Author |
Topic |
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 11/24/03 : 17:21
|
Xin gửi quý anh chị nhạc phẩm mới được sáng tác còn nóng hổi. Bài này được sáng tác với chủ đích dựa trên thang âm ngũ cung trưởng. Xin các anh chị cho ý kiến xây dựng để nhạc phẩm mới này được hoàn hảo hơn.
Edited by - nam on 11/27/2003 03:57:46 |
|
DoniSJ
CT/NC
310 Posts |
Posted - 11/24/03 : 23:03
|
hi NAM, Bài hát rất là hay, Doni rất thích nhạc ngũ âm, đã in ra và được add thêm vào "kho nhạc" của ca đoàn mình rồi, nếu có sự thay đổi nào thì cho Doni biết :-), khi nào mà ca đoàn Doni hát bài này sẽ cho Nam biết .....Nhân tiện đây cho Doni cám ơn Nam và anh TDPhước, cha Cường đã mở đường cho những tác phẩm của mình được phát triển rộng rãi trên phương diện làm sáng danh Chúa hy vọng sẽ có nhiều anh chị khác có tài năng trong việc sáng tác post lên bài mới bài cũ nhiều nhiều cho cộng đồng chúng ta có nhiều phương tiện hơn trong việc phụng vụ .
Happy thanksgiving all! Doni
God Bless You |
|
|
HoangHung
NC/CT
1237 Posts |
Posted - 11/25/03 : 06:06
|
Chúc mừng anh Nam, melodies nghe có hồn lắm. Tôi cũng thích bài này, nhưng cũng có vài điều góp ý với anh:
1. Bài này nếu hát 1 bè thì nghe hay hơn 2 bè. Bè bên dưới lúc nào cũng cao vút (anh viết cho Tenore ?) Trong đối âm thì cũng có hòa âm trong đó, nhất là những đoạn cuối cần theo luật của hòa âm.
2. Trừ khi là phổ nhạc theo lời kinh của Phụng Vụ, một ca khúc khi sáng tác nên theo luật cân phương. Anh dùng 4 câu ở phiên khúc để các vế cân bằng thì tốt.
3. Đọc lời ca, tôi thấy có vài câu cũng khó hiểu hoặc ít ai dùng đến: - Huyền diệu thay tình yêu Chúa "ôi vuông tròn". - Yêu con khi còn trong "lòng tình yêu" mẫu thân. - Sai con "yêu" đi vào đời truyền rao tình Chúa muôn đời. - Con hân hoan bước lên, "gửi trao" tình yêu vô biên. - Xin trao dâng tấm thân, đền đáp Ngài những thiên ân. - Xin yêu thương dâng vời vợi...
Cám ơn anh Nam đã sáng tác và chia sẻ với mọi người. Những góp ý của tôi chỉ là ý kiến riêng, đối với người khác có lẽ có cái nhìn khác...
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 11/27/03 : 04:22
|
Cám ơn những lời khích lệ của anh DoniSJ và những lời góp ý của anh HoangHung!
Em đã chỉnh đốn lại một số chỗ về nhạc thuật còn lời ca thì em xin cắt nghĩa tuần tự theo những câu hỏi của anh HH.
1. Đúng vậy anh Hùng. Em dùng đối âm và soạn cho bè Tenorẹ Nếu để ý thì khi soạn đối âm bè dưới nhảy lên xuống rất tự do không có bắt buộc ở trên hết hay dưới hết. Lúc đầu em muốn cố tình soạn bè của giong Tenore cũng nằm trong thang âm ngũ cung, vì thế hơi khó soạn và gò bó chút, nhưng theo như góp ý của anh đoạn cuối nên hòa sao cho đúng luật hòa âm một chút thì em đành phá lệ vì thế cho thêm nốt Fa vào vậy thôi.
2. Bài này em không phân 3 theo đoạn như anh Hùng mà em phân thành 6 đoạn. Cứ 2 khúc nhỏ một của từng dòng và tất cả có 3 dòng như vậy là 6 câụ
3. Em không hiểu sao anh Hùng lại nói ít ai dùng chữ "ôi vuông tròn" để diễn tả về tình yêu Chúả?? Ý nghĩa muốn nói ở đây là tình yêu của Chúa lúc nào cũng đầy đặn không hề vơi vì thế mới có chữ vuông tròn.
- Câu kế tiếp anh phân nghỉ không đúng ý em nên có thể vậy mà gây ra sự khó hiểụ Khi hát lên tiết tâu cũng phân định hai chữ một rất rõ ràng như sau: Yêu con, khi còn, trong lòng, tình yêu, mẫu thân. Chữ không phải "lòng tình yêu" thì nghe câu văn rất luộm thuộm và khó hiểu là đúng rồi.
- Bài này nói về tận hiến và người tôi trung của Chúa chuẩn bị bước lên bàn thờ để được Chúa sai đi, thì em cho người tôi trung đó là một người con yêu của Chúa vậỵ Hơn nữa Chúa yêu mình thì mình là người con yêu (hiểu ngầm là người con yêu quý) của Chúa có gì lạ đâu?
- Con hân hoan bước lên, gửi trao tình mến vô biên: hai chữ "gửi trao" ở đây muốn diễn đạt là từ nay con không còn thuộc về Chúa nữa mà phải bỏ tất cả những gì là thế gian để được thuộc về Chúa trọn đờị Vì thế mới gọi là sống đời tận hiến là phó thác và mình gửi trao trọn tấm lòng và tình mến vô biên của mình cho Chúa.
- Xin trao dâng tấm thân, đền đáp Ngài những thiên ân: Chắc anh Hùng cũng đã nghe qua câu "tình yêu đáp lại tình yêu" rồi đúng không? Thì câu này cũng trong ý nghĩa đó là hôm nay con xin trao trọn tấm thân để đền đáp những hồng ân mà Chúa đã thuơng ban cho con và hai chữ "thiên ân" ở đây muốn nói lên lòng tri ân vì Chúa đã thương gọi con làm nhân chứng Tin Mừng của Chúa.
