Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 B. Chọn Bài Hát & Tìm Bài Hát
 Mùa Vọng & Giáng Sinh
 Nửa đêm mừng Chúa ra đời (Phaolô Đạt)
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 01/19/09 :  18:51  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Quí anh chị thân mến,
Qua những góp ý lâu nay của anh chị về bài hát Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời của cố Lm. Phaolô Đạt và tình trạng “tam sao thất bổn” của bài hát này, thiết nghĩ việc tìm ra nguyên bản của bài hát để có thể giải đáp được những thắc mắc và những nghi vấn của chúng ta quả là công việc khó khăn.

Mời đọc thêm:
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=2133

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3726

Với 4 “ấn bản” đang có (tạm gọi là ấn bản cho dễ nghe), tôi thử liệt kê ra dưới đây những khác biệt (không phải là ít!) giữa những ấn bản này, để thấy rằng hiện thời chúng ta chưa có thể nói đâu là ấn bản đúng với nguyên bản nhất, và càng không thể khẳng định rằng ấn bản này hay ấn bản kia là nguyên bản.

Tôi chỉ làm bảng so sánh đơn giản, không có nhận định đúng-sai. Nếu quí anh chị có ấn bản nào khác với 4 ấn bản dưới đây và tìm thấy những điểm khác biệt, xin vui lòng bổ sung thêm. Hy vọng một ngày đẹp trời nào đó, chúng ta sẽ cùng nhau viết lại bản nhạc có giá trị lịch sử này được nhiều người công nhận là đúng và hợp lý nhất (mặc dù vẫn không phải là nguyên bản).

Ghi chú:
- @catruong.com: bản nhạc trên Ca mục của trang catruong.com.
- @myhoang: bản nhạc do Mỹ Hoàng đăng tải trên Diễn đàn Thánh nhạc.
- @dinhbros: bản nhạc trên Ca mục của trang DinhBrothers.
- @kinhnhac: bản nhạc trong sách Kinh Nhạc Hợp Tuyển, ấn bản Sài Gòn 1994.


Những điểm khác biệt giữa một vài ấn bản:

Tác giả:
@catruong.com: Lm. Phaolô Đạt;
@myhoang: như @catruong.com;
@dinhbros: như @catruong.com;
@kinhnhac: Cố Lm. G. Long (giòng thứ nhất) Ph. Đạt (giòng thứ hai);

Trường canh 8 -10:
@catruong.com: không có bè nhì;
@myhoang: như @catruong.com;
@dinhbros: như @catruong.com;
@kinhnhac: có thêm bè nhì: la-do-si-si-la.

Trường canh 15:
@catruong.com: bè nhì có nốt fa trên chữ bơ; 3 nốt của bè ba là móc đơn - móc đơn - đen;
@myhoang: bè nhì có nốt mi trên chữ bơ; 3 nốt của bè ba là đen - móc đơn - móc đơn;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: bè nhì có nốt fa trên chữ bơ; 3 nốt của bè ba là đen - móc đơn - móc đơn

