Author |
Topic |
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 09/25/03 : 14:28
|
Các anh chị mến! Em được đọc qua các thông cáo về thánh nhạc và có nói tới bản văn gốc của Hội Thánh để dùng cho các nhạc sĩ phổ nhạc, nhưng em không rõ là tìm bản văn đó ở đâu, vì em đã tìm qua trong sách lễ Roma mà không thấy hoặc em tìm chưa ra? Anh chị nào biết xin mách dùm em nha. Mến, Định
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 09/27/03 : 09:20
|
Vấn đề có vẻ hơi mâu thuẫn, vòng vo. Bản văn gốc thì chắc hẳn không phải là tiếng Anh, tiếng Pháp, hay tiếng Viêt, mà phải là bản La-tinh hoặc Hebrew nào đó (muốn tìm chắc cũng chẳng khó gì). Không lẽ thời nay mà chúng ta lại phải làm nhạc bộ lễ theo ngôn ngữ gốc? Vậy thì ý thông cáo muốn nói là "bản dịch gốc", hay "bản dịch đã đuợc chuẩn nhận" chăng? Không phải đó là bản văn bộ lễ đang được đọc hay hát trong mỗi lễ hàng tuần đó hay sao. Mà nếu vậy thì câu chuyện giản dị quá, đâu có gì đáng bàn nữạ Chúng ta cứ phổ theo bản văn dịch đó là ổn. Thế nhưng thật ra, chung quanh vấn đề bộ lễ, tôi thấy có nhiều chuyện mâu thuẫn khác, mà thường thường có đưa ra vấn đề để bàn hỏi cũng chẳng đi đến đâu.
(Cái editor này cho dấu thật là lộn xộn, nên cứ phải sửa tới sửa lui hoài.)
Edited by - trandaiphuoc on 09/27/2003 09:21:10
Edited by - trandaiphuoc on 09/27/2003 09:21:46
Edited by - trandaiphuoc on 09/27/2003 09:23:56 |
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 09/28/03 : 13:51
|
Ý em nêu ở trên đương nhiên là bản dịch qua tiếng Việt rồi. Em muốn biết những lời đã được Giáo Hội Việt Nam chuẩn nhận cho bộ lễ thường hay nói tìm trong sách lễ Roma, nhưng em chưa tìm ra nằm ở phần nào vì thế mới mạo muội hỏi ý kiến các anh chị nào biết cho em hay thôi. Chứ em cũng đồng ý với anh TDP là cũng có một số mâu thuẫn là tuy rằng trong các thông cáo khuyên và nhấn mạnh rằng bản văn của bộ lễ cần phải dữ nguyên văn không được đổi từ ngữ và ý nghĩa thế thì sao lại có nhiều bộ lễ khác cũng được chuẩn nhận cho hát trong nhà thờ như bộ lễ của cha KL từ ngữ hoàn toàn khác với của DGM Nguyễn Văn Hòa?
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 09/28/03 : 21:18
|
Nam mến,
Vì Nam nói "bản văn gốc của Hội Thánh" và "tìm không ra" nên người khác rất dễ hiểu lầm rằng Nam muốn nói đến bản văn theo tiếng nguyên thuỷ, nhưng chuyện này cũng dễ thông qua, không có gì quan trọng.
Bây giờ nói về chuyện bản văn dịch chính thức, được chuẩn nhận, bằng tiếng Việt. Từ xưa đến nay, chúng ta thấy có hai bản văn của Bộ Lễ được dùng, mà người ta vẫn thường gọi là bản văn cũ và bản văn mới. Hai bản giống y nhau ở Kinh Thương Xót, nhưng các kinh kia đều khác nhau ít nhiều. Bản văn mới được thử nghiệm trong vòng 5 năm cách đây ít lâu, bây giờ - vì một số lý do - chúng ta đã không dùng nữa và trở lại bản văn cũ (nghĩa là bản văn trong Bộ Lễ Seraphim). Việc sử dụng bản văn này, dù đọc hay hát, đủ cho chúng ta hiểu đó là bản văn dịch chính thức, được chuẩn nhận đã từ lâu. Vậy thì Nam cần tìm đâu cho xa?
