Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Tóm lược Huấn Thị Redemptionis Sacramentum

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
Kami Posted - 04/24/04 : 06:40
Tóm lược Huấn Thị Redemptionis Sacramentum

(Vietcatholic, 22/04/2004)

Huấn Thị "Redemptionis Sacramentum, Về Một Số Vấn Đề Phải Tuân Giữ Hay Phải Tránh Liên Quan Đến Phép Thánh Thể Rất Thánh” đã được Đức Hồng Y Francis Arinze và Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino, là tổng trưởng và tổng thư ký bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích giới thiệu trong cuộc họp báo tại phòng Báo Chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu 23/04/2004. Cùng hiện diện trong buổi họp báo còn có Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, S.D.B, tổng thư ký bộ Giáo Lý Đức Tin đã cùng tham gia vào việc biên soạn Huấn Thị này.

Dưới đây là bản dịch phần Tóm Lược Huấn Thị của Phòng Báo Chí Tòa Thánh

Huấn Thị này gồm phần Nhập Đề, 8 Chương và phần Kết Luận, được chia thành 186 đoạn.

Chương I, “Luật Lệ Nghi Lễ Phụng Tự Thánh”, đề cập đến vai trò của Tòa Thánh, của các Đức Giám Mục giáo phận, của Hội Đồng Giám Mục, linh mục và phó tế, nhấn mạnh đặc biệt đến “Đức Giám Mục giáo phận, và các Thượng Tế cho Đoàn Chiên của ngài”. Đoạn 22 khẳng định: “Giám Mục trông coi Giáo Hội được trao phó cho ngài và nhiệm vụ của ngài là chỉnh đốn, điều hành, khích lệ và đôi khi là khiển trách; đây là nhiệm vụ thiêng liêng mà ngài nhận lãnh qua việc tấn phong giám mục, mà ngài phải thi hành để xây dựng đàn chiên của mình trong sự thật và thánh thiện”.

Đoạn 24 thêm rằng: “Dân Chúa có quyền đòi hỏi Đức Giám Mục địa phận phải lo lắng ngăn ngừa những lạm dụng trong kỷ luật của Giáo Hội, đặc biệt liên quan đến phụng vụ Lời Chúa, việc cử hành các Bí Tích và á bí tích, việc thờ phượng Chúa và lòng sùng kính các thánh”.

Liên quan đến các Hội Đồng Giám Mục, đoạn 28 khẳng định: “Tất cả các chuẩn mực phụng vụ mà Hội Đồng Giám Mục đã thiết lập cho lãnh thổ của mình theo luật cần phải đệ trình Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cho việc ‘chấp thuận‘ (recognitio), nếu không sẽ không có hiệu lực bó buộc thi hành”.

Trong phần nói về các linh mục, đoạn 31 viết: “Các vị không nên làm giảm ý nghĩa sâu xa của sứ vụ mình bằng cách làm hỏng việc cử hành phụng vụ qua việc thay đổi hay bỏ qua, hoặc tùy thiện thêm thắt vào”.

Chương II có nhan đề là “Việc tham dự của người tín hữu giáo dân vào việc Cử Hành Thánh Thể”. Đoạn 36 nhận xét rằng “chức tư tế cộng đồng của người tín hữu và chức Tư Tế thừa tác vụ hay phẩm trật, tuy khác nhau về yếu tính chứ không chỉ ở mức độ, nhưng là sự bổ sung cho nhau, đối với cả hai phía, trong cách thế riêng của mình, trong cùng một Chức Tư Tế của Đức Kitô".

Đoạn 42 làm rõ hơn: “Hy Tế Thánh Thể không thể được xem là một cuộc ‘đồng tế’, theo nghĩa bộc trực, giữa vị Linh Mục với dân chúng hiện diện. Trái lại, Phụng Vụ Thánh Thể được cử hành bởi các linh mục là một hồng ân vượt quá sức của cộng đoàn đó....Cộng đoàn tụ họp cho việc cử hành Thánh Thể tuyệt đối phải cần đến một Linh Mục đã được truyền chức, là người chủ trì buổi lễ sao cho đó thực sự là một buổi cử hành thánh thể. Cộng đoàn ấy chính tự mình không thể đưa ra một thừa tác viên được phong chức..Tương tự, những từ như 'celebrating community' (cộng đoàn dâng lễ) hay 'celebrating assembly' (trong các ngôn ngữ khác như 'asamblea celebrante', 'assemblée célébrante', 'assemblea celebrante') và những từ tương tự không nên được dùng thiếu thận trọng”.