- Xin yêu thương dâng vời vợi, để hồn được mãi an vui: Tiếp cái ý đó thì trong lòng người tôi trung đó chỉ cầu nguyện sao tình yêu của Chúa luôn dâng tràn trong lòng để cho tâm hồn lúc nào cũng được an vui thảnh thơi cả.
Em muốn nói ở đây một điều với anh Hùng là anh nói những câu mà anh nêu ý với em khó hiểu hoặc ít ai dùng đến thì em xin thưa ngay rằng: Những cái ít được dùng đến không có nghĩa là không được dùng đến. Vì nếu cứ dùng cái đã có thì đâu còn gọi là sáng tạo và mãi mãi ngôn ngữ cũng chỉ đứng một chỗ mà không có những cái gì mới lạ? Đối với riêng cá nhân em thì chỉ cần không sai ý thần học, tín lý v.v... mà thôị Cũng giống như những lời của một số bài hát hiện nay chúng ta chấp nhận được, nhưng biết đâu thời nó mới được thai nghén ra chưa chắc đã được chấp nhận ngay mà từ từ theo thời gian mới có thể chấp nhận được??? Em thấy cái gì mới lạ bao giờ lúc đầu nghe cũng chưa lọt tai, mà phải theo thời gian từ từ mới quen được. Anh cũng đã từng sáng tác chắc anh cũng biết là nhạc sĩ luôn luôn đi tìm tòi những hình tượng mới lạ để cho bài hát có nét độc đáo hơn. Còn dùng những gì đã có thì đâu còn gì đặc biệt nữa đúng không anh Hùng?
Vài dòng chia sẻ với anh và mong rằng bản đính kèm được sửa chữa sẽ ok hơn. Em có gửi kèm theo midi cho các anh chị nghe luôn.
Xin kính mời!!!
Edited by - nam on 11/28/2003 06:55:55 |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 11/27/03 : 23:56
|
Hôm nay mới rảnh rỗi vào xem và nghe bài hát mới của Nam, thấy Hùng và Nam đã bàn tán đầy đủ mọi chuyện rồi, nên tôi nghĩ không cần thêm ý kiến gì nữa vào các điều đã bàn, chỉ xin góp ý về việc ghi âm.
Nếu Nam có ý cho bè dòng trên là nữ, dòng dưới là nam, thì ở dòng dưới, Nam cần ghi rõ là khoá Sol có số 8 bên dưới, hoặc khoá Fa. Lý do như sau.
Lấy giả sử là một nữ một nam hát đồng ca một dòng nhạc, người bình thường sẽ cho rằng hai người hát bằng nhau, tức cùng một cao độ. Nhưng thật ra đó chỉ là "cao độ cảm tưởng" mà thôi. Theo khoa học, giọng nam trầm hơn giọng nữ một quãng tám nếu hai người đồng ca. Vì thế, lúc ký âm, chúng ta cần ghi xuống "cao độ đích thật" bằng cách dùng đúng chìa khoá.
Chính vì Nam dùng khoá Sol bình thường cho bè dưới, Hùng mới nêu lên nhận xét là bè dưới cao vút, nhưng đồng thời Hùng cũng đoán ngay được là Nam có ý viết cho giọng nam. Tuy nhiên, máy móc hay software thì nó không biết đoán như người, hễ mình ghi sao nó chơi vậy, nên trong midi file, hai bè của Nam viết nghe sẽ như là hai giọng nữ hát, do đó cứ chạy tréo nhau và át lẫn nhau.
Nam thử sửa lại khoá nhạc cho bè dưới và nghe lại, sẽ thấy hai bè vẫn hoà, lúc xa lúc gần, nhưng không át nhau nữa.
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
|
Cuongmm
Others
106 Posts |
Posted - 11/29/03 : 13:55
|
Melody của bài này nghe rất được . Dĩ nhiên, nếu theo luật cân phương thì lời anh Hùng đề nghị cũng không phải là không có lý . Huỳnh thử thêm 4 trường canh cho tiểu khúc xem nó thế nào ? Còn câu "yêu con khi còn trong lòng tình yêu mẫu thân" theo mình hiểu là ở trong bụng mẹ cùng tình yêu bao la của mẹ ... Nhưng xin đề nghị như vầy nghe được không ? "... trong lòng là lòng mẫu thân" Hai chữ "là lòng" cũng giống như hai chữ "í a" thường được dùng trong nhạc dân ca ... Xin cứ tiếp tục sáng tác nhé ! Văn ôn võ luyện .. mà ... Mong đợi những sáng tác mới của Huỳnh... Mến Cường, MM
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 11/29/03 : 14:30
|
Cám ơn cha Cường đã cho con ý kiến về hai chữ "là lòng" để thay thế vào 2 chữ "tình yêu" đối với con nếu xét theo mặt dân ca thì đúng như cha nói hay dùng chữ í a hoặc chữ trùng lắp mà cha đã gợi ý cho con chẳng hạn. Nhưng khổ nỗi khi hát lên hai chữ "là lòng" thì không nghe rõ ra là là lòng mà là "là long" mẫu thân như thế thì dễ hiểu lầm và âm vần tiếng Việt không được sáng nghĩa và có thể làm người ca cảm thấy khó chịu. Cá nhân con đã tập một số bài cho ca đoàn và nhận thấy nhiều ca viên không thấy sướng tai hay thoải mái cho lắm khi hát những bài có một số chỗ vần tiếng Việt bị lớ lớ.
Cha giải thích câu văn đó phần lớn đúng ý con, nhưng con muốn nói thêm ý nghĩa của câu đó ở đây là Chúa yêu con khi con còn ở trong bụng mẹ và bụng mẹ được ví như cái nôi tình yêu vậy, vì thế mới có câu: "Yêu con khi còn trong lòng tình yêu mẫu thân". Cùng lòng người mẹ là cái nôi tình yêu bao la để cưu mang con.
Không biết cha và các anh chị có đồng ý với con không nhỉ? Còn về luật cân phương thì khi con viết hoặc nói chung sau này con viết cũng có ý thức sáng tác cố gắng giữ theo luật cân phương, nhưng bài này con chủ đích dùng hai đoạn ngắn một mỗi dòng nhạc có hai câu, chứ con không có tính theo một câu theo dấu trắng.
