Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Giải tỏa một ngộ nhận
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 11/07/12 :  05:17  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Phải chăng hiện nay đã được phép sử dụng những bản phối khí trên máy vi tính, hoặc từ bản phối âm sẵn trên đàn điện tử cho việc hỗ trợ ca đoàn khi hát trong Thánh Đường . XIn đăng bài viết cua cha Anre Đỗ Xuân Quế

BBT Nữ Vương Công Lý nhận được một số ý kiến phản hồi và liên hệ với Linh mục Anre Đỗ Xuân Quế, xin ngài giải tỏa một số khúc mắc nhỏ trong dư luận với tinh thần minh bạch và sự thật.
Linh mục Anre Đỗ Xuân Quế đã cao tuổi, song hết sức nhiệt tình trong mọi công việc phụng vụ và phục vụ bằng khả năng của mình. Ngài đã gửi đến Nữ Vương Công Lý bài viết sau đây, xin mời quý vị độc giả cũng chia sẻ


Những năm vừa qua, vào dịp trước lễ Giáng Sinh, nhà thờ Mai Khôi ở số 44 đường Tú Xương, phường 7, quận 3 năm nào cũng tổ chức các buổi hát thánh ca cầu nguyện để chuẩn bị lòng trí tín hữu mừng đại lễ này cho thật vui vẻ và có ý nghĩa. Mỗi lần hát như vậy thường có 6 hay 7 ca đoàn tham gia cộng thêm với Ban Hợp Xướng Pio X và Dàn Nhạc.
Ban Hợp xướng Pio X được thành lập từ năm 1994, qui tụ một số thanh niên thiếu nữ từ nhiều nơi biết hát và thích hát, tạo thành một Nhóm muốn làm tông đồ bằng lới ca tiếng hát, tuân theo các chỉ thị của Giáo Hội về Thánh Nhạc và các tiêu chuẩn nghệ thuật về đàn hát. Ban này đặt dưới quyền điều khiển của nhạc sĩ Tiến Linh, một nhạc sĩ tài ba, học trò “ruột” của nhạc sư Tiến Dũng, người xuất thân từ Viện Thánh Nhạc Roma với học vị Maestro, sau 8 năm dày công tập luyện. Nhạc sư Tiến Dũng đã giảng dạy nhiều năm tại nhạc viện Thành Phố và mở các lớp tại nhà riêng để dạy hòa âm, sáng tác, phối khí, tẩu pháp và dàn nhạc công thức mới. Trong những năm thụ giáo với thày, nhạc sĩ Tiến Linh đã hấp thụ được của thày lòng yêu mến thánh ca và tận tụy với nghề nghiệp. Vì vậy, cũng như thày, hiện nay nhạc sĩ Tiến Linh cống hiến toàn thời giờ để mở các lớp dạy hòa âm sáng tác vả đệm đàn phụng vụ, bên cạnh việc viết các bài ca phụng vụ trong thánh lễ và chăm lo điều khiển ban Hợp Xướng Pio X. Trong hơn 30 năm học nhạc và làm nhạc, nhạc sĩ Tiến Linh đã sáng tác được các bài đáp ca, đối ca các Chúa Nhật quanh năm và các đại lễ cùng với nhiều bài đa âm hợp xướng. Nhưng Tiến Linh không được công chúng biết đến bao nhiêu, vì ông không viết những ca khúc đơn giản mà những bài có nhiều bè, bởi ông quan niệm bài hát mà không có bè thì cũng giống như một người ở trần không mặc áo. Vậy phải mặc áo cho bài hát là viết hòa âm nhiều bè cho nó. Tất nhiên không phải ai cũng “mặc áo” cho bài hát được. Chính vì việc “mặc áo” này mà các tác phẩm của ông chỉ được một số ít người biết đến cũng như các bài hát của thày ông. Thày ông không được công chúng nhà đạo ở Việt Nam biết mấy, nhưng các thày của thày ông lại giới thiệu người thày này sang Mỹ viết nhạc phim cho các hãng ở bên Mỹ. Nhưng thày ông đã từ chối và đã về Việt Nam.phục vụ
Sở dĩ tôi phải nhập đề dài dòng như trên để giải tỏa một ngộ nhận, vì có người nghe Pio X đàn hát thì cho là Pio X hát nhép. Tôi xin làm chứng rằng Pio X không hát nhép mà chỉ hát theo dàn nhạc công thức mới. Công thức này do nhạc sư Tiến Dũng nghĩ ra và khiến ông đã dám đưa mõ, sênh, chuông chùa, đàn ghi-ta điện tử vào để biểu diễn các nhạc phẩm cổ điển của Mozart và Bach.
Người ta thấy Pio X dùng laptop thì tưởng là họ gắn đĩa hát vào rồi đàn hát theo đĩa gài trong đó. Nhưng không phải. Đó chỉ đơn giản là sử dụng softwave Encore. Trong chương trình Encore này, các bản phối khí cho mỗi bài hát, bản dàn đã được tùy nghi tăng giảm âm lượng của từng nhạc cụ để các bản ấy có thể hòa quyện với nhạc cụ chơi sống là Violino, Cello và Clarinetto basso. Hai cái keyboard được đặt cố định: một cái dùng tiếng đàn phím (piano hoặc organ) một cái để thay thế flute và clarinetto soprano.