Kinh Thương Xót trong Bộ Lễ, đôi khi có tới 9 câu thay vì 6. Không biết có phải vì thế mà Nam thấy sự khác biệt giữa Bộ Lễ của Cha NVH và của Cha KL? Còn sự mâu thuẫn mà tôi muốn nói nằm ở cách viết luật và cách thực hành luật về Bộ Lễ, khi rảnh rỗi mình sẽ nói tiếp.
P
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 09/29/03 : 06:23
|
Có lẽ em nói không rõ ràng và dùng từ không chính xác cho lắm nên người khác đọc dễ bị hiểu lầm. Nhưng giờ đã ok rồi hihihi.... Theo như ý anh Phước nói vậy thì bản văn chính thức của bộ lễ do bản dịch ra tiếng Việt Nam đó là bản văn của bộ lễ Seraphim? Về vấn đề bộ lễ này em thấy cũng có nhiều phân vân lắm. Không biết khi sáng tác bộ lễ phải dữ chết bản dịch gốc hay là có thể du di đặt lời ca miễn sao dựa sát ý bản dịch gốc cũng được chăng?
|
|
|
dovyha
CT/NC
653 Posts |
Posted - 09/29/03 : 11:12
|
(trích đoạn "Thông cáo số 2 của HĐGMVN: Góp Ý Về Việc Chuẩn Nhận Các Bài Thánh Ca Dùng Trong Phụng Vụ") ___________________________
[4] Về lời ca:
a) Bản văn Phụng Vụ:
Trong Phụng Vụ, nhất là trong Thánh Lễ, một số bản văn có tính cách cố định thì không ai được thay đổi vì bất cứ lý do gì, dù để dễ hát: "trước hết, phải nhắc lại điều này là bản văn Phụng Vụ chi phối âm nhạc chứ không phải âm nhạc chi phối bản văn Phụng Vụ. Trong các bản văn dùng để hát, cần lưu ý đến các bản văn quan trọng của các cử hành Phụng Vụ. Các lời Kinh nguyện của linh mục (Lời nguyện, Kinh nguyện Thánh Thể, lời ban phép lành và truyền phép), lời đối đáp giữa linh mục hay phó tế với cộng đoàn, những lời tung hô của cộng đoàn (ví dụ lúc đọc Phúc Âm, trong các Kinh nguyện Thánh Thể, Kinh Thánh Thánh Thánh và lời tung hô tưởng niệm); Một số bản văn Thánh Kinh hoặc Phụng Vụ đã có truyền thống từ lâu đời như Kinh Vinh Danh, Kinh lạy Chiên Thiên Chúa, các bản văn tuyên xưng đức tin trong Giáo Hội như Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha.
Tất cả những bản văn này phải dịch cách trung thực rồi căn cứ vào đó mà sáng tác các cung chứ không được sửa đổi. Khi dịch các bản văn khác, ta cũng có thể thích ứng tùy theo như cầu tinh thần ngôn ngữ và nhu cầu sáng tác âm nhạc như các bài ca nhập lễ, ca hiệp lễ (Huấn thị về Thánh nhạc, số 32; 36 Huấn thị Comme le prévoit, số 36) (thư trả lời của Tổng Giám Mục Gérard M. Agnelo, thư ký Thánh bộ Phượng Tự gửi Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám Mục Nha Trang, phụ trách Thánh nhạc của HĐGMVN ngày 8.2.1994).
Bộ Phụng Tự chỉ cho thích nghi (thay đổi từ ngữ hoặc sắp xếp lại) đối với Ca Nhập Lễ, Đáp Ca, câu xướng trước Tin Mừng, ca Dâng lễ và ca Hiệp lễ. Hơn nữa, những bài hát này còn có thể được thay thế bằng các bài chọn trong tuyển tập đã được Hội Đồng Giám Mục chuẩn nhận.
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 09/29/03 : 22:51
|
Nam mến,
Trả lời câu hỏi thứ nhất, tôi vẫn tin là bản văn trong Bộ Lễ Sêraphim (và trong một số Bộ Lễ khác nữa) là bản dịch chính thức, được Hội Đồng Giám Mục chuẩn nhận đã từ lâu, bởi vì không lẽ mình vẫn hát, vẫn đọc cùng một bản văn đó hàng tuần mà trong Sách Lễ Rôma lại có một bản văn nào khác nữa sao ? Không biết Nam vẫn phân vân vì lý do gì?