Hơn nữa con có để ý một số tác phẩm thánh ca của những tên tuổi lơn cũng không tránh được định luật này vì con khi sáng tác cũng dùng tai nghe nhiều nữa. Sáng tác một cách rất tự nhiên không gò bò. Đôi lúc luật làm mình bị cưỡng ép hay bài hát bị mất nét tự nhiên.
Không chỉ nhạc đạo mà nhạc đời cũng thế, luật vẫn là luật, thế nhưng có biết bao nhiêu bài hát nhất là thể Bolero được viết theo 5 câu ở TK: Thí dụ bài Nỗi Buồn Hoa Phượng hoặc Nhớ Người Yêu và còn rất nhiều bài nữa TK chỉ dùng 5 câu thế mà sao nghe vẫn hay và có hồn. Vậy luật làm chủ mình hay mình làm chủ luật?
|
|
|
Cuongmm
Others
106 Posts |
Posted - 11/29/03 : 16:02
|
Ðúng vậy, chữ "là lòng" hát với hai nốt nhạc đó thì nghe ra là là long thật . Ðượi cái này thì mất cái kia . Ngôn ngữ Việt Nam là loại tone nên nó khó hơn khi viết nhạc . Ngôn ngữ Việt khi nói lên đã mang tính âm nhạc rồi . Hát là cường điệu hóa lên đó mà ... Nghe mấy bài của cha Huyền Linh sẽ thấy dễ như đọc vậy ... Luật cân phương trong âm nhạc, luật chấm câu trong ngôn ngữ, etc... là kết quả của những kinh nghiệm trong sáng tác nghệ thuật . Người ta thấy có một số mẫu nào đó làm tai người nghe cảm thấy dễ chịu và thích cho hai tai và cả cái nhịp đập của tim hay toàn thể con người mình. Nhưng dĩ nhiên không nên gò bó quá ... sẽ trở nên nhàm chán . Những ngoại lệ nhiều khi lại là một điểm son trong sáng tạo ... Nhưng nếu không có luật lệ nào thì tai mình nghe không được vì không đoán trước được là nó sẽ như thế nào ... Nghe xong một baì sẽ mệt lắm . Thế cho nên phải thử nghiệm luôn luôn để tìm ra cái mới cũng như sử dụng những cái cũ theo một cách mới ... Nhớ sáng tác nhiều đấy nhé ! Ðợi những sáng mới của Huỳnh ... Mến, Cường, mm
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 11/30/03 : 03:46
|
Cha nói đúng trong trường hợp này được cái này thì lại bị mất cái kia. Tiếng Việt thật phong phú quá đi.
Cám ơn cha đã khích lệ con hãy sáng tác nhiều! Con sẽ cố gắng hết mình.
Một lần nữa thành thật cám ơn ý kiến của cha và các anh.
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 12/02/03 : 12:02
|
Thêm một lần nữa một nhạc phẩm mới được ra đời nhân trong tâm tình đón Chúa giáng trần. Xin gửi quý cha và các anh chị nhạc phẩm mới nóng hổi này với tâm tình xin được đón nhận những ý kiến xây dựng để nhạc phẩm được hoàn hảo hơn.
Edited by - nam on 12/03/2003 07:22:26 |
|
|
Phuong
Soprano
4 Posts |
Posted - 12/02/03 : 17:26
|
WOW chú Nam sáng tác "chiến" qúa, hehehhe, chỉ có điều là các lời ca chú dùng hơi "quái lạ" giống như chú HoangHung nói. ".. nơi hang máng cỏ" hay là "cho người ngay tâm".. nghe giống các đồng chí bộ đội nói chuyện. hihihi.
Phuong |
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 12/03/03 : 07:32
|
Hihihihihi cám ơn bạn Phương đã cho nhận xét, vậy thì lần tới cứ thấy bài hát nào dùng từ quái lạ thì biết ngay là của Nam heng ekekkekkee.. nói chơi vui chứ lúc đầu dùng câu: Đêm nay nơi hang máng cỏ thì tự Năm cũng thấy có gì đó không ổn, nhưng bao giờ cũng vậy bài hát Nam sáng tác cũng phải mất thời gian để thử thách và chỉnh đốn. Nam phải hát đi hát lại nhiều lần để xem cho nào chưa vừa ý để sửa chữa theo thời gian. Nam cũng mới sửa lại câu đầu thay vì: Đêm nay nơi hang máng cỏ thì sửa lại là: Đêm nay xem nơi máng cỏ, một Hài Nhi giáng sinh cho đời. Không biết bạn Phương nghe vừa ý chưa nhỉ? kekekeke.... Còn chữ "ngay tâm" thì có thể đối với bạn Phương thì lạ tai chăng? Chứ Nam thấy vẫn có người dùng mà bởi vì đây là danh từ ghép bởi 4 chữ "ngay thẳng và tâm hồn" hiểu theo nghĩa là Chúa sẽ đem an bình cho những tâm hồn ngay thẳng. Nếu nói về danh từ ghép thì bạn Phương để ý trong những bài hát của cha Kim Long sẽ bắt gặp rất nhiều những danh từ ghép còn lạ lùng hơn của Nam dùng nhiều á hihihihi.....
Hài Nhi Giáng Sinh
|
|
|
Cuongmm
Others
106 Posts |
Posted - 12/03/03 : 14:40
|
Nếu hai chữ "ngay tâm" là từ bốn chữ "tâm hồn ngay thẳng" ghép lại thì nên đọc là "tâm ngay" có lẽ nghe mới xuôi tai hơn chăng ? Người ngay tâm thì không có nghĩa hoặc quá tối nghĩa ! ACE nào giỏi văn phạm xin góp ý kiến để tôi cũng được học hỏi thêm nhé ! Vì mình nghĩ trong tiếng Việt nếu ghép một danh từ và một tĩnh từ thì tĩnh từ luôn đi sau danh từ để cho thông tin cần thiết về danh từ đi trước nó . Ở trường hợp này mình nghĩ chữ tâm là danh từ và chữ ngay là tĩnh từ để cho ta biết cái tâm như thế nào . Ở đây là tâm ngay thẳng, không phải tâm gian tà . Trong tiếng Tầu và Anh thì tiếng bổ nghĩa đi trước tiếng mà nó bổ nghĩa cho . Ví dụ, bạch cung, white house... còn tiếng Việt thuần túy thì nói là nhà trắng, không ai gọi là trắng nhà cả . Không biết mình giải thích như vậy nghe có hợp lý không nhỉ ? Cường, mm
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 12/03/03 : 20:01
|
Xin góp ý vào vấn đề "ngay tâm".