Mục đích khi sử dụng máy tính trong việc này là nhằm gia tăng âm lượng cho bộ đàn dây, vì Violino, muốn nghe được, theo lẽ thường phải có ít nhất 12 cây cho một bè mới nghe tốt được ; Cello phải ít nhất 4 cái mới đủ sức làm nền và cân bằng âm lượng với hợp xướng. Trong chương trình Encore này, mỗi thứ tiếng đàn, kèn, sáo được sắp đặt theo những kênh riêng biệt để điều chỉnh độ dày, độ mỏng. Nếu tiếng đàn calesta hoặc arpa không có ở bên ngoài thì trong máy, phải chỉnh cho mức nhanh chậm lớn hơn bình thường để có thể nghe được tiếng của nó, hoăc bớt một chút tiếng contra basso khi chỗ đó tiếng kèn clarinetto bass thổi mạnh…

Chương trình này hoàn toàn là để xử lý các âm thanh của nhạc cụ mà không có tiếng người hát. Dàn nhạc Pio X hiện có 2 violino một và 3 violino hai, 1 cello, 1 clarinetto Basso, 2 keyboard thì không đủ để diễn tả toàn vẹn bản phối khí, tiếng đàn khi đó sẽ rất mỏng và thiếu cân bằng. Từ xưa tới nay người ta đã đặt quy chế tương ứng trong dàn nhạc như sau: hễ có một cây flute thì phải có hai cây violino, 1 cây trompet thì phải có 4 cây violino, 1 clarinet thì phải có 2 violino… vì vậy mà violino luôn chiếm phần lớn số lượng trong dàn nhạc. Do đó, trong hoàn cảnh hiện nay phải dùng laptop để thực hiện các chức năng này, trước là gia tăng những cái đã có cho tiếng violino được đầy đặn, sau là bổ túc những tiếng đàn. kèn hay trống chưa có như timpani, calesta…, để tác phẩm phối khí sống được toàn vẹn và người nghe cũng được mãn nguyện về sự đầy đủ của nó như một bữa tiệc thịnh soạn mà ít tốn kém về nhân lực và tài chính…Quả thực khi tiếng đàn Violino được gia tăng trong máy tính thì các nhạc công thấy tự tin và chơi hay hơn thấy rõ.
Những ai đã có dịp nghe Pio X đàn hát 16 trích đoạn trong đại nhạc phẩm The Messiah của G.F. Haendel. Gloria, Magnificat và nhiều cantata của J.S. Bach cũng như trường ca Mở Đườmg Phúc Thật của cố linh mục nhạc sĩ Gio-an La-san Nguyễn Văn Vinh ở nhà thờ Mai Khôi đều phải khách quan nhìn nhận tài điều khiển của nhạc sĩ Tiến Linh và nghệ thuật diễn xuất của Pio X. Có lẽ vì tài nghệ diễn xuất này mà có người hoài nghi cho rằng Pio X hát nhép theo đĩa nhạc có sẵn để trong máy. Nhưng không phải. Chỉ có ai thiếu hiểu biết, lại sẵn thiên kiến và ác cảm tự nhiên mới nghĩ như thế. Còn người nào hiểu biết, nhận định khách quan và tôn trọng sự thật thì sẽ nghĩ như ông Hoàng Minh Thái, một thính giả trong đêm Pio X trình diễn trường ca Mở Đường Phúc Thật, người đã có những lời phát biểu như sau:
“Tối thứ sáu 07.1.2011 vừa qua, tại nhà thờ Tu viên Mai Khôi số 44 đường Tú Xương, Quận 3, đã có một buổi hát hợp xướng không mang vẻ hoành tráng nhưng thật ấn tượng.