Câu hỏi thứ hai của Nam, tôi xin trả lời bằng cách đi vào vấn đề dưới đây.
Cách đây nhiều năm, tôi được một người bạn gửi cho 3 Thông Cáo về thánh nhac. Lúc đó tôi còn được Cha Xứ giao phó việc soạn bài hát cho ca đoàn nên thấy tài liệu hướng dẫn thì mừng lắm, và tự nguyện sẽ tuân theo những huấn thị trong thông cáo . Riêng về Bộ Lễ, ta thấy Thông Cáo nhắc đến mấy lần, rằng đây là bản văn cố định, nghĩa là phải giữ nguyên vẹn. Thời đó, tôi có viết 3 bộ, bộ thứ nhất theo đúng bản văn cũ, bộ thứ hai theo đúng bản văn mới, và bộ thứ ba do Cha Xứ yêu cầu soạn cho ca đoàn thiếu nhi, thì tôi giới hạn âm vực trong một bát độ, cùng châm chước lời ca, cũng là theo một huấn thị từ trên. Nhắc lại những điều này để Nam hiểu là tôi không có ý phản đối các điều luật.
Tuy nhiên trong thâm tâm, nhiều khi mình cũng có ý tiếc một số bộ lễ có giá trị nghệ thuật, mà không lẽ chỉ vì sai trệch một ít lời ca - ý vẫn giữ đúng - mà không được hát nữa. Riêng bản thân, có muốn soạn thêm bộ nữa cũng thấy không được, vì bị giới hạn không xoay sở khác đi được. Đây chỉ là ý nghĩ bình thường thôi, chứ không có gì là trách móc cả. Luật là luật, mình cứ an tâm mà vâng theo.
Thế nhưng trong Thông Cáo Số 3, có đoạn này khiến tôi cũng biến thành phân vân:
[3]. Khi sáng tác hoặc xử dụng các bài hát trong thánh lễ, cần phân biệt:
a) Bản văn cố định: Với các bản văn thuộc nghi thức thánh lễ như: các lời cầu nguyện của chủ tế, bộ lễ, các lời tung hô, các lời đối đáp giữa Linh Mục hoặc Phó Tế với cộng đồng, kinh Tiền Tụng, kinh Nguyện Thánh Thể, kinh Lạy Cha... phải theo sát bản văn đã được HĐGM chuẩn nhận và được Tòa Thánh châu phê, in trong sách lễ Rôma: không được thay đổi vì bất cứ lý do gì.
Chữ "theo sát" có nghĩa là "theo gần gần", tức là "không cần đúng hẳn", khác ít chữ cũng đươc. Thế thì tại sao lại "không được thay đổi vì bất cứ lý do gì"?
Như thế thì trong một bài Kinh Thương Xót của Cha Kim Long, ngài có thêm chữ "nguyện" trước "xin Chúa thương", điều này có vi phạm luật hay không?
Và đây có phải là một sự vô tình trong cách dùng chữ của người soạn Thông Cáo không? Chắc là vậy. Nhưng rồi khi đọc một bài viết của Cha Vũ Hùng Tôn (xin coi trong catruong.com - Người Tín Hữu), ngài lại thuật lại lời Đức Cha Nguyễn Văn Hoà là:
Vấn-đề 2: CÁC BỘ LỄ
Lời phải cố-gắng theo sát bản văn phụng-vụ chính-thức, tuy có thể thay đổi ít chữ cho phù-hợp với tiết nhạc. Nhưng không thể dùng những bài quá xa về lời cũng như ý của bản văn chính-thức. Ðiển-hình như Kinh Tin Kính của Thành-tâm, như đã nói trên.
