Author |
Topic |
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 09/30/04 : 05:40
|
Hello all
Mình đang làm một bài hát về các thánh TDVN. Mình có một câu hỏi sau đây:
Mình đang phân vân giữa hai chữ "Chứng Nhân Tin Yêu" và "Chứng Nhân Tin Mừng" cho bài hát của mình. Mình xin hỏi là chữ nào chính xác hơn. Về bài nhạc mình định làm thì "Chứng Nhân Tin Yêu" sẽ fit really well. Mình nghĩ là cả hai đều chính xác. Tuy nhiên cái nào chính xác hơn. Please advise. Thanks.
Hãn Phạm
|
|
n/a
179 Posts |
Posted - 09/30/04 : 12:21
|
Xin hỏi Hãn muốn anh chị em giúp ý kiến để lựa dùm 1 trong 2 cụm chữ Hãn đưa ra đây, hay Hãn muốn anh chị em cho thêm 1 số cụm chữ nữa để mà tha hồ lựa?
Nếu phải lựa 1 trong 2 thì anh Sinh không biết Hãn viết nốt nhạc ra sao với các chữ Hãn đưa ra, 1 ví dụ với Fa trưởng nếu các chữ này ở câu kết: 1. Chứng nhân tin yêu (A F F F) 2. Chứng nhân tin mừng (A G G F) Chữ Yêu và chữ Mừng chắc chắn phải có 2 nốt nhạc khác nhau (còn tùy Hãn làm nhạc trước hay lời trước), nên câu Hãn hỏi thiệt khó ... trả lời! Còn nếu Hãn muốn hỏi cho chắc về ý nghĩa của các chữ Hãn muốn thì mỗi câu đều có ý nghĩa riêng của nó, và tùy theo ý nghĩa nào Hãn muốn chọn theo cả mạch văn của bài hát.
Nếu Hãn cần thêm vài cụm chữ nữa thì có thể có những câu khác để nói về CTTD: 1. Chứng Nhân Tin Yêu 2, Chứng Nhân Tin Mừng 3. Chứng Nhân Tình Yêu 4. Chứng Nhân Hy Vọng 5. Chứng Nhân Nước Trời 6. Chứng Nhân Đức Tin ........... (You name it)
Hình như Hãn sợ cha Cường sửa chữ nên đưa ra trước cho chắc ăn phải không? (Chicken!).
Cũng giống như Hãn yêu 2 cô và hỏi ý kiến cha Cường hay anh chị em để lựa dùm 1 cô cho Hãn làm đám cưới thì kẹt cho anh chị em lắm. Câu trả lời chỉ do Hãn thôi. Cứ cưới đi rồi biết mình chọn đúng hay sai. Khác nhau ở chỗ: cưới vợ rồi thì không đổi được, còn đổi chữ trong bài nhạc thì ...easy... thôi! Hãn không chịu đổi thì cha Cường cũng đề nghị đổi!!!
Duysinh |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 10/01/04 : 18:23
|
Hãn thân,
Giữa "tin yêu" và "tin mừng", tôi thấy chữ thứ nhất hợp lý hơn. Các thánh đã bằng lòng chịu chết chứ không chịu từ bỏ niềm TIN và tình YÊU của mình đối với Thiên Chúa, do đó các ngài đã là những người đại diện, làm chứng cho hai đức tính cao cả đó đối với loài người.
TĐP
|
|
|
Pee
Others
68 Posts |
Posted - 10/01/04 : 19:49
|
Chào Anh Đại Phước và các anh Hãn và Sinh! Lâu quá không vào, mà vào thì gặp ngay câu hỏi khá thú vị! Anh Sinh thì cho ý kiến dựa vào nốt nhạc (nhưng theo Pee nghĩ thì dù chọn "Tin Mừng" hay "Tin Yêu" cũng không có vấn đề về âm nhac. Pee muốn nói chữ "Mừng" mà hát thành "Mưng" thì cũng không sao cả! Nhạc mà, chẳng phải nhạc là nghệ thuật sao, mà nghệ thuật thì muôn màu nhiều vẽ, phải không nào ? :))) Còn anh Phước thì chọn "Tin Yêu" vì theo anh 2 chữ này đầy đủ ý nghĩa hơn, nhưng theo Pee thì lần nữa, "Tin Mừng" cũng có ý nghĩa riêng của nó, nếu "Tin Yêu" là bao gồm 2 động từ "Tin" và "Yêu" lại, thì "Tin Mừng" là 1 danh từ kép, có ý nói các thánh chịu chết để làm chứng cho Tin Mừng Thiên Chúa đã ban cho nhân loại (đó là Ơn Cứu Rỗi). Dĩ nhiên, cả ý của anh Phước và anh Sinh đều hợp lý, but Pee chỉ muốn thêm ý của Pee vào cho nó xôm tụ 1 chút :)))) Xin Chúa chúc lành cho công việc của các anh nhé! Mến chào trong tình mến Chúa và Mẹ Maria, Pee |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 10/03/04 : 05:39
|
Có lẽ chúng ta nên phân tích thêm một chút về chữ "nhân chứng" ở đây.