Về vấn đề phục vụ trên bàn thánh, Đoạn 47 khẳng định: “Thật đáng khích lệ việc duy trì tập quán theo đó các em nam, quen gọi là những người giúp lễ, phục vụ bàn thánh như những người giúp vào việc dâng lễ, và được dạy bảo về giáo lý liên quan đến phận sự của mình và phù hợp với khả năng hiểu biết của các em. Cũng không nên quên rằng trong những thế kỷ qua, một số rất lớn những thừa tác viên thánh thiện đã xuất thân từ các em này mà ra. Những hội đoàn dành cho các em, bao gồm cả sự tham gia và trợ lực của các bậc cha mẹ, nên được thành lập hay đề cao; các thừa tác viên cũng nên được hưởng chăm sóc mục vụ như thế. Khi những hội như thế lên đến tầm mức quốc tế, điều thích hợp là bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đứng ra thành lập hay chuẩn y và tái xét tình trạng của các hội này. Những trẻ nữ và phụ nữ có thể được cho phép phục vụ bàn thánh với sự thận trọng của Giám Mục giáo phận và trong phạm vi tuân giữ các chuẩn mực đã được thiết lập”.

Chương III, “Cử hành Thánh Lễ đúng qui tắc”, nhấn mạnh đến những điều phải giữ và phải tránh khi cử hành Thánh Lễ Cực Thánh. Đoạn 48 nêu rõ: “Bánh dùng trong việc cử hành Hy Tế Thánh Thể cần phải là bánh không men, thuần tuý từ lúa mì, và mới được làm gần đây để không có nguy cơ bị hư hỏng”. Đoạn 50 thêm: “Rượu được dùng trong việc cử hành thánh thiêng Hy Tế Thánh Thể phải là tự nhiên, làm từ trái nho, tinh tuyền và không hư hỏng, không pha trộn với các chất khác”.

Đoạn 52 nhấn mạnh rằng “Việc công bố Kinh Nguyện Thánh Thể, tự chính bản chất là đỉnh cao của toàn bộ buổi cử hành, chỉ thích hợp với vị Linh Mục do hiệu quả của việc Truyền Chức cho ngài”.

Đoạn 59 khẳng định: “Điều thực hành sai trái trong đó các Linh Mục, Phó Tế hay giáo dân đó đây thay đổi hay biến hóa theo ý riêng những bản văn Phụng Vụ Thánh mà họ được giao trách nhiệm công bố, phải ngưng lại. Vì khi làm như thế, họ làm cho việc cử hành Phụng Vụ Thánh trở nên mất ổn định, và không phải là không thường xuyên làm mất đi ý nghĩa đích thực của Phụng Vụ”.

Đoạn 62 viết tiếp: “Cũng không hợp lệ khi bỏ qua hay thay đổi những thánh thư đã được quy định theo sáng kiến riêng và đặc biệt là việc thay đổi các thánh thư và các đáp ca Thánh Vịnh, chứa đựng Lời Chúa, bởi những văn bản khác không thuộc về Thánh Kinh”.


Trong đoạn số 64, Huấn Thị khẳng định rằng bài giảng phải được thuyết giảng bởi linh mục, hay đôi khi bởi một cha đồng tế hay một phó tế “nhưng không bao giờ được trao phó cho giáo dân”.

Đoạn 72 đề cập đến lúc trao ban bình an trước khi Rước Mình Thánh Chúa. “Điều thích hợp là mỗi người trao dấu bình an cho những ai gần nhất và trong một cách thức khiêm nhường”. “Vị Linh Mục có thể trao bình an cho các thừa tác viên nhưng luôn luôn phải đứng trong phạm vi cung thánh, để không làm mất trang nghiêm buổi cử hành”.

Chương III kết luận với đoạn 79: “Cuối cùng, cần phải nghiêm khắc coi là một lạm dụng khi đưa vào việc cử hành Thánh Lễ những yếu tố trái ngược với những chỉ định của các sách phụng vụ, hay những yếu tố lấy từ nghi lễ của các tôn giáo khác”.

