Author |
Topic |
Trantrungtruc
Others
570 Posts |
Posted - 01/08/08 : 21:10
|
Nhạc Sĩ Phanxicô,
Con Chỉ Là Tạo Vật
Lời bạt:
Sau khi được anh Thế Thông giới thiệu, tôi đã gửi email mời anh Phanxicô tham gia diễn đàn với chúng ta , Anh nhận lời . Tôi mừng quá bèn viết thư cám ơn anh . Nhưng trong lá thư sau, anh Phanxicô lại ngần ngại cho biết : xin cho được giới thiệu anh một cách phiên phiến vậy thôi . Tôi đồng ý với anh và tự hứa với mình là chỉ viết rất ngắn, thật ngắn ! Tôi biết mục đích của góc trang nhạc sĩ này không phải để "phê bình" hay "ca tụng" một cá nhân nào .
Trong ý nghĩ đầu tiên của mình, tôi chỉ ao ước được cùng anh chị em ghi lại những cảm nhận, chia sẻ những kinh nghiệm, hay những "góc nhìn" mà mỗi người đã có khi được nghe, được hát, được cảm thấy từ những dòng nhạc do chính người nhạc sĩ thánh ca viết . Để rồi từ đó ta sẽ có được những tình thân, lòng cảm mến và gần gũi với các tác giả hơn .
Nhưng khi vào internet để tìm những bài viết về anh Phanxicô. Tôi đã không khỏi thầm phục một người thư sinh trầm lặng sau cặp kính trắng lại có nhiều tài và giàu cảm xúc đến thế . Bây giờ hứa với anh là viết ngắn thì cũng thật là khó .
Bao giờ tôi cũng thích được nhập đề bằng một kỷ niệm nhỏ. Vì khi ta vui, ta có hứng,ta thường tìm về kỷ niệm . Nhất là những kỷ niệm đẹp khó quên .
Khoảng năm 1987 khi vừa mới ra trường đi làm, có một người bạn giới thiệu với tôi một ca khúc mà anh nói, là của một người trong ca đoàn ở Việt Nam vừa chép tay gửi sang cho anh . Đó là bài "Con chỉ là tạo vật" của tác giả Phanxicô . Anh nói như "cha giảng không cần dọn bài" và nói tới đâu thêu dệt huyền thoại tới đó: cậu biết bài này là của một cha dòng Phanxicô . Ngài viết rất hay và rất tâm tình . Cha dùng hình ảnh của thánh Phanxicô hay nhắc tới như là "con nhỏ bé" rất dễ thương . Nhất là cha viết bài hát này theo cung điệu dân ca . Dễ hát . Cha còn nhiều bài hát khác để khi nào tớ có tớ gửi cho cậu . Tôi nhẩm bài hát cho qua vì bây giờ tôi không còn coi ca đoàn nữa, với lại công việc mới đi làm cũng bận rộn . Rồi quên hẳn đi . Sau này tình cờ tôi nghe được lại bài hát này trên CD Ngàn Đời Tri Ân số 1 do nhạc sĩ Thanh Lâm hòa âm, với giọng ca nữ hát rất chân tình.
"Lạy Chúa con chỉ là tạo vật, Chúa thật í a sang giàu . Có gì mà dâng Chúa đâu, có gì mà dâng Chúa đâu . Vì trước mặt Chúa Thái Sơn cũng mọn hèn, dòng sông cả mấy sâu có là mấy đâu . Giữa đời con đây nhỏ bé, biết tìm chi dâng tiến Ngài ."
Ý tưởng chỉ có vậy. Nhưng có nhiều chữ lặp đi lặp lại như tiếng nói thỏ thẻ, nài van .
Đó là ca khúc của tác giả Phanxicô mà lần đầu tiên tôi nghe ở hải ngoại.
Mèng đéc ơi ! Tôi đâu có ngờ "cha dòng Phanxicô" đó lại là anh Đình Diễn mà tôi đã biết, người đã cùng sáng tác bài "Tình Yêu Thiên Chúa" với nhạc sĩ Thế Thông mà tôi đã hát solo trong đám cưới của mình . Và tôi cũng không có ngờ anh Đình Diễn đó cũng sáng tác bài "Trông cậy Chúa" (Con vẫn trông cậy Chúa, lòng con tin tưởng nơi Ngài ) bất hủ chung với LM Nguyễn Duy mà ca sĩ Vũ Khanh có giọng ca rất trầm ấm, trình bày nghe thật đã tai .
Vâng, nhạc sĩ Phanxicô đó, cũng không phải là một linh mục tu sĩ dòng thánh Phanxicô khó khăn như anh bạn đã "giảng" cho tôi hôm nào, vì anh Phanxicô này có tên thật là Phêrô Nguyễn Đình Diễn . Và nhạc sĩ Phanxicô cũng chính là Đình Diễn, người đã viết chung rất nhiều bài với nhạc sĩ Thế Thông và Lmns Nguyễn Duy. Cả ba người là những người bạn rất thân từ những ngày xa xưa lắm . Cha Nguyễn Duy tu học trên anh Thế Thông ba lớp, cùng tiểu chủng viện Xuân Lộc . Anh Phanxicô lúc đó tu dòng Salesien Don Bosco . Cả ba cùng có một năng khiếu Chúa ban, là sáng tác được những bản Thánh ca thời đó, đã đi sâu vào tâm tình của những người tín hữu trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước. Lần đầu tiên mọi người "chính thức" biết đến nhạc của những người bạn thân này là khi cha Nguyễn Duy cho trình làng tập "Nhạc Khúc Thiên Đường" . Trước đó, những bản hát của anh Phanxicô và Thế Thông chỉ có do thiên hạ truyền tai hát cho nhau nghe, hoặc ghi lại theo trí nhớ, hoặc có nhiều nhóm ra sách hát bằng roneo, ghi chép lại ngoằn nghèo không đúng bài của tác giả . Tam sao thất bản là vậy !
Sau này, năm 2005, anh Phanxicô đã xuất bản tập nhạc đầy đủ hơn gồm hơn mấy trăm bài anh đã sáng tác tới lúc đó . Tựa đề TUYỂN TẬP THÁNH CA “CÁT BIỂN SAO TRỜI” . Linh mục nhạc sư Phêrô Kim Long viết lời giới thiệu . http://www.dinh.dk/diendan/viewtopic.php?t=736 Ngoài thời giờ đi dậy học Anh văn ở trường trung học, lo cho gia đình, lo cho ca đoàn, lo cho hội dâng hoa, đoàn thể thiếu nhi,... thời giờ còn lại thì anh nghiên cứu soạn từ điển . Anh viết nhạc vào những lúc ... hứng
Năm 2001 Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể ở ngoại quốc xin phép anh ra CD 10 Ca khúc cầu cho cha mẹ . Anh đã khuyến khích và nâng đỡ họ . Tất cả tiền lời họ thu được, anh nói họ giữ lại làm quỹ sinh hoạt hay đóng góp cho việc từ thiện .
Có người hỏi anh nhận xét về những giai đoạn sáng tác Thánh Ca . Anh trả lời rất đơn sơ : Chỉ có hai giai đoạn . Từ năm 1975 - 1982 thì nghĩ sao viết vậy . Sau năm 1982 thì viết vậy rồi sửa lại sau, nghĩa là có theo bài bản và suy nghĩ nhiều hơn vì lúc này anh đã được thụ huấn từ thầy Kim Long và Viết Chung .
Xét về mục đích của mỗi bài nhạc của Phanxicô thì ta thấy anh đã sáng tác rất nhiều cho mỗi hoàn cảnh . Ví dụ nhạc đám cưới, cầu nguyện cho cha mẹ và chư thánh thì có thể nói anh là người đã viết nhiều nhất về những loại này . (Anh có sáng tác một bài hát để hát cầu nguyện trước khi ... tập hát )
Riêng tôi, khi duyệt qua gần hết những bài hát của Phanxicô, tôi đã cảm nhận được một chiều sâu khác về nội dung, mà giờ đây, xin được phép chia sẻ cùng các bạn .
Tôi còn nhớ ngày xa xưa khi học bình luận thơ , thày giáo Việt Văn có cho một phương pháp rất đơn sơ nhưng dễ nhớ . Là khi chúng ta thưởng thức một bài thơ, ta phải có ý tứ và phong cách . Thưa đó không phải là thái độ của người đọc mà là những tiêu điểm chính ta cần phải tìm ra nơi người viết thơ .
“Ý tứ” có nghĩa là “tứ thơ” của bài thơ, là tình cảm, là hình ảnh chính mà bài thơ muốn truyền đạt .
“Phong cách” là cách nhà thơ dùng chữ, dùng lời văn để diễn đạt ý tưởng của mình . Sở dĩ tôi xin phép các bạn để nhắc lại chuyện này vì có thể nói, đó là những nét "rất độc đáo" của lời nhạc Phanxicô . Mỗi bài nhạc của Phanxicô đều có một chủ đề riêng và chứa đựng những hình ảnh xúc tích của một bài thơ diệu vời .
Xin hãy cùng đọc qua bài Trong Tình Chúa Quan Phòng Download Attachment: trongtinhChuaquanphong.pdf 38.53 KB
ĐK: Trong tình Chúa quan phòng không có gì vô nghĩa, chẳng có gì hư hao .
1) Sợi tóc con rụng xuống sợi tóc vương sau hè. Con chim sâu nhặt về làm tổ trên cành cao. Sợi tóc con rụng xuống tưởng vô tình. Nào có chi ngoài ý Cha quyền linh .
2) Thập giá trong cuộc sống thập giá như đoạ đày. Nhưng đau thương từng ngày bừng nở hoa phục sinh. Thập giá trong cuộc sống tưởng vô tình. Nào có chi ngoài ý Cha quyền linh .
3) Đời sống con từng lúc thành biết bao đêm ngày. Nhưng mai sau nhìn lại hiểu nghĩa của thời gian. Đời sống con từng lúc tưởng vô tình. Nào có chi ngoài ý Cha quyền linh .
4) Này lá cây rụng xuống, rụng lá xanh lá vàng. Nhưng xem trong lụy tàn bừng sáng lên ngày mai Này lá cây rụng xuống tưởng vô tình Nào có chi ngoài ý Cha quyền linh .