Tu viện Mai Khôi đã tổ chức buổi hát này trong không khí ấm cúng của mùa Giáng sinh, Ban Hợp Xướng Pi-ô X trình bày bản Trường ca MỞ ĐƯỜNG PHÚC THẬT của Cha Cố Gio-an La-san Nguyễn Văn Vinh, một tài năng của Thánh Nhạc Việt Nam. Được biết Nhạc sĩ Tiến Linh đã khởi sự từ tháng 10.2010 và mất gần 6 tháng để hiệu đính và hòa âm phối khí cho tác phẩm này, như vậy chắc chắn đây là lần đầu tiên tác phẩm được trình bày trước công chúng. Lm Nhạc sĩ Tiến Lộc là MC của chương trình đã khéo léo dẫn cử tọa đi vào hồn của tác phẩm bằng những diễn giải tinh tế ý nghĩa của 8 mối phúc Chúa dạy trong Kinh Thánh. Như đã nói, không có vẻ hoành tráng nhưng ấn tượng, vì không có những sắc màu khói hoa hoặc ánh đèn chói chang hoặc người người nườm nượp lên xuống… nhưng thật ấn tượng vì nội dung, mở đầu chương trình là hai tác phẩm vĩ đại mà đòi hỏi ca đoàn phải có trình độ nhất định mới có thể hát được, bài thứ nhất là CHÚA GIÁNG SINH VÌ TA trích đoạn 12 trong Oratorio The Messiah của G.F.Haendel, bài thứ hai là GLORIA trích trong Bộ lễ cung Si thứ của J.S.Bach, GLORIA (Vinh danh Thiên Chúa) cũng là chủ đề của đêm hát này. Sau hai bài hát mừng Giáng sinh, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh, bề trên Tu Viên đã có đôi lời mở đầu để đưa cử tọa vào chương trình, Ban hợp xướng bắt đầu trình diễn MỞ ĐƯỜNG PHÚC THẬT, tác phẩm rất Việt Nam, tuy là lời văn hơi “cổ” nếu không được giải thích thì có lẽ nhiều người cũng khó hiểu được ý nghĩa của nó, toàn bộ tác phẩm chia thành 6 chương, được pha trộn nhiều hình thức khiến cử tọa tham dự thích thú như, có khi thì một người đọc dõng dạc, khi thì nhiều người, khi thì hát solo, hoặc soli rồi tutti xen kẽ vào nhau, có khi ngâm thơ và có cả vỗ tay … nhưng nét nhạc và phối khí hòa âm nhịp nhàng đan quyện vào nhau, cung điệu dễ nghe, dàn nhạc phần lớn là các nhạc cụ cổ điển mà chỉ có một cây đàn tranh để phụ họa cho phần ngâm thơ, nghe rất gần gũi nhưng tráng lệ. Về phần hợp xướng thì khá chuẩn với các bè cân đối đầy đặn, nhưng các solist thì chưa được xuất sắc lôi cuốn. Nếu không nhắc đến những khiếm khuyết của phần âm thanh bố trí cho những người lĩnh xướng của tối hôm đó thì chương trình hát gần như hoàn hảo tuyệt vời, nhưng nhìn chung thì đã là thật đẹp và ấn tượng lắm! Rất mong bản trường ca này được biểu diễn nhiều lần nữa cho nhiều người được biết.”

Linh mục Anre Đỗ Xuân Quế O.P

nguồn:
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/binh-luan/gi%E1%BA%A3i-t%E1%BB%8Fa-m%E1%BB%99t-ng%E1%BB%99-nh%E1%BA%ADn/





http://my.opera.com/thanhhoangmusic/blog/

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 11/07/12 :  05:24  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Ý kiến cá nhân tôi:

Không ổn,
Những bản phối trên máy vi tính chỉ được dùng như một phần hỗ trợ
trong lúc ca đoàn tập hát, hoặc sử dụng để làm CD nhạc. Trong Thánh
đường, có thể sử dụng nhiều loại nhạc cụ, tùy theo Giáo Hội địa phương cho phép, nhưng phải diễn sống, tức là phải có nhạc công Công giáo trực tiếp sử dụng nhạc cụ. Điều cha Quế phát biểu có lẽ chỉ với tính chất cá nhân, không dựa trên một điều khoàn nào trong phụng vụ cho phép như thế. Nếu có luật cho phép như thế thì những bài thánh ca được viết với phần đệm hoặc phối khí (nhằm mục đích truyền tải nội dung, âm hưởng của bài hát), ca đoàn chỉ việc nhét đĩa vào đàn mà sử dụng trong thánh lễ vô tư có được chăng? Đàn điện từ ngày nay đa chức năng, người ca trưởng cũng đâu thể thu sẵn phần đệm vào đàn rồi trong thánh lễ mở lên cho ca đoàn hát (đàn hiện nay có thể thu được 16 track nhạc).
Nếu dựa vào bài viết này trên mạng của cha Anre Đỗ Xuân Quế, không biết nền thánh nhạc Việt Nam có bị loạn lên vì cách sử dụng nhạc vi tính không, các buổi biểu diễn thánh nhạc sẽ được tiếp nhận như thế nào?
CTH


http://my.opera.com/thanhhoangmusic/blog/
Go to Top of Page

Binh Nhieuloc

Others
91 Posts

Posted - 11/07/12 :  07:51  Show Profile  Email Poster Send Binh Nhieuloc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by hoangmusic

Ý kiến cá nhân tôi:

Không ổn,
Những bản phối trên máy vi tính chỉ được dùng như một phần hỗ trợ
trong lúc ca đoàn tập hát, hoặc sử dụng để làm CD nhạc. Trong Thánh
đường, có thể sử dụng nhiều loại nhạc cụ, tùy theo Giáo Hội địa phương cho phép, nhưng phải diễn sống, tức là phải có nhạc công Công giáo trực tiếp sử dụng nhạc cụ. Điều cha Quế phát biểu có lẽ chỉ với tính chất cá nhân, không dựa trên một điều khoàn nào trong phụng vụ cho phép như thế. Nếu có luật cho phép như thế thì những bài thánh ca được viết với phần đệm hoặc phối khí (nhằm mục đích truyền tải nội dung, âm hưởng của bài hát), ca đoàn chỉ việc nhét đĩa vào đàn mà sử dụng trong thánh lễ vô tư có được chăng? Đàn điện từ ngày nay đa chức năng, người ca trưởng cũng đâu thể thu sẵn phần đệm vào đàn rồi trong thánh lễ mở lên cho ca đoàn hát (đàn hiện nay có thể thu được 16 track nhạc).
Nếu dựa vào bài viết này trên mạng của cha Anre Đỗ Xuân Quế, không biết nền thánh nhạc Việt Nam có bị loạn lên vì cách sử dụng nhạc vi tính không, các buổi biểu diễn thánh nhạc sẽ được tiếp nhận như thế nào?
CTH


http://my.opera.com/thanhhoangmusic/blog/



Hi anh Hoàng,
Cái gì chứ viết dàn nhạc bằng Encore thì đưa đây cho Bình, việc đem Laptop vô trình diễn với ca đoàn - ngoài phụng vụ - thì TUỲ ông nhạc trưởng .
Còn trong Phụng vụ thì chắc không có cái tuỳ nào là tiện cả .

Bình Nhiêulộc
Haymarket.
[email protected]
Go to Top of Page

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 11/07/12 :  08:23  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Vừa ghé thăm blog của NS Hải Triều thì thấy chị viết về vấn đề này như thế này: (xin phép chị HT)
Về bài GIẢI TỎA MỘT NGỘ NHẬN
của lm.Anrê Đỗ Xuân Quế
LINK :