Chương IV, “Rước Mình Thánh Chúa” bao gồm Những Điều Kiện để Nhận Mình Thánh Chúa. Đoạn 81 khẳng định “Truyền thống của Giáo Hội cho thấy mỗi cá nhân cần phải xét mình sâu sắc và những ai ý thức mình đang mắc tội trọng không nên cử hành hay đón nhận Mình Thánh Chúa mà không xưng tội trước, trừ ra có lý do nghiêm trọng không có cơ hội xưng tội; trong trường hợp này người ấy phải nhớ rằng mình bị buộc phải thực hiện việc ăn năn tội cách trọn, bao gồm ý định đi xưng tội sớm hết sức có thể”.

“Về việc Rước Lễ Lần Đầu của Trẻ Em”, đoạn 87 khẳng định: “Việc Rước Lễ Lần Đầu của trẻ em phải được thực hiện sau bí tích xưng tội và xá giải. Hơn thế nữa, việc Rước Lễ Lần Đầu phải luôn luôn được ban bởi một Linh Mục và không bao giờ được cử hành bên ngoài việc cử hành Thánh Lễ”.

Liên quan đến việc rước Mình Thánh Chúa, Huấn thị ghi nhận rằng các tín hữu có quyền rước lễ trong miệng hay trên tay. Trong trường hợp thứ hai, đoạn 92 viết “trong những vùng nơi Hội Đồng Giám Mục cho phép với sự ‘chấp thuận’ của Tòa Thánh, cần chú ý bảo đảm rằng bánh thánh được rước trước mặt thừa tác viên, để không một ai ra đi với Mình Thánh Chúa trên tay”.

Đoạn 101 khẳng định: “Trong trường hợp các thành viên giáo dân của cộng đoàn tín hữu Đức Kitô được cho Rước Lễ hai hình, cần có sự cân nhắc cần thiết cho các trường hợp, thẩm quyền phân định đầu tiên thuộc về Đức Giám Mục giáo phận”. Đoạn 104 đưa ra một cấm đoán: “Người chịu lễ không được phép tự mình nhúng bánh thánh vào trong chén thánh, cũng không được phép nhận bánh thánh đã được nhúng trên tay”.

Trong chương V, “Những Vấn Đề Khác Liên Quan Đến Thánh Thể”, nhấn mạnh trong đoạn 108 rằng “Một Linh Mục không bao giờ được phép cử hành thánh lễ trong một đền thờ hay một nơi thiêng liêng của bất cứ một tôn giáo nào không phải là Kitô Giáo”.

Liên quan đến việc dùng tiếng La Tinh, đoạn 112 khẳng định: “Trừ ra trong trường hợp các Thánh Lễ đã được giáo quyền sắp xếp cử hành bằng ngôn ngữ của giáo dân, các Linh Mục bất cứ khi nào và nơi đâu cũng có quyền cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh”.

Liên quan đến các vật dụng thánh, đoạn 117 khẳng định: “Do đó, cấm chỉ việc dùng trong Thánh Lễ những vật dụng thông thường, hay những thứ khác thiếu phẩm chất, hay thiếu mọi vẻ mỹ thuật, hoặc chỉ giản đơn là những đồ đựng, cũng như những thứ vật dụng làm bằng thủy tinh, bùn đất, đất sét, hay các thứ vật dụng dễ bể. Quy định này cần phải được áp dụng ngay cả đối với đồ kim loại hay các vật liệu dễ sét hay dễ hư hỏng”.

Về vấn đề áo lễ, Huấn Thị viết “áo lễ thích hợp cho linh mục cử hành thánh lễ là áo casula (chasuble) mặc bên ngoài áo trắng dài (alb) và dây các phép(dây stôla, stole). Cũng vậy, theo luật chữ đỏ, Linh Mục không được mặc áo casula mà lại quên dây các phép”. Đoạn 142 viết: “Năng quyền được ban trong Lễ Quy Rôma cho phép các linh mục đồng tế mà không phải là linh mục chủ tế (là người luôn luôn phải mặc áo casula với mầu được chỉ định), vì lý do chính đáng chẳng hạn như có nhiều vị đồng tế hay do thiếu áo lễ, được phép không mặc áo casula, chỉ đeo dây các phép bên ngoài áo dài trắng”.