Cách đây ít lâu, anh em cũng có nhắc đến Bộ Lễ Chúa Thánh Thần của anh Cát Minh, một người bạn nhạc tôi rất quý mến. Bộ này có lời khác xa văn bản vẫn dùng, nhưng hình như có cả một bài viết giải thích về sự "hợp pháp" cũng như các điểm hay của bản dịch anh Cát Minh dùng (xin minh xác rằng tôi rất quý anh CM và cũng thích nghệ thuật đối âm trong Bộ Lễ CTT này, nhưng đây mình đang bàn về chuyện thi hành luật). Như thế thì điều luật "không thay đổi vì bất cứ lý do gì" có được tôn trọng chăng?
Đại khái có những chuyện xẩy ra như vậy. Do đó tôi trả lời Nam, nhưng rồi không biết có thực sự trả lời được gì cho Nam hay không.
TĐP
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 09/30/03 : 08:24
|
Thì em cũng có cùng một sự phân vân giống anh Phước đó. Một đàng đọc trong thông cáo nói phải giữ bản văn chính là bản văn cố định không được thay đổi, đàng khác em có đọc một cuộc phỏng vấn về thánh nhạc của Đức Cha Nguyễn Văn Hòa lại nói là có thể du di được, nên thấy có gì đó mâu thuẫn nên vì thế mới phân vân không biết làm sao cả??? Bây giờ em đang muốn biết câu hỏi chính xác là phải giữ bản văn cố định như thông cáo đã ra hay là được phép làm như lời ĐC NVH nóỉ
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 09/30/03 : 19:49
|
Căn cứ vào Thông Cáo (tài liệu viết) cùng những lời của Đức Cha Nguyễn Văn Hoà (tài liệu nói), và các bài hát, bài viết của Cha Kim Long, Cha Hoàng Kim, Cha Đỗ Xuân Quế, anh Cát Minh,... tôi nghĩ giải đáp cho thắc mắc của Nam có thể là: Phải cố gắng giữ đúng văn bản dịch đã chuẩn nhận, nhưng có thể chỉ thay đổi chút ít nếu thấy thật cần thiết trong khi dệt nhạc mà không làm suy xuyển bố cục, ý tứ của bản văn. Xin chú ý rằng tôi đang dùng những chữ "nghĩ" và "có thể" mà thôi (cũng đã là bạo phổi lắm rồi), chứ sự việc cần phải trình lại và xin ý kiến trực tiếp từ Hội Đồng Giám Mục hoặc chính Đức Cha tại Việt Nam. Cũng có thể tôi nghĩ sai bét, vì tự dưng lại sực nhớ đến "bản văn có tính cách cố định, không ai được thay đổi vì bất cứ lý do gì".
|
|
|
Cuongmm
Others
106 Posts |
Posted - 10/01/03 : 07:04
|
Chào quí anh chị em, Có vài suy nghĩ xin chia sẻ: 1. Chúng ta hiểu luật như thế nào ? Có giống nhau không ? Luật là cứu cánh hay phương tiện . Nói cách khác luật là ngón tay hay là mặt trăng ? 2. Mình có đánh mất cái cốt lõi , cái tinh thần của luật khi giữ luật cách máy móc và hình thức không ? (Trong dụ ngôn người samaritian tốt lành, các tư tế, các người Pharisiêu vì giữ luật vụ hình thức nên quên cái quan trọng là con người mà mọi luật lệ có là để cho con người) 3. Chính Giêsu là người bị lên án nhiều nhất vì ngài hay... phạm luât!!! 4. Và ngay cả những người hay đưa luật ra để buộc vào cổ anh chị em mình có phải vì yêu Chúa hay Giáo hội hay chỉ là trò chơi quyền lực mà chính họ cũng không biết? Vài ý mọn, xin được đóng góp . Mong tha lỗi nếu nên cớ vấp phạm cho ai ... Thân mến, Cuong
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 10/02/03 : 04:37
|
Chào Cha Cường quý mến,
Lâu lắm mới có dịp nói chuyện với Cha, kể từ cú điện thoại hôm nào . Cha vẫn khoẻ và hăng say việc truyền giáo chứ, còn việc học hành luyện tập đến đâu rồi ? Các anh em bên đó có vẻ im lìm quá, khiến con cũng không dám nói gì nhiều, để mọi người làm bài . Nhân tiện đây hỏi thăm vài hàng, chứ Cha cứ trả lời thư riêng cho con là được rồi .
