Vài Ý Kiến


 

 

Chọn Bài Hát Cho Ca Đoàn                                        

Bài Hát 2 bè

 

Nếu một bài hát 2 bè (trầm và cao), thông thường nên cho alto và bass hát giọng trầm, soprano và tenore hát bè cao.

Thỉnh thoảng có những bài hát 2 bè mà bè nào cũng cao và bè phụ cao hơn bè chính (một quãng 3), có thể cho bè alto và tenor hát giọng phụ (bè alto lúc này hát xuống 1 bát độ) 

Bài Hát Nhiều Bè

 

Như chúng ta biết, tiếng Việt Nam có 5 dấu, 6 giọng, mà đổi dấu đổi giọng là đổi nghĩa của câu văn, chứ không giống như tiếng ngoại quốc. Bởi vậy, Nhạc Việt Nam ít khi thấy viết theo dạng 4 bè đi song song nhau (chordal) như Mỹ. Theo luật hòa âm cơ bản, nếu viết cho 4 bè thì ít nhất một bè phải đứng yên hoặc đi ngược lại những bè khác, cho nên nếu 3 bè mà "Lậy Chúa", thì có một bè "Lậy Chùa"! Hì hì... Khi chọn bài hát có nhiều bè cho ca đoàn, chúng ta nên xét cẩn thận, kẻo hát "bán chữ" Việt.

Nhạc Việt Nam thích hợp cho lối đối âm hơn (counterpoint), nhưng nếu ca đoàn của bạn chỉ có vài người, tránh chọn những bài hát đối âm (counterpoint) (đuổi nhau). Nếu hát vững thì nghe còn đỡ, bằng không thì cứ như cãi nhau vậy. 

Nhạc Ngoại Quốc  Bạn cũng nên cẩn thận khi hát những bài Thánh Ca có lời Việt nhạc ngoại quốc, nhất là những bài hát 4 bè, vừa dễ bị bán âm tiếng Việt đã vậy, có khi còn được dịch ra từ một bài hát "đời", hay một bài hát "tình" nào đó, mà bạn không biết... Chúng ta không được dùng những bản nhạc đời rồi đặt lời đạo vào để hát trong nhà thờ (theo thông cáo của Ban Thánh Nhạc VN). 
Loại Bài Hát  Những bài hát cảm tình tôn giáo, như "Một Mùa Sao Sáng", "Một đêm kia tôi nằm mơ thấy Chúa..."  hoặc những bài hát sinh hoạt đoàn thể, không nên hát trong nhà thờ.

Những bài hát giáo ca, như: "Trường Ca Ave Maria", có thể hát trong nhà thờ, nhưng không nên hát trong Thánh Lễ. 

Bài Hát Đồng Giọng-Dị Giọng   
   
   

Hát tâm tình

Nhịp Vận (tempo)  Để hát một bài hát có "tâm tình", nghĩa là hát cho "đúng ý", cần lưu ý đến nhiều khía cạnh khác nhau.

Nhịp vận của bài hát rất quan trọng trong việc diễn tả tâm ý của bài hát. Những bài hát hân hoan vui vẻ (thường là những bài ca Nhập Lễ hay Kết Lễ), thì hát nhanh lên một chút, thí du:ï khi hát "con sẽ hân hoan tiến vào cung thánh..." mà hát chậm thì sẽ không hay. Những bài hát có tính cách van xin, cầu khẩn, phó thác... thì hát chậm hơn, thí dụ: khi hát "xin Chúa thương xót chúng con", hoặc "từ vực sâu tối tăm", mà hát nhanh, vui vẻ, thì sẽ không ra!

Nên nhớ rằng nhịp vận của bài hát không tùy thuộc vào số nhịp ghi ở đầu trường canh (time signature), nhiều khi chúng ta lộn là nhịp 3/8 thì hát nhanh hơn nhịp 3/4, vv... nhanh chậm là do nhịp vận (tempo).

 

Cường độ (mạnh nhẹ)  Hát mạnh thì dễ hơn hát nhẹ, phần vì tâm lý chung muốn tiếng hát của mình trổi vượt, phần vì không được tập dợt kỹ càng, phần vì không am hiểu về tiết tấu.

Chương trình huấn luyện Ca trưởng năm thứ II mới học về tiết tấu, và nó phải mất một thời gian dài mới nắm vững được, chỉ xin được chia sẻ vài điểm rất căn bản:

- Trong một câu nói đơn giản thôi, thì cũng có chỗ lên giọng và xuống giọng, thí dụ khi chúng ta hỏi "phải không?", thì chúng ta phải lên giọng ở chữ "không". Một câu hát thì cũng tương tự như vậy, cho nên trong dòng nhạc mới có chỗ lên xuống khác nhau. Thông thường khi dòng nhạc đi lên thì chúng ta hát mạnh dần, nhưng lên xuống của mỗi câu nhạc phải liên kết với nhau một cách liên tục, đừng hát một câu thật to, rồi câu kế tiếp thật nhỏ đến nỗi người nghe không hiểu mình hát gì.

