Author |
Topic |
|
DoniSJ
CT/NC
310 Posts |
Posted - 06/02/04 : 15:21
|
Vấn Đề Thánh Nhạc
TRÊN PHÍM ĐÀN
Cổ nhân có câu : "Uốn lưỡi ba lần mới nói". Nghĩa là không nói gì mà không suy nghĩ trước, không làm gì mà không chuẩn bị trước cho chu đáo. Chúng ta biết rằng một người nói trước công chúng đều phải soạn thảo trước, một ca sĩ trên sân khấu cần tập luyện, một đội quân cần được huấn luyện trước khi chiến đấu, v.v ... Nói chung, làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước. Tương tự như vậy, người viết muốn nói đến việc viết bản đệm đàn và chuẩn bị trước khi trình tấu.
Viết bản đệm đàn là viết trước một bản nhạc, để nhìn vào đó, nhạc công diễn tấu trên đàn. Đây là một công việc chuẩn bị rất chu đáo trước khi trình tấu, đặc biệt trong nhà thờ. Việc này từ lâu đã được thánh nhạc kêu gọi rất nhiều, nhưng thực tế gặp không ít khó khăn. Chúng ta biết rằng : sự học hỏi đàn nhạc đối với thiếu nhi và các bạn trẻ đang ngày càng phát triển và có rất nhiều bạn có ước vọng đem tài lực của mình phục vụ trong nhà thờ. Điều đó đáng mừng, nhưng khi nói tới bản đệm đàn thì có lẽ rất ít ai hiểu được. Nếu được giải thích mà các bạn chấp nhận thì cũng chẳng có gì đáng nói, nhưng rất tiếc có biết bao nhiêu lý do khác để biện minh cho cá nhân mình. Thậm chí có bạn cho rằng : đệm đàn dựa trên bản đệm là làm cứng nhắc nghệ thuật, làm mất đi nguồn hứng ... Chủ trương của các bạn đó là : đến bài, cứ đệm đại theo hứng của mình. Người viết đồng ý với cái hứng của các bạn, nhưng xin nói thêm rằng : cái hứng trong nghệ thuật cần phải được kiểm soát, gọt giũa, tu chỉnh sao cho vừa đúng lại vừa hay. Đó mới là cái hứng có giá trị. Quá trình này đã được thực hiện ngay khi viết bản đệm đàn rồi. Một bản nhạc muốn đệm cho ca đoàn, cần có một quá trình chuẩn bị : các nhạc công ở các nhạc viện, khi độc tấu pi-a-nô hay khi hòa cùng với dàn nhạc, đều có bản đệm đàn. Các ban nhạc đời ở rạp hát hay vũ trường, các nhạc công cũng phải luyện tập rất chu đáo theo sự hòa âm, phối khí và chỉ huy của nhạc trưởng ... Đó là công việc trình diễn trước công chúng ngoài đời mà còn chuẩn bị như vậy, huống chi trong nhà thờ, trước mặt Chúa và mọi người. Thêm nữa, nếu đi coi một cuốn phim, mà trong cuốn phim đó có đoạn nói đến đạo, nếu lúc đó có nhạc đạo dạo lên, các bạn sẽ thấy nó có cái gì đó khác hẳn với nhạc đời trước hay sau đó như thế nào ? Với cây đàn Organ, chúng ta phải chơi sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của nó trong thánh nhạc, là nâng tâm hồn con người lên tới Chúa. Người đệm đàn theo hứng trong nhà thờ có đảm bảo được sự thánh thiện là tạo cho cộng đoàn nâng tâm hồn kết hợp với Chúa không ? Khó lắm. Và như thế thì còn đâu là thánh nhạc, còn gì là phụng vụ ?
Các bạn xa lạ với bản đệm đàn ư ? Thế các bản nhạc mà các bạn học được trong quá trình học đàn từ đơn giản đến phức tạp không phải là những bản nhạc mà các tác giả viết sẵn để chúng ta đệm theo đó sao, hay không phải là bản đệm đàn đó sao ? Một bản đệm đàn hoàn chỉnh chất chứa khá nhiều kỹ thuật : sáng tác, hòa âm, đối âm, phối khí, v.v ... Nếu chưa theo sát nó, các bạn chưa thể hiểu được những cái hay cái đẹp trong đó. Vậy các bạn hãy đến với nó đi, hy vọng các bạn sẽ hài lòng. Thực ra, cũng có nhiều bạn đã bước vào, nhưng chưa lãnh hội được bao nhiêu thì đã chán nản ; chán nản vì các bạn chưa ổn định được quan điểm riêng của các bạn. Nhưng như Chúa đã nói : "Ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy mới được cứu độ" (Mt 10,22b)
Người viết thiết tưởng nói lên điều này để các bạn đang đệm đàn trong nhà thờ có một chút để ý hơn nữa để công việc của chúng ta có giá trị hơn trước mặt Chúa. Lời kêu gọi của những người làm công tác thánh nhạc hãy còn đó, ước mong Giáo quyền có tiếng nói chính thức để củng cố công việc này. Cuối cùng, xin được tâm sự nhỏ với các bạn đang phục vụ và cách riêng các bạn đang đệm đàn trong nhà thờ : Chúng ta là những người phục vụ, công sức của chúng ta được Chúa chứng nhận. Tại sao chúng ta tiếc xót với Chúa từng chút thời giờ, công sức để chuẩn bị cho chu đáo ? Tại sao chúng ta không dâng lên Chúa lễ vật tinh tuyền, xứng đáng, đúc kết từ bao nhiêu thời gian, công sức và cả tiền bạc của chúng ta ? Và các bạn ạ, chúng ta sẽ phải trả lời trước mặt Thiên Chúa về công việc phục của chúng ta.
Hồng Thái
God Bless You |
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 06/02/04 : 23:57
|
Hồng Thái là Doni hay là một người khác vậy?
Thấy các bạn có vẻ chú ý về việc đệm đàn, tôi xin giới thiệu đến các bạn series sách "Trang Đệm Đàn" của nhạc sỹ Tiến Linh, soạn đầy đủ phầm đệm piano hoặc organ cho các bài thánh ca Việt Nam phổ thông xưa nay. Anh TL trao cho tôi quyền phổ biến, nhưng các số tài chánh thu hoạch được tôi sẽ gửi về toàn bộ cho anh ấy (trừ cước phí) để ảnh có thể thực hiện tiếp tục các cuốn kế. Hiện nay đã có đến cuốn TĐĐ 4, cộng thêm quyển Đối Ca Nhập Lễ nữa là 5.
Các bạn có thể liên lạc riêng với tôi ở:
[email protected] .
|
|
|
DoniSJ
CT/NC
310 Posts |
Posted - 06/03/04 : 03:54
|
Dạ thưa anh Phước, Hồng Thái là người khác, không phải Doni ạ . . . :-)
God Bless You |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 06/05/04 : 12:35
|
Có một số bạn gửi thư hỏi về các bài soạn cho đàn, nên tôi xin trả lời chung:
1. Các bài đàn thường dành cho organ, nhưng cũng có khi dùng được cho piano, và có những bài dành hẳn cho piano .
2. Có nhiều trình độ khác nhau: thật khó, trung bình, và tương đối dễ.
3. Tôi sẽ scan thêm mục lục để post lên đây. Nhưng hiện giờ xin gửi một vài trang trước làm ví dụ:
download
download
Nhân tiện gửi một bài hát của tôi có phần đệm piano do Hồ Ðăng Tín soạn, tặng các bạn thích đệm đàn .
download
|
|
|
dethuong
CT/NC
1 Posts |
Posted - 02/19/05 : 02:16
|
Thưa các anh chị,
Em là nhạc công organ. Về đàn phụng vụ, em chủ yếu là tự học, nhưng có rất ít tài liệu để tham khảo. Rất mong các anh chị có tài liệu về đàn organ trong nhà thờ xin post lên để em được học hỏi.