Các câu hỏi gợi đề tài của Cha hay lắm, sẽ dẫn đến nhiều bàn luận về triết lý rất phong phú . Tuy nhiên ở đây con vẫn còn đang áy náy là mình chưa giúp giải quyết hết những phân vân của anh bạn trẻ tốt bụng Nam của chúng ta, nên xin dành phần bàn luận này cho các anh chị em yêu triết lý bước vào thì hay hơn .
Hơn nữa, kể ra con cũng dài dòng quá rồi . Tuy câu chuyện giản dị, nhưng nếu không giải thích dài dòng cặn kẽ rất dễ bị hiểu lầm là kẻ muốn gây náo động. Hiện giờ con chỉ mong có cách liên lạc trực tiếp với Đức Cha để xin ngài chỉ giáo lại chuyện này, để mình biết cách soạn hoặc dùng các Bộ Lễ, đồng thời giúp các anh chị em khác, như Nam, thoát khỏi phân vân thắc mắc.
TĐP
|
|
|
Bichngoc
CT/NC
72 Posts |
Posted - 10/03/03 : 13:44
|
Thấy phần này hấp dẫn qúa nên nhào vô dại vì mình cũng có suy tư về bộ lễ và nhất là khi dọc phần của cha Cuờng .Khi dọc về những bản văn thông báo và phân tích về phụng vụ Thánh nhạc ,với vai trò một ca truởng mình phải làm theo cho dúng luật .Nhưng trong tư tuởng tôi vẫn có sự suy nghĩ hơi trái nguợc một ti.Thí dụ nói về bộ lễ Vào Dời ,phần lớn giáo dân ở dâu cũng cảm thấy thích và gần gũi khi hát chung với ca doàn trong Thánh lễ .Tác giả chỉ khuyến khích không nên hát trong Thánh lễ chứ ngài không nói là cấm không duợc hát .Vấn dề ở chỗ tuy bộ lễ không viết theo dúng phụng vụ nhưng khi duợc xử dụng trong nhà thờ thì mọi nguời dều tham dự qua dó họ cảm thấy là họ nguời dang hát dể ca ngợi Thien Chua . Nói chung ,tôi nghĩ nếu mình hát hoặc lam những gì dể dem mọi nguời gần dến Chúa hơn thì dó mới chính là cái mà Ngài muốn và cũng là những gì chúng ta làm dẹp lòng Ngài .
|
|
|
DoniSJ
CT/NC
310 Posts |
Posted - 10/03/03 : 15:47
|
Doni đồng ý với cha Cường và Chị Bích . Việc xử dụng ngôn ngữ hay bài hát chắc chắn nên theo luật nhưng luật lệ chỉ để phục vụ Thiên Chúa chứ không phải để phục vụ một cá nhân hay đoàn thể nào . Về việc xài bộ lể vào đời,nhiều ca đoàn ở California vẩn xài bộ lể vào đời vì nó gần gũi và lắng động tâm hồn, mỗi tuần được hát lên bộ lễ này, mọi người đều cảm thấy gần gũi Thiên Chúa hơn vì đơn giản là nó HAY hơn các bộ lễ khác . Nếu lấy theo luật định, thì có lẽ không đúng , nhưng câu hỏi đặt ra là LUẬT NÀO ? AI CÓ QUYỀN THẨM ĐỊNH TÔI CÓ TỘI KHI HÁT MỘT BÀI CA NGỢI KHEN CHÚA MẶC DÙ QUÍ VỊ KHÔNG CHO LÀ ĐÚNG ? Câu hỏi của Nam đặt ra cũng rất hay vì nó gải đúng chổ ngứa của nhiều người, hay nổi băn khoăn . Chẳng lẽ thêm một câu cho đúng vần cũng có tội với Chúa sao ? Tội với Chúa hay tội với loài người . Vấn đề lại đặt ra thêm AI LÀ NGƯỜI DỊCH BẢN VĂN GỐC ? có phải là TIÊN TRI hay là THÁNH mới được dịch ra bản văn gốc này không ? Nếu không thì từng câu, từng chử, từng dấu phẩy cũng không được sửa đổi mặc dù ngôn ý vẫn không đổi ?