Trong một câu tiếng Việt, các chữ Hán chen lẫn chữ Việt rất thường xuyên. Thế nhưng có một nguyên tắc mà chỉ cần kinh nghiệm chút xíu là thấy ngay: Khi dùng một chữ kép, người ta không chen lẫn Hán với Việt; đã Hán là Hán hết, Việt là Việt hết.
Vì thế, người ta nói hoặc toàn Hán, "thiện tâm", "chính tâm", "hảo tâm", hoặc toàn Việt, "lòng tốt", "lòng ngay", "lòng đẹp" (chữ kép này ít thấy). "Ngay tâm" hay "tâm ngay" đều là chữ kép dùng lẫn lộn Hán Việt với nhau, nên tránh.
Chữ đúng là "chính tâm" hay "thiện tâm", nhưng vì hai nốt nhạc bằng nhau, có thể dùng chữ "thanh tâm" (lòng trong sạch), tuy hiếm thấy dùng trong thánh nhạc, nhưng bảo đảm là không sai ý và cách dùng. Tác giả bài hát có thích hay không thì lại là một chuyện khác.
|
|
|
DoniSJ
CT/NC
310 Posts |
Posted - 12/04/03 : 01:28
|
Anh Nam
Nhạc Trịnh Công Sơn nổi tiếng là nhờ nhạc đơn giản nhưng lời thì thâm thuý, cấu trúc văn phạm không giống ai , ví dụ bài "Quỳnh Hương" có câu " Em mang cho ta một chút tình, miệng cười khúc khích trên lưng " ... Lúc đầu Doni chỉ nghe qua vậy thôi nhưng nghe kỹ lại lúc tác giả giải thích : "miệng cười khúc khích trên lưng" có nghĩa là cô gái kề lên vai chàng cười khúc khích trên lưng anh ....hiểu được như vậy tự nhiên thấy bài hát đó hay ra thêm .
Sáng tác bài hát, lời nhạc đôi lúc người hát không hiểu người sáng tác muốn nói gì vì có lẽ tác giả muốn mỗi người nghe cảm nhận bằng chính cá nhân tâm tính của mỗi người, cái đó gọi là độc chiêu như nhạc sĩ Trịnh Cộng Sơn và người ta gọi đó là "original" .
Chúc anh Nam cho ra lò nhiều "original " nữa ...:-)
Doni
God Bless You |
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 12/04/03 : 04:30
|
Cám ơn cha cũng như các anh đã bỏ thời gian ra chia sẻ những điều quý báu cho Nam.
Trước tiên con xin trả lời về chia sẻ của cha Cường như sau:
- Theo như cha nói nếu dùng danh từ ghép vậy thì thường tính từ đi đằng sau danh từ. Nhưng con có một thí dụ mà tính từ được dùng ở đằng trước mà danh từ ghép này con nghĩ chắc cũng không lại gì đối với mọi người chúng ta đó là: "cường quốc" theo con hiểu muốn nói là một quốc gia rất mạnh về mọi mặt. Chữ "cường" là tính từ rõ ràng để diễn tả cho chữ quốc gia mà.
- Còn sang vấn đề của anh TĐP thì thú thật thế hệ em sau này không có thông thạo hay nói đúng hơn không còn học chữ Hán nữa nên không biết. Nhưng theo sự hiểu biết của em thì riêng hai chữ "ngay" và "tâm" thì là những chữ thường dùng trong ngôn ngữ Việt Nam mình mà nên em không hiểu tại sao không được ghép hai chữ ngay tâm lại với nhau. Anh cũng nói thêm là không được ghép nửa Việt nửa Hán??? Vì em thấy phần lớn nhiều chữ tiếng Việt mình cũng được dịch ra từ tiếng Hán và tiếng Nôm. Theo em khi đọc lên hai chư "ngay tâm" em thấy thuận tai hơn là "tâm ngay". Anh có gợi ý hai chữ mà em thấy cũng có thể thay thế vào được là "thanh tâm" và có nghĩa là có một tâm hồn trong trắng.
Thường hai chữ này thường hay đi với câu: "thanh tâm ô dục". Anh cũng có nói thêm là tuy hai chữ này khác nghĩa nhau đó, nhưng để em thử nghiên cứu thêm và hai chữ ngay tâm xem sao nếu mà không được nữa thì chắc đành dùng hai chữ thanh tâm cũng được không sao cả. Vì em muốn dùng 2 chữ "ngay tâm" muốn nói đến vấn đề luân lý nhiều hơn, còn 2 chữ "thanh tâm" thì diễn tả tâm hồn một người đó ra sao và thế nào. Vì trong 2 chữ ngay tâm muốn nói rằng Chúa đem an bình cho những ai có tâm hồn ngay chính sống thẳng ngay theo đường lối của Chúa.
- Vần đề cuối cùng anh DoniSJ chia sẻ với Nam thì quả điều đó rất đúng. Nét nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất đơn sơ giản dị nhưng ngôn ngữ thì rất khác lạ và đượm ý nghĩa triết lý rất nhiều nên lời ca rất phong phú, bóng bảy, mượt mà và trừu tượng. Có lần Nam được đọc một nhà báo nhận xét về cách dùng ngôn ngữ của nhạc sĩ TCS viết rằng: "Nhạc sĩ TCS là một phù thủy ngôn ngữ".
Một điểm nữa mà Nam rất đống ý với anh DoniSJ đó là mỗi tác giả có một nét độc đáo dùng từ riêng và có một ẩn ý khi sử dụng từ ngữ trong bài ca.