Xin cảm ơn.
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 02/20/05 : 16:47
|
Cám ơn những chia sẻ của anh TĐP nhé!
Em có xem qua bài Ơn Trời của anh TĐP và có một thắc mắc - không biết có đúng hay không nhưng em muốn đặt câu hỏi để được hiểu rõ ràng hầu học hỏi thêm nơi những anh chị có kinh nghiệm đi trước.
Ở TK 3 anh TĐP viết: Mình Máu Thiên Chua...
Trước đây em chỉ được nghe nói: Mình Máu Chúa (ám chỉ Mình Máu Chúa Giêsu = Ngôi 2) hoặc: Mình Máu Con Chúa (cũng ám chỉ Chúa Giêsu). Như thế thì câu anh TĐP viết vậy là một ý tưởng mới chăng?
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 02/21/05 : 01:07
|
Nam mến,
Nam xem lại Kinh Vinh Danh, phần giữa nói về Chúa Giêsu: "Lạy Con Một Thiên Chúa.... lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Con Đức Chúa Cha...."
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 02/21/05 : 08:08
|
Anh TĐP mến!
Em thì không giỏi về Thánh Kinh cho lắm đâu, nhưng theo sự hiểu biết của em như thế này: Thiên Chúa = Chúa Cha = Ngôi Thứ Nhất, Chúa Con = Chúa Giêsu = Ngôi Thứ Hai, Chúa Thánh Thần = Ngôi Thứ Ba.
Mỗi khi lên rước Mình Thánh và hơn nữa chính Chúa Con xuống thế làm người chứ Chúa Cha đâu có xuống đúng không? Như vậy thì Mình Thánh mà chúng ta rước trong thánh lễ là rước chính Mình Thánh Chúa Giêsu chứ đâu phải Mình Thánh của Thiên Chúa?!
Nói về Ba Ngôi thì có lẽ cũng không ít vấn đề phức tạp mà đôi lúc cũng hơi khó hiểu một chút.
Có lần em được linh mục Nguyễn Duy giải thích ghi viết thánh nhạc phải rất rõ ràng là dùng danh xưng: Chúa là nói về Chúa Giêsu hoặc Chúa Con. Còn Cha là nói về Thiên Chúa Cha. Vì vậy em thấy không ít hiểu lầm trong vấn đề danh xưng này.
Vài ý mọn phát nguồn từ sự hiểu biết hạn hẹp nhưng chân thành!
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 02/21/05 : 10:18
|
Nam mến,
Trong thư trước tôi đã trích ra vài câu trong Kinh Vinh Danh, trong đó, "lạy Chúa là Thiên Chúa" là câu thưa của chúng ta với Chúa Giêsụ Nếu cho rằng không dùng chữ "Thiên Chúa" để chỉ Chúa Giêsu thì hoá ra Kinh Vinh Danh dùng chữ sai hay sao?
Ngoài ra, khi đã tin rằng Thiên Chúa có ba ngôi - Ngôi Cha, Ngôi Con, và Ngôi Ba Thánh Thần, thì ngôi nào cũng là Thiên Chúa . Vấn đề dùng chữ "Cha", "Con" để chỉ riêng cho Ngôi Nhất và Ngôi Hai là một chuyện khác.
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 02/21/05 : 14:40
|
Em không có ý muốn nói Kinh Vinh Danh là sai đâu anh TĐP. Nhưng vấn đề ở đây là mỗi người chúng ta đọc và hiểu thế nào về từng lời kinh đó thôị Như em cũng chia sẻ ở phần trên là không phải chỉ người tôn giáo bạn hay người khác tín ngưỡng với mình thấy khó hiểu về một Thiên Chúa mà có ba ngôi mà ba ngôi lại bằng nhau đâu, vì chính một số người công giáo cũng tự thấy khó hiểu ở vấn đề này.
Em vẫn biết Thiên Chúa có 3 Ngôi, nhưng theo em hiểu không phải 3 Ngôi đều là Thiên Chúạ Lý do không ai nói là Thiên Chúa Thánh Thần hay Thiên Chúa Con cả. Nhưng em đồng ý danh xưng đều có chữ "Chúa" ở đằng trước là: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chính vì ở Ba Ngôi này đều có chữ "Chúa" ở đằng trước nên nhiều người tôn giáo bạn vẫn nói sao Công Giáo mình vẫn nói tin vào 1 Chúa mà lại nêu ra 3 Chúa như đã nêu trên.
Nếu em hiểu không lầm ý anh thì anh muốn nói rằng: Thiên Chúa = Chúa Giêsủ??
Mỗi lần lên rước Mình Thánh thì vị linh mục hay vị thừa tác viên nói: Mình Thánh Chúa Kitô. Như thế nói lên rằng chúng ta rước chính Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa chứ đâu phải nói: Mình Thánh Thiên Chúa đâu?
Hoặc trong lời truyềp phép vị linh mục đọc: Đây là Mình Thầy các con hãy cầm lấy mà ăn chứ đâu đọc là: Đây là Mình Cha Thầy các con hãy cầm lấy mà ăn đâủ??
Hy vọng qua cuộc thảo luận được học hỏi thêm nhiều về giáo lý hữu ích cho phần tâm linh.
Edited by - nam on 02/21/2005 14:42:49 |
|
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 02/21/05 : 16:31
|
Xin phép anh TDP và Nam, Phong không dám bàn gì nhiều, chỉ trích vài câu trong sách Giáo Lý Căn Bản do Trung Tâm Giáo Lý Dân Chúa phát hành:
36. Ngôi Cha có phải là Thiên Chúa không? - Ngôi Cha là Thiên Chúa và là Ngôi Nhất trong Ba Ngôi.
37. Ngôi Con có phải là Thiên Chúa không? - Ngôi Con là Thiên Chúa và là Ngôi Hai trong Ba Ngôi.
38. Đức Chúa Thánh Thần có là Thiên Chúa không? - Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ngôi Ba trong Ba Ngôi.
TP
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 02/21/05 : 17:38
|
Cám ơn anh pduong thật nhiều đã cho em câu trả lời nhé!
Nếu như lời trích dẫn của anh pduong thì quả thật 3 Ngôi đều là Thiên Chúa, nhưng không biết khi chúng ta dùng: Rước Mình Máu Thiên Chúa thì có đủ rõ ràng chưa? Hay chúng ta nên viết rõ ý hơn là rước Mình Máu Chúa Kitô hay Mình Máu Chúa Con để xác nhận rằng chính Ngôi Hai chúng ta được rước?
Mong được góp ý!