God Bless You |
|
|
Kami
122 Posts |
Posted - 10/05/03 : 06:27
|
Kami đọc đâu đó thấy câu này ...
Chúa chết vì người ta dùng lý Chúa bối rối khi người ta dùng tình
Chúc các anh chị một tuần vui vẻ & bình an
kami
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 10/09/03 : 02:21
|
Nam mến,
Thiện chí của Nam rất đáng quý . Cứ suy nghĩ bình thường giản dị, học hỏi bàn thảo lẫn nhau khi cần, và bắt tay vào việc làm một cách chu đáo như vậy là điều rất tốt . Nam muốn có sự góp ý nên tôi cũng xin đưa vài ý kiến trong cái giới hạn mà tôi thấy cần thiết ở đây .
(1) Tôi hiểu tại sao Nam gọi bộ lễ này là bình ca: các dấu nhạc của từng chi câu đa số là dấu móc đơn dều dặn và chỉ ngân ra ở cuối; tiến trình giai điệu tương đối êm ả, bình lặng . Tuy nhiên, thể nhạc bình ca có các đặc tính (và địa vị) rất riêng biệt trong cách chia nhịp tiết lẫn cách sử dụng điệu thức (modes), cho nên một khi Nam đã dùng đến vạch nhịp để chia thành những ô đều nhau, đồng thời dùng tonal harmony để hoà, sự tinh tuyền của thể bình ca không còn nữa . Vậy Nam nên xem lại vấn đề đặt tên cho bộ lễ .
(2) Về hoà âm, Nam đã chứng tỏ là mình có được một số nền tảng trong bài này rồi đó . Nhưng nếu thật sự muốn áp dụng hoà âm truyền thống một cách chặt chẽ, Nam có thể nghiên cứu lại một số điều sau:
- Việc kép dấu cảm âm (doubling of leading tone),
- Quãng 8 sai trái (false octave, false relation),
- Quãng 8, quãng 5 liên tiếp (consecutive fifths, octaves),
- Việc thay đổi hợp âm ở cuối câu (cadences).
Đó là một vài trong số những điều quan trọng mà mỗi sách, mỗi thầy có thể đưa ra quan niệm khác nhau, nên tôi chỉ nêu lên đề tài để tuỳ Nam nghiên cứu và chọn lựa tuân theo hay không .
Chúc Nam thành công .
TĐP
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 10/09/03 : 02:48
|
Rất chân thành cám ơn những lời khích lệ và đóng góp tích cực của anh TĐP. Đối với cá nhân em thì lúc nào cũng sẵn sàng cởi mở ra để học hỏi nơi những người đi trước giàu kinh nghiệm hơn mình. Hơn nữa em thừa biết khả năng mình không bằng ai nên cần phải học hỏi thêm là chuyện đương nhiên. Lý do tại sao em chọn viết bộ lễ theo thể bình ca là vì em thấy giai điệu bình ca có nét độc đáo và thánh thiện lắm. Nhất là hình dung khi bộ lễ được đệm bằng tiếng đàn đại phong cầm thì nghe rất thánh thiện và sốt sắng.
Khi anh phân tích tựa đề em chọn cho bộ lễ và giai điệu của nó thì cho em thấy rằng anh rất kỹ lưỡng. Nhưng thú thật với anh TĐP là em không có được học nhiều về âm nhạc bình ca truyền thống nên không có biết về lãnh vực này, nhưng lý do em chọn tựa đề này là vì thấy không còn tựa đề nào khác thích hợp và muốn dùng tên tuổi của một người là nền tảng cho âm nhạc bình ca đó là Đức Giáo Hoàng Gregorian Cả. Lý do rất đơn giản chứ em không có nghĩ là tựa đề này em sẽ soạn theo nét nhạc bình ca truyền thống 100% như em đã thưa lý do với anh ở trên.