Khi hát qua những dòng chữ trên, ta nghĩ ngay tới những đoạn thánh kinh mà Chúa Giêsu đã nói dù sợi tóc nhỏ trên đầu con Chúa cũng đã đếm cả rồi (Lc 12,7) . Nhưng đó là khi tóc còn ở trên đầu con . Nếu tóc con rụng xuống thì sao ? Ta không thấy hình ảnh này diễn đạt thêm trong Kinh Thánh. Thưa, mặc dầu tóc đã rụng xuống, cũng là nằm trong sự quan phòng của TC . Vì con chim đã nhặt tóc về làm tổ. Chim trời tuy không cần phải lo ăn gì, mặc gì, cũng được TC an bài (Mt 6,26) . Rồi ta đọc câu 2 về hình ảnh của sự đau khổ, một vấn nạn của kiếp con người . Tại sao con người phải đau khổ ? Câu 3 nói về cuộc đời của con người chóng qua theo thời gian . Câu 4 về sự thay đôi và qua đi của muôn vật . Tất cả 4 câu đều nêu lên vấn nạn là phải chăng vạn vật, và đời sống con người là "tưởng vô tình" .
Khi hát những dòng nhạc này, từ câu điệp khúc là mở đầu đặt vấn đề để đi vào 4 câu tiểu khúc, ta vẫn còn cảm thấy một sự gì mênh mang, trống vắng vì tất cả đều được kết bằng một câu nửa xác định, nửa nghi vấn "Nào có chi ngoài ý Cha quyền linh" .
Câu thứ 5 đã là câu kết luận cho toàn bài:
5) Đời sống con nhờ Chúa ngày tháng luôn êm đềm . Như trong tay mẹ hiền lòng bé thơ bình yên . Đời sống con nguyện thắm mầu ân tình . Từng phút giây đẹp ý Cha quyền linh ."
Những lời ca tuy đơn sơ nhưng rất thần học, rất Thánh Kinh, nhưng cũng mang máng âm hưởng của thiền học triết lý Á đông .
Tôi xin tạm lấy ba chủ đề chính trong tư tưởng nhạc của anh Phanxicô (Có rất nhiều nhưng chỉ lấy có 3 điểm ) để xin mời các bạn cùng tìm hiểu và giao du với nhạc sĩ .
1) Thiên Chúa Nhập Thể và Tình Yêu thương của Ngài cho nhân loại (rất nhiều bài trong những bài ca nguyện . Bạn có thể tham khảo ở trang web của anh Nam: http://www.dinh.dk/diendan/viewtopic.php?t=584&sid=067eb490b99cf1e1f1f081b5b73cb034 )
2) Thân phận của con người trước mặt TC: chỉ là tạo vật, là hạt bụi từ hư vô , nhưng con người luôn có lòng trông cậy nơi TC . ( Trông Cậy Chúa, Chúa Là Hy Vọng, Chúa Ban Cho Chúa Cất Đi, Chúng Con Cần Đến Chúa, Trong Tình Chúa Quan Phòng , Chúa Luôn Còn Mãi, vv..)
3) Con người được liên kết chặt chẽ với TC qua gia đình, cha mẹ , qua bí tích hôn nhân và phục vụ tha nhân ( những bài hát đám cưới, 10 bài cầu cho cha mẹ, ...)
Cái đặc điểm của những bài Thánh Ca của Phanxicô là bất cứ người hát ở trong hoàn cảnh nào, đến từ bất cứ môi trường nào : đời sống hạnh phúc, học vấn thành công hay là những kẻ khốn cùng trong xã hội, làm ăn vất vả khó khăn, hay ốm đau đói khát ... cũng cảm thấy có một sự liên kết nào đó với những tâm tình trong Thánh ca của tác giả Phanxicô .
Và đó cũng chính là ước mơ rất nhỏ bé, khiêm nhường, hơi "rụt rè nhút nhát" của một tạo vật mang tên Phanxicô , mong được đóng góp cùng muôn tạo vật dâng lời ca, ca ngợi Chúa .
Trần Trùng Trục
------------------------------------
Chú thích: Vì hoàn cảnh kỹ thuật chưa cho phép, anh Phanxicô vẫn còn phải xử dụng đường giây dial-up rất chậm . Xin anh chị em thông cảm, nhưng chúng ta cứ chia sẻ với nhau những cảm nhận về Thánh nhạc của anh Phanxicô, và đặt câu hỏi trực tiếp với anh . Hy vọng "Trong Tình Chúa Quan Phòng", anh sẽ có dịp đọc những tâm tình của chúng ta và trả lời hết mọi câu hỏi của các bạn tùy theo hoàn cảnh và đường giây cho phép .
|
Edited by - Trantrungtruc on 01/08/08 21:15 |
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 01/10/08 : 09:49
|
Vài năm trước đây, Phong được Oregon Catholic Press (OCP) tặng cho cuốn Tự Điển Công Giáo do anh Nguyễn Đình Diễn soạn. Phong sử dụng thường xuyên. Xin mạn phép giới thiệu với ACE:
http://www.ocp.org/products/11686
Thế Phong
|
|
|
tiencao05
CT/NC
736 Posts |
Posted - 01/18/08 : 22:55
|
Xin chào anh Phanxicô và tất cả ,
Anh Phanxiô ơi ời , đã hơn 2 tuần từ ngày anh TTT giới thiệu anh , nhưng không biết do đường phone line quá chậm hay bị firewall mà chẳng thấy anh Phanxicô trả lời ,... trả vốn cho bà con xa gần ....ehe ...ehe... Hôm nay rảnh chút xíu , vào chọc phá anh chút nhe , xin đừng giận .
Trước tiên , phải cám ơn anh vì những đóng góp " e dè , khiêm tốn " nhưng thật giá trị của anh cho nền thánh nhạc VN . Sau đó xin kể cho anh nghe chuyện thật 100% ở cộng đoàn nhỏ bé tôi : 1 bà cụ quá 80 khi mất, trong ngày vĩnh biệt, con cháu chắt cả 100 người khắp nơi về , tới gặp tôi xin ca doàn hát cùng với tang quyến 2 bài Cụ Bà yêu thích nhất trong đời là " Kinh hoà bình " của cha Kim Long và " Xin Chúa í a chúc lành cho đời cha mẹ của con " của Phanxicô ....Nhìn những giọt lệ tuôn rơi và tiếng hát nức nở của họ , tôi nghĩ Chắc Cụ Bà người Huế này đã mãn nguyện lắm rồi và tác giả nếu biết chắc cũng không khỏi xúc động nghẹn ngào . Về các lễ cưới cũng vậy : 80% gia chủ đều yêu cầu chúng tôi hát 1, 2 bài của anh như Chung khúc trầu cau, Xin chúa í a.....trong hôn lễ . Tôi không muốn bàn tới việc có nên hát những bài này trong thánh lễ hay không vì đã có nhiều anh chị tranh luận ở các topic khác rồi , chỉ muốn nói lên là những bài hát của anh trong từng trường hợp đặc biệt là rất độc đáo, khó ai thay nổi . Anh cảm nghĩ sao về 2 câu chuyện thật trên ?
Tiện đây xin hỏi anh :
1- Đang nổi tiếng với bản nhạc trẻ sôi động " Tình Yêu Thiên Chúa" cùng với anh Thế Thông , không biết tại sao anh lại rẽ ngang và chọn cho mình 1 hướng đi khác , đó là nhạc đầy tính dân tộc , luyến láy truyền thống với âm hưởng ngũ cung , cùng những tâm tình ít người khai thác trong thánh ca : tình cha mẹ , nghĩa trầu cau, ( có đôi bài lại giống như vài khúc Truyện Kiều nữa ) ...
2- Tại sao anh lại chọn cho mình bút hiệu Phanxicô , ông thánh này có " help" anh được khá hơn không , hay là ngày càng Dzui đời, vô tư , nhưng càng giống Phanxicô khó khăn hơn....hic ...hic ....
Thôi tạm dừng nơi đây, để anh còn trả lời không thôi sợ anh trốn luôn thì các bạn trong này quýnh tui chết ...ha...ha ....
Thân .
TIẾN CAO |
Edited by - tiencao05 on 01/18/08 23:21 |
|
|
Phanxico
Others
16 Posts |
Posted - 01/20/08 : 01:31
|
Phanxicô xin chào Anh Chị Em,
Trước hết phải xin lỗi vô vàn vì sự chậm trễ. Bác Thế Thông có nhắc nên mới tìm vào forum và thấy mọi người đang chờ. Chẳng dám trốn nữa.
Cảm ơn bác Trần đã có nhã ý mời pxc gặp gỡ anh chị em làng thánh ca Việt Nam và dành thời giờ cùng công sức tặng một bài giới thiệu quá ư trang trọng. Xin bác thứ lỗi vì lâu nay pxc biệt tích, phụ lòng Bác thương mến. Thời gian qua pxc được thư từ trò chuyện với bác đôi lần và đọc các bài viết của bác, lòng rất cảm phục vì thấy bác chịu khó hết sức, lại có tâm hồn cảm thụ nghệ thuật vô vùng tinh tế.
Thú thật, đây là lần đầu tiên pxc làm quen với forum. Xưa nay chỉ có lang thang đọc những gì có sẵn, chẳng hề sign in, sign out bao giờ. Thư đầu tiên, để thử nghiệm, xin viết ngắn thế này thôi. Thư sau sẽ tiếp tục nếu thư này post thành công, sẽ hồi âm đến hai bác phamvanthong va tiencao luôn thể.
Thân
|
|
|
Trantrungtruc
Others
570 Posts |
Posted - 01/20/08 : 09:17
|
Kính anh Phanxicô,
Thế là Chúa quan phòng đã dẫn đưa anh vào được diễn đàn này rồi đó . Chúng em xin đón chào anh với cờ quạt chiêng trống và võng lọng (tưởng tượng tí cho nó ... hoành tráng mà !) .
"Nào có chi ngoài ý Cha quyền linh " anh Phanxicô nhỉ !
Biết là anh rất bận rộn vì hôm bữa có đọc được tin ở đâu đó là anh cũng bắt đầu ở trong ban nghiên cứu và phiên dịch những từ vựng Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục VN. Rồi thấy hình 4X6 của anh ở trong ngày kỷ niệm mừng nhà thơ Đinh Thiện Bản . Rồi cũng thấy tên của anh trong buổi nói chuyện của nhạc sĩ Trần Văn Khê . Và còn nhiều nhiều chương trình văn hóa sắp tới nữa . Thế là em phải nhờ quân sư Tào Tháo bày mưu "Diệu Hổ Ly Sơn" chứ bận rộn kiểu này của anh chắc đến ... tết Công Gô tụi em mới được trò chuyện với người nhạc sĩ "trước lạ sau quen", đa tài và giàu cảm súc nhưng vẫn còn "chân tu" này .