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 02/21/05 : 21:33
|
Phong và Nam thân,
Cảm ơn anh Phong. Dạo này tôi bận bịu nhiều về cả giờ giấc lẫn tâm trí, không tham dự vào Forum nhiều được, nên khi thấy câu hỏi của Nam thì cố gắng trả lời cho thật gọn bằng cách trích Kinh Vinh Danh, nhưng có vẻ cũng không xong.
Cho nên tôi đã dự định đợi đêm nay làm hết mọi việc thì ngồi đánh máy thêm vài trích dẫn nữa từ kho kinh và kho nhạc của Việt Nam, đồng thời giải thích thêm. Ví dụ câu "Tôi tin kính Thánh Linh là Thiên Chúa Ngôi Ba" của Hoài Đức đã được hát cả nửa thế kỷ nay mà không ai phản đối, hoặc câu "Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Lời thật, Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Lời thật, Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Lời" trong Kinh Cầu Chịu Nạn. Thế nhưng Phong đã trích dẫn Sách Giáo Lý và Nam đã đồng ý rồi thì kể như xong.
Riêng về câu hát trong bài "Ơn Trời", tôi xin trình bầy lý do sau đây. Nếu tôi muốn đổi lời hát để không còn ai thắc mắc thì dễ quá, thay vì "Mình Máu Thiên Chúa" tôi sửa thành "Mình Máu Con Chúa" thì không có chi vất vả cả. Thế nhưng tôi đang có ý tuyên xưng Chúa Giêsu thật sự là Thiên Chúa mà đã đem chính Thịt Máu Người ban cho nhân loại. Ở đây, chữ "Thiên Chúa" được nêu ra để tạo nên sự đối chọi mạnh mẽ giữa quyền uy của Đức Giêsu và sự hạ mình hy sinh của Người.
Xin cảm ơn Nam đã góp ý và thắc mắc. Đôi khi nhờ có câu hỏi mà người viết được cơ hội trình bầy rõ ràng điều mình muốn nói.
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 02/21/05 : 22:36
|
Lại một lần nữa cám ơn hai anh thật nhiều đã cho em có dịp học hỏi thêm và đào sâu về ý nghĩa Thánh Kinh. Tất cả những thảo luận trong đây anh em mình nêu ra không có hàm ý chỉ trích hay phê bình gì cả, nhưng chỉ gói gém trong tâm tình chia sẻ và học hỏi lẫn nhau mà thôi đúng không hai anh? Em đáng là đàn em thôi vì thế còn nhiều cái chưa nhìn và hiểu hết được nên cái gì không hiểu hoặc thắc mắc là em đặt câu hỏi được được minh bạch thêm thôi.
Anh TĐP biết sao không? Chính vì em đã xem qua những bài hát về Thánh Thể & Thánh Tâm thì khi nói về Mình Máu Thánh Chúa thì hầu các tác giả đều nêu lên Chúa Con là Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, chính vì khi vừa đọc qua bài của anh nên em thấy hơi lạ tai quá và hơi phân vân một chút nên mới mạo muội đặt câu hỏi đó.
Chính vì vậy ngày từ lúc đầu em mới hỏi anh là phải chăng đây là ý tưởng mới anh muốn khai phá chăng? Nhưng như anh đã giải thích thì em tôn trọng lý giải của tác giả, nhưng theo cá nhân em thấy nếu anh viết Mình Máu Con Chúa thì không ai chối cãi được anh đang nói về Chúa Giêsu là Ngôi Hai và như thế đường văn em thấy có vẻ mạch lạc và chính xác với thực tế hơn.
Vài ý mọn!
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 02/21/05 : 23:29
|
Theo tôi nghĩ, "nghe lạ tai" ở đây không phải là vấn đề, mà chuyện quan trọng là ý tưởng hoặc cách dùng chữ mình viết có đúng hay không. Thêm nữa, Nam nghe thấy "lạ tai", "không mạch lạc", "không chính xác với thực tế" là vì Nam đã tự giới hạn cách suy nghĩ của mình vào một khuôn khổ nhỏ căn cứ vào một số cách dùng quen thuộc, để rồi cho rằng những cách dùng khác là không chấp nhận được, mặc dù nó không sai tí nào.
Thật ra tôi không có cái tính bướng bỉnh và tự ái đâu. Ai nói đúng lý tôi sẽ công khai chấp nhận và sửa ngay. Trong cùng một bài hát, khoảng năm 19-tám-mấy gì đó tôi đã viết nhiều chữ "Cha" để chỉ Chúa Giêsu, sau này đọc sách Cha Kim Long, tôi đã sửa lại cho đúng.
Thôi thì để thông qua, nhân nhắc chữ Cha, xin post một bài hát về Cha nghe cho vui.
Ghi Mãi Ơn Cha
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 02/22/05 : 05:22
|
Đây chỉ là sự thắc mắc và góp ý với cảm nhận cá nhân của em thôi chứ không có ý bắt anh phải sửa gì cả mong anh TĐP thông cảm nhé! Em cũng nói ở trên là em hoàn toàn tôn trọng tác giả mà...
Cám ơn hai anh đã chia sẻ cho em được học hỏi thật nhiều!
|
|
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 02/23/05 : 06:21
|
Mình cũng học thêm được nhiều điều qua sự trao đổi trong topic này. Xin cám ơn anh Phước, PDuong & Nam thật nhiều về các chia sẻ thật hữu ích. Thân.
Hãn Phạm
|
|
|
ThienAn
Others
6 Posts |
Posted - 02/23/05 : 12:59
|
Nhân ghé Forum này và cũng đã download bài Ơn Trời của anh Phước, chúng tôi cũng xin có một vài góp ý nho nhỏ về kiểu dùng "Mình Máu Thiên Chúa"
1- Vì chỉ có Ngôi Hai nhập thể, mặc xác phàm, mới có Máu và Thân, nên thường người ta "cẩn trọng" chỉ dùng kiểu nói "Mình Máu Con Chúa" hay "Mình Máu Chúa Giêsu"
Hay đơn giản hơn, chỉ dùng "Mình Máu Chúa" nếu trước đó đã có nói đến Chúa Giêsu, để người nghe không thể hiểu lầm rằng "Thiên Chúa" nói chung, có máu thịt, với nghĩa không còn là thiêng liêng nữa .
2- Hoặc SAU khi đề cập đến Mình Máu Thánh Chúa Giêsu thì có thể nhấn mạnh "Mình Máu" đây là "Mình Máu" của một "Ngôi Vị Thiên Chúa Nhập thể".
Nghĩa là làm sao, trong mạch văn, người đọc hay người nghe không thể đương nhiên hiểu và kết luận được rằng Thiên Chúa (xét như Ba Ngôi) lại có máu, có thịt, thì có thể dùng kiểu nói như thế .
Ở đây, ngay đầu câu văn, Anh công bố cho người nghe "Mình Máu Thiên Chúa, mạnh sống chan chứa, Thần lương thánh ân xuống trên ngàn dân " khiến người nghe, như chính tôi, phải thắc mắc .
Anh dùng kiểu nói này, e sẽ gây nhiều hiểu lầm và thắc mắc.
Nếu Anh sửa thành "Mình Máu Chiên Chúa " thì không những không làm mất âm vận (âm "iên") lại không gợi lên những thắc mắc không cần thiết .
