Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 THÁNH NHẠC GÌ MÀ XƯA QUÁ VẬY ?

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
Kami Posted - 03/29/04 : 10:00
VietCatholic News (Thứ Hai 29/3/2004)

THÁNH NHẠC GÌ MÀ XƯA QUÁ VẬY ?

Nhạc sĩ Thiên Quang, Hoa ky, lại mới gửi điện thư cho tôi, yêu cầu trả lời câu hỏi của ông Phạm quang Anh, thuộc cộng đoàn Chúa Chiên Lành bên Mỹ như sau : “Tại sao chúng ta phải tuân theo huấn thị của Hội thánh về Thánh nhạc xưa quá như vậỵ Tại sao phải theo Hiến chế Phụng vụ mà hát theo lời dạy của Hội thánh xua quá đi thôị Làm như thế, giới trẻ nó sẽ bỏ đạo hết.”

Nhận được điện thư này cả hơn một tháng nay rồi, nhưng tôi vẫn chưa trả lời và tự nhiên không muốn trả lờị Thấy tôi chậm trả lời, nhạc sĩ Thiên Quang lại thúc, vì ông muốn tôi trả lời cho rộng đường dư luận. Thú thực những câu hỏi nêu trên làm cho tôi liên tưởng đến những câu như : “Tại sao con cái phải vâng lời cha mẹ ? Tại sao khi ra khỏi nhà, con cái nên cho cha me biếtt là đi đâu, ấy là không muốn nói con cái phải xin phép cha me, khi còn là vị thành niên ? ” Sao mà xưa quá vậy, thời bây giờ mà thanh niên thiếu nữ còn phải tùy thuộc vào cha mẹ ư ?”

Trả lời những câu hỏi như thế, ai mà chả trả lời được. Dễ quá đi chứ ! Nhưng để rộng đường dư luận như ý của nhạc sĩ Thiên Quang, tôi cũng xin tuần tự trả lời những câu hỏi trên. Tôi biết chắc những câu trả lời này không thuyết phục đuợc ông Anh cũng như nhiều người khác có cùng một quan niệm như ông, nhưng tôi xin cứ khách quan và theo lẽ nên chăng mà nói, còn ai nghe hay không nghe thì đó là quyền của nguời tạ Có điều dù nghe hay không nghe, ai nấy đều phải tuân theo sự thật và lẽ phải, nếu đúng là như vậy.

1. Tại sao chúng ta phải tuân theo huấn thị của Hội thánh về Thánh nhạc xưa quá như vay ?

Câu hỏi này có hai vế : vế thứ nhất là tại sao phải tuân theo và vế thứ hai là Thánh nhạc xưa quá. Về vế thứ nhất, tôi xin nói : chúng ta phải tuân theo Huấn thị của Hội thánh về Thánh nhạc vì đó là bổn phận của chúng ta, bởi lẽ chúng ta là con cái Hội thánh do bí tích Thánh tẩỵ Hội thánh đã sinh ra chúng ta về đường thiêng liêng. Chúng ta phải tuân theo Huấn thị của Hội thánh cũng như con cái phải vâng lời cha mẹ vậỵ Có ai phủ nhận bổn phận của con cái là phải vâng lời cha mẹ đâu, nhất là khi con cái còn nhỏ, chưa hiểu biết mấy và chưa có kinh nghiệm trong trường đờị Bởi vậy tuân theo Huấn thị của Hội thánh về Thánh nhạc là điều đương nhiên, nhất là khi Hội thánh thấy con cái của mình không biết hay hiểu sai về chúc năng của Thánh nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữụ Chính vì chức năng cao quí này mà Hội thánh phải hướng dẫn, đề ra các qui tắc cho con cái mình noi theọ Có phải ngẫu nhiên mà có Motu proprio đề là Tra le sollicitudini của thánh Giáo Hoàng Pio X, ban hành năm 1904 cách đây một trăm năm đâu ? Và có phải vô cớ mà mới đây Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II viết một thư thủ bút để kỷ niệm một trăm năm ngày ban hành sắc lệnh Motu proprio mới nói đâu ?