Vâng bài viết ngắn của anh post "rất thành công", tụi em đọc vèo cái xong không thiếu xót một chữ, không có gì là trở ngại . Anh thử viết dài hơn xem có gì trục trặc không !!!
Xin anh chị em bắt đầu gợi chuyện với anh Phanxicô được rồi đó .
Trần Trùng Trục |
|
|
chilienba
Others
286 Posts |
Posted - 01/20/08 : 09:23
|
quote: Originally posted by Phanxico
Phanxicô xin chào Anh Chị Em,
Trước hết phải xin lỗi vô vàn vì sự chậm trễ. Bác Thế Thông có nhắc nên mới tìm vào forum và thấy mọi người đang chờ. Chẳng dám trốn nữa.
Cảm ơn bác Trần đã có nhã ý mời pxc gặp gỡ anh chị em làng thánh ca Việt Nam và dành thời giờ cùng công sức tặng một bài giới thiệu quá ư trang trọng. Xin bác thứ lỗi vì lâu nay pxc biệt tích, phụ lòng Bác thương mến. Thời gian qua pxc được thư từ trò chuyện với bác đôi lần và đọc các bài viết của bác, lòng rất cảm phục vì thấy bác chịu khó hết sức, lại có tâm hồn cảm thụ nghệ thuật vô vùng tinh tế.
Thú thật, đây là lần đầu tiên pxc làm quen với forum. Xưa nay chỉ có lang thang đọc những gì có sẵn, chẳng hề sign in, sign out bao giờ. Thư đầu tiên, để thử nghiệm, xin viết ngắn thế này thôi. Thư sau sẽ tiếp tục nếu thư này post thành công, sẽ hồi âm đến hai bác phamvanthong va tiencao luôn thể.
Thân
Bác PXC ơi,
Xin chào mừng bác mới gia nhập phố ....và biết đâu trong giờ phút nầy bác cũng đang họp mặt với các bác ( Duy Sinh, Fava, Cao Huy Hoang , TTKH ....) đang ở quê nhà để chơi cờ tây ? Thật là quý hoá và vinh dự lắm thay ! Nghĩ vậy phải cám ơn bác TTT nữa..... người đã có công tìm tòi những hoa thơm cỏ lạ ....những hoa nầy dù có mọc trên khe núi đá cũng sẽ được bác ba Tê móc ra...Đó là cái tài của bác ấy mà trong phố ai cũng biết hi....hi...
clb
|
|
|
Phanxico
Others
16 Posts |
Posted - 01/20/08 : 12:29
|
Xin viết tiếp lời bác Thông. Vâng, bác Thông bác ấy phôn đến nhà pxc. Có họp mặt nhiều anh chỉ em làng thánh nhạc thế, vui thế, phải lên đường ngay chứ! Chiều thứ bảy, Saigon kẹt xe nhiều nơi. Và rồi pxc được “ngồi” với các vị ấy: niên trưởng Duy Sinh và thê tử, Khương Huệ và ái nữ, Cao Thanh Hoàng, Phạm Văn Thông - ở công viên Lê Thị Riêng. Bác Duy Sinh có máy ảnh. Thế nào bác ấy cũng tường thuật đầy đủ. Nói chung là rất vui vì bốn phương hội ngộ. Pxc gặp các vị này lần đầu tiên, ngoại trừ Khương Huệ đã gặp cả nghìn lần. Thế mà như anh em một nhà, đó là nhờ mối dây hiệp nhất thiêng liêng. Gặp Khương Huệ mới biết tin bà cụ nhà bệnh nặng, vài hôm nữa lên bàn mổ. Xin chia sẻ với gia đình bác Thế Thông và xin góp lời cầu nguyện.
Bác Hoàng ròm bàn rằng ít ngày tới, trước Tết, sẽ thỉnh bác Thế Thông đến chợ ông Tạ. Khi ấy mới có cái khoản cờ gì gì.. như bác chilienba gợi ý. Hôm nay thì chưa.
* * * * * * * * * * * * *
Cảm ơn anh tiencao đã kể về dịp hát cầu nguyện cho bà cụ được Chúa gọi về. Trên đó, chắc chắn bà cụ sẽ nhớ đến chúng mình, những người đã cùng hát với cụ ở trần gian này.
Xin chia sẻ từ hai câu hỏi của anh:
Tên thánh tôi là Phêrô. Đàn ông con trai cả họ nhà tôi đều chọn thánh bổn mạng này. Hằng năm cứ đến ngày 29 tháng 06, lễ của vị tông đồ cả, mọi nhà đều góp tiền xin lễ chung và ăn mừng. Còn đi tu thì năm 12 tuổi vào dòng Don Bosco. Khi viết thánh ca thì lại chọn bút danh Phanxicô. Chuyện là năm 1976, mấy anh em, trong đó có Thế Thông và pxc, góp bài để quay rônêô một tập thánh ca đầu đời lấy tên là “Tiếng Hát Lên Trời” mà bây giờ chẳng tên nào còn giữ được. Đang khi tôi nghĩ ngợi để tìm một bút danh, bỗng dưng tên của thánh Phanxicô Assisi nảy ra trong tâm trí bởi lúc ấy tôi đang đọc cuốn Saint Francis của Nikos Kazantzakis mà bản dịch lấy nhan đề là “Xin Chọn Người Yêu Là Thượng Đế”. Cuốn sách kể chuyện đời vị thánh tuyệt hay, mặc dù tác giả này sau đó có “Cám Dỗ Cuối Cùng Của Đức Kitô” dễ…gây rối đạo. Tôi chọn bút danh Phanxicô để núp bóng vị thánh này – ngoài sự thánh thiện ngài còn biết hát nữa đấy, thưa anh em. Không phải mình bác TTT đâu, nhiều người khác cũng đã phong cho tôi làm cha dòng Phanxicô. Nhớ năm xưa, tôi đang cùng ca đoàn hát lễ chiều Chúa Nhật thì được nhắn có người muốn gặp ở cuối nhà thờ. Người lạ ấy nhìn tôi một lúc rồi hỏi anh bao nhiêu tuổi, ở nhà thờ hay… ở nhà, có phải đúng là anh viết bài hát này, bài hát này không. Tôi trả lời rằng hai mươi bảy tuổi, ở nhà với bố mẹ, đúng là đã viết những bài ấy, và lòng bắt đầu lo lắng. Người này nhíu mày rồi nói người ta mách cho tôi đến đây để gặp cha già dòng Phanxicô viết nhạc chứ không phải anh. Rồi phủi bụi chân bỏ đi. Có lẽ vị ấy còn giận tôi cho đến bây giờ vì nghĩ rằng tôi bố láo.
Về câu hỏi thứ hai của bác tiencao, pxc xin chia sẻ rằng mọi chuyện cứ tự nhiên mà đến chứ thuở ấy mình trẻ tuổi, thích sao làm vậy chứ đâu nghĩ gì đến “trường phái” hay “con đường”. Nghĩ lại, có thể giải thích phần nào mà thôi. Hình như lòng yêu thích Việt Văn khiến tôi nghiêng về nhạc ngữ dân tộc, vì loại nhạc này thích hợp với thi phú Việt Nam. Với một giai điệu Việt Nam, tôi viết ca từ với nhiều cảm hứng hơn vì văn chương Việt Nam vốn giầu hình ảnh. Phụng vụ Giáo Hội Việt Nam đã dung nạp nhiều chi tiết văn hoá Việt Nam; tôi nghĩ thánh ca – một phần của phụng vụ - cũng có thể nối gót. Thành thử đã mạo muội đưa vào những bài hát nhỏ của mình một ít hình tượng văn học Việt Nam như một thử nghiệm. Mà cũng run lắm. Lỡ ra có gì đó thái quá…
Ôi, khuya rồi. Chúc mọi người ngủ ngon. |
Edited by - Phanxico on 01/25/08 12:01 |
|
|
Hải Đăng
Basso
855 Posts |
Posted - 01/20/08 : 18:22
|
quote: Originally posted by Phanxico
...Nói chung là rất vui vì bốn phương hội ngộ. Pxc gặp các vị này lần đầu tiên, ngoại trừ Khương Huệ đã gặp cả nghìn lần. Thế mà như anh em một nhà, đó là nhờ mối dây hiệp nhất thiêng liêng......
Xin chúc mừng anh PHANXICO , Vâng ! VÌ TÌNH YÊU THÁNH NHẠC đã đến với Diễn đàn.
quote:
..Gặp Khương Huệ mới biết tin bà cụ nhà bệnh nặng, vài hôm nữa lên bàn mổ. Xin chia sẻ với gia đình bác Thế Thông và xin góp lời cầu nguyện...
Lại cũng xin được chia sẻ với Anh chị Thế Thông + Khương Huệ , Chúc Cụ nhà mọi sự Bình an .
SỐNG YÊU THƯƠNG & PHỤC VỤ
Hải Đăng |
|
|
tuanhk166
CT/NC
46 Posts |
Posted - 01/23/08 : 02:30
|
Bác Thế Phong ơi, bác có thể giới thiệu cho em biết quyển tự điển này hiện được bày bán ở đâu không. Năm ngoái em vào sàigòn có ghé hiệu sách Đức Mẹ Hằng cứu giúp ở nhà thờ Kỳ Đồng, mua được nhiều tập sách thánh nhạc, trong đó có "Cát biển sao trời', nhưng không thấy quyển này. Em cũng là một người hâm mộ ns pxc, vì cũng may mắn có được đôi điều có thể tự hào là giông giống nhạc sĩ mà trong dó, em đã từng email riêng cho nhạc sĩ. Vậy nên em cũng mạo muội vào đây trao đổi chút tâm tình thể hiện lòng mến mộ của mình vây.
quote: Originally posted by pduong
Vài năm trước đây, Phong được Oregon Catholic Press (OCP) tặng cho cuốn Tự Điển Công Giáo do anh Nguyễn Đình Diễn soạn. Phong sử dụng thường xuyên. Xin mạn phép giới thiệu với ACE:
http://www.ocp.org/products/11686
Thế Phong
Tuan |
|
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 01/23/08 : 09:10
|
Anh Tuan mến,
Mình chỉ biết là OCP (theo đường link đã ghi) có bán mà thôi. Nếu chỗ nào khác có bán thì mình không biết. Anh e-mail cho anh Phanxicô hỏi thử xem.