3- Trong Kinh Vinh Danh, công thức " Lạy Chúa, là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Con Đức Chúa Cha" là cố ý nhấn mạnh đến thiên tính của Ngôi Hai, cũng như trong Kinh Tin Kinh: "Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa" thì chúng ta công bố niềm tin của chúng ta, tin rằng "Ngài là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật."
Việc Nhập thể làm người, biến thân xác mình làm thức ăn nuôi dường, chỉ là công việc RIÊNG của Ngôi Hai , chứ không phải là công việc của cả BA NGÔI.
Cám ơn Anh Phước đã cho đời bài hát hay.
Kính thư
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 02/23/05 : 22:01
|
Cảm ơn anh Thiên Ân đã tiếp lời với bạn Nam mà để ý quan tâm đến cũng như góp ý với chữ dùng trong bài hát của tôi. Cách lập luận của anh rất nghiêm chỉnh, xác đáng, rất đáng phục. Tuy nhiên, tôi xin minh xác cùng anh trong một vài điểm để cuộc bàn luận của chúng mình không có những chỗ trống, khiến cho sự cố gắng giải quyết thắc mắc này lại sinh ra thắc mắc khác cho người đọc.
Trước hết xin phép trích đoạn thư này của anh:
2- Hoặc SAU khi đề cập đến Mình Máu Thánh Chúa Giêsu thì có thể nhấn mạnh "Mình Máu" đây là "Mình Máu" của một "Ngôi Vị Thiên Chúa Nhập thể".
Nghĩa là làm sao, trong mạch văn, người đọc hay người nghe không thể đương nhiên hiểu và kết luận được rằng Thiên Chúa (xét như Ba Ngôi) lại có máu, có thịt, thì có thể dùng kiểu nói như thế .
Ở đây, ngay đầu câu văn, Anh công bố cho người nghe "Mình Máu Thiên Chúa, mạnh sống chan chứa, Thần lương thánh ân xuống trên ngàn dân " khiến người nghe, như chính tôi, phải thắc mắc .
Thật ra, tôi đã để đến phiên khúc 3 mới đưa ra câu "Mình Máu Thiên Chúa ..." và tôi cũng đã giải thích dụng ý của tôi khi dùng chữ như vậy trong một thư trước. Thế thì thiết nghĩ các từ ngữ đó tuy ở "đầu câu văn" nhưng lại ở "giữa bài hát", nghĩa là sau khi tôi đã giới thiệu đầy đủ tất cả các ý tưởng cần thiết như "dâng lễ vật", "Mình Máu Thánh Chúa", "rượu bánh", "tiệc hiến tế",..., và sau khi nghe hết phiên khúc 1, điệp khúc, phiên khúc 2, điệp khúc như thế rồi, khó có người Công Giáo nào lại còn mơ hồ không hiểu rõ rằng bài hát đang nói đến Mình Máu của Chúa Giêsu ban cho nhân loại. Và bởi vì tin rằng người nghe đã hiểu rằng bài hát đang diễn tả tình yêu của Con Thiên Chúa, đến phiên khúc 3, người viết đã tăng cường độ lên thêm và nói rằng "Không những Đấng đã hy sinh cho chúng ta Mình Máu Thánh này là Con Chúa, mà Người còn chính là Thiên Chúa đầy quyền uy nữa đấy".
Các nhóm chữ "Mình Máu Con Chúa" hay "Mình Máu Chiên Chúa" đều hay cả, tôi không chê nhóm nào, nhưng cả hai đều không diễn tả được ý định mà tôi muốn thực hiện như đã nói ở trên. Cũng xin tiếp luôn là "Thiên" hay "Chiên" thì cũng đều không quan trong về âm vận, vì tôi đâu có ý buộc lòng phải dùng vần "iên" ở đây làm gì.
|
|
|
ThienAn
Others
6 Posts |
Posted - 02/24/05 : 12:04
|
quote:
...khó có người Công Giáo nào lại còn mơ hồ không hiểu rõ rằng bài hát đang nói đến Mình Máu của Chúa Giêsu ban cho nhân loại. Và bởi vì tin rằng người nghe đã hiểu rằng bài hát đang diễn tả tình yêu của Con Thiên Chúa, đến phiên khúc 3, người viết đã tăng cường độ lên thêm và nói rằng "Không những Đấng đã hy sinh cho chúng ta Mình Máu Thánh này là Con Chúa, mà Người còn chính là Thiên Chúa đầy quyền uy nữa đấy".
Kính anh Phước
Anh Nam và chúng tôi hiểu được ý của Anh. Mà chỉ hiểu sau khi Anh giải thích trong forum này .
Nhưng một giáo dân thường, trung bình, nghe bài hát này trong nhà thờ, liệu có hiểu được ngay như tác giả mong muốn hay không ? Đó là điều chúng tôi muốn nêu lên để góp ý cùng tác giả.
Khi lên tiếng góp ý với Anh ở đây, ít ra chúng tôi cũng đã là một ví dụ cụ thể cho tác giả thấy rằng cách dùng chữ và cách hiểu kiểu nói "Mình Máu Thiên Chúa" là rõ ràng đối với tác giả, nhưng lại không minh nhiên và rõ ràng cho nhiều người khác, như tác giả tưởng.
Dĩ nhiên, chúng tôi những mong rằng điều nói ra đây chỉ là những lo xa... quá đáng.
Nhưng thà lo xa dùm cho tác giả, còn hơn có thế có những người khác thấy đó là một "scandale"
Dầu hiểu như anh đã giải thích, nhưng mơ hồ chúng tôi vẫn thấy có điều gì đó không ổn trong cách dùng chữ như thế.
Vì nghe bài này lần đầu tiên, như chúng tôi, dù là đã ở đầu câu thứ ba, chúng tôi vẫn có ngay một ý tưởng trong đầu : "Mình Máu Thiên Chúa ? Thiên Chúa làm gì có minh và máu, chỉ có Ngôi Hai mà thôi !"
Chúng tôi đã chỉ làm công việc phản ảnh lại cho tác giả biết lời bài hát, nhạc điệu đã ảnh hưởng lên ngươì nghe, là chúng tôi, như thế nào. Mong chia xẻ cho tác giả biết ảnh hưởng của đứa con tinh thần của mình gây trên người khác như thế nào.
Hẳn chẳng tác giả nào lại muốn tác phẩm của mình lại tạo ra một ảnh hưởng tiêu cực.
Hy vọng những điều chân tình góp ý này không làm anh phiền lòng.
Thân ái
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 02/24/05 : 22:24
|
Anh Thiên Ân mến,
Có người bạn mới quen lo xa cho bài viết của mình kể cũng là điều cảm kích; xin đa tạ anh. Nhưng đồng thời lại gửi lời trấn an đến anh ngay rằng xin anh cứ "quẳng gánh lo đi mà vui sống" (mượn chữ cụ Nguyễn Hiến Lê) trong câu chuyện này.
Là vì nếu anh nêu rằng sự kiện có 2 người trong Forum Ca Trưởng cứ nhất định không chấp nhận 4 chữ của tôi là bằng chứng cho sự không ổn của chúng, thì điều anh nêu lại khiến tôi tin thêm rằng sự kiện có vô số người đã hát qua, xem qua bài hát đó (trong đó có một số người rất có kinh nghiệm hoặc giữ nhiệm vụ duyệt nhạc phụng vụ) mà chẳng một ai phản đối gì cả đã là bằng chứng cho sự bình thường của 4 chữ ấy.