Vế thứ hai là Thánh nhạc quá xưạ Đúng như vậỵ Thánh nhạc mà đặc biệt la Bình ca xưa lắm rồi, cả mấy trăm năm chứ không phải ít. Thế mà ngày nay ở bên Au Mỹ, sau một thời người ta chạy theo nhạc thời trang, bây giờ lại có những đĩa hát, băng nhạc bình ca bằng tiếng la-tinh rất được ưa chuộng. Xưa, cổ nhưng mà quí. Các cổ vật người ta mới khai quật được ở Hà-nội và hiện đang trưng bày ở bảo tàng viện Sai-gon cho đến hết tháng sáu năm nay, cổ đó mà rất quí. Có ai dám chê đâu ! Cho nên xưa nhưng mà không có nghĩa là đáng bỏ đi đối với một số cổ vật. Những vật người ta tìm được và vớt lên từ con tầu Titanic cách đây cả 90 năm, xưa đấy, hiện đang trưng bày ở Luân đôn, đâu có phải là đồ bỏ ? Nhạc cổ điển của Mozart, Bach, Beethoven xưa lắm chứ, thế mà sao cả thế giới vẫn còn thích nghe, vẫn tiếp tục được hòa nhạc, biểu diễn và sản xuất thành các băng nhạc đĩa hát ở nhiều thời từ xưa đến naỵ Bởi vậy, xưa nhưng tùỵ Có cái xưa phải bỏ, như người ta đã bỏ lối búi tó hay bó chân. Còn những cái hay và được công nhận là có giá trị thì không bỏ được. Thánh nhạc thuộc loại này, một kho tàng quí giá làm vẻ vang cho Hội thánh từ bao đời naỵ Chỉ có loại nhạc tồi mà người ta cũng gọi là thánh ca mới đáng loại thôị Muốn là thánh ca chân chính thì phải hội tụ ba yếu tố : đó là thánh thiện, nghệ thuật và phổ quát. Không có ba yếu tố này thì không gọi là thánh nhạc được.

2. Câu hỏi thứ hai cũng có hai vế. Vế thứ nhất gần giống câu thứ nhất về ý tại sao phải theo Hiến chế Phụng vụ mà hát theo lời dạy của Hội thánh xưa quá đi thôị Lời dạy của Hội thánh trong Hiến chế Phụng vụ, chương VI không quá xưa đâu, vì có nói đến Bình ca (số 116a), Đa âm hợp xướng (số 116b), các Ấn bản bình ca (số 117), Bài hát đạo bình dân (số 118). Ngay đầu chương VI, cuối số 112, Hiến chế đã có những lời lẽ hợp thời như sau : “Bởi thế, Thánh nhạc sẽ càng thánh khi càng gắn liền chặt chẽ với hành động phụng vụ, bằng cách diễn tả lời cầu nguyện ngọt ngào hơn, thôi thúc tín hữu đồng tâm nhất trí, và làm cho nghi lễ thánh thêm phần long trọng. Hội thánh còn công nhận và đưa vào phụng vụ các hình thức của nghệ thuật chân chính, khi những hình thức ấy hội đủ những điều kiện cần thiết.

Vậy, khi duy trì các quy tắc cũng như các chỉ thị của truyền thống và của kỷ luật trong Hội thánh, đồng thời nhắm theo mục đích của Thánh nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu, thánh Công đồng ấn định những điều sau đâỵ”

Trong thư thủ bút nhân kỷ niệm một trăm năm Motu proprio, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II cũng viết : “Tôi biết rõ là cả ngày nay cũng không thiếu những nhà sáng tác có khả năng cống hiến trong tinh thần này, phần đóng góp cần thiết và sự hợp tác sở trường của họ, để tăng cường gia sản âm nhạc, nhằm phục vụ một nền phụng vụ luôn luôn được sống mãnh liệt hơn. Tôi bày tỏ với họ tất cả lòng tín nhiệm của tôi, và rất chân thành khuyến khích họ nên hết sức nỗ lực để gia tăng ca mục bằng những sang tác xứng với sự cao cả của các mầu nhiệm được cử hành, và đồng thời thích hợp với cảm quan của người thời đạị” (Một trăm năm Motu proprio số 12).

Nếu như vậy thì sao nói là quá xưa được ? Vả lại, trong các tuyển tập bài hát ở nhà thờ tại Mỹ, Pháp, Đức, Anh, có những bài cả trăm tuổi, thế mà người ta vẫn cứ cho vào tuyển tập. Như vậy nghĩa là gì ? Thưa nghĩa là xưa đấy nhưng không bị loại đâu, thí dụ bài O come, all ye faithful trong cuốn Breaking Bread, Oregon Catholic Press 1998-1999, bài số 88, trang 170; bài Elle est bénie de Dieu số 53.51 trang 344 trong sách Missel noté de l'assemblée chrétienne 1990, nhà xuất bản Brépols-Cerf, Chalet-Levain

Vế thứ hai là làm như thế, giới trẻ sẽ bỏ đạo hết.