Thế Phong |
|
|
Phanxico
Others
16 Posts |
Posted - 01/24/08 : 09:58
|
Cảm ơn bạn Thế Phong và bạn Tuan đã quan tâm đến quyển sách nhỏ ấy của tôi. Sách này được bắt đầu viết cách đây khoảng hai mươi năm, thuở còn máy chữ lóc cóc, hễ sai thì phải lấy giấy ra, cắt và dán bằng kéo và hồ (chứ không phải bằng "cut and paste"). Vì tài liệu và thời gian và khả năng hạn chế nên sách còn nhiều khuyết điểm. Mấy năm qua tôi cố gắng sửa chữa và mở rộng thêm. Hy vọng mùa hè tới sách có thể tái bản và tốt hơn trước. Bản first edition tôi còn giữ vài copies. Bạn Tuan có cách nào liên lạc, tôi xin gửi sách tặng bạn dùng tạm.
Thân, pxc |
|
|
tranthe
CT/NC
322 Posts |
Posted - 01/24/08 : 15:21
|
quote: Originally posted by Phanxico ... Về câu hỏi thứ hai của bác tiencao, pxc xin chia sẻ rằng mọi chuyện cứ tự nhiên mà đến chứ thuở ấy mình trẻ tuổi, thích sao làm vậy chứ đâu nghĩ gì đến “trường phái” hay “con đường”. Nghĩ lại, có thể giải thích phần nào mà thôi. Hình như lòng yêu thích Việt Văn khiến tôi nghiêng về nhạc ngữ dân tộc, vì loại nhạc này thích hợp với thi phú Việt Nam. Với một giai điệu Việt Nam, tôi viết ca từ với nhiều cảm hứng hơn vì văn chương Việt Nam vốn giầu hình ảnh. Phụng vụ Giáo Hội Việt Nam đã dung nạp nhiều chi tiết văn hoá Việt Nam; tôi nghĩ thánh ca – một phần của phụng vụ - cũng có thể nối gót. Thành thử đã mạo muội đưa vào những bài hát nhỏ của mình một ít hình tượng văn học Việt Nam như một thử nghiệm. Mà cũng run lắm. Lỡ ra có gì đó thái quá…
Anh Phanxicô thân mến, Rất hân hạnh được làm quen với anh qua Phố ca trưởng này. Xưa nay vẫn mến mộ nhạc của anh, các ca đoàn ở đây hát nhạc của anh nhiều lắm đó! Giáng Sinh vừa rồi ca đoàn trẻ hát bài "Trong Hang Đá Nhỏ", mình đề nghị hát tiếng nam mới diễn tả hết được bài nhạc, nhưng ca trưởng ca đoàn trẻ không chịu, tiếc quá! Anh khiêm nhường nói là quote: "Thành thử đã mạo muội đưa vào những bài hát nhỏ của mình một ít hình tượng văn học Việt Nam như một thử nghiệm. Mà cũng run lắm. Lỡ ra có gì đó thái quá…"
chứ thực ra anh đã thành công tìm ra một hướng đi riêng thích hợp với anh. Theo mình hát là cầu nguyện với Chúa, mà cầu nguyện thì đâu có gò bó gì lắm đâu! Chắc chắn Chúa không bắt bẻ tại sao lại cầu như thế này, thế kia ...! Mình cũng viết nhạc khi cảm một cái gì đó, viết lâu rồi, nhưng không say mê như anh và anh Thế Thông, nên cho đến giờ cũng vẫn lèm xèm hát cho vui, có ít bài cũng đem vào hát trong nhà thờ, nhưng không phổ biến. Hy vọng sắp tới về VN sẽ gặp được Anh, anh Thế Thông, anh Hoàng và các Bác yêu nhạc khác nữa, sẽ hàn huyên nhiều hơn. Mến chúc anh và gia đình được nhiều ơn lành của Chúa. Thân mến, Trần Thế
|
|
|
petalthethong
Others
267 Posts |
Posted - 01/25/08 : 02:31
|
Diễn thân mến, Mãi tới hôm nay mới có giờ mò vào nhà của bạn hiền. Hihi…Mình đã nói với Bác 3T là Đình Diễn rất bận nhưng trước sự khẩn khoản của Bác 3 T và anh em trong Forum nên mình cho địa chỉ email của cậu cho Bác 3T liên hệ. Và để rồi giờ đây cậu đã có mặt nơi này để cùng...chia vui xẻ ngọt với anh em trong phố . Mình cũng như Diễn vậy. Lúc đầu rất ngại chường mặt ra, nhưng từ từ quen thấy tình càm anh em phố phường dành cho mình nên vài ngày không vào là thây...nhớ. Hihi... Hôm nọ mình đi dự 1 buổi gặp gỡ các Nhạc sĩ trẻ . Có bạn nêu lên thắc mắc về từ TẠO VẬT trong một bài hát của Fanxicô .Theo bạn ấy đó là từ Hán Việt. Có nghĩa là Thượng đế. Tớ nghe mà sững sờ. Lúc đó mình chỉ có thể giải thích cho anh bạn là: Do thói quen của dân Annam ta :Tạo vật =vật được tạo ra . Cũng giống như Chu van Quang có bài “MUÔN TẠO VẬT ƠI”. Diễn và các Bác trong diễn đàn với bề dày kiến thức uyên thâm làm ơn diễn giải kỹ hơn để mọi người hiểu rõ nhe! Mến chào Thế thông
|
|
|
Trantrungtruc
Others
570 Posts |
Posted - 01/25/08 : 08:17
|
Cám ơn anh Thế Thông đã có những tâm tình "đồng cảm" . Thú thật chúng em từ ngày "liên hệ" được với các nhạc sĩ, nhất là các bạn từ xa, ở mọi nơi phương trời, chúng em càng cảm thấy kết chặt tình thân và gần gũi nhau hơn trong sự yêu thích Thánh Nhạc và muốn dùng Thánh Ca để ca tụng Chúa có tâm tình và giàu cảm xúc hơn .
Em cũng cám ơn anh Thế Thông đã đặt câu hỏi này . Em cũng đã hơn một lần bị "đặt vấn đề" về chữ tạo vật này . Mong nhờ anh Trần Đại Phước, bác LouisLong và các bác uyên thâm "Hán rộng" lục lại trong chồng Từ Điển cũ xem ý nghĩa và chiết tự của chữ này ra sao .
Giêsu ma lạy Chúa tôi ! từ trước đến giờ chúng ta vẫn hát hoặc đọc kinh là "Muôn tạo vật hãy ca tụng Thiên Chúa ." Vậy mà có kẻ (cũng như nhiều đấng) lại cắt nghĩa rằng thì là : "Đấng Tạo Vật", dịch tiếng Hán là Đấng tạo dựng nên muôn vật . Nghe cũng có lý nhưng không xuôi tai tí nào . Nhất là bây giờ lại bắt ta đọc kiểu dịch mới là : "Lạy Tạo Vật của con !" thì càng nghịch nhĩ hơn nữa .
Em cũng thấy nhiều đạo khác như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, dùng chữ "tạo vật" để chỉ vật được tạo dựng nên .
Tự Điển Thần Học của nhóm "Vietnamese Missionaries in Taiwan" cũng dịch là:
Creator: Chúa tạo vật, Ðấng tạo hóa, Ðấng sáng tạo.
Creature: Thụ tạo vật, vật được tạo dựng, tạo vật, kẻ được tạo dựng.
( http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/thanhoc/mucluc.htm )
Em chưa thấy chỗ nào viết hay dùng chữ Tạo Vật thay cho Thượng Đế hết .
Trần Trùng Trục |
Edited by - Trantrungtruc on 01/25/08 09:44 |
|
|
Phanxico
Others
16 Posts |
Posted - 01/25/08 : 12:06
|
Chào anh tranthe (hình như anh ở bên Đức?). Hồi thập niên 1980 mình thường làm việc với một anh cũng có bút danh Trần Thế, cũng viết nhạc, taru dòng Đa-minh. Biết có phải người xưa đây ru? Rất vui được làm quen và mong có ngày gặp nhau. Anh tranthe ôi, lâu nay anh em cứ ghi tên mình vào bài “Trong Hang Đá Nhỏ” (Trong hang đá nhỏ đã sáng tỏ yêu thương…). Hình như bài này của anh Ngọc Linh hay Việt Khôi. Còn bài của pxc là “Dâng Lễ Vật Hèn” (Con dâng lễ vật hèn, trong hang [là] hang đá nhỏ, sương rơi, Chúa có lạnh không…), hai bè đồng giọng, đuổi nhau một lúc ở điệp khúc, cũng dành cho giọng Nam Bộ. Thuở ấy mình coi ca đoàn thiếu nhi, toàn dân Bắc Kỳ, hát bài này giọng Bắc, nghe vẫn vui như thường. Chào bạn hiền Thế Thông và cảm ơn đã gửi CD. Cũng cảm ơn Thế Thông đã cùng với Ba Tê bắc nhịp cầu cho pxc được gặp anh chị em nơi đây để chung vui với nhau vì tất cả chúng ta có rất nhiều điểm chung trong nhà Chúa. Thông gợi chuyện “tạo vật”, pxc xin chia sẻ để chúng ta cùng nhau trao đổi. Nghe nói có nơi bài “Con chỉ là tạo vật” bị cấm vì ý nghĩa của hai chữ “tạo vật” như Thông đề cập. Dạo pxc xin kiểm duyệt để in tập “Cát Biển Sao Trời”, bài “Con chỉ là tạo vật” được đặt vào nghi vấn cũng vì hai chữ này. Mình cũng nghĩ như Thông, xưa nay cứ nghe “tạo vật” là hiểu rằng đó là “vật được tạo dựng” chứ đâu có ngờ từ điển ghi “tạo vật” là Tạo Hoá. Ban Thánh Nhạc giáo phận yêu cầu tác giả viết bài giải trình nếu muốn giữ nguyên từ “tạo vật”. Nhân bác TTT cũng nêu thắc mắc, Pxc xin đính kèm bản giải trình ấy, rất mong được anh chị em đọc và góp ý thêm. Sau khi xét bản giải trình, Ban Thánh Nhạc đồng ý cho giữ lại hai chữ tạo vật nhưng có cẩn trọng chuyển bài viết này đến Đức cha để ngài đọc trước khi ban phép imprimatur.