Xin kể ngay với anh một vài trong các người đó, là nhạc sỹ Tiến Linh, nhạc sỹ Hồ Đăng Tín, ca trưởng Hoàng Hùng, hai vị linh mục tu sỹ lo về thánh nhạc bên Dòng Đồng Công năm vừa qua....
Nói cho cùng, một người viết ra một bài nào đó thì cũng chỉ cố gắng sử dụng hết những gì mình đã cân nhắc, đặt chủ ý vào đó, đồng thời có thể sẵn sàng giải thích các lý do của chúng khi có người chất vấn (nhưng nếu sau khi giải thích mà người chất vấn cứ nhất định không nhận thì cũng đành thôi chứ biết làm sao bây giờ?), rồi khi đưa bài viết đó ra đại chúng thì cũng hiểu rằng sẽ có người thích, có người không, có người cảm thông với ý nhạc lời ca, có người hiểu lầm.... Và đó là những chuyện xẩy ra một cách tất nhiên, thông thường, không cần chi phải lo xa cả.
Nhất là khi lo xa về một chuyện khó kiểm chứng thì điều lo xa đó đã bắt đầu đi ra ngoài phạm vi bàn luận rồi. Mình nên ngừng đề tài này đi là vừa các bạn nhé, vì thú thật là khi nói về cái gì của mình tôi thích nói cho có giới hạn thôi.
Thành thật cảm ơn tất cả những ý kiến của các bạn.
|
|
|
stevenminhtam
CT/NC
114 Posts |
Posted - 02/25/05 : 01:14
|
Anh TĐP, TA va Nam mến,
Sau đọc qua những bài bàn luận của mấy anh thì mình thấy ai cũng đúng cả, nhưng cách diễn tả lời ca trong bài Ơn Trời của anh TĐP thì hơi cao siêu đối với người Công Giáo bình thường. Như những bài giảng thuyết cho nhiều người theo nhiều giai cấp nghe thì người giảng phải tìm cách thông đạt ý tưởng của mình sao cho hết mọi người nghe hoặc có khi phải chọn một là cấp cao hay là bình dân. Cách anh TĐP diễn tả theo lời văn trong bài này thì theo cấp cao. Theo thần học thì chúng ta suy nghĩ Thiên Chúa có ba Ngôi, nhưng vẫn chỉ là một Thiên Chúa. Nếu anh TĐP diễn tả Mình Máu Thiên Chúa chỉ định Ngôi Con (Hai) thì theo Thần Học vẫn đúng vì trong Thiên Chúa Ngôi Con vẫn hiện diện. Nhưng chúng ta không quên rằng trong Ngôi Con còn có bản tính con người nữa. Có nghĩa là thịt, da, máu v.v. như chúng ta. Từ ngữ chúng ta có giới hạn cho nên khi chúng ta dùng từ chỉ Ngôi con thì chúng ta phải nên liu ý rằng chúng ta nói về bản tính Thiên Chúa trong Ngôi Con hay bản tính loài ngườỉ? Nếu bản tính loài người thì trong đó không có Ngôi Cha và Chúa Thánh Thần, vì hai Ngôi này không có bản tính loài người. Mình khuyên anh TĐP nên sửa lại nếu trong đoạn văn đó anh muốn nhấn mạnh bản tính loài người nơi Ngôi Con xuống thế làm người, chết đi để cứu chuộc chúng ta và lấy chính mình máu và thịt mình để làm của lễ đền tội và nuôi sống linh hồn chúng ta.
Mến SMT |
|
|
Pee
Others
68 Posts |
Posted - 02/25/05 : 05:46
|
Đây, ý kiến của người bình dân (là Pee): thật là khi đọc lời hát của anh Trần Đại Phước thì Pee thấy cũng ổn, cho tới khi nghe lời nhận xét của Nam, anh ThiênAn thì Pee bắt đầu nghĩ ngợi! Đúng là người bình dân thì ít suy nghĩ cao siêu, thấy Chúa nào cũng là Thiên Chúa nên không có vấn đề chi phải thắc mắc! Nhưng đọc các giải thích của Nam và anh ThiênAn, rồi lời biện bạch của anh Phước thì thấy có vấn đề, đó là do ý nghĩ mỗi người khác nhau! Dù sao, đây cũng là tác phẩm của anh Phước, nên ý của anh cần được tôn trọng và chấp nhận (Pee thấy bốn chữ "Mình Máu Thiên Chúa" chẳng những nhấn mạnh được Thiên Tính của Chúa Giêsu mà còn thể hiện được tình yêu và đức khiêm nhường của Ngài: Ngài là Chúa Trời đất mà vì lòng yêu thương người phàm chúng ta, đã hạ mình xuống mặc lấy thân xác, và còn ban mình và máu Ngài cho chúng ta! Có 1 điều nhân dịp nầy Pee mới nhận ra là chưa bao giờ chúng ta gọi Chúa Giêsu là "Nhân Chúa" cả (dù chúng ta biết Ngài có 2 bản tính: Thiên tính và nhân tính), nhưng chúng ta chỉ dùng hai chữ "Thiên Chúa" cho Chúa Giêsu, và chưa bao giờ thấy ai bảo là thiếu sót hay sai cả! Nói 1 hồi thấy mình hết bình dân rồi đó nghe! Bởi vậy, Chúa Giêsu mới dạy là "Nước Trời thuộc về những người có tâm hồn đơn sơ" hay câu gì mà "Ta dấu những điều nầy khỏi những người thông thái ..." (Xin lỗi, Pee nhớ ý, nhưng không thuộc từng chữ của Kinh Thánh) Thôi thì, chỉ là những từ ngữ mà, lần kia Pee đã đấu khẩu với anh Phước 1 lần, cũng vì 3 cái vụ từ ngữ, đúng ra là chẳng đáng để làm mất tình thân, nhưng cũng đáng cho Pee học hỏi! |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 02/26/05 : 00:18
|
Anh (thầy?) Minh Tâm mến,
Tôi không nghĩ là mình đang phát biểu một ý tưởng cao siêu, cao cấp gì về thần học cả đâu qua 4 chữ "Mình Máu Thiên Chúa". Chẳng qua, đó là một nhóm chữ ngắn gọn do bản chất của lời thơ lời ca, có khuynh hướng cô đọng hơn một bài thuyết giảng bằng lời nói, nếu đem cô lập hoá ra riêng biệt thì có thể khiến cho người nghe hoang mang chẳng biết kẻ viết có đang lầm lẫn gì không. Tuy nhiên, khi đọc một bản văn, bài thơ, hay bài hát, cách công bình nhất vẫn luôn luôn là phải đọc toàn bài, xét những ý tưởng có liên quan đến nhau, giới thiệu cho nhau như thế nào, không những thế còn cần đến kinh nghiệm kiến thức riêng của chính mình. Cô lập hoá một phần nhỏ ra đôi khi cần thiết trong công việc phân tích, nhưng rồi cuối cùng vẫn phải đặt nó trở lại trong sự liên quan toàn bộ để mà hiểu ý nghĩa thật sự của nó.