Trường canh 16:
@catruong.com: bè nhì có nốt do trên chữ thờ;
@myhoang: bè nhì có nốt fa trên chữ thờ;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 21:
@catruong.com: bè nhì có 2 nốt la-do trên chữ mượn;
@myhoang: bè nhì có 2 nốt la-si trên chữ mượn;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 23:
@catruong.com: hai bè trên chữ bò là nốt re-si trắng;
@myhoang: hai bè trên chữ bò là các nốt do-re và la-si đen;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 29:
@catruong.com: bè nhì có dấu lặng trắng trên chữ kiểng;
@myhoang: bè nhì có 2 nốt la-fa trên chữ kiểng và dấu láy re ở bè nhất;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 30:
@catruong.com: bè nhì gồm 2 nốt la đen;
@myhoang: như @catruong.com
@dinhbros: bè nhì gồm nốt đen chấm và móc đơn;
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 31 và 35:
@catruong.com: lời ca của bè 3 là chữ ban;
@myhoang: lời ca của bè 3 là chữ thâu;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 34:
@catruong.com: hai chữ tinh-soi ở bè nhì là mi đen chấm - mi móc đơn;
@myhoang: hai chữ tinh-soi ở bè nhì là 2 nốt mi đen;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 36:
@catruong.com: hai chữ đêm-chói ở bè nhất là sol đen – do đen;
@myhoang: hai chữ đêm chói ở bè nhất là sol đen - dấu lặng móc đơn – do móc đơn;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 37:
@catruong.com: lời ca của 2 bè khoá G là lói-giữa;
@myhoang: lời ca của 2 bè khoá G là chói-giữa;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 38:
@catruong.com: dấu luyến ngân dài sang nốt la móc đơn;
@myhoang: dấu luyến ngân dài sang nốt la đen;
@dinhbros: như @myhoang
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 40:
@catruong.com: Bè nhì có nốt do trên chữ thiên;
@myhoang: Bè nhì có nốt fa trên chữ thiên;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 42 và 43:
@catruong.com: chữ hát của bè 3 có nốt do;
@myhoang: chữ hát của bè 3 có nốt re;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 47 - 52:
@catruong.com: Bè nhì không có lời ca;
@myhoang: Bè nhì có lời ca “Mừng hát đàn hát ca mừng xướng ca”;
@dinhbros: như @myhoang
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 50:
@catruong.com: Không có nốt bè nhì trên chữ đờn;
@myhoang: Bè nhì có nốt re móc đơn trên chữ đờn;
@dinhbros: như @myhoang
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 54:
@catruong.com: Không có nốt bè nhì trên 2 chữ có-ca;
@myhoang: Bè nhì có 2 nốt fa-do đen trên 2 chữ có-ca;
@dinhbros: như @myhoang
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 55:
@catruong.com: chữ rằng thứ 2 của bè nhì là nốt do;
@myhoang: chữ rằng thứ 2 của bè nhì là nốt la;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 59 – 62:
@catruong.com: Có bè nhì và bè ba;
@myhoang: chỉ có bè ba mà thôi;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: có bè ba và có thêm lời ca không nốt nhạc ở khoá G.

Trường canh 65:
@catruong.com: chữ mở của hai bè khoá G là đen chấm – móc đơn;
@myhoang: chữ mở của hai bè khoá G là đen – móc đơn - dấu lặng móc đơn;
@dinhbros: như @myhoang
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 67:
@catruong.com: chữ Thiên bè nhì có nốt sol;
@myhoang: chữ Thiên bè nhì có nốt la;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 68:
@catruong.com: chữ đàng có 2 nốt la-do;
@myhoang: như @catruong.com;
@dinhbros: như @catruong.com;
@kinhnhac: chữ đàng có 2 nốt la-re;

Trường canh 69:
@catruong.com: chữ mở có 2 bè fa-la và chữ Chúa có nốt la
@myhoang: chữ mở có 2 bè fa-do và chữ Chúa có nốt do
@dinhbros: chữ mở có 2 bè fa-la và chữ Chúa có nốt do
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 69 - 71:
@catruong.com: có bè nhì và bè ba;
@myhoang: không có bè nhì và bè ba;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 70:
@catruong.com: hai nốt fa-mi trên chữ ra;
@myhoang: hai nốt fa-re trên chữ ra;
@dinhbros: như @kinhnhac
@kinhnhac: như @kinhnhac

Trường canh 80:
@catruong.com: bè nhất và bè nhì có nốt do
@myhoang: bè nhất và bè nhì có nốt do-la
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 91:
@catruong.com: chữ thật bè nhất bè nhì có 3 nốt do-la-re và do-la-si
@myhoang: chữ thật bè nhất bè nhì có 3 nốt do-la-do và do-la-do
@dinhbros: như @myhoang
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 95:
@catruong.com: bè nhất và bè nhì có nốt fa-do
@myhoang: bè nhất và bè nhì có nốt fa-la
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 97:
@catruong.com: bè nhì của chữ máng là fa-mi
@myhoang: bè nhì của chữ máng là fa-do
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 98:
@catruong.com: bè nhì của chữ cỏ là la-do
@myhoang: nhì của chữ cỏ là la-fa
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 103:
@catruong.com: bè nhất và bè nhì là nốt trắng;
@myhoang: bè nhất và bè nhì là nốt đen chấm và dấu lặng móc đơn;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 106:
@catruong.com: bè nhất và bè nhì là do-la
@myhoang: bè nhất và bè nhì là la-fa
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @catruong.com

Trường canh 108:
@catruong.com: bè nhất trên chữ nhạc là móc đơn và 2 móc kép;
@myhoang: bè nhất trên chữ nhạc là liên ba móc đơn;
@dinhbros: như @myhoang
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 108 b:
@catruong.com: chữ tiêu là móc đơn và 2 móc kép;
@myhoang: như @catruong.com
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: chữ tiêu là dấu đen và dấu láy móc kép;