- Chỗ nhấn (mạnh nhẹ) trong nhịp phách của nhạc tiêu chuẩn (standard) chúng ta dùng hiện thời thường làm cho chúng ta hiểu ngược với tiết tấu. Thí dụ, theo định nghĩa của nhịp 2/4 thì "nhịp 2/4 là nhịp có 2 phách, mỗi phách là một nốt đen, phách một là phách mạnh và phách 2 là phách yếu". Khi hát "Lậy Chúa con chỉ là tạo vật", chữ "vật" nằm ở phách 1 (mạnh), nhưng nếu chúng ta hát mạnh chữ "vật" hơn chữ "tạo" là chúng ta hát ngược với tiết tấu. (Nên theo học khóa Ca Trưởng năm thứ II để hiểu thêm về tiết tấu, bước nhạc đi lên, đi xuống..)

 

Nhạc Sắc  Mỗi bài hát có mang một tâm tình, có bài hân hoan vui ve,û như "Từ muôn phương ta về đây sánh vai..."; có bài trang trọng uy nghi, như "Ngài là Thiên Chúa"; có bài tha thiết tâm tình, như "Con mến yêu tin thờ trong lòng..."; có bài sầu buồn, như "Từ vực sâu tối tăm..", vv... Khi hát, chúng ta phải biểu hộ được tâm tình qua khuôn mặt, lời ca.

Trong một bài hát cũng có những lúc nhạc sắc thay đổi, như bài "Tình Chúa Yêu Tôi", khi hát câu mở đầu "Tình Chúa (ơ) yêu tôi", thì hát với sự xác quyết và tin tưởng; khi hát câu "Ôi tình Chúa tuyệt vời", thì hát với sự phó thác, ca khen; khi hát "Từ bao năm qua con đã làm gì cho Chúa...", thì hát với sự hối tiếc, kể lể; khi hát "con chỉ là đầy tớ vô duyên bất tài.." thì hát với sự khiêm tốn";  khi hát "Nhưng con kiên vững chân thành..", thì hát một cách tin tưởng, vv

Nên nhớ, mỗi dòng nhạc, mỗi lời ca mang một tâm tình, nhiều khi một dòng nhạc có nhiều câu (phiên khúc), nhưng mỗi câu lại có thể hát một kiểu khác nhau, tùy theo câu văn.

 

Nhạc đệm  Cách đệm đàn cho đúng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hát tâm tình.  Người đệm đàn cũng phải "cảm" được câu hát qua những chỗ đệm thật nhẹ, những chỗ phải lên cao, những chỗ cần láy, những chỗ cần rải, những chỗ cần nhấn cả hợp âm...

Khi một bài hát tâm tình như "Lậy Chúa con chỉ là đầy tớ vô quyên..." mà vuốt phím đàn, đệm những nhạc điệu "chát chát" vào, thì hỏng bét. Nhưng những chỗ như "Nhưng con kiên vững cân thành", thì phải đệm cách hân hoan... 

Vài chỗ hay sai                                                         [TOP]

Liên Ba (triplet)

lienba.gif (942 bytes) 

Liên Ba (dùng trong nhịp đơn, có phách chia 2)

Liên ba là một nhóm gồm 3 nốt giống hình, nhưng gía trị (trường độ) của nó chỉ bằng 2 nốt. Khi hát liên ba thì 3 nốt phải hát bằng nhau (về trường độ). Nhiều khi chúng ta lẫn lộn liên ba với đảo phách (sycopation), hoặc hát nhanh chậm bất thường giữa các nốt. 

Điệu Nhạc  Những ca sĩ "đời" hát Thánh ca thường hát theo một điệu nhạc đời nào đó. Cho nên, hầu hết nghe rất là "khó chịu", không đúng với tiết tấu hoặc với nhạc đã ghi chép. Thỉnh thoảng các Ca đoàn cũng làm thế, nhất là những bản nhạc "trẻ". Một điệu mà chúng ta hay lộn là Slow Rock.

Slow Rock, mỗi nhịp phân làm 6 phần, thích hợp cho các nhịp có phách chia 3 như 6/8. Thỉnh thoảng cũng có thể dùng cho nhịp ¾ (mỗi phách chia làm 2 phần). Nhịp 2/4 có thể dùng khi trong nhịp là 2 nốt đen, hoặc 1 nốt đen và một liên ba của nốt móc đơn, không thích hợp cho những phách có dạng một nốt móc chấm và một nốt móc hai. 

Staccato

staccato.gif (1104 bytes) 

Khi hát những nốt staccato (những nốt có chấm ở trên hay ở dưới), chúng ta phải tách rời ra từng tiếng, nhiều khi chúng ta chỉ nhấn thôi mà không có tách rời ra. 
Marcato
marcato.gif (1132 bytes)
 
Khi hát marcato, chúng ta phải nhấn mạnh từng nốt, nhưng không có tách rời ra. 
   

[TOP]