Mới đây một cô giáo Việt Ngữ nhờ tôi dịch một số ca dao từ Việt sang Anh cho các cháu nhỏ học, gặp câu "Con cá yêu nước, con chim yêu trời", tôi dịch sát nghĩa là "Fish love water; birds the sky", là vì trong tiếng Anh, nếu đã giới thiệu một động từ trong mệnh đề trước mà mệnh đề sau dùng lại động từ đó, ta có thể bỏ nó đi cho gọn. Khi đọc phải đọc toàn bộ, không thể chỉ trích riêng mệnh đề sau rồi bắt lỗi rằng tác giả viết khó hiểu.
Đó là nói về tiếng ngoại. Trong tiếng mình, đôi khi người ta nói "Một cánh chim bay lờ lững nơi chân trời", thì không ai khắt khe đến nỗi bắt lỗi phải nói là "hai cánh chim" hoặc "một con chim" mới là đúng, vì kinh nghiệm dậy ta sự liên hệ và tượng trưng cho nhau giữa một chú chim và chiếc cánh của nó.
Vì thế, khi bài hát đã giới thiệu khá nhiều về tiệc thánh Chúa ban, Thịt Máu Thánh, lễ vật dâng lên ở phần trước rồi, đến giữa bài, gặp nhóm chữ "Mình Máu Thiên Chúa" thì nghĩa trọn vẹn cần hiểu sẽ là "Mình Máu Ngôi Hai Thiên Chúa", với mục đích nói lên sự hy sinh dâng hiến cao cả tuyệt vời của Người bằng sự nêu lên tích cách "Thiên Chúa" của Ngôi Hai.
Cách đây ít lâu, anh Phạm Quang Tuấn có bắt lỗi về nhạc thuật một bài hát của tôi, rằng tại sao nhạc đang liền lạc theo kiểu cổ điển tự dưng lại nhẩy một quãng bẩy, nhưng sau khi nghe tôi giải thích rằng chữ "nhẫn cỏ" (nhẫn bện bằng cỏ) gợi cho tôi hình ảnh đồng quê mộc mạc của Việt Nam, anh ấy hài lòng ngay và không thắc mắc gì nữa. Tôi nghĩ đó là một cách cư xử đẹp đẽ căn bản trong việc bàn luận, nếu tác giả đã có lời giải thích về một chủ đích nào đó rồi mà không có sự sai lạc gì, thì nên để câu chuyện kết thúc.
Riêng Pee, cảm ơn đã hiểu nhé. Tôi là người đã từng khuyến khích mọi người cứ mạnh dạn bàn luận mà. Khác ý kiến thì khác, tình thân vẫn luôn luôn là tình thân chứ.
|
|
|
ThienAn
Others
6 Posts |
Posted - 03/01/05 : 07:11
|
Kính Anh Phước,
Như đã nói , tôi đã chia xẻ rằng "vẫn áy náy có điều gì đó không ổn" trong cách dùng kiểu nói "Mình Máu Thiên Chúa ",
Vì thế tôi đã email về NhaTrang, và vấn ý ĐGM Nguyễn văn Hoà. Ngài là Thầy của tôi về Hoà âm.
Đây là nguyên văn thư đi. Cha Tín là bí thư của ĐCha Hoà
"Cha Tín
Nhờ Cha Tín thỉnh ý ĐC Hoà xem kiểu dùng "Mình Máu Thiên Chúa " đầu câu riêng thứ ba trong bài Ơn Trời đính kèm có hợp và chỉnh về phương diện Thần Học hay không ? Cám ơn nhiều. Mong tin Thân ái " Hôm nay tôi nhận được thư trả lời :
Anh ThiênÂn ơi,
Về bài hát, Đức Cha HOÀ phê có hai chữ thôi : KHÔNG CHỉNH.
Chúc mùa Chay sốt sắng.
TÍN "
Xin chia xẻ với mọi người
Thân kính
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 03/01/05 : 11:12
|
Anh Thiên Ân kính mến,
Tôi đang giờ làm việc (không có Internet tại sở), nhưng ghé về nhà một chút nên chỉ có thời gian trả lời anh vắn tắt. Nếu thấy cần sẽ xin thưa chuyện cùng anh dài hơn.
Tôi nhận thấy câu chuyện cứ xẩy ra như tôi đã thưa cùng anh và các bạn ở thư trên, là dù tôi đã phân trần giải thích khá nhiều, 4 chữ "MMTC" vẫn đang bị isolated, tách riêng, cô lập, để được nhận xét, hay nói cho đúng hơn là được "cảm nhận". Đó không phải là một điều công bình. Nếu muốn có sự tương đối công bình khi anh đem bài hát hỏi ý Đức Cha, anh nên đặt câu hỏi rằng: "Xin Đức Cha nhìn vào toàn bài hát này và cho chúng con được biết có chỗ nào không chỉnh hay chăng?" thay vì anh chỉ vào 4 chữ đó và đặt câu hỏi, bởi vì một cách đương nhiên theo tâm lý, anh đã làm cho Đức Cha chỉ chú ý đến 4 chữ và tất cả các điều khác trong bài mờ nhạt đi. Đó cũng là điều xẩy ra cho cô bạn Pee khi cô ta cho chúng ta biết rằng "lúc đầu thấy ổn" nhưng khi nghe bàn bạc thì thấy nghĩ ngợi. Trong khi phân tách, bàn bạc về một điểm nào, vô hình chung chúng ta đã làm một việc trái với sự thông đạt bình thường là nhìn toàn thể để hiểu.
Nói đến chữ "hiểu", còn có vấn đề là chúng ta có thật sự "không hiểu" hay chỉ là "không muốn hiểu".
À, nếu có thể, xin anh đừng dùng chữ "kính" nhé. Tôi cũng hơi ngại khi thấy anh khá trịnh trọng, nhưng nếu chúng ta cứ xưng hô thân mật với nhau là được rồi.
|
|
|
ThienAn
Others
6 Posts |
Posted - 03/01/05 : 13:19
|
ThienAn
Others
6 Posts |
Posted - 03/01/05 : 13:24
|
quote:
thay vì anh chỉ vào 4 chữ đó và đặt câu hỏi, bởi vì một cách đương nhiên theo tâm lý, anh đã làm cho Đức Cha chỉ chú ý đến 4 chữ và tất cả các điều khác trong bài mờ nhạt đi.
Anh đánh giá Đức Cha như thế sao ? Chúng tôi đã cố gắng giúp anh tới mức này Phần còn lại anh phải tự lo liệu lấy chứ .
Thân ái
|
|
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 03/01/05 : 14:53
|
Mình bắt đầu confuse trong topic này rồi. Cách đây không lâu, trong phần Thánh Nhạc, chúng ta có đăng bài viết "Mấy nhận định và đề nghị về thánh nhạc" của ĐGM Tri Bửu Thiên. Lúc đó mình raise concern là ĐGM quên include nền thánh ca hải ngoại. Một số bạn sau đó nói là ĐGM không nên include nền TCHN vào vì ngài và chúng ta là ở hai chân trời xa lạ.....