Hội thánh đã làm như thế từ trước đến nay và bây giờ vẫn còn đang làm. Thế mà giới trẻ chưa bỏ đạo hết và chắc sẽ không bỏ hết, bằng chứng là tai nhiều nhà thờ trên thế giới và ngay tại Mỹ, vẫn còn những người trẻ đến nhà thờ, có thể là không nhiều, nhưng vẫn không hết như ông Anh quả quyết. Vậy, có thể là một số người trẻ bỏ, nhưng chắc không phải là giới trẻ bỏ hết. Và cũng có thể một số người trẻ vẫn đến nhà thờ, khi nhà thờ hát xướng theo đúng qui luật của Hội thánh. Tôi nói như vậy, vì các chiều Chúa nhật ở Sài-gòn vào lúc 5g30, tại nhà thờ Mai Khôi số 44 đường Tú Xương đầy chật người trẻ bên trong cũng như bên ngoàị Nhà thờ không hát những bài ca xập xình, không đệm đàn điện tử theo lối phòng trà và tụ điểm ca nhạc mà chỉ chơi đàn ghi-ta thùng, đệm đàn điện tử theo lối phụng vụ có bản đệm đàn soạn sẵn. Không khí thật trang nghiêm trầm lắng; người ta đi lễ để cầu nguyện và tôn vinh ca tụng Chúa, chứ không đến để nghe hát cho vui như ở ngoài đời.

Ngược lại, sẽ có một số người không những trẻ mà cả già nữa sẽ bỏ nhà thờ (bỏ nhà thờ, chứ không bỏ đạo), khi nhà thờ hát lăng nhăng lít nhít không đâu vào đâu cả, bài hát dở, giọng ca xoàng và đàn địch ồn ào, âm thanh chát chúạ Người ta, những người đó, sẽ bỏ nhà thờ này để đi tới nhà thờ khác hát có nghệ thuật và đúng phụng vụ hơn.

Như vậy, tôi nghĩ là không nên sợ giới trẻ bỏ đạo hết khi nhà thờ đàn hát theo đúng Huấn thị của Hội thánh và Hiến chế Phụng vụ của Công đồng Va-ti-ca-nô IỊ Thời Chúa Giê-su đã có nhiều người lục tục kéo nhau ra về, khi Người nói thịt của Người là thức ăn và máu của Người là thức uống : “Lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi ?” (Ga, 6,60) Thấy thế, Chúa Giê-su quay lại hỏi các môn đệ : “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư ? … Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay saỏ” (Ga 6, 61. 67) Tông đồ Phê-rô nhanh miệng trả lời : “Thưa Thày, bỏ Thày, chúng con biết đến với ai ? Thày mới có những lời đem lại sự sống đời đờị” (Ga 6, 68)

Chúa Giê-su trọng tự do của con ngườị Chúa không ép buộc aị Nhưng ai tự nguyện đi theo và nghe lời Người thì được phúc. Trong việc hành đạo cũng vậy, cần phải hiểu cho đúng và có lòng xác tín. Đường đi theo Chúa vẫn đòi hỏị Nhưng chinh cái đòi hỏi này lại làm nên cái cao trọng cho cuộc đời của mỗi ngườị Chúa đã chẳng nói với chúng ta phải đi vào cửa hẹp và ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai mất mạng sống mình vì Người, thì sẽ tìm thấy được hay saỏ ( x. Mt 7,13.14; Mt 10, 39)

LM An-rê Đỗ Xuân Quế



5   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
DoniSJ Posted - 10/09/04 : 14:26
quote:
quote:
--------------------------------------------------------------------------------

Tại vì quí vị "xào qua, xào lại" nhiều lần một bài hát quá đấy thội Tại sao trong chương trình chính lễ tôn vinh Ca Đoàn không thêm vào các bài hát mới ?? Chẳng lẽ chỉ có những bài hát nhạc cổ điển mới có thể hát trong Nhà Thờ được sao ?
--------------------------------------------------------------------------------


Hôm nào rãnh rỗi mời neoduong tham dự một Thánh Lễ của nhà thờ CGVN thử xem



Ca Đoàn của Doni đang bị ca viên complaint là hát nhiều bài mới trong tuần quá, ca viên handle không nổi kìa ...:-)

God Bless You
Kami Posted - 10/09/04 : 13:04
Vài ý kiến nho nhỏ ...
quote:
Theo tôi nghĩ,viết thánh ca là để Tôn Vinh Đức Chúa Trời. Do đó, tôi không đồng ý rằng "Giáo hội nói sao, chúng ta phải nghe vậy, vì đó là Huấn Thị". Huấn thị của Giáo Hoàng cao hơn Đức Chúa Trời sao ?