Còn về vấn đề anh nêu ý cho em nên nghiên cứu thêm về quãng 5, quãng 8 và dòng nhạc uyển chuyển thì em có nắm được vài nguyên tắc căn bản khi có cơ hội học về nhạc Choral ở trường Tây khi còn học ở Trung Học. Chính những điểm anh nêu đó sau khi em ngồi soạn 4 bè cho bộ lễ này em điểm đầu tiên là nghĩ đến nhưng điều anh đề cập đến đó là có những quãng 5, quãng 8 và 4 bè có bị đi lên và đi xuống cùng lúc với nhau không, vì những luật này có thể nói là tối kỵ khi soạn bình ca.
Hy vọng sẽ được nhiều ý kiến đóng góp của các anh chị để những việc em làm được thêm tốt đẹp và hoàn hảo hơn. Chân thành cám ơn những đóng góp của anh.
TĐP nhé!
Edited by - nam on 10/09/2003 02:57:38 |
|
|
DoniSJ
CT/NC
310 Posts |
Posted - 10/09/03 : 23:29
|
anh Nam, Bọ lể anh viết nghe rất là thánh thiện và rất hay, to be honest . Keep it up and make it better. Khi nào hoàn thành thì post lên cho ai thích thì xài ...:-) Doni
God Bless You |
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 10/10/03 : 06:43
|
Xin chân thành cám ơn anh DoniSJ nhiều nhé!
Em đang cho bộ lệ này thời gian thử thách xem có phải sửa chữa gì nữa không? Nếu sau này hoàn chỉnh hoàn toàn em sẽ post lên để chia sẻ với các anh chị nha. Lời thì em nghĩ chắc không có vấn đề vì em dùng bản văn dịch nguyên thủy của HĐGMVN, chỉ cần nghe phản ảnh về luật soạn 4 bè mà thôi! Mong sẽ được nhiều góp ý từ mọi phía!
Một lần nữa cám ơn anh rất nhiều đã có những lời khích lệ.
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 11/05/03 : 15:22
|
Qua thời gian đọc đi đọc lại và check luật hòa âm Choral và đến nay Bộ Lễ Greogrian đã được hoàn tất xin chia sẻ với các anh chị. Nếu anh chị nào đọc qua mà thấy chỗ nào sai không đúng thì xin cho em ý kiến để sửa đổi nha!
Edited by - nam on 11/12/2003 09:31:59 |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 11/10/03 : 08:35
|
Xin góp ý với Nam bằng cách gián tiếp, nhưng thực dụng, là gửi một ví dụ hoà âm câu đầu của bài Thương Xót.
Cách này có ý tránh các lỗi trong hoà âm như: quãng 8 song song, kép cảm âm F#, đồng thời có ý cho tiếng Việt đỡ trẹo dấu.
Xin Chúa Thương Xót - ví dụ
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 11/10/03 : 11:07
|
Cám ơn ý kiến đóng góp của anh TĐP nhiều lắm. Em sẽ nghiên cứu lại vấn đề này. Một lần nữa xin biết ơn anh TĐP, mong rằng sẽ có thêm nhiều ý kiến đóng góp nữa để em được nhìn thấu đáo những sơ sót hơn.
Edited by - nam on 11/12/2003 13:53:02 |
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 11/12/03 : 09:41
|
Sau khi thâu nhận những ý kiến đóng góp về luật hòa bình ca của anh TĐP thì em đã check lại những chỗ cảm âm mà anh TĐP đã lưu ý với em thì nay em đã sửa lại vài chỗ và gửi lại các anh chị.
Nhờ anh TĐP giúp em xem qua lại xem còn chỗ nào trái luật nữa không để em sửa luôn nha anh.
Edited by - nam on 11/12/2003 13:53:36 |
|
|
HoangHung
NC/CT
1237 Posts |
Posted - 11/12/03 : 11:50
|
:-) Hello, :-)
Tôi có xem qua chút chút, nhưng thực sự không biết cho ý kiến như thế nào .. :-) Nam nên từ từ học hỏi và nghiên cứu về hoà âm cũng như khi sáng tác thì để ý đến ngôn ngữ Việt Nam ... để tránh "bán" chữ Việt trong các bài hát.
Theo như thầy Hải Linh thì nhạc Việt Nam thích hợp với loại nhạc đơn điệu và nhạc đa điệu (đối âm, tẩu pháp) hơn là nhạc hoà điệu (4 bè song song).