Bây giờ chúng ta lại gởi bài về tận VN để xin ý kiến. What is going on ???? Chúng ta nên belong to giáo hội VN or not ???? Mình đề nghị là chúng ta nên thì có ý kiến là không nên. Có nên chăng chúng ta phải vạch ra một đường lối chung rồi hãy đem ra hành động. Trong lúc chưa rõ ràng như thế này, tại sao chúng ta không hỏi những LM quen biết và có cách nhìn "hải ngoại" hơn như cha Cường, LM chánh xứ sở tại của anh Phước và anh Thiên Ân hay những người thường có những nhận định cao kiến như anh Đỗ Vy Hạ. Đương nhiên sau cùng chúng ta vẫn nên dành cho tác giả sự tự do quyết định nếu bài hát đó, câu hát đó thật sự sẽ không làm .... đảo lộn đạo giáo. Và sau cùng nữa thì chính các CT cũng sẽ dùng sự khôn ngoan của mình để quyết định nên hay không nên sử dụng bài hát đó.
Có một lần trong giáo xứ mình bàn cãi về việc đánh trống trong giáo xứ. Bàn cãi xong xuôi thì cũng ok cho đánh. Tuy nhiên đánh xong thì các vị nói là tiếng trống hơi ồn. Mình thì mình cho là tiếng trống ok nhưng khi chúng ta muốn canh me tiếng trống thì nó sẽ rộ ra liền. Chúng ta đi lễ muốn canh me ông cha thì tự nhiên bài giảng sẽ không make sense. Chúng ta canh me bè sop thì tự nhiên tai chúng ta chỉ register có bè sop... Sau kỳ đó mình quyết định dẹp luôn trống cho .... yên chuyện mặc dù anh bạn đánh trống có thể nói là the best ever cho khung cảnnh nhà thờ. Tuy nhiên định kiến vẫn là con đường ngăn trở sự tiến lên của một tập thể.
Mình nghĩ bạn Thiên Ân khi gởi bài hát về thì chỉ nói xin nhờ cha Tín trình ĐGM xem coi bài hát có ok hay không. Khi chúng ta point thẳng vào điểm nào đó thì tự nhiên người nhận sẽ bị ảnh hưởng liền. Bạn Thiên Ân có cách nào copy hoàn toàn những cắt nghĩa của anh Phước gởi về cho các cha để tối thiểu các quí cha được đọc những thao thức của kẻ sáng tác để có thể sống gần gũi với bài hát hơn chăng ????
Tuy nhiên vẫn phải trở lại câu hỏi là chúng ta belong to "phe" nào ??? Thân.
Hãn Phạm
|
|
|
Loc
Tenore
104 Posts |
Posted - 03/01/05 : 16:27
|
Xin chào các anh chị, mình thấy câu hỏi của anh Thiên Ân cho Đức Cha Hoà cũng hơi ngắn thật và câu trả lời của ngài lại càng ngắn hơn .Cho nên chẳng biết ngài có coi hết các câu kia trong bài hát không nhưng câu trả lời của ngài khá rõ ràng là không thì chúng ta nên tôn trọng ý kiến của ngài:hoặc thay chữ đó, hoặc không hát nó trong nhà thờ .Về thắc mắc của anh Hãn nên hay không nghe theo lời của ban thánh nhạc Việt Nam thì em thấy là nên vì tuy lối sống chúng ta có hơi khá so với bên việt nam nhưng tín lý và thần học công giáo thì chỉ là một giống như giáo hội công giáo chỉ là một và vấn đề này lại dính líu đến thần học . Lộc
|
|
|
Cuongmm
Others
106 Posts |
Posted - 03/01/05 : 17:54
|
Quý anh chị mến,
Nếu phải bàn về chuyện này thì..., well, sẽ mất rất nhiều thì giờ. Chỉ xin góp vài lời với ước mong tình hình sẽ bớt căng thẳng và ACE luôn giữ được hòa khí vui vẻ, thân thiện, cởi mở với nhau. Nhưng không mất đi sự thẳng thắn góp ý xây dựng cho nhau luôn.
Tôi nghĩ khi chúng ta nói hay bàn thảo về một vấn đề hay việc gì đó thì chúng ta nên nói và bàn thảo về vấn đề hay việc đó mà thôi. Nghĩa là chúng ta xét xem những lập luận, dẫn chứng, lý giải của người tranh luận có hợp lý hay không? Tránh kết án nhau là không biết phục thiện, kiêu căng, ếch nằm đáy giếng, con nít vắt mũi chưa sạch, ba cái tuổi ranh, trứng mà đòi khôn hơn rận, vv... Cái kiểu cả vú lấp miệng em như vậy không giúp cho chúng ta học hỏi để tiến lên được. Vì vậy khi tranh luận chúng ta nên bình tĩnh và ôn hòa. Tập trung vào "vấn đề" đang bàn thảo chứ đừng nhìn vào khuyết điểm của anh chị em mà tấn công họ.
Xã hội con người tiến lên là nhờ có những người dám đặt câu hỏi, những câu hỏi bộc phá, thách đố và khó nuốt nữa. Chúng ta nhớ là không thiếu những vị thánh phải đau khổ chỉ vì có những suy tư khác với điều mà giáo hội vẫn cho là truyền thống. Ví dụ như thánh Thomas Aquinas đã bị giáo hội khiển trách nhiều về những suy tư của ngài. Khi phong thánh rồi thì giáo hội không nhắc đến những "điều" đó nữa. Cha Karl Rahner dòng Tên, một thần học gia nổi tiếng của thời đại chúng ta đã đóng góp rất nhiều trong công đồng Vatican II nhưng cũng đã bị kỷ luật hay lưu ý nhiều lần bởi Vatican trước khi những suy tư của ngài được chấp nhận. Cho nên phải biết đặt câu hỏi không ngừng và đừng khó chịu với những ai hay thắc mắc và đi những bước khác thường. Nhiều khi không phải là chuyện đúng-sai mà chỉ là chuyện khác biệt hay lạ lẫm chưa nhìn quen, chưa nghe quen mà thôi. Chúng ta khác biệt nhau chứ không đối lập nhau.
Ấy là chưa kể đến chuyện ngôn ngữ tự nó đã có rất nhiều giới hạn. Chúng ta có hiểu cùng một nghĩa không? Cái nghĩa của chữ đó là gì? v.v... mà chúng ta lại đang dùng cái ngôn ngữ giới hạn đó để nói về những thực tại huyền nhiệm của Thiên Chúa... Các anh chị thấy khó không? Chả thế mà thánh Thomas tiến sĩ đã bảo những điều ngài đã viết chỉ là tro trấu là rác mà thôi.
Nói nhiều rồi đấy!!! Nhưng nói gì thì nói anh chị em mình vẫn phải tiếp tục bàn luận và góp ý cho nhau luôn nhé!!!
Thân mến, Cường, MM
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 03/01/05 : 20:15
|
Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng... Cũng chỉ vì em mà cuộc thảo luận có vẻ đang gay cấn và có khuynh hướng mất đi hòa khí. Như em đã nói ngay đầu cuộc thảo luận là đây chỉ là thắc mắc vì sự hiểu biết hạn hẹp nên mạo muội đặt câu hỏi với tác giả hầu học hỏi thêm chứ không có ý khiêu chiến gì cả. Thôi thì chúng ta hãy tôn trọng tác giả vì mỗi người đều có một cách lý giải riêng của mình hơn nữa những người làm về sáng tạo bao giờ cũng đi khai phá một cái gì đó có thể cho là khác người và có thể lúc đầu chưa quen nhưng biết đâu từ từ sẽ quen thì saỏ
Nói tóm lại anh TĐP đã cố gắng đưa ra sự giải thích và suy nghĩ của mình khi viết bài đó nên chúng ta chỉ thảo luận và góp ý còn sửa hay không là tùy tác giả chúng ta nên tôn trọng vậy!