Thông thường, người Việt hay dùng chữ này để chỉ người đã nhìn được, nghe được, biết được một bằng chứng nào đó để xác nhận một điều gì là có thật. Ví dụ một nhà thơ đã viết là "Tôi đã làm nhân chứng cho cái chết oan khiên, búa rìu chém tới tấp...". Theo ý tôi, nếu đổi ngược chữ thành "chứng nhân" cho ý nghĩa này thì đúng hơn, vì tiếng Hán Việt đặt tính từ trước danh từ.
Còn chữ "nhân chứng" nên dùng theo ý nghĩa song song với "vật chứng". Ví dụ trong một cuộc điều tra về một vụ trộm, cảnh sát tìm được một cái ví tại nơi xẩy ra vụ trộm, thì cái ví đó có thể dùng làm vật chứng, nghĩa là "chứng cớ bằng đồ vật" để xác nhận ai đã vào đó.
Điều này rất đúng cho trường hợp các thánh tử đạo, vì các ngài thật sự là "chứng cớ bằng con người", chứ không phải là "người làm chứng", để xác nhận cho nhân loại biết về đức tin và tình yêu trong Công Giáo đã có thể mãnh liệt đến độ coi thường cái chết. Tin và Yêu chính là hai đối tượng trực tiếp nhất cho chữ Nhân Chứng, do vậy tôi nói "hợp lý hơn" là theo tinh thần đó.
|
|
|
Pee
Others
68 Posts |
Posted - 10/03/04 : 07:56
|
Anh Dda.i Phước ơi, anh mà ddem Hán Văn ra thì Pee chịu, vì Pee không rành về Hán Việt cũng như ai mà đem chữ nho ra với Pee là Pee đầu hàng (cười). Ý Pee chung qui chỉ là anh Hãn muốn dùng cụm từ nào cũng được, mỗi cụm từ (trong 2 cụm anh đưa ra) đều có ý nghĩa riêng của nó, không cái nào hay hơn, cũng không cái nào đúng hơn! Thật tình khi nghe 1 bài hát, ít ai để ý từng lời, từng chữ của bài hát, người ta để tâm tình vào bài hát thì đúng hơn! Bài hát nào làm cho người ta hướng về Thiên Chúa (để cảm thấy yêu Ngài hơn và muốn sống theo Ý Ngài v.v..) thì bài hát ấy là kể như thành công (trong mục đích "Đem người ta về với Chúa")... Có gì lúc nào rảnh sẽ xin chia sẽ thêm với mọi người về các ý nầy! Tháng 12 (có thể), chứ thời gian nầy Pee đang bị bài vỡ bu te tua! Cái bài nhạc anh Đại Phước cho hôm nào, Pee cũng chưa thử được đó anh Phược Mong anh vẫn sáng tác theo nhiều bài mới và hay, Pee chẳng biết các anh là ai cả, Pee vô đây chỉ như là 1 người xa xôi, không quen biết, nhưng không phải tất cá chúng ta đều có 1 Cha chung trên Trời hay sao ?! Mến chào,
Pee |
|
|
Kami
122 Posts |
Posted - 10/04/04 : 07:00
|
Theo kami, giữa 2 chữ "Tin Yêu" và "Tin Mừng" thì chữ "Tin Mừng" bao trọn được ý nghĩa "chứng nhân" của các Thánh TDVN hơn . Tin Mừng là nói lên niềm vui được Cứu Độ .
|
|
|
DoniSJ
CT/NC
310 Posts |
Posted - 10/05/04 : 01:33
|
Chào quí anh chị
Sẵn dịp đây cho Doni hỏi luôn là " Tin Lành" là sao ? có vẻ người công giáo "kỵ" chử "tin lành" này lắm ..heheh....vậy có ai biết xuất xứ của từ này không, cho Doni théc méc chút nhé ...:-)
Doni
God Bless You |
|
|
|
Topic |
|
|
|