Nam thì còn rất trẻ hơn nữa rời quê hương lúc còn 12 tuổi nên không có thông thạo tiếng Việt cho lắm nên còn nhiều vụng về trong cung cách sử dụng từ ngữ trong các ca khúc vì thế mới post lên đây để chia sẻ hầu mong quý cha và các anh chị góp ý dùm Nam để học hỏi thêm và trau dồi theo thời gian. Mỗi một dịp được nhận những góp ý về bài hát thì Nam lại có dịp đi tìm tòi và học hỏi thêm và đào sâu thêm vào vấn đề chuyên môn.
Một lần nữa cám ơn quý cha và các anh đã cho con/em ý kiến xây dựng nha!
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 12/04/03 : 06:41
|
Xin trả lời ngắn gọn cho Nam trước khi đi làm.
Nam nên đọc kỹ ý kiến của mọi ngườị Cha Cường đã có ý nói rất rõ ràng là nếu chữ kép toàn là chữ Việt thì tĩnh từ đi sau danh từ (nhà trắng), còn nếu toàn là chữ Hán thì tĩnh từ đi trước (bạch cung). Vấn đề là mình cần có kinh nghiệm với tiếng Việt để nhận ra đâu là chữ Hán, đâu là chữ Việt.
Nam cần phân biệt giữa "chữ kép" và "sự ghép chữ" trong một câu văn. Chữ kép thường là sự phối hợp 2, 3, 4, ... chữ đơn lại thành một đơn vị để tạo nên một ý nghĩa riêng. Ví dụ "thanh" nghĩa là trong sạch, "tâm" nghĩa là trái tim, nhưng khi hai chữ đi với nhau thì "trái tim trong sạch" chỉ còn là nghĩa đen, mà nghĩa chính là "ngay lành". Khi dùng chữ kép (compound word), mình cần giữ toàn chữ Hán hay toàn chữ Việt. Tôi cũng đã nói rất rõ điều này trong thư trước.
Còn khi ghép chữ theo văn phạm để làm thành một nhóm chữ (phrase) hay thành một mệnh đề (clause) hay một câu (sentence), mình có thể trộn lẫn Hán và Việt là chuyện dĩ nhiên (và không tránh được), ví dụ "người / thiện tâm" hay "bình an / dưới / thế".
Các anh em lớn tuổi như anh Đỗ Vy Hạ, cha Cường, hay tôi có cái lợi là thời nhỏ thấy được các chữ kép có dấu gạch nối, như thiện-tâm, lơ-lửng,... nên lúc lớn dễ phân biệt các chữ kép hơn các bạn trẻ. Chẳng qua đó là vấn đề kinh nghiệm mà thôi.
Đi tìm được những cái original, độc sáng, là chuyện tốt, ai làm nghệ thuật cũng muốn. Nhưng tốt hơn nữa là phân biệt được sự độc sáng nào hay, sự độc sáng nào dở.
|
|
|
Phuong
Soprano
4 Posts |
Posted - 12/04/03 : 07:15
|
Trong bài Khúc Hát Tạ Ơn của chú Nam có post trong catruong.com cũng có câu nghe buồn cười là: "Chúa dắt con đi trong thánh đường..." Cháu nghĩ "đi trên đường đời" hay "đi trong cuộc đời" thì nghe có lý hơn phải không ?
Phuong |
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 12/04/03 : 13:39
|
Anh TĐP mến!
Không biết có hiểu lầm ý em không, nhưng trong vấn đề bàn về từ ngữ em không hề đề cập đến từ kép gì cả, nhưng em chỉ muốn nhấn mạnh là "danh từ ghép" mà thôi. Ví dụ 4 từ được ghép lại còn 2 từ chẳng hạn vậy chứ không bàn đến việc từ kép gì cả.
Nếu anh cho rằng hai từ ngữ "ngay tâm" em ghép lại không được thì ngay chính trong mail anh trả lời mới nhất của anh cho em thì ở phần cuối anh có dùng danh từ ghép mà em cũng không thấy trong tự điển và cũng chưa nghe bao giờ đó là từ "độc sáng". Đọc qua thì hiểu ý anh muốn nói là những sác tác độc đáo, như thế cũng tiện đây trở lại vấn đề của cha Cường là nếu danh từ ghép vậy thì ngay trong chính hai từ anh Phước dùng thì tính từ là chữ độc đáo cũng đi trước chữ sáng tác???
Một số từ theo Nam thấy có thể bắt buộc phải dùng theo đúng trật tự như thí dụ cha Cường đưa ra là nhà trắng chẳng hạn - hoặc chữ "thiên tai" mà đảo lại là "tai thiên" thì hẳn là không ổn rồi. Còn vì dụ điển hình bài Chuông Đổ Noel của anh TDP có đảo ngược chữ "âm thanh" lại thành thanh âm như thế có bị trục trặc gì không chăng? Theo cá nhân thì em thấy âm thanh và thanh âm đảo qua đảo lại cũng đồng nghĩa không có gì khác với nhà trắng và thiên tai. Như thế ngay tâm và tâm ngay cũng đâu khác gì chữ âm thanh?
Để trả lời cho cho bạn Phương thì trước hết Nam xin cám ơn bạn đã nhắc đến nhạc phẩm Khúc Hát Tạ Ơn heng! Nhưng bạn chắc cũng hiểu là trước khi nhạc phẩm xuất hiện trong website này thì Nam cũng đã phải xin chuẩn nhận từ những vị có thẩm quyền về thánh nhạc. Chứ đâu phải đưa lên khơi khơi đâu nè??? Có thể là bạn chưa xem qua kỹ chủ đề của bài hát chăng? Vì bài nài viết về tận hiến thì ý nghĩa của câu: "Chúa dắt con đi trong thánh đường" là mình đang tiến lên bàn thờ để tận hiến cuộc đời cho Chúa và Chúa ngay từ giây phút đó sẽ đồng hành và dìu dắt mình trong giây phút linh thiêng đó. Đôi lúc không thể nào hiểu một nghĩa đơn giản hay nghĩa đen trực tiếp như bạn đưa ra được đâu, vì nghĩa bạn ví dụ là muốn nói cho mọi người thường chúng ta được Chúa dẫn dắt trong cuộc đời, còn đây Nam muốn nói trường hợp đặc biệt hơn. Như nhạc sĩ Phanxicô có lần chia sẻ với Nam là khi đặt lời ca cần áp dụng tứ thơ có nghĩa là gợi hình thì sẽ làm phong phú dòng văn hơn. Bạn nên biết khi sáng tác văn hay nhạc thì lời thơ và lời ca nếu chứa đựng tứ thơ hay dùng những kỹ thuật như tượng thanh và tượng hình thì sẽ làm tác phẩm hay hơn.