Vài ý mọn!
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 03/02/05 : 05:13
|
Anh Thiên Ân mến,
Trong các thư cố gắng trả lời anh, tôi vẫn luôn nói chuyện bằng lý luận trong vòng vấn đề chính mà tôi cho là hợp lý. Lần vừa rồi tôi có ý nói về cách anh đặt câu hỏi, nhưng anh lại nghĩ rằng tôi đánh giá Đức Cha, nên thôi để tránh các chuyện đi ra ngoài vấn đề bàn thảo đầu tiên, sau thư này tôi xin phép sẽ im lặng không nói thêm gì nữa. Anh có quyền suy nghĩ theo cách của anh; xin anh cũng dành cho tôi cái quyền tương tự nhé. Thật sự mà nói, những kẻ viết nhạc tôn giáo và đem chung góp với mọi người như tôi, nếu có được nhiều người cùng chia sẻ cảm hứng của mình thì đó là một niềm vui tinh thần, còn không có ai thì mình vui lấy mình, chứ những lợi lộc thế gian thì có chi là đáng kể. Dù sao cũng vui được quen biết, nói chuyện cùng anh. Tạm biệt anh trong câu chuyện này nhé.
|
|
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 03/02/05 : 07:54
|
Trong 2 topics gần đây, mình really admire bạn Lộc về các suy nghĩ tinh tế và đầy sự support của bạn. Đó là một mẫu CĐT nên có: tinh tế, support, nhạy bén và chính xác. Trong một cd mà theo system CĐT làm đầu .... hội thánh mà có con người như bạn Lộc, chắc chắn bạn sẽ là hậu thuẫn vững mạnh cho CT, ca đoàn và cả giáo xứ nữa. Great !!!!
Hãn Phạm
|
|
|
tungvsl
CT/NC
17 Posts |
Posted - 07/15/05 : 14:52
|
Một trong những nguyên tắc của Thánh nhạc là rõ nghĩa và không sai tín lý,dĩ nhiên lý luận theo anh TDP là cần hiểu nhóm chữ đó theo toàn mạch của bài hát,lý luận này theo tôi là đúng .Tuy nhiên xét theo sự rõ ràng về ý nghĩa thì thú thật tôi cũng thấy không ổn,có thể bắt nguồn từ sự hiểu biết có hạn của chúng ta về mầu nhiệm Chúa BA Ngôi,thật khó mà phân tích có ngọn ngành sự biệt lập của từng Ngôi vị và tính Nhất Thể của Ba Ngôi (vậy mới gọi là mầu nhiệm)theo vốn giáo lý ít ỏi của tôi thì :TC có 3 ngôi,ngôi Cha tạo dựng,ngôi con cứu chuộc,ngôi ba thánh hóa là những tác vụ riêng của từng ngôi vị. Đem tác vụ của 1 ngôi ghép vào TC (bao gồm cả 3 ngôi)sẽ làm tối nghĩa hay nói theo các đấng là dễ rối đạo,những dẫn chứng về kinh kệ của anh TDP là đúng cho chúng ta thấy kinh của VN nếu đọc kỹ còn nhiều câu tối nghĩa lắm cần phải giải thích thêm mới hiểu cho đúng,ví dụ kinh cầu Đức Bà có câu Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thì không thể hiêủ Đức Bà cũng là Mẹ Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đuợc,tuy nhiên không phải vì có những câu tối nghiã trong kinh hạt mà chúng ta lại tiếp tục dùng những câu tối nghĩa trong nhạc .Tương tự trong hòa âm,quãng 2 quãng bẩy khi mới học thường được khuyên nên tránh không có nghĩa là nó dở,cũng vậy khi viết nhạc thánh ca thì chúng ta nên nhắm đến tính cộng đồng của bài hát và tránh những câu khó hiểu ,hoặc cần giải thích mới hiểu .Tôi hiểu tâm trạng của anh TDP vì có thể điều bị vấn nạn có khi lại là điều tâm đắc nhất của anh trong bài hát đó .Còn tại sao ở trên tôi có dùng từ rối đạo là vì tôi chợt nhớ tới luận điểm của nhóm triết học hiện sinh khi đồng hóa TC với Chúa Jêsu,họ cho là cái chết của chúa Jesu chính là cái chết của Thượng Đế (chính là TC) ,khi dùng nhóm từ "mình máu Thiên Chúa" dù có đọc cả tòan bài tôi thấy vẫn có sự đồng hóa giữa TC và chúa Jêsu .Hiểu vậy thì dẫn đến 1 loại suy có thể nói Đức Mẹ đẻ ra TC ư .Vài ý kiến nhỏ tham gia,chỉ mong vấn đề được tỏ tường chứ không nhằm ý gì khác,ước gì có 1 đấng thẩm quyền tham gia ý kiến vì tôi nghĩ đây là vấn đề thần học không thể nói chơi, xin lỗi mọi người và riêng Anh TDP nếu có qúa lời .
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 07/16/05 : 00:43
|
Anh Tùng mến,
Ngày xưa còn rất trẻ, mỗi lần đi lễ nghe ca đoàn hát bài "Ôi Thần Linh Chúa" của Cha Vinh Hạnh, dù các phiên khúc nhắc nhiều đến Ngôi Cha, nhưng khi nghe câu "Đoàn con khao khát Thánh Thể Vua Trời" tôi vẫn hiểu ngay là tác giả nói về Mình Thánh Chúa Giêsu chứ không phải Mình Thánh Chúa Cha, và không thấy có gì là tối nghĩa cả .
Cũng vậy, sự nhập thể qua một người mẹ phàm trần là việc của Thiên Chúa Ngôi Hai, để rồi người Hoa Kỳ gọi là "Mother of God", Việt Nam là "Mẹ Thiên Chúa", tôi thấy không có gì để phải hiểu lầm nếu chúng ta đừng cứ nhất định chữ "God" hay "Thiên Chúa" là phải dành riêng cho Ngôi Cha hoặc dành chung cho Ba Ngôi . Có những khi ta thấy Ngôi Cha được gọi là "Chúa" và Ngôi Con là "Thiên Chúa". Danh xưng "Mẹ Thiên Chúa" còn được dùng để đặt tên cho một ngày lễ trọng trong năm. Thế thì sao chúng ta cứ nghĩ ngợi suy luận nhiều quá để cho rằng tối nghĩa hay rối đạo mà làm chi ? Tại mình đấy chứ!
Đó là những quy ước dùng chữ đã được công nhận, lấy chữ "Thiên Chúa" hay "Vua Trời" để chỉ về Chúa Giêsu trong những phần vụ của chương trình nhập thể Ngài đã thi hành. Cách dùng chữ của tôi cũng tương tự.
|
|
|
tungvsl
CT/NC
17 Posts |
Posted - 07/18/05 : 08:10
|
chịu thua anh rồi,chờ các sáng tác mới của anh,chúc anh khoẻ.
|
|
|
|
Topic |
|
|
|
Thanh-Nhac Forum |
© calendi.com |
|
|
|