Thân. Pxc.
Download Attachment: TaoVat.pdf 298.91 KB |
|
|
tranthe
CT/NC
322 Posts |
Posted - 01/25/08 : 12:55
|
quote: Originally posted by Phanxico Chào anh tranthe (hình như anh ở bên Đức?). Hồi thập niên 1980 mình thường làm việc với một anh cũng có bút danh Trần Thế, cũng viết nhạc, taru dòng Đa-minh. Biết có phải người xưa đây ru? Rất vui được làm quen và mong có ngày gặp nhau. Anh tranthe ôi, lâu nay anh em cứ ghi tên mình vào bài “Trong Hang Đá Nhỏ” (Trong hang đá nhỏ đã sáng tỏ yêu thương…). Hình như bài này của anh Ngọc Linh hay Việt Khôi. Còn bài của pxc là “Dâng Lễ Vật Hèn” (Con dâng lễ vật hèn, trong hang [là] hang đá nhỏ, sương rơi, Chúa có lạnh không…), hai bè đồng giọng, đuổi nhau một lúc ở điệp khúc, cũng dành cho giọng Nam Bộ. Thuở ấy mình coi ca đoàn thiếu nhi, toàn dân Bắc Kỳ, hát bài này giọng Bắc, nghe vẫn vui như thường.
Anh Phanxicô thân mến, Đúng rồi đấy, TranThe này ở munich, germany, nhưng không phải người xưa đâu! Tuy rằng cũng taru nhưng là CV Thánh Giuse Phú Cường. Còn bài hát "Trong Hang Đá Nhỏ" của ai khác thì mình không biết, chỉ biết bài của anh trong cuốn Cát Biển Sao Trời, trang 156. "Con dâng lễ vật hèn trong hang là hang đá nhỏ...". Riêng về chữ "Tạo vật" thì cũng như nhiều anh chị em, mình cũng hết sức ngạc nhiên nghe diễn dải là "Tạo Hóa"! Mình chỉ quen chữ "Tạo vật" là "vật được tạo dựng ra" mà thôi. Thân mến, TranThe |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 01/25/08 : 13:59
|
Thú thật với các bạn, hồi tham dự lớp Hán Việt cùng anh Nguyễn Văn Vinh, TĐP là tên học trò lêu lỏng, chẳng học được chữ nào của các thầy. Do đó xin đừng nghĩ hắn biết nhiều về Hán Việt mà oan uổng tội nghiệp lắm.
Tuy nhiên vì trong nhà cũng có vài ba quyển tài liệu nên bạn TTT đã hỏi đến thì cũng có thể xin thưa vài lời. Quả thật, trong Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (năm 1931) có chữ "tạo vật", kèm chữ Hán bên cạnh hẳn hòi, và định nghĩa là "cũng giống như 'tạo hoá'". Vậy có thể tin là nghĩa này có thật trong sách vở từ trước.
Ngẫm nghĩ một chút thì thấy có sự cắc cớ. Chữ "tạo vật" nếu dùng để chỉ "đấng dựng nên muôn loài" thì thành ra chủ từ "đấng" được hiểu ngầm. Mà vì đã hiểu ngầm cho nên đại chúng thường hiểu...lầm, cho rằng chủ từ phải là chữ "vật", đồng thời suy rằng "tạo" là tính từ, có nghĩa là "được dựng nên". Nói tóm lại, "tạo vật" dễ được hiểu thành "cái được dựng nên".
Ngẫm nghĩ chút nữa, ngay chữ "tạo hóa" cũng chẳng có chữ "đấng" trong đó, bởi vì chỉ có hai động từ là "dựng nên" và "biến hoá", hay "hoá sinh". Tiếng Hán Việt nó ngấm ngầm như vậy cho nên cách sử dụng dễ chệch đi hướng khác với nguyên thuỷ.
Vài lời như vậy không biết đủ chưa nhưng vì đang làm việc sở nên xin ngưng tại đây. Nếu cần sẽ tán tiếp sau.
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 01/25/08 : 14:01
|
Mến chào chú Phanxicô!
Hân hạnh được đón chào chú vào tham gia với Forum Thánh Nhạc nhé! Cháu cũng như anh Trần Thế chỉ thấy trong sách Cát Biển Sao Trời có bài Trong Hang Đá Nhỏ của chú thôi chứ không thấy tựa Dâng Lễ Vật Hèn như trong post của chú. Ca đoàn nơi cháu sinh hoạt trước đây cũng cho các em hát bài này thật dễ thương và phê lắm chú, vì mang âm hưởng dân ca nên các em ca rất say mê và cảm động.
Ngoài ra, cháu cũng hiểu 2 chữ "tạo vật" là vật được tạo dựng bởi Đấng Tạo Hóa. Nếu Tạo Vật = Tạo Hóa thì vấn đề hơi lủng củng trong nghĩa tiếng Việt. Vì,
Đấng Tạo Hóa = Creator Tạo Vật = Creature
Trong khi đó chúng ta chỉ là tạo vật của Đấng Tạo Hóa dựng nên thì bài Con Chỉ Là Tạo Vật đâu có gì sai nghĩa.
Vài chia sẻ cảm nghĩ thô thiển của cháu với các Bác nhé! |
|
|
LouisLong
Basso
574 Posts |
Posted - 01/25/08 : 14:40
|
dạ nhà cháu cũng bê được vài cuốn tự và từ điển thôi, chứ ngoài ra không có nghiên cứu kĩ và sâu như anh Đình-Diễn đâu. Thực ra đọc bài cúa anh Phanxico thì thấy anh trình bày cứ như là trình luận án hay một tài liệu biên khảo với đủ mọi phân tích cặn kẽ tỉ mĩ lí do tại sao dùng hai chữ "tạo vật." Thú thực, nhà cháu trước đây mà có ai đó cấm thì cũng đóng cứa hát "...con chỉ là tạo vật" rồi đến đâu thì đến thôi! Nay Đinh-Diễn thì yên tâm ra đường hát to được rồi Cám ơn anh Đình-Diễn chia sẻ bài giải trình về hai chữ trên.
LouisLong |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 01/25/08 : 16:01
|
Ồ xem lại thì mới biết anh Diễn đã trình bầy sự việc trong một bài viết đầy đủ cả rồi. Vì anh TTT gọi đích danh nên tôi chỉ có ý trả lời cho phải lễ, chứ thật ra mấy chi tiết tôi nêu ra ở trên không còn cần thiết nữa. Xin quý bạn bỏ qua cho. |
|
|
Trantrungtruc
Others
570 Posts |
Posted - 01/25/08 : 21:43
|
Anh Phanxicô kính mến,
Em không ngờ là cái chuyện này nó "nổ lớn " như thế vậy . Em phải phục anh xát đất vì anh đã "tạo" được bài viết này . Chữ thì nhỏ như ... hạt bụi . Lại thêm tới hơn 37 cái foot notes . In ra vừa đúng 9 trang khổ 8.5 x 11 để anh chỉ có " đôi lời phát biểu " thì em thấy anh kinh khủng quá .
Em đã đọc bài anh viết ít là 3 lần rồi . "Cơm vẫn chưa tiêu" nhưng có một vài điều em hơi thắc mắc, xin anh có thể soi sáng cho em được ru ?
1) Sao lại đổi ?
Phần nhập đề anh viết:
"Gần đây có ý kiến đóng góp cho bài hát rằng xét vì tạo vật được các từ điển ghi nghĩa là "Tạo Hoá", nên lời ca cần được sửa đổi cho hợp với từ điển và giáo lý."
a) Phần chú thích số 1 anh nêu tên 6 cuốn tự điển định nghĩa chữ "tạo vật" là "Tạo Hóa" . Chỉ có một cuốn là in năm 1988 . Các cuốn khác không thấy anh post năm .
b) Phần định nghĩa của Đức Ông Trần Văn Hiến Minh trong tiêu đề số 8 đã đề nghị dùng chữ "thụ tạo" thay cho "tạo vật" trong cuốn "Tự Điển và Danh Từ Triết Học" in năm 1966 .
Em nêu lên thời gian vì bài hát anh viết năm 1980 . Danh từ "tạo vật" vẫn dùng trong kinh bổn và sách lễ Rôma (từ năm 1969) và các truyền thống trong dân gian từ bài giảng và viết của các đấng bậc, đến người dân quèn đều đã quen, và rất nhiều tự điển khác mà anh trưng dẫn cũng đã định nghĩa, đã hiểu và đã dùng chữ tạo vật .
Vấn đề em thắc mắc là tại sao "Quý Cha trong Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Thành phố Hồ Chí Minh" đang "sinh thì" (dùng đúng Việt Nam Từ Điển đấy nhá !) , không tìm hiểu và sửa cho đúng với những từ điển mới hơn sau này; hoặc vẫn giữ danh từ mà ai cũng hiểu giáo lý Công giáo là như vậy, mà lại "bắt anh" theo lời đề nghị của một người đã "thăng thì" (xin xem lời chú thích của anh trang 4); hoặc theo những cuốn từ điển cũ rích, hoặc tự điển bằng tiếng Hán mà không còn thực dụng trong hoàn cảnh, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của Việt Nam nữa .
2) Trang 8, phần số 8 anh viết:
"Sinh thời, Đức ông Trần Văn Hiến Minh viết:
tạo vật (créature) Danh từ này có người dùng để chỉ vật được Thượng Đế sáng tạo. Nhưng để rõ hơn, người ta dùng chữ thụ tạo. Có người lại hiểu là tạo nên vật, tức Đấng Tạo Hoá. Thiết nghĩ chỉ nên dùng hai chữ Tạo Hoá (Créateur) và thụ tạo (créature).
Quí Cha chuyên trách về các bản văn phụng vụ đã và đang thực hiện như đề nghị của Đức ông Trần Văn Hiến Minh. Các sách của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh luôn dùng từ thụ tạo. Ủy Ban Phượng Tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang dịch Sách Lễ Rôma 2000 cũng chọn dùng từ này. "
Anh có thể cho chúng em biết "Quý Cha trong Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Thành phố Hồ Chí Minh" thuộc nhóm nào hay làm việc độc lập, và tại sao bài anh viết năm 1980, mọi người đã hát quen và hầu như không ai hiểu là "tạo vật" trong bài hát của anh là Đấng Tạo Hoá, thì tại sao bây giờ mới đặt vấn đề rồi mới cho Imprimatur ? Các ngài "bắt" anh đổi hay chỉ xin anh "phát biểu đôi lời" rồi ngồi xuống thôi ?