Chương VI có nhan đề là “Đối với Phép Thánh Thể và việc thờ phượng Thánh Thể ngoài Thánh Lễ”. Đoạn 130 khẳng định: “Bí Tích Cực Thánh này phải được giữ trong nhà tạm, nơi phần cao quý, nổi bật, và dễ thấy của nhà thờ và được trang hoàng cách tôn nghiêm. Cũng cần nhớ rằng dời đi hay cất giữ những bánh thánh đã được truyền phép vì mục đích phạm thánh hay quăng đi là một sự xúc phạm nghiêm trọng (graviora delicta) mà chỉ có bộ Giáo Lý Đức Tin mới có thể xá giải”.

Huấn Thị khuyên “Việc kính Mình Thánh Chúa chung hay cá nhân bên ngoài Thánh Lễ là điều cần mạnh mẽ khuyến khích, vì qua việc này các tín hữu thờ phượng Đức Kitô, Đấng đang thực sự hiện diện cách chân thật”.

Chương VII, “Những Phận Vụ Ngoại Lệ của Người Tín Hữu Giáo Dân”, được nêu bật trong đoạn 151: “Chỉ trừ ra khi tối cần mới phải nhờ đến sự trợ giúp của các thừa tác viên đặc biệt trong việc cử hành Phụng Vụ”. Đoạn 153 thêm rằng “Hơn thế nữa, chẳng bao giờ hợp lệ khi cho người giáo dân đảm trách vai trò hay mặc phẩm phục của linh mục hay phó tế hay trang phục khác tương tự với các phẩm phục này”.

Đọan 158 khẳng định thêm về vấn đề trao ban Mình Thánh Chúa: “Thật vậy, thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa chỉ được trao Mình Thánh khi thiếu Linh Mục và Phó Tế, khi vị Linh Mục bị ngăn trở vì đau yếu hay quá già, hay vì một số lý do thực sự nào đó, hay khi số giáo dân lên rước Mình Thánh Chúa quá đông đến mức khiến cho chính việc cử hành Thánh Lễ kéo dài quá đáng”.

Liên quan đến vấn đề thuyết giảng, đoạn 161 ghi nhận rằng “Vì tính chất quan trọng và theo bản chất của nó, bài giảng thánh lễ phải dành riêng cho linh mục hay phó tế trong suốt Thánh Lễ”.

Đoạn 162 thêm: “Khi có khó khăn trong việc cử hành Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật tại nhà thờ giáo xứ hay tại một cộng đoàn tín hữu khác, Giám Mục giáo phận cùng với Linh Mục cần nghiên cứu các giải pháp thích hợp. Trong số những giải pháp này có giải pháp mời các Linh Mục khác đến vì mục đích này, hay các tín hữu di chuyển đến một nhà thờ gần đó để tham dự Mầu Nhiệm Thánh Thể”.

Đoạn 164 đề cập đến tình trạng một số cộng đoàn không có linh mục: “Nếu sự tham dự vào việc cử hành Thánh Thể là không thể được do thiếu các thừa tác viên có thánh chức hay vì những ngăn trở nghiêm trọng, thì người tín hữu có quyền xin Đức Giám Mục giáo phận ban cho, theo như ngài có thể, một số cử hành nào đó vào các ngày Chúa Nhật cho cộng đoàn này theo năng quyền của ngài và theo những quy định của Giáo Hội. Tuy nhiên, những cử hành vào ngày Chúa Nhật như thế, tất cả phải được coi là bất thường”. Đoạn 165 thêm: “Cần thiết phải tránh mọi loại ngộ nhận giữa hình thức tập hợp chung này với việc cử hành Thánh Thể”.

Đoạn 167 nhấn mạnh rằng “Tương tự, không thể nghĩ tới chuyện thay thế Thánh Lễ trong Ngày của Chúa bằng những cử hành đại kết về Lời Chúa hay những buổi cầu nguyện chung với các Kitô hữu của các Cộng Đoàn Tôn Giáo khác hay ngay cả việc tham gia vào các buổi phụng vụ của các cộng đoàn này”.

“Những Ai Đã Rời Bỏ Tình Trạng Giáo Sĩ”, cấm “không được thi hành các năng quyền của phẩm trật. Do đó, là không hợp lệ nếu người ấy cử hành các bí tích dưới bất cứ nguyên cớ nào kể cả trong trường hợp ngoại lệ ấn định bởi giáo luật, người tín hữu cũng không được phép chọn người ấy để cử hành vì chẳng có lý do nào cho phép như thế theo giáo luật 1335.”