Có lần bạn nhận xét Nam dùng từ ngữ "ngay tâm" giống mấy chú bộ đội làm Nam đọc qua cũng méc cười vì thấy dí dỏm hihihihi... và Nam cũng gợi ý cho bạn là cha Kim Long thường hay dùng nhiều danh từ ghép rất lạ và khác thường lắm. Nhân đây đang bàn thảo về từ ngữ thì Nam xin mạn phép trích ra một số từ có thể là nghe lạ tai với bạn Phương nha: 1. Thập tự chốn "tế sinh". (Ai Suy Thấu) 2. Phúc cho ai "khiêm ái" nhân hiền. (Phúc Cho Ai) 3. Lời Người ban "thạch khôi" cũng hòa tan. (Giia Liêm Hỡi).
Đó chỉ là một số thí dụ nhỏ thôi chứ còn nhiều lắm mà chỉ đưa vài thí dụ điển hình mà thôi.
Mến, Nam
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 12/04/03 : 23:42
|
Nam mến,
"Chữ kép" với "từ ghép" cũng cùng một ý, nhưng tôi thích dùng "chữ kép", là kết quả của "vài chữ hợp thành một chữ", để phân biệt với việc "ghép chữ thành câu" như đã nói trong thư trước. Vậy Nam yên chí, tôi vẫn hiểu rõ Nam đang làm gì, nói gì, và không những thế còn có thể giải thích nhiều điều xây dựng cho Nam nữa.
Thứ nhất là việc nhận ra những chữ Hán nằm đầy rẫy trong ngôn ngữ Việt. Chữ Hán, hay gọi tên cho đầy đủ là chữ Hán Việt, là những chữ Việt phát nguồn từ chữ Tầu do hoàn cảnh lịch sử của đất nước mình bị người Tầu đô hộ và tìm cách đồng hoá (mà không xong). Lấy ngay cái ví dụ Nam đã đưa ra, "cường quốc" chính là một chữ kép gồm hai chữ Hán "cường" nghĩa là mạnh và "quốc" nghĩa là nước. Theo nguyên tắc của chữ kép Hán Việt, tĩnh từ "cường" đi trước "quốc" là phải rồi, tức là đúng với lời cha Cường đã nói. Thế nhưng Nam lại đã đưa chữ kép này ra để vặn lại cha Cường, khiến người đọc nhận thấy rằng có vẻ Nam không biết phân biệt chữ Hán Việt với chữ Việt thuần tuý. Không biết phân biệt cũng chẳng phải điều đáng trách, vì Nam đã nhận là Nam rời quê hương khi còn trẻ, nhưng nếu thế thì hãy đặt câu hỏi để biết thêm, hơn là lý luận để bắt bẻ.
Thứ hai, sau khi hiểu chữ Hán là gì rồi, Nam xem kỹ lại chữ kép "ngay tâm" mà Nam tạo ra bằng cách rút từ nhóm chữ "tâm hồn ngay thẳng" thì sẽ thấy rằng "tâm" là chữ Hán Việt nghĩa là trái tim, tấm lòng, mà "ngay" hay "ngay thẳng" là chữ Việt thuần tuý. Dân Việt Nam cũng làm chuyện ghép chữ tương tự như vậy để tạo thành biết bao chữ kép trong ngôn ngữ, ví dụ "kinh tế" là do "kinh bang tế thế" mà ra, nhưng người ta không lấy chữ Việt thuần tuý đem ghép vào chữ Hán Việt, nghe kỳ lắm (bởi thế mà anh bạn Phương mới bật cười).
Thứ ba, xin giải thích vài chữ mà Nam trích ra từ thư hay bài hát của tôi cũng để hỏi vặn lại. Chữ kép "độc sáng" gồm hai chữ Hán kết lại: "độc" là chỉ có một và "sáng" là bắt đầu, vậy "độc sáng" là chữ tương đương với "original" mà bạn Doni đã dùng (cũng xin nói thêm là tôi không sáng chế ra chữ này mà nó đã được dùng trong sách cha Tiến Dũng, nhạc sỹ Tiến Linh, cũng như vài nhạc sỹ ở Việt Nam).
Còn chữ "thanh âm" trong bài hát Chuông Đổ Nô-en, Nam cũng hỏi tại sao nói ngược lại là "âm thanh" nghe cũng được. Xin trả lời Nam rằng trong chữ kép Hán Việt này, chúng ta không có tĩnh từ + danh từ như các chữ kia, mà là danh từ + danh từ ("thanh" và "âm" nói chung là tiếng, nên nói theo thứ tự nào cũng được). Một điểm nữa, câu thơ trích từ cha Xuân Ly Băng "thanh ÂM như bão lớn" đặt như vậy nghe vang dội hơn là "âm THANH như bão lớn".
Thứ tư, các chữ kép mà Nam trích từ lời cha Kim Long và cho là lạ tai, nhằm biện hộ cho cách dùng chữ lạ tai của Nam, thật ra rất đúng nghĩa (chỉ riêng chữ thạch khôi nhờ Nam xem lại hộ). Nhưng điều đáng nói ở đây là dù cho những chữ kép - từ ghép - đó có khó hiểu hay lạ tai đối với Nam dến đâu chăng nữa, các chữ đó vẫn tuân theo nguyên tắc Hán đi với Hán, chứ không có nửa Hán nửa Việt.
TĐP
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 12/05/03 : 04:28
|
Anh TĐP mến!