Nhóm Phụng Vụ các Giờ Kinh "chê" bản dịch của nhóm năm 2000 cơ mà !
3) Nghe nói anh có tên trong ban biên khảo Tự Vựng Công Giáo mới được thành lập. Anh sẽ định nghĩa chữ "tạo vật" như thế nào khi được hỏi tới ? Hay là bài viết "đôi lời phát biểu" này đủ rồi và anh sẽ giữ khi còn ... "sinh thì ".
Cám ơn anh nhiều
Trần Trùng Trục |
Edited by - Trantrungtruc on 01/25/08 21:57 |
|
|
chilienba
Others
286 Posts |
Posted - 01/26/08 : 05:57
|
Các bác ơi ,
Từ hồi nào đến giờ đọc hai chữ:"Tạo Vật" nhà em vẫn nghĩ là "Vật tạo" (creature) Sau khi đọc các lời bình phẫm của các bác PXC, bác 3T ...bây giờ nhà em lại nghĩ khác: có thể "Tạo vật" cũng có nghĩa là (Đấng) tạo ra vật tức là tạo hoá! (creator) Theo nhà em nghĩ thì cái nghĩa của chữ dùng cũng tuỳ theo ý nghĩ của người viết nữa ? Ví dụ : Bà già đã tám mươi tư tuổi Ngồi trong cửa sổ viết thư kiếm chồng Hỏi rằng có lợi hay không ? Lợi thì có lợi nhưng răng không còn ! Như vậy thì các bác thấy cũng một chữ "lợi" mà cò 2 nghĩa (đồng âm dị nghĩa).
hi hi ....các bác nghe có ổn chưa ?
clb |
|
|
petalthethong
Others
267 Posts |
Posted - 01/26/08 : 08:48
|
Bạn hiền Phanxicô và các Bác trong Forum thân mến, Thật không ngờ chỉ một từ”Tạo vật” lại tốn khá nhiều giấy mực và tâm trí của các Bác như vậy. Fanxicô đã có 1 bài giải trình rất cặn kẽ cho cách dùng từ”tạo vật” của mình. Các Bác ơi, UBTN đòi hỏi Fanxicô giải trình cũng có lý do của UBTN. Vì khi nghe thấy có người ‘xì xào” về cách dùng từ của Fanxicô nên bắt buộc phải yêu cầu tác giả giải trình thôi. Mình thấy đó là cách xử sự rất khôn ngoan của UBTN vậy. Để cho tới giờ này thì bản nhạc có từ ”Tạovật “ của Fanxicô vẫn hằng vang lên khắp nơi giúp bao người hiều được tình yêu của Chúa. Và thiết tưởng cuộc mạn đàm về từ “Tạo vật” mình nghĩ cũng nên dừng nơi đây để tránh những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra chăng. . . Mến chào thế thông --------------------------------------------------------------------
(Anh có thể cho chúng em biết "Quý Cha trong Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Thành phố Hồ Chí Minh" thuộc nhóm nào hay làm việc độc lập, và tại sao bài anh viết năm 1980, mọi người đã hát quen và hầu như không ai hiểu là "tạo vật" trong bài hát của anh là Đấng Tạo Hoá, thì tại sao bây giờ mới đặt vấn đề rồi mới cho Imprimatur ? Các ngài "bắt" anh đổi hay chỉ xin anh "phát biểu đôi lời" rồi ngồi xuống thôi ?
Nhóm Phụng Vụ các Giờ Kinh "chê" bản dịch của nhóm năm 2000 cơ mà !) Trần Trùng Trục
|
Edited by - petalthethong on 01/26/08 08:50 |
|
|
hoangmusic
CT/NC
371 Posts |
Posted - 01/26/08 : 09:11
|
Kính các bác , tôi thiển nghĩ rằng các từ Hán Việt theo như kinh nghiệm được học về Văn Học thời kỳ xa xưa , thì khi dịch ngữ sang tiếng Việt hầu như đều đọc ngược lại , Kim chi , ngọc diệp : lá ngọc, cành vàng , chứ không ai dịch là vàng cành ngọc lá , hoặc LỤC DIỆP là lá xanh chứ chẳng ai đọc là Xanh Lá bao giờ ; và vô vàn từ Hán Việt khác đều được hiểu theo nghĩa ngược lại cách viết xuôi - Phải chăng đó là định luật ghép vần Hán Việt , và định luật này được cha ông ta chấp nhận và ứng dụng từ thưở khai sinh ra chữ Nôm - theo thiển ý thì Tạo vật là một danh từ kép chỉ những vật được tạo ra ; còn Đấng - tạo - vật thì Đấng là chủ từ Tạo là Động từ và Vật là danh từ (túc từ) hoàn toàn được hiểu như một câu đầy đủ , nhưng là một câu nói của người khô khan , không có sự văn hoa - nếu văn hoa hơn người ta sẽ nói Đấng - Tạo (thành - muôn) Vật . Vài thiển ý góp thêm cho vui , nhưng điều ngưỡng mộ chính vẫn là ngưỡng mộ và học hỏi đức khiêm nhường và vâng phục nơi nhạc sĩ Phanxicô qua vấn đề Imprimatur của tác phẩm "Con Chỉ Là Tạo Vật" CTH |
Edited by - hoangmusic on 01/26/08 09:24 |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 01/26/08 : 10:55
|
Anh Hoàng nói rất đúng, nhưng vì anh đã cẩn thận thêm chữ "hầu như", nghĩa là "không phải tất cả" nên tôi xin tiếp lời anh để nói về "phần còn lại".
Cách cấu tạo từ ngữ Hán Việt không phải chỉ gồm toàn một kiểu hiểu ngược lại mà còn nhiều kiểu khác, có khi là hai tự loại tương đương như "học hành", "sơn hà", "quốc gia", "tạo hoá" (vì thế không nhất thiết phải hiểu ngược), có khi là hai chữ phải hiểu xuôi, như "thành hôn", "thất nghiệp", "vô dụng", "thất hứa".
Loại thứ hai nói trên có thể có lúc đứng một mình, nhưng thường được dùng để bổ nghĩa cho một chữ khác, chẳng hạn "việc thành hôn", "nạn thất nghiệp", "kẻ vô dụng", "điều thất hứa".
Do đó, theo ý tôi, chữ "tạo vật" hay "Tạo Vật" mang nghĩa "đấng (hay Đấng) dựng nên mọi vật" không có gì sai về sự cấu tạo từ ngữ. Tuy nhiên, có sự "cắc cớ" như tôi đã nói ở thư đầu. Sự cắc cớ đó là đáng lẽ cần phải nói cho rõ ràng đầy đủ là "Đấng Tạo Vật" (tương tự như đôi khi ta nghe "Đấng Tạo Thiên Lập Địa") thì người xưa đã cắt đi chữ "Đấng" để nói vắn tắt là "Tạo Vật" hoặc "Tạo Hoá", và vì chữ làm chủ bị cắt đi, được hiểu ngầm, nên người sau dần dần hiểu theo cách đọc ngược lại, vốn là cách thông dụng hơn.
Tóm lại, tôi không có ý phản đối cách hiểu về sau, nhưng thiết nghĩ chúng ta cũng không cần phản đối cách hiểu ngày trước của người xưa hay sách vở ngày xưa. Chẳng qua một sinh ngữ bắt buộc phải trải qua những thay đổi tuỳ cách sử dụng và cách chấp nhận ít hay nhiều của dân tộc đó mà thôi. |
Edited by - TranDaiPhuoc on 01/26/08 11:05 |
|
|
NgocLan
Others
38 Posts |
Posted - 02/02/08 : 10:47
|
Chú Phanxicô kính mến,
Cháu là người đã mộ mến thánh ca của chú từ lâu . Những bài nhạc chú viết rất tâm tình và cảm động lắm. Ca đoàn cháu năm nay đang tập hát bài "Hạt Bụi" cho thứ tư Lễ Tro sắp tới . Có một số thắc mắc của ca đoàn cháu, cháu xin ghi lại hỏi chú nhé:
Hạt Bụi - Phanxicô
“ĐK: Hạt bụi rắc trên đầu tôi đây. Ôi hạt bụi rắc trên đầu hạt bụi . Hạt bụi rơi trên đầu hôm nay . Ôi mai tôi là hạt bụi dưới mồ .
1) Hạt bụi bay trong thời gian người đi kẻ ở bao lần . Bông hoa sớm vừa nở đến chiều tàn phai .
2) Cuộc đời như giấc mộng thôi ngàn năm vật đổi sao dời . Xuân xanh chẳng còn mãi má hồng rồi phại
3)... 4) ... 5) ....
6) Hạt bụi trông lên trời cao niềm tin bé nhỏ dâng trào . Xin Cha giữ gìn mãi giữa đời bể dâu. “
1) Chú viết bài này năm nào và chú cảm hứng từ đâu khi chú đặt một câu rất lạ : "hạt bụi rắc trên đầu hạt bụi "
2) Chú thích viết nhạc theo cung thứ rất nhiều. Đó là tự nhiên chú thích hay chú có chủ đích gì không ?
3) Chữ "bể dâu" là hình ảnh của văn chương Việt Nam . Chú có liên tưởng gì tới hình ảnh nào của Thánh Kinh không ?
Ngọc Lan |
|
|
Phanxico
Others
16 Posts |
Posted - 02/04/08 : 12:05
|
Xin chào anh chị em, Những ngày cuối năm, thế mà loay hoay hôm nay mới đến với forum được. Xin mọi người thứ lỗi. Xin cảm ơn các ý kiến đóng góp về hai chữ “tạo vật”, nhất là anh Trần Đại Phước và anh TTT. Rất đồng ý với bác Thế Thông. Thật ra, chẳng có sự gì với Ban TN: các ngài thấy có ý kiến thắc mắc rằng “tạo vật = Tạo Hoá” nên thông báo cho tác giả, sau đó vui vẻ duyệt sau khi lắng nghe giải bày. Mọi sự tốt đẹp như muôn tạo vật Thiên Chúa thấy đều tốt đẹp.
