chữ khác để giải quyết vấn đề dấu giọng thì có thể dùng "xua tan" được không cha?


Go to Top of Page

Cuongmm

Others
106 Posts

Posted - 11/23/03 :  15:41  Show Profile  Email Poster Send Cuongmm a Private Message  Reply with Quote
Xin cám ơn anh Phước thật nhiều ... Cái chữ "xua" dễ như thế mà nghĩ không ra, dĩ nhiên chữ xua tan thì vần và hợp lý hơn chữ xóa tan nhiều ...
Cường, MM

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/23/03 :  22:10  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Thật tình con phải cảm ơn cha, vì mấy lời chấp nhận ý kiến một cách bình thản, thẳng thắn của cha là cả một bài giảng cho chúng con đấy.

Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05