http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/binh-luan/gi%e1%ba%a3i-t%e1%bb%8fa-m%e1%bb%99t-ng%e1%bb%99-nh%e1%ba%adn/
Đây hình như là bài của cha Quế được đăng trên mạng lần gần đây nhất, bởi hôm qua, họp mặt gia đình con cái Thánh Martinô, mình mới vừa nghe anh em đồng nghiệp nhắc tới. Chốn thân thương thế mà mình thờ ơ sao đang! Về nhà vội mở ra xem từ cuối lên đầu (nghề của nàng!).
Cuối đọc trước, thấy có Reply cám ơn cha, nhờ cha mà con biết thưởng thức nhạc hợp ...sướng (nguyên văn: Cám ơn cha Anre Đỗ, nhờ giải thích của cha mà con biết được sử thưởng thức nhạc hợp sướng). Có comment khác thấy vơi ấm ức (nguyên văn: Nào là những dịp hát mừng Giáng Sinh ở tu viện Mai Khôi,đặc biệt là gần đây ở trung tâm hành hương Đức Mẹ TàBao…Vậy hôm nay, đọc qua lời “minh bạc” của cha Anre về biến cố xì xầm vụ hát nhép của ca đoàn PioX, con cảm thấy có phần nào vơi đi nỗi lòng sự ấm ức cả một ca đoàn mang tầm cỡ như thế mà lại hát nhép).
Đọc bài của cha Quế xong, ngay lập tức, mình phát hiện ra là từ trước tới nay mình dốt quá! Trong bài, có nhiều điều cha nói tới, mình chả hiểu, chả biết.
Trước hết là vụ "công thức mới". Cha Quế viết :
Tôi xin làm chứng rằng Pio X không hát nhép mà chỉ hát theo dàn nhạc công thức mới. Công thức này do nhạc sư Tiến Dũng nghĩ ra và khiến ông đã dám đưa mõ, sênh, chuông chùa, đàn ghi-ta điện tử vào để biểu diễn các nhạc phẩm cổ điển của Mozart và Bach.
Thật là tiếc vì cho tới nay mình chưa được thưởng thức một tác phẩm nào viết theo công thức mới của linh mục nhạc sư Tiến Dũng. Đọc tiếp :
Người ta thấy Pio X dùng laptop thì tưởng là họ gắn đĩa hát vào rồi đàn hát theo đĩa gài trong đó. Nhưng không phải. Đó chỉ đơn giản là sử dụng softwave Encore. Trong chương trình Encore này, các bản phối khí cho mỗi bài hát, bản dàn đã được tùy nghi tăng giảm âm lượng của từng nhạc cụ để các bản ấy có thể hòa quyện với nhạc cụ chơi sống là Violino, Cello và Clarinetto basso. Hai cái keyboard được đặt cố định: một cái dùng tiếng đàn phím (piano hoặc organ) một cái để thay thế flute và clarinetto soprano.
Mục đích khi sử dụng máy tính trong việc này là nhằm gia tăng âm lượng cho bộ đàn dây, vì Violino, muốn nghe được, theo lẽ thường phải có ít nhất 12 cây cho một bè mới nghe tốt được ; Cello phải ít nhất 4 cái mới đủ sức làm nền và cân bằng âm lượng với hợp xướng. Trong chương trình Encore này, mỗi thứ tiếng đàn, kèn, sáo được sắp đặt theo những kênh riêng biệt để điều chỉnh độ dày, độ mỏng. Nếu tiếng đàn calesta hoặc arpa không có ở bên ngoài thì trong máy, phải chỉnh cho mức nhanh chậm lớn hơn bình thường để có thể nghe được tiếng của nó, hoăc bớt một chút tiếng contra basso khi chỗ đó tiếng kèn clarinetto bass thổi mạnh…
Nguyên đoạn trên thì ngoài tên các nhạc cụ quá quen thuộc trong dàn nhạc, mình còn biết hai chữ tiếng Anh cha nhắc tới cũng là mấy thứ mình đang sử dụng, là : laptop và softwave Encore. Cũng thấy mình hoàn toàn ngớ ngẩn khi nhờ bài cha viết, mình mới biết được tác dụng tuyệt diệu của laptop, của Encore khi biểu diễn hợp ....sướng. Có lẽ, không phải ai cũng hiểu được mục đích của việc "sử dụng máy tính trong việc này", cho nên người ta mới ngộ nhận và cha Quế mới phải viết bài giải tỏa chớ ! Đọc tiếp :
...dùng laptop để thực hiện các chức năng này, trước là gia tăng những cái đã có cho tiếng violino được đầy đặn, sau là bổ túc những tiếng đàn. kèn hay trống chưa có như timpani, calesta…, để tác phẩm phối khí sống được toàn vẹn và người nghe cũng được mãn nguyện về sự đầy đủ của nó như một bữa tiệc thịnh soạn mà ít tốn kém về nhân lực và tài chính…Quả thực khi tiếng đàn Violino được gia tăng trong máy tính thì các nhạc công thấy tự tin và chơi hay hơn thấy rõ.
Đọc tới đây mình rất thắc mắc tại sao phương pháp có hiệu quả tốt đẹp như vậy mà từ trước tới giờ không thấy những tướng tài có đạo quân ( gồm ca viên, dàn nhạc, phòng thu, kinh nghiệm biểu diễn..) hùng hậu trong tay như nhạc sĩ Trần Quốc Dũng, nhạc sĩ Chu Minh Ký, nhạc sĩ Quang Phúc, nhạc sĩ Trung Chính, nhạc sĩ Thế Thông, nhạc sĩ Vũ Đình Ân đem ra sử dụng ? Hay các Tên này dấu nghề, dấu tài, không chỉ cho Hải Triều, để Hải Triều dốt, cho dốt luôn ? Nỡ hóm với mình thế à, các bạn hiền?
Nói thật là mình không biết. Nếu các bạn biết thì dạy cho mình, cám ơn.
Còn bài cha Quế khen Tiến Linh và Pio X như vậy, lại thêm đoạn sau của tác giả Hoàng Minh Thái nào đó vừa ngọt như đường vừa nhiều như thế thì ...ngon rồi. Bravo Pio X. Bravo Tiến Linh.