Bạn Ngọc Lan có mấy câu hỏi trước thềm… Lễ Tro. Về đề tài này, anh TTT đã post một bài suy niệm rất sâu lắng trên nền thánh ca:
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3211
Chiều cuối năm, hoa đang khoe sắc, con người đang rộn rã chuẩn bị đón chào một bước thời gian mới, tín hữu chúng ta cũng noi gương anh TTT, tịnh tâm hồn trong khoảnh khắc suy tư về kiếp người và cuộc sống vĩnh cửu, chẳng những không ưu phiền mà thấy được nhiều bình an hơn.
1) Bài “Hạt Bụi” lấy ý từ một bài thơ của thi sĩ Phật giáo Phạm Thiên Thư, bài “Nam Phương Từ” đăng trong tạp chí Phương Đông, số 8-9, tháng 2-3 năm 1972, trang 145. Mở đầu của bài thơ rất hợp với những ngày này - cuối năm:
Chiều cuối năm có tiếng chân chim đậu dưới tàng hoa giữa làn truông tịnh độ … gã tiều phu nhặt lóng chim khô hơi gió bay thành nắm bụi cánh chim ngày xưa bay hoặc nắm bụi vàng bay hay cái bay vừa bay mất hút ta cầm nắm bụi vàng hay nắm bụi trong lòng nắm bụi.
“Cái bay vừa bay mất hút” và “nắm bụi trong lòng nắm bụi” là những tứ thơ tuyệt vời. Nắm bụi trong lòng bàn tay, nhưng bàn tay này một mai cũng thành cát bụi. Cát bụi trước nhắc cho cát bụi sau về thời gian mong manh. Đọc câu thơ, tôi nảy ra ý chuyển thành lời hát cho lễ Tro và thấy lòng rất cảm động. Khi chúng ta theo nhau lên cung thánh để nhận tro trên đầu, thì chúng ta là những hạt-bụi-ngày-mai lãnh nhận những hạt-bụi-hôm-nay lên mái đầu sẽ bạc màu.
Điệp khúc: Hạt bụi rắc trên đầu tôi đây. Ôi hạt bụi rắc trên đầu hạt bụi. Hạt bụi rắc trên đầu hôm nay. Ôi, mai tôi là hạt bụi dưới mồ.
Không nhớ chính xác năm viết bài này. Hình như khoảng năm 1984.
2) Vâng, đúng là tôi thích viết cung thứ. Một số bài tôi chọn viết cung trưởng nhưng lại thích đôi chỗ có thoáng qua chút cung thứ như ánh đèn bỗng nhiên tối đi một chút. Tôi không có ý gì ở thói quen này, chỉ thấy lòng cảm thế nào thì viết ra, thế thôi. Nói như Truyện Kiều thì đó là “tính Trời”, nghĩa là cái nếp do Đức Chúa Trời tính sẵn cho.
“…Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào Lựa chi những bực tiêu tao Thiệt lòng mình cũng nao nao lòng người?” Rằng: “quen mất nết đi rồi Tẻ vui thôi cũng tính trời, biết sao”.
3) Thời trung học, được dạy cho câu “Thương hải biến vi tang điền” nghĩa là [cứ một ngàn năm] biển xanh chuyển thành nương dâu”, tôi thích lắm. Sau này mới biết đó là một cách diễn đạt rất thơ về cuộc đời chóng qua mà mọi tôn giáo đều nhắc nhở. Kinh Thánh của chúng ta khi nói về lẽ phù du cũng có những hình ảnh rất thơ:
Khe ngòi hết thảy đi ra biển, mà biển chẳng đầy. Chỗ mà khe ngòi đến chính là chỗ chúng bắt đầu ra đi. (Giảng Viên 1:7)
Người cuốn lôi đi, chúng là giấc mộng chúng như cỏ sáng ngày mọc lên tinh sương nó trổ hoa, vươn mọc chiều đến khô héo, úa tàn. (Thánh Vịnh 90:5)
Mến chúc bạn Ngọc Lan và anh chị em Mùa Xuân tươi vui và Mùa Chay Thánh muôn hồng ân.
pxc
|
|
|
Trantrungtruc
Others
570 Posts |
Posted - 02/05/08 : 19:26
|
Ngày cuối năm, khi cơn gió mùa đông xứ người đã lạnh còn muốn thổi lạnh hơn. Trời không mưa nhưng ảm đạm . Ngồi trong căn phòng, cuối ngày, suy niệm với bản nhạc "Chúng Con Cần Đến Chúa" của nhạc sĩ Phanxicô mà lòng như ấm áp lại .
Tâm hồn cơ hồ tựa như của một trẻ thơ lệ nhòa, chạy đến bên Chúa .
Tựa nép bên lòng Chúa, con xin ngỏ hết tâm tư . Vui buồn của đời sống dương gian . Đêm ngày miệt mài những lo toan , Khi vội vàng, khi muộn màng, Tiếng cười giọt lệ những miên man . ........
Photo edited by LouisLong
http://ThanhCaVietNam.org/ThanhCaVN/#Play,3667
Vâng, Chúa biết đời sống hàng ngày của con một năm qua . Đầy những vui buồn , đầy những miệt mài lo toan . Những tiếng khóc, tiếng cười, Những lao nhọc vất vả, Những ngậm ngùi vì một hoàn cảnh khó khăn đang xảy tới, Những cô đơn, thất vọng, khi người thân đau yếu, mất mát . Những vội vàng với công việc hằng ngày, hay những muộn màng khi đến với Chúa . .... Ôi Chúa biết chúng con Lúc nào cũng cần đến Chúa !
Con đang tựa bên lòng Chúa . Xin Chúa luôn yêu thương, ở bên con mãi mãi .
Trần Trùng Trục |
Edited by - Trantrungtruc on 02/05/08 20:32 |
|
|
Phanxico
Others
16 Posts |
Posted - 02/12/08 : 12:24
|
Những ngày Tết đi qua bình an. Cảm ơn bài chia sẻ của bác TTT. Đầu xuân, xin góp một lời nguyện qua một bài hát nhỏ. Mong anh chị em cùng chung vui.
pxc
Download Attachment: NhuHatMuaSa.enc 15.87 KB
Download Attachment: NhuHatMuaSa.pdf 24.45 KB |
|
|
phamvanthong
Others
220 Posts |
Posted - 02/14/08 : 11:06
|
Xin chào Andynguyen,nói theo kiểu của bạn là bạn đã đưa Phanxicô "vào chổ khó" rồi đó ,chúng ta chỉ nên bàn luận những gì liên quan đến thánh nhạc thôi, thân chào
fava |
|
|
moderator
CT/NC
57 Posts |
Posted - 02/14/08 : 11:42
|
Anh Andynguyen mến, Thiết nghĩ bài post của anh không phù hợp với chủ trương của Nhóm, chúng tôi xin mạn phép anh để cất đi. Rất mong anh thông cảm.
Nhóm Chủ trương |
|
|
andynguyen
Others
2 Posts |
Posted - 02/14/08 : 23:08
|
Xin cảm ơn Nhóm Chủ Trương đã nhắc nhở tôi. Đó là cảm xúc bất chợt trong tôi khi tôi có nhiều bức xúc, ko nén lại đươc. Còn vấn đề nhóm đang thực hiện thì quá perfect. I have no idea !
Chúc mọi người vui ve .
Andy
Always believe in God's love |
|
|
jnl
Others
53 Posts |
Posted - 02/15/08 : 00:41
|
Xin chào anh Phanxico,
Từ xưa đến nay em rất thích nghe và hát những bài nhạc của anh sáng tác, đặc biệt là những lời ca của anh. Chỉ đọc các lời ca trong các bài hát của anh là đã thấy thấm rồi, cất lên tiếng hát với những cung điệu dân tộc lại càng thấm hơn, tâm hồn được thảnh thơi và thấy mình được gần bên Chúa hơn. Có lần em đi tham dự lễ chuyền trức linh mục của một người bạn, trong phần dâng của lễ, ca đoàn cất lên bài "Con chỉ là tạo vật" với phần hoà âm của NS Cát Minh (em tìm được bản nhạc trên forum, Ca đoàn Thánh Linh http://cadoanthanhlinh130.org/Documents/172conchilataovat-px.pdf). Với tiếng đàn orgân dịu dàng cùng tiếng ca êm đềm quện theo khói hương bay bổng trên bàn thờ và trong sự thịnh lặng của các giáo dân, em đã thực sự cảm nghiệm được tình yêu của Chúa và sự hiện hữu của Người giữa chúng ta. Đang ngồi nghe phê quá, em quay qua bên cạnh và thấy một ông người Mỹ đang lắng đọng tâm hồn mình với tiếng ca, em thấy ông đang nhắm mắt và tay chắp lên ngực mình để cầu nguyện. Cuối lễ ông hỏi em về bài hát dâng lễ và muốn xin một bản copỵ Em đã dẫn ông ta lên tận gác đàn và xin anh ca trưởng bản "Con chỉ là tạo vật" cho ông ta. Một kỷ niệm thật khó quên. Em rất yêu quý lịch sử thánh nhạc Viêt Nam và rất ngưỡng mộ các nhạc sỹ thánh ca. Mỗi lần nghe nhạc hay hát những bài nhạc của các tác giả, em lại muốn biết họ là ai, tiểu sử của họ và họ đã sáng tác những bài nhạc trong hoàn cảnh nào. Nhân cơ hội này, xin anh chia sẽ với chúng em thêm được không?
*Từ lúc nào anh nhận biết ra Chúa ban cho anh năng khiếu về âm nhạc *Anh đến với âm nhạc như thế nào? *Các bậc tiền bối của anh là ai? anh có thể chia sẽ những kỷ niệm về các bậc thầy của anh *Anh sáng tác bằng nhạc cụ nào? V.V
Xin cám ơn anh và chúc anh luôn được nhiều sức khoẻ. |
|
|
Phanxico
Others
16 Posts |
Posted - 02/17/08 : 10:54
|
Hoan hô Andynguyen với những lời hoà nhã khi gửi hồi âm đến moderator. Chúc anh luôn an mạnh.