Vì neodang không phải là CG nên không nhất thiết phải đồng ý về vấn đề này
quote:

Quay về với Kinh Thánh, Chúa nói rằng Hãy hết lòng mà hát xướng và ca ngợi Đức Giê Hô Va . Do đó, chuyện thể loại nhạc như thế nào theo tôi không quan trọng (tất nhiên cũng không có nghĩa là chúng ta viết toàn những bài hát có ca từ vô vị, không mang tấm lòng tôn kính Chúa mà chỉ mong được nhiều người biết đến mình).

Đúng là thể loại nhạc không quan trọng ...NHƯNG nó lại trở thành quan trọng tùy theo không gian và thời gian . Vì thế, cần có một sự thống nhất nào đó về nguyên tắc . Nếu không thì sẽ trở thành "mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy hát"...Đó là sự khác biệt giữa một cái chợ và một siêu thị
quote:

Về việc nói rằng giới trẻ nếu không nghe nhạc thể loại mới thì sẽ bỏ đạo, tôi cho là không đúng .

Tác giả bài viết cũng đồng ý như neoduong
quote:

Tại vì quí vị "xào qua, xào lại" nhiều lần một bài hát quá đấy thội Tại sao trong chương trình chính lễ tôn vinh Ca Đoàn không thêm vào các bài hát mới ?? Chẳng lẽ chỉ có những bài hát nhạc cổ điển mới có thể hát trong Nhà Thờ được sao ?

Hôm nào rãnh rỗi mời neoduong tham dự một Thánh Lễ của nhà thờ CGVN thử xem
quote:

Thực tế cho thấy, nếu chúng ta hát theo kiểu "đầu môi, chót lưỡi" thì không bao giờ có kết quả . bài hát chúng ta cất tiếng hát phải nhằm mục đích tôn thờ Đức Chúa Trời, phải hát hết lòng (vì Chúa có nói rằng ngươi phải lấy hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí khôn mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi). Khi Ca Đoàn hát lên mà Đức Thánh Linh ngự xuống cùng buổi nhóm, bài hát sẽ phát huy tác dụng, tấm lòng mỗi con cái Chúa sẽ "tan chảy" ra.
Vài lời trao đổi

Đúng là nên như vậy ...nhưng không phải ai vào hát là "Thánh Linh ngự xuống ngay" ...Từ "đầu môi chót lưỡi" đi đến "con tim" còn có một khoảng cách nên cần có thời gian ...neoduong đồng ý chứ .

Peace .


HoangHung Posted - 10/08/04 : 08:10
Bạn NeoDang có lẽ không hiểu về Phụng Vụ của Công Giáo nên nói thế. Nhạc mới hay nhạc cũ đều được dùng, miễn là nó phải có 2 yếu tố quan trọng: "Tôn Vinh Chúa và Thánh Hóa Các Tín Hữu". Đã gọi là một nghi thức Phụng Vụ, thì phải có trước và có sau, có luật có lệ. Tất cả những qui tắc được đưa ra nhắm vào Phụng Vụ chứ không nhắm vào những phương diện khác. Nếu chỉ để dùng hát sinh hoạt, họp nhóm, chia sẻ, tĩnh tâm, làm CD, Karaoke, vv... thì nhạc nào cũng có thể dùng được, miễn là nó được mọi người thích... Nhạc dùng trong Phụng Vụ thì nó phải đúng về thần học, tín lý, giáo lý... và có thể thánh hoá các tâm hồn.

Giả dụ như trong gia đình chúng ta có một người mới qua đời, ai cũng buồn sầu ủ rũ, thế mà có người lại tới đó nói chuyện vui và cười đùa, chắc chắn sẽ làm những người khác khó chịu lắm. Trong Phụng Vụ, giây phút trang nghiêm, mọi tâm hồn đều qui hướng về Chúa (Đức Giê-Hô-Va), thì các bài hát cũng phải được lựa chọn để sư dụng cho thích hợp. Không thể ai muốn làm gì thì làm được.