Chương VIII có nhan đề là “Phương Dược”. Đoạn 171 ghi nhận “Trong số những lạm dụng đa dạng có những lạm dụng mà khách quan là những vi phạm trầm trọng hoặc gây ra những vấn đề nghiêm trọng, cũng có những lạm dụng khác dẫu sao vẫn cần cẩn thận tránh đi và sửa sai”.

Đoạn 172 cho biết những vi phạm trầm trọng đến tính chất thánh thiêng của Hy Tế Thánh Thể và Bí Tích Thánh Thể sẽ do bộ Giáo Lý Đức Tin xét xử theo những Quy Định liên quan đến 'những vi phạm nghiêm trọng'. Chẳng hạn như các vi phạm sau: a) lấy đi hay cất giữ Mình Thánh cho các mục đích phạm thánh, hay là ném đi; b) làm thử hay nhái lại các hành động phụng vụ trong Hy Tế Thánh Thể c) Vi phạm lệnh cấm không được cử hành Hy Tế Thánh Thể với những thừa tác viên của các cộng đồng tôn giáo khác không có sự kế tục từ các thánh Tông Đồ hay không nhìn nhận phẩm giá bí tích của việc Truyền Chức Thánh; d) việc truyền phép cho các mục đích phạm thánh.

Đoạn 175 nhìn nhận rằng "những điều nêu ra trong Huấn Thị này hiển nhiên không bao gồm hết các vi phạm chống lại Giáo Hội và kỷ luật của Giáo Hội đã được định ra trong giáo luật, trong luật phụng vụ và trong các quy định khác của Giáo Hội liên quan đến lợi ích của giáo huấn của Huấn Quyền hay truyền thống tốt đẹp. Khi có sai lầm xảy ra, cần phải sửa sai theo đúng quy định của giáo luật".

Đoạn 177 nêu ra vai trò của Đức Giám Mục giáo phận "Vì ngài phải bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo Hội Hoàn Vũ, Đức Giám Mục buộc phải đề cao kỷ luật chung cho toàn Giáo Hội và do đó phải nhấn mạnh đến sự tuân giữ tất cả giáo luật, đặc biệt là liên quan đến tác vụ Lời Chúa, việc cử hành các Bí Tích và á bí tích, việc thờ phượng Chúa và sùng kính các Thánh".

Đoạn 179 khẳng định: "Những tội chống lại đức tin cũng như những xúc phạm nghiêm trọng trong việc cử hành Thánh Thể và các Bí Tích khác cần phải được chuyển ngay không trì hoãn cho bộ Giáo Lý Đức Tin, nơi sẽ xem xét và nếu cần thì tiến hành việc công bố hay áp đặt các cấm đoán về giáo luật theo chuẩn mực của luật chung hay luật riêng".

Đoạn 184 khẳng định "Mọi người Công Giáo dù là Linh Mục hay Phó Tế hay người Kitô hữu giáo dân, có quyền tống đạt lời phàn nàn liên quan đến một lạm dụng phụng vụ đến Đức Giám Mục giáo phận hay đấng Bản Quyền hữu trách tương đương với ngài theo luật định, hay đến Tòa Thánh khi vấn đề liên hệ đến quyền tối thượng của Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, điều thích hợp khi có thể là bản báo cáo hay phàn nàn đó cần được gởi trước hết đến Đức Giám Mục sở tại. Đương nhiên, việc báo cáo này phải được thực hiện trong sự thật và trong tình bác ái".

Trong phần kết luận, Đức Hồng Y Arinze và Đức Tổng Giám Mục Sorrentino, cả hai vị đều ký tên trong bản Huấn Thị, đã bày tỏ hy vọng rằng với việc áp dụng kỹ lưỡng những điều được nhắc trong Huấn Thị này, sự yếu đuối con người sẽ ít gây cản trở hơn đối với tác động của Bí Tích Thánh Thể Cực Thánh; mọi bóp méo sẽ bị gạt qua một bên và mọi thực hành bị cấm sẽ chấm dứt, và nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ "Nữ Vương Thánh Thể", sự hiện diện cứu độ của Đức Kitô trong bí tích Mình Máu Ngài sẽ chiếu sáng trên tất cả mọi người.


Bản dịch của J.B. Đặng Minh An

--------------------------

Bản đầy đủ tiếng Anh ở đây :

http://zenit.org/english/visualizza.phtml?sid=52462



Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05