Pxc xin trả lời “phỏng vấn” của bạn jnl. Cảm ơn chia sẻ của bạn về bài hát ấy trong nhà thờ năm nào:
1) Tôi và rất nhiều những người viết thánh ca ở thế hệ của mình đều là “tay ngang”, nghĩa là bất chợt được Chúa thúc đẩy lòng quan tâm đến thánh nhạc, được ban cho cảm hứng và ít nhiều điều kiện học tập để rồi viết lách. Theo dòng thời gian, chúng tôi tích lũy được một số kinh nghiệm và được sự khích lệ của các ca đoàn để tiếp tục công việc của mình. Tôi được học nhạc lý khi vào đệ thất (lớp 6) trong nhà dòng Salesian Don Bosco, nhưng thuở ấy tôi không thích âm nhạc mà lại say mê thơ văn. Mỗi buổi trưa, khi anh em luyện tập nhạc khí, tiếng đàn tiếng kèn vang vang khắp nhà dòng, thì tôi chúi mũi vào các trang sách. Sau 1975, trở về sinh hoạt ở giáo xứ, mười tám tuổi, tôi mạo muội đứng ra tập hát cho một nhóm hát lễ nhỏ, và trong thời gian này tôi tập viết những bài dâng lễ nho nhỏ. Khi in tập Cát Biển Sao Trời, tôi có sửa chữa một bài trong số đó để đưa vào sách, đó là bài “Tiến dâng lên thiên cung này lễ vật, nguyện dâng Chúa bánh thơm với rượu ngon…” Năm 1976, tôi may mắn được gặp và làm quen với cha Nguyễn Duy, khi ấy còn là thầy. Khi ấy cha Duy đã xuất bản mấy tập Nhạc Khúc Thiên Đường rồi, và ngài giúp đưa mấy bài hát của tôi vào các tập NKTĐ sau đó. Mấy năm sau, thầy Viết Chung xem NKTĐ, thấy các bài hát của pxc, liền nhắn với cha Duy gọi tôi đến học với thầy vì còn nhiều thiếu sót lắm. Tôi đến thụ giáo môn hoà âm và sáng tác với thầy Viết Chung khoảng từ năm 1983. Được thầy hướng dẫn và khích lệ, việc viết lách của tôi có phần mạch lạc hơn, và tôi mới nhận ra môn hoà âm có vai trò rất quan trọng trong công việc sáng tác. Cũng qua cha Nguyễn Duy, sau này tôi được làm học trò cha Kim Long ở môn sáng tác và đánh nhịp. Thầy Viết Chung mất năm 1996. Tôi vẫn được may mắn được gần gũi nhiều với cha Kim Long cho đến nay để tiếp tục học hỏi nơi ngài.
2) Xin chia sẻ nơi đây chút hồi ức về hai người thầy này. Thầy Viết Chung là người của đời thường, đi qua nhiều nỗi thăng trầm của cuộc sống nên dòng nhạc của thầy tràn đầy âm thanh của thế gian ngưỡng vọng quê trời. Những ai lui tới nhà thầy luôn nhớ hình ảnh thầy ngồi viết nhạc ở ghế, với bút chì và tẩy, không dùng bàn, giữa muôn vàn tiếng huyên náo của cuộc sống chung quanh. Thầy có một tâm hồn rung cảm mãnh liệt với tình tự dân tộc. Có thể nói trong lịch sử âm nhạc Việt Nam nói chung và thánh nhạc Việt Nam nói riêng, chưa có ai sánh được với thầy trong việc phổ hợp xướng cho các bài dân ca cổ truyền và viết bài hợp xướng mới mang âm hưởng dân ca. Cha Kim Long là linh mục nên âm nhạc của ngài thanh thoát và thánh thiện. Nơi cha Kim Long có sự “hiệp nhất” giữa hai con người - con người nghệ sĩ phóng khoáng và con người khoa học tỉ mỉ, chính xác. Điều quí giá nhất tôi học được ở nơi ngài là sự kết hợp giữa lời và nhạc. Khi làm bài tập sáng tác, chúng tôi phải đặt lời cho dòng nhạc thì mới được cha cho nhận xét. Cha thường nói, một giai điệu hay một hợp âm hợp lý có thể trở nên bất hợp lý khi lời ca không phù hợp với nó và, ngược lại, lời ca hay có thể hết hay nếu được diễn đạt bằng giai điệu hoặc hợp âm không thích đáng. Được biết, sắp tới đây, vào đầu tháng 3-2008, cha Kim Long sẽ đăng đàn thuyết trình tại Saigon, chia sẻ kinh nghiệm viết thánh ca của ngài với giới thánh nhạc. Chắc chắn ngài sẽ gửi đến chúng ta nhiều điều thú vi.
3) Tôi không rành một nhạc cụ nào, chỉ biết chút ít về guitar nên thường dùng guitar khi viết nhạc, đôi khi viết trực tiếp trên Encore. Khi cho Encore diễn tấu nghe thử, tôi noi gương anh Trần Đại Phước, chọn Device: Generic và Instrument: 52 (Anh Phước ơi, lúc này anh còn dùng setting này không?).
Chúc jnl và anh chị em luôn an vui.
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 02/17/08 : 15:57
|
quote: Originally posted by Phanxico 3) Tôi không rành một nhạc cụ nào, chỉ biết chút ít về guitar nên thường dùng guitar khi viết nhạc, đôi khi viết trực tiếp trên Encore. Khi cho Encore diễn tấu nghe thử, tôi noi gương anh Trần Đại Phước, chọn Device: Generic và Instrument: 52 (Anh Phước ơi, lúc này anh còn dùng setting này không?).
Anh Phanxicô thân,
Vâng còn nhớ thời đó mình trao đổi nhau qua lại chút hiểu biết về Encore lẫn cách viết lời ca. Đến nay tôi vẫn hay dùng số 52 vì âm thanh đó đầm ấm, du dương, uyển chuyển, mà cũng đầy đặn cho cả hợp xướng. Số 49 cũng hay, nghe gờn gợn âm thanh của vỹ cầm, hợp với các bài có nét sắc mạnh hơn.
|
|
|
phamvanthong
Others
220 Posts |
Posted - 02/21/08 : 21:10
|
Bạn Hoàng Văn thân mến,để đặt câu hỏi với Nhạc sỹ Phanxicô bạn nên vào trang này và reply to topic để nhận được sự trả lời từ nhạc sỹ Phanxicô,không nên mở thêm nhiều topic mới vì như thế sẽ làm cho forum rối mắt,lúc này chưa có ai reply to topic bạn vẫn còn có thể cất đi được đấy,chứ nếu có reply rồi muốn cất đi lại phải làm phiền đến các anh chị Admin, vài ý mọn xin được chia sẽ Thân chào .
fava |
|
|
hoangvan
CT/NC
28 Posts |
Posted - 02/21/08 : 22:21
|
Cám ơn Bác Phamvanthong đã nhắc nhở vì đây là lần đầu tiên em tham gia Forums nên hơi bị Lúa nên mong các ACE bỏ qua
God Bless You |
|
|
hoangvan
CT/NC
28 Posts |
Posted - 02/21/08 : 22:35
|
Chào NS Phanxicô! em thường đi tham dự chương Trình CLB Lửa Hồng Tại Trung Tâm Mục Vụ GP TPHCM và nghe Ns Ý Vũ nói trong năm nay thì CLB Lửa Hồng sẽ có một chương trình về các Bài Hát Thánh Ca của anh và anh sẽ là khách mời để giao lưu với các bạn trẻ trong Chương trình đó . Vậy xin Ns Phanxicô cho em biết chương trình đó có hay không và chính xác khi nào sẽ thực hiện . Và thường mỗi khi em đi tham dự thì các ca khúc được thể hiện trong Chương trình hầu hết là các bài hát sinh hoạt của các Ns Trong Nhóm Lửa Hồng như:Ns Ý Vũ,Ns Quốc Hùng,Ns Phan Ngọc Hiến, Ns Thanh Lâm...và một số bài thuộc thể loại Thánh ca vào đời . Và nếu năm nay có một chương trình như vậy thì anh dự định sẽ viết một số bài theo thể loại nhạc sinh hoạt hay không ? Hay là sẽ Hoà Âm phối khí các Bài Thánh Ca trong tuyển tập Cát Biển Sao Trời theo Giai điệu sôi động trẻ trung như chương trình 25 năm viết Nhạc của Lm Nguyễn Duỵ? Thân Chào
God Bless You |
|
|
Phanxico
Others
16 Posts |
Posted - 02/24/08 : 10:30
|
Chào bạn hoangvan,
Nhóm Lửa Hồng có con đường sinh hoạt rất tốt đẹp với giới trẻ. Các anh chị em ấy luôn nỗ lực trình bày Tin Mừng bằng giọng nói sôi nổi của thời đại, đồng thời không quên trân trọng những giá trị truyền thống. Qua nhạc sĩ Ý Vũ, tôi được biết về những buổi sinh hoạt của Nhóm với bạn trẻ bốn phương và cũng được biết năm ngoái cha Nguyễn Duy đã đến sinh hoạt rất vui với các bạn. Chúa ban cho tôi thói quen làm việc … trong góc nhà nên lòng rất băn khoăn, không biết sẽ chia sẻ như thế nào với sân khấu và đám đông. Thành thử có lẽ xin phó mọi sự trong tay Lửa Hồng - về tổ chức cũng như về âm nhạc nói chung và thánh ca nói riêng. Nhạc sĩ Ý Vũ là một tay sáng kiến, luôn biết tìm tòi những điều mới lạ trong kho lẫm Chúa ban. Đã làm việc lâu năm với các bạn trẻ, chắc chắn anh sẽ mách cho tôi biết phải làm gì. Hy vọng mùa hè này chúng ta sẽ gặp nhau trong tình thân. Chúc hoangvan luôn có nhiều niềm vui.
|
|
|
hoangvan
CT/NC
28 Posts |
Posted - 02/25/08 : 07:54
|
Cám Ơn Nhạc Sỹ Phanxico! và hy vọng trong một ngày gần đây Chương Trình CLB Lửa Hồng sẽ có một ngày Hát Ca Vang những bài Thánh Ca của anh!
God Bless You |
|
|
ndh
Basso
339 Posts |
Posted - 02/26/08 : 03:52
|
Chào anh Phanxicô Em đang tập bài "Bàn Tiệc Ly Năm Nào" lấy trong tập Cát Biển Sao Trời - in lần thứ 2 năm 2006 - trong câu TK3: "Ra đi xin để lại..." xin anh giải thích cho tại sao Chúa lại XIN để lại... Thân mến Ninh Doãn Hùng |
|
|
Topic |
|
|
|