Trường hợp phải dùng nhiều bè thì phối hợp kỹ thuật đối âm, hoà âm và những nốt ngoài hợp âm (non-harmonic tones) để cho rõ tiếng Việt.
Chỉ trong câu đầu của kinh thương xót thôi thì tôi thấy ít là có 4 điều sau đây: 1. Hợp âm đầu tiên của chữ XIN thiếu nốt quãng ba (cha Kim Long nói hợp âm thiếu nốt quãng ba là hợp âm không biết đực hay cái)
2. Chữ "thương xót" trong bè Tenore các dấu đi ngược với tiếng Việt thành "thướng xọt".
3. Các chữ "thương xót chúng" của 2 bè chính (Sop và Bass) đi 3 quãng 5 liền.
4. Chữ "chúng con" của bè Bass sẽ hát nghe như "chùng cón".
.....
Thêm 1 điều nữa: Cái tên của bộ lễ anh nên xét lại... nên dùng một tên khác. |
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 11/12/03 : 13:51
|
Anh Hùng mến!
Em có dịp được học qua luật hòa âm về choral ở trường Tây thì họ chỉ nhấn mạnh song hành của 2 bè thí dụ như bè T +B không được dùng quang hai quãng 5 và quãng 8 liên tục chứ em không có thấy họ nói là đối giữa bè S + B cả. Họ có nói là giữa bè S + A và T + B thôi nên tới đây em không biết là có khác biệt giữa tài liệu về hòa âm của choral hay không nhỉ?
Tạm thời em xin được dùng một chút thời gian để suy nghĩ lại và tìm giải pháp nào hay sẽ áp dung.
Anh có nêu vấn đề là hòa 4 bè như vầy thì âm tiếng Việt dễ bị lớ lớ, nhưng em thấy có nhiều bài thánh ca thậm chí bè chính có nhiều tác giả viết nghe cũng bán tiếng Việt rồi chứ chưa nói đến bè phụ thế thì không biết có luật trừ không dzị ta ekekekeke???
Em sẽ nghiên cứu thêm và trình với quý anh chi sau heng!
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 11/12/03 : 20:25
|
Chưa kịp đọc thư và trả lời thì hình như Nam đã lấy bài đi mất. Tuy nhiên, xem qua các nhận xét của Hoàng Hùng tôi cũng có thể tưởng tượng ra.
Quãng 5 hẹp hay quãng 5 rộng (quãng 12) song song đều nằm trong các lỗi phải tránh, vì vậy giữa bất cứ hai bè nào cũng vậy. Mà nhất là giữa Soprano và Bass thì càng nên tránh, vì đây là 2 bè cực, nghe nổi bật nhất.
Về chuyện dấu giọng tiếng Việt, Nam sẽ không sao tránh được khi đã chọn lối viết 4 bè cùng lúc như thế này, cho nên trong các thư trước tôi không dám đề cập đến nhiều. Thầy Hải Linh là người gần như tuyệt đối giữ đúng dấu giọng tiếng Việt trong khi hoà âm, vì thầy gạn lọc bớt kỹ thuật. Còn cha Tiến Dũng có khuynh hướng viết đầy đặn nên chủ trương là khi hoà âm 4 giọng cùng lúc như vậy, chỉ cần giữ bè Soprano đúng dấu giọng; tuy nhiên ngài cũng khuyên không nên để cho sự trẹo giọng tạo nên các chữ không thanh nhã hoặc lạc nghĩa.
Tên bộ lễ thì tôi đã nhắc đến từ lúc đầu, nhưng thấy Nam không muốn đổi nên đành tôn trọng quyền tác giả. Nhưng bây giờ tôi vẫn đồng ý với Hoàng Hùng.
Hoà âm - nếu muốn học cho đúng nền tảng - là chuyện vất vả lắm, nên hy vọng là Nam không sốt ruột khi thấy mọi người đưa ra các ý kiến khác với cách Nam viết. Thật ra, anh em bàn chuyện kỹ thuật với nhau trong tinh thần xây dựng và phục thiện là chuyện tốt; mong Nam tiếp tục kiên nhẫn nghiên cứu.
|
|
|
|
Topic |
|
|
|