Anh nói em sao lại vặn lại lý cha Cường thì em xin nói ở đây là không phải chúng ta đang thảo luận về từ ngữ saỏ Nếu là thảo luận thì tại sao không được lý luận và đi tìm những dẫn chứng cụ thể để xem những gì mọi người chúng ta đưa ra có đúng hay đó chỉ là chung chung mà thôỉ
Càng lúc em càng thấy vấn đề căng thẳng thêm và chắc có lẽ xin tạm để một thời gian tìm hiểu thêm và nghiên cứu thêm về lãnh vực từ ngữ nàỵ
Thú thật với anh đôi lúc đọc những lời ca của cha Kim Long em không hiểu và tra tự điển cũng không có những từ đó, và ngay chính cả từ độc sáng của anh dùng mà anh nói trong sách cha Tiến Dũng, Tiến Linh v.v... có sử dụng thì có lần được sang London chơi và tình cờ cũng là dịp cha Đỗ Xuân Quế qua đó thăm người thân thì ngài có chia sẻ là những từ ghep/từ kép đó trong ngôn ngữ học không có thì không được dùng - thế thì sao có nhiều tác giả hay một số người Việt mình viết văn viết báo vẫn dùng những kiểu từ như vậy ầm ầm? Khi bắt gặp những kiểu từ như vậy thì tự mình hiểu là nói được ghép lại bởi một số từ và khi được ghép lại nghe cô đọng hơn và súc tích hơn là để dài dòng khi đặt nhạc sẽ gặp nhiều vấn đề hơn nữạ
Ý em muốn nói ở đây là không phải nhất thiết những từ mình dùng nghe quái lạ như vậy mà phải có trong tự điển để tất cả mọi người được hiểụ Em ví dụ từ ghép của cha KL mà em co nêu ví dụ trên là: "khiêm ái" tự hiểu ngầm là khiêm nhường và bác áị Như thế nếu cứ phải có trong tự điển thì như vậy ngôn ngữ cứ đứng chết một chỗ không có phong phú phát triển được? Còn anh nói khi ghép từ lại thì Hán đi với Hán hoặc Việt đi với Việt thì em không biết nguyên tắc này có ở đâu, nhưng em thấy luật đôi lúc cũng tương đối thôi chứ không có cứng nhắc được hoàn toàn. Đôi lúc cũng cần du di vì luật cũng có luật trừ cơ mà???
Hôm qua em post ví dụ từ cuối cùng của bài hát cha KL "thạch khôi" thì thiếu dấu sắc. Đúng là "thạch khối" theo em hiểu là một khối đá lớn. Còn nhiều từ ngài ghép lại lắm mà em tìm trong tự điển cũng không có nên phải tự hiểu ngầm và ghép chữ lại mới hiểu được mà thôi.
Thôi thì vấn đề em nghĩ cũng đã bàn đủ và cũng không nên dông dài chi nữạ Một lần nữa xin cám ơn cha Cường và các anh đã không ngần ngại chia sẻ với em để em có dịp học hỏi và mở tầm nhìn hơn.
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 12/05/03 : 05:30
|
Nam mến,
Tôi không có ý nói là mình không được lý luận hay dẫn chứng trong khi thảo luận, mà có ý nói là mình cần nắm vững vấn đề một cách tối thiểu trước khi lý luận. Nếu không, việc trao đổi ý kiến sẽ đưa đến ít nhất một trong hai kết quả: người đối thoại không dám nói gì thêm nữa, vì muốn nói thêm sẽ phải dài dòng giải thích rất nhiều điều (cha Cường nghĩ sao ?); hoặc người đối thoại cố gắng tìm cách giải thích với tinh thần xây dựng, nhưng lại bị cho là gây nên sự căng thẳng.
Thật ra, sự căng thẳng cũng không phải là điều không tốt; đã thảo luận là sẽ có những lúc căng thẳng, nhưng điểm quan trọng là chúng ta có tập được tinh thần bình thản, lắng nghe, phục thiện hay không.
Tôi cũng không giải thích gì thêm về đề tài này, nhưng để Nam tự nghiên cứu, tìm hiểu lấy, vì ngôn ngữ dễ mà khó lắm, nhiều khi chỉ có kinh nghiệm, sự quan sát mới chỉ dẫn được cho mình hiểu nên làm gì.
Chúc Nam nhiều thành công.
|
|
|
HoangHung
NC/CT
1237 Posts |
Posted - 12/05/03 : 07:07
|
Qua những chia sẻ của anh Phước và các anh em, em đã học hỏi được rất nhiều. Rất cám ơn!
|
|
|
Cuongmm
Others
106 Posts |
Posted - 12/10/03 : 13:14
|
Mới đi xa về thấy anh chị em bàn thảo đang vui vẻ và sôi nổi như thế sao lại ngưng, uổng quá ! Cám ơn anh Phước cho tôi nhớ lại những gì mình đã quên và cũng nhớ lại 5 năm làm việc bên Ðài Loan nói tiếng Tầu (Phổ thông) hàng ngày nhưng lại vô tâm chẳng nghĩ đến văn phạm gì cả . Ðúng như anh Phước nói, ngôn ngữ của mình chịu ảnh hưởng của Tầu nhiều ...Có thể nói mình không thể nói tiếng Việt suôi chẩy nếu không dùng gốc tiếng Hán . Tôi đoán ngữ vựng của mình có đến một nửa là gốc Hán mất rồi ... Nhưng đó không phải là điều xấu đâu mà trái lại nhờ đó tiếng Việt của mình giầu thêm .Ví dụ: Mình đặt tên cho con là Thủy chứ không gọi là Nước; là Sơn chứ ít khi là Núi; là Giang, Hà chứ ít khi là Sông; là Hải chứ ít khi là Biển, v.v... Ngay khi sau 75 nhà nước muốn dùng thuần tiếng Việt nhưng cũng không tránh được tiếng Hán . Chẳng hạn Hội Hồng Thập Tự được đổi thành Hội Chữ Thập Ðỏ . Nhưng chữ Hội và chữ Thập là gốc Hán mất rồi, hihihi... Vài hàng chia sẻ để anh chị em thư dãn tâm hồn, bớt căng thẳng để chúng ta tiếp tục thảo luận về chữ nghĩa hầu học nơi nhau nhiều điều mới lạ .... Rất mong! Cường, mm
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 12/10/03 : 21:57
|
Cha Cường kính mến,
Cuộc vui đâu có ngưng, thưa cha. Một phần cũng là vì đang chờ cha lên tiếng đấy chứ.