Trường canh 110:
@catruong.com: bè nhất có 3 nốt do-re-do trên chữ tiêu;
@myhoang: bè nhất chỉ có nốt do đen trên chữ tiêu;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: bè nhất có nốt do đen và dấu láy móc kép trên chữ tiêu;

Trường canh 112:
@catruong.com: dấu lặng đen sau chữ biên và chữ rằng có nốt la;
@myhoang: dấu lặng móc đơn sau chữ biên và chữ rằng có 2 nốt la-fa;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 118:
@catruong.com: bè nhì có các nốt la-la-si-la;
@myhoang: bè nhì có các nốt la-dấu lặng móc đơn-la-dấu lặng móc đơn;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 128 - 130:
@catruong.com: có thêm bè bốn trên 2 chữ tung hô;
@myhoang: không có bè bốn trên hai chữ tung hô;
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: như @myhoang

Trường canh 130:
@catruong.com: bè nhì có nốt la;
@myhoang: như @catruong.com
@dinhbros: như @catruong.com
@kinhnhac: bè nhì có nốt do

dovyha






Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 01/19/09 :  19:16  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Xin cám ơn anh đã bỏ công đánh máy và rất hoan hô ý kiến thật hay của anh Đỗ Vy Hạ .

Trần Trùng Trục

[email protected]
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 01/20/09 :  11:40  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
WOW, hôm nay mới có giờ đọc kỹ hơn những phân tích của anh Đỗ Vy Hạ . Ít là em đếm được 39 chỗ "khác biệt" trong 4 bản mà anh có trước măt. Em cũng ráng ngồi ê a sol-phe đôi chút nhưng cũng nhận không ra, vì bản nào đối với mình cũng ... mới. Hình như "memory" của em bị "buffer full" rồi.

Cũng rất mong được thấy sự đóng góp cụ thể của bác Peter, của anh Fiat với bản "hát nhão" chép lại từ "kinh nghiệm thực tế" (1), bản "chân lý tương đối" ghi lại của chị mx sau khi đã nghe nhiều bản mp3 (2), và của các bạn nếu có để chúng ta có thể tìm được một bản thật gần với bản mà Lm. Phaolô Đạt đã sáng tác khi xưa .

------------------
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3726

(1)
quote:
Originally posted by Fiat, Posted - 01/13/09 : 02:18


Đúng, Sai ở đây là do kinh nghiệm thực tiễn, bác TTT chăc còn non trẻ nên chưa có kinh nghiệm hát những bài xưa như NDMCRĐ đâu chứ nhá tớ và các bác ở tuổi "tri thiên mệnh" (ngũ thập tri thiên mệnh) thì hát nhão bài NDMCRĐ của cha Phaolồ Đạt, thuộc, thuộc cả 3,4 bè, nhắm mắt hát bè của mình, hai tai đê nghe 2 bè khác, đứa nào hát sai( bè khác là chúng tớ biết ngay tút xuỵt...) NỔ TO, nhỏ (cũng bị lây)....


(2)
quote:
Originally posted by michelle Posted - 01/13/09 : 14:35


Muốn kiểm chứng cái kinh nghiệm thực tiển thì cũng dễ thôi mà, vô mấy website Thánh Ca tìm mp3 bài Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời nghe thử vài ba ca đoàn hát rồi so sánh thì chắc cũng tìm ra được chân lý tương đối, không lẽ phải chờ tới khi đi gặp cha Phaolô Đạt mới hỏi cho ra lẽ.

mx



Trần Trùng Trục

[email protected]
Go to Top of Page

giaodan

52 Posts

Posted - 06/21/09 :  11:33  Show Profile  Email Poster Send giaodan a Private Message  Reply with Quote
Chào ACE

Bài này theo trí nhớ cằn cổi của tôi thì nó có trong cuốn Cantate rất xưa ở VN - từ 5 tuổi và sau đó mỗi năm, tôi đã nghe hội hát của ông bô hát và tôi thích nhất cái khoảng "thiên thần vô số" thì ra thiên thần đi xe hơi đến mừng Chúa Giáng Sinh.

Tuy không thuộc hết các bè nhưng nếu nghe lại, có thể tôi sẽ nhận ra những note nhạc không đúng với ký ức!

giaodan
Go to Top of Page

inportan

Alto
1 Posts

Posted - 07/14/09 :  01:29  Show Profile Send inportan a Private Message  Reply with Quote
hom nay thay trang web nay rat huu ich

Download Attachment: Folder.jpg
7.37 KB

Cong nghe mang den cuoc song
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05