http://nshaitrieu.blogspot.com/


http://my.opera.com/thanhhoangmusic/blog/
Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 11/07/12 :  10:13  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Anh Cao Thanh Hoàng mến,

Theo tôi hiểu thì việc ngăn cấm sử dụng các nhạc cụ và máy móc điện tử hoặc nhạc đã thu âm trước chỉ áp dụng cho các buổi cử hành Thánh Thể (thánh lễ), các nghi lễ phụng vụ hoặc các buổi cầu nguyện đạo đức mà thôi.
Còn "các buổi hát thánh ca cầu nguyện để chuẩn bị lòng trí tín hữu mừng đại lễ" mà Cha Đỗ Xuân Quế đề cập tới trong bài viết trên đây, tôi hình dung ra (vì chưa bao giờ có may mắn được tham dự) chỉ là những sinh hoạt đạo đức hoặc là những buổi trình diễn thánh ca.
Vậy thì một buổi trình diễn thánh ca không bị bắt buộc phải tuân theo các qui định về việc "cử hành âm nhạc trong Phụng vụ" mà chỉ cần giữ đúng các nguyên tắc về việc "hoà nhạc trong thánh đường" thôi.

dovyha

Go to Top of Page

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 11/07/12 :  17:44  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by dovyha

Anh Cao Thanh Hoàng mến,

Theo tôi hiểu thì việc ngăn cấm sử dụng các nhạc cụ và máy móc điện tử hoặc nhạc đã thu âm trước chỉ áp dụng cho các buổi cử hành Thánh Thể (thánh lễ), các nghi lễ phụng vụ hoặc các buổi cầu nguyện đạo đức mà thôi.
Còn "các buổi hát thánh ca cầu nguyện để chuẩn bị lòng trí tín hữu mừng đại lễ" mà Cha Đỗ Xuân Quế đề cập tới trong bài viết trên đây, tôi hình dung ra (vì chưa bao giờ có may mắn được tham dự) chỉ là những sinh hoạt đạo đức hoặc là những buổi trình diễn thánh ca.
Vậy thì một buổi trình diễn thánh ca không bị bắt buộc phải tuân theo các qui định về việc "cử hành âm nhạc trong Phụng vụ" mà chỉ cần giữ đúng các nguyên tắc về việc "hoà nhạc trong thánh đường" thôi.

dovyha





Cám ơn anh Đỗ VY Hạ đã giải thích, chắc là tôi hiểu sai .
VÌ bài viết của cha Quế chỉ chú trọng giải thích và ca ngợi việc sử dụng nhạc vi tính trong việc hát thánh ca trong Nhà Thờ, không có điểm nhấn mạnh về nguyên tắc Giáo Luật có thể dẫn tới việc lập lờ, vịn cớ, vì từ việc sử dụng NVT, nhạc thu sẵn cho việc trình diễn Thánh Ca đến với việc sử dụng chúng trong Thánh lễ là rất gần, vì nếu cùng một bài hát, khi hát với phần nhạc thu sẵn, chắc chắn sẽ rất hay vì có sự hỗ trợ của kỹ thuật vi tính, nếu hát trong thánh lễ, không có sự hỗ trợ của kỹ thuật vi tính, chất lượng bài hát sẽ giảm đi rất nhiều, sợ rằng ca đoàn khó có thể chấp nhận .
Với sự trình bày này, hy vọng sẽ không ai hiểu lầm và sử dụng sai về việc dùng nhạc thu sẵn trong việc hát thánh ca trong thánh lễ. Thân mến - CTH

http://my.opera.com/thanhhoangmusic/blog/
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05