Còn việc bạn nói về nghe lời Giáo Hoàng gì đó, thì đây là một điểm son của người Công Giáo, nếu không thì không còn phải là Công giáo nữa rồi. Cũng như con cái trong gia đình phải biết vâng lời và tôn kính cha mẹ. Phúc Âm thánh Mat-thêu 16, 13-19 thuật lại việc Chúa truyền cho Phêrô "Con là Đá, trên đá nầy Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa điạ ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khóa nước trời. Sự gì con cầm buộc ở dưới đất, trên trời cũng cầm buộc ; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở." Giáo Hoàng trong đạo CÔng Giáo là người kế vị của Phêrô, thì cũng mang sứ mạng và vai trò của Phêrô. Bởi thế, trong giáo hội Công Giáo, những giáo huấn của Giáo Hội qua vị chủ chăn là Giáo Hoàng, những tín hữu Công Giáo đều biết nghe lời.

Bình an cho bạn,
DoniSJ Posted - 10/07/04 : 03:39
Để ý 2 bài post của NeoDang thì hình như NeoDang không phải là người công giáo ( xin lổi nếu Doni đoán lầm ), vì người Công Giáo Việt Nam ít ai dùng từ "Giê Hô Va" . Nếu không phải là người Công Giáo thì chắn chắn tư tưởng của NeoDang khác với những huấn thị của Giáo Hội là lẽ dĩ nhiên .

Nếu dùng diển đàn catruong mà áp dụng cho hai trường phái khác nhau về một vấn đề phục vụ thì có lẻ không thích hợp vì ai cũng có lý của mình và ai cũng tôn trọng ai và chả có ai đúng ai sai trong này hết .

Có thể NeoDang nói đúng là dùng tiếng hát ca ngợi đấng " Gie Ho Va" và nhất là " dùng thể loại nào thì không quan trọng " vậy chúng ta nên hoà âm nhạc thánh ca toàn techno beat nghe cho trẻ trung hơn như vũ trường ?

Theo Doni, thì" lời con như trầm hương"... nghe sao mà ngọt ngào và thánh thiện hơn là " sao cũng được" ...cho nên mới có huấn thị là vậy .

Vài Ý Mọn
Doni

God Bless You
neodang Posted - 10/07/04 : 02:34
Theo tôi nghĩ,viết thánh ca là để Tôn Vinh Đức Chúa Trời. Do đó, tôi không đồng ý rằng "Giáo hội nói sao, chúng ta phải nghe vậy, vì đó là Huấn Thị". Huấn thị của Giáo Hoàng cao hơn Đức Chúa Trời sao ?
Quay về với Kinh Thánh, Chúa nói rằng Hãy hết lòng mà hát xướng và ca ngợi Đức Giê Hô Va . Do đó, chuyện thể loại nhạc như thế nào theo tôi không quan trọng (tất nhiên cũng không có nghĩa là chúng ta viết toàn những bài hát có ca từ vô vị, không mang tấm lòng tôn kính Chúa mà chỉ mong được nhiều người biết đến mình).
Về việc nói rằng giới trẻ nếu không nghe nhạc thể loại mới thì sẽ bỏ đạo, tôi cho là không đúng . Tại vì quí vị "xào qua, xào lại" nhiều lần một bài hát quá đấy thội Tại sao trong chương trình chính lễ tôn vinh Ca Đoàn không thêm vào các bài hát mới ?? Chẳng lẽ chỉ có những bài hát nhạc cổ điển mới có thể hát trong Nhà Thờ được sao ? Thực tế cho thấy, nếu chúng ta hát theo kiểu "đầu môi, chót lưỡi" thì không bao giờ có kết quả . bài hát chúng ta cất tiếng hát phải nhằm mục đích tôn thờ Đức Chúa Trời, phải hát hết lòng (vì Chúa có nói rằng ngươi phải lấy hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí khôn mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi). Khi Ca Đoàn hát lên mà Đức Thánh Linh ngự xuống cùng buổi nhóm, bài hát sẽ phát huy tác dụng, tấm lòng mỗi con cái Chúa sẽ "tan chảy" ra.
Vài lời trao đổi


Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05