Chữ "Hội Chữ Thập Ðỏ", dịch từ "Hội Hồng Thập Tự", lẽ ra phải để người dịch nào đó giải thích thì mới đúng, nhưng biết người đó là ai, nên con xin thử giải thích theo sự suy nghĩ riêng của mình vậy.
Trước hết là chữ "hội". Ðây là một trong số các chữ trong tiếng Việt vừa là Hán lại vừa là Việt. Ví dụ khi ta nói "hội viên" thì đó là chữ Hán, nhưng khi nói "ghi tên để xin vào hội" thì đó lại là chữ Viêt. Nhiều chữ tương tự là: dịch, cảm, hùng, thuật, nghĩa, hoà, hợp, nhàn, kiếm, chính,... đều có thể dùng vừa như Hán vừa như Việt tuỳ trường hợp. Thêm nữa, nếu cố tìm chữ Việt để dịch, đôi khi có vẻ không hợp. Ví dụ dịch "hội" là "nhóm" thì lại nghe có vẻ nhỏ nhoi và không chính thức cho lắm. Do đó khi nói "Hội Hồng Thập Tự" hay "Hồng Thập Tự Hội" (nghe có vẻ kiếm hiệp quá nhỉ) thì đó là chữ "hội" Hán, nhưng khi nói "Hội Chữ Thập Ðỏ" thì đó là chữ "hội" Việt.
Tiếp đến là chữ "chữ thập", dịch từ chữ "thập tự". Ðây lại là trường hợp hơi khác: chữ "thập" ở đây được để nguyên, không dịch, là vì nó là tên của một cái ký hiệu (+), dĩ nhiên phát nguồn từ tiếng và chữ Tầu. Cứ tưởng tượng chúng ta dịch "thập tự" ra thành "chữ mười", ý nghĩa sẽ bị lạc và mất đi biết bao nhiêu.
Ngoài lý lẽ này có lý lẽ khác là vậy. Và cũng vì thế, tiếng Việt biến hoá kỳ ảo, dễ mà khó.
|
|
|
Cuongmm
Others
106 Posts |
Posted - 12/11/03 : 16:28
|
Trong cuốn Văn Phạm và Ngôn Ngữ Việt Nam của Tu Dinh và Vo Cao có phần bàn về cấu trúc của tiếng Viêt. Xin trích như sau: Cấu trúc của tiếng ghép gồm (1) Cấu trúc chịu ảnh hưởng Hán Việt và (2) cấu trúc của Tiếng Việt thuần . 1. Chữ Hán : chữ có nghĩa phụ đứng trước chữ có nghĩa chính (chữ nghĩa phụ + chữ nghĩa chính). ví dụ : chữ ghép / chữ phụ / chữ chính Nguyên tử / nguyên/ tử nguyên tử lực/ nguyên tử/ lực phát ngôn viên/ phát ngôn/ viên (người) quốc vụ khanh/ quốc vụ/ khanh phổ thông đầu phiếu/ phổ thông/ đầu phiếu
2. Tiếng Việt thuần: Ngược lại với cấu trúc tiếng Hán . Chữ có nghĩa phụ đứng sau chữ có nghĩa chính . (chữ nghĩa phụ + chữ nghĩa chính).
chữ ghép / chữ chính / chữ phụ thuốc tiên / thuốc / tiên thuốc bổ gan / thuốc / bổ gan người đọc / người / đọc nhà chọc trời / nhà / chọc trời mì ăn liền / mì / ăn liền
Vì người Việt dùng cùng một lúc hai thứ tiếng (Việt thuần và Hán Việt)nên ngôn ngữ Việt Nam phải theo hai nguyên tắc ghép chữ :Hoặc dùng toàn tiếng Hán thì ghép chữ theo cấu trúc của tiếng Hán; hoặc dùng toàn tiếng Việt thuần thì ghép chữ theo cấu trúc tiếng Việt thuần .(Cái này anh Phước có chia sẻ rồi). Vì vậy, theo nguyên tắc chặt chẽ người ta không thể ghép lẫn lộn tiếng Hán với tiếng Việt thuần . Ví dụ : Không thể nói / phải nói / có thể nói bác sĩ gái / nữ bác sĩ / thầy thuốc gái chiến sĩ gái / nữ chiến sĩ / lính gái luật sư gái / nữ luật sư / thầy kiện gái thủ tướng gái / nữ thủ tướng / bà thủ tướng .........
Sẽ trích thêm nếu ACE thấy nó giúp ích chút nào cho việc hiểu biết thêm về cấu trúc của ngôn ngữ Việt Nam mình . TB: ACE thấy thế nào về đề nghị của tác giả ở phần "có thể nói" trích ở trên . Ngoài "bà thủ tướng" ra, mình thấy 3 câu ở trên có hợp lý nhưng nghe không quen tai lắm, phải không ? Ngôn ngữ là ước định của con người với nhau nên nếu ta dùng riết thì rồi nó cũng quen tai chăng ? Mến, cường, mm
|
|
|
HoangHung
NC/CT
1237 Posts |
Posted - 12/11/03 : 19:49
|
Hồi ở Việt Nam, con hay gọi các nữ đồng chí là "đồng chí mái" không biết có đúng không cha ? hihihihii
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 12/12/03 : 07:51
|
Cám ơn những chia sẻ của cha thật hữu ích cho con mở mang kiến thức về tiếng Việt hơn. Anh Hùng có máu hài hước nhỉ? Có những giây phút thoải mái vậy rất là bổ ích cho tinh thần và được những liều thuốc này chắc em được trẻ thêm vài tuổi đó anh Hùng ơi!
Tiện đây xin chia sẻ đến quý cha và các anh chị một tác phẩm giáng sinh mới được ra lò xin quý cha và các anh chị cho ý kiến sửa đổi.
Đêm Hồng Phúc PDF Đêm Hồng Phúc MIDI
|
|
|
Cuongmm
Others
106 Posts |
Posted - 12/12/03 : 12:29
|
Anh Hoàng Hùng ơi ! Tôi cũng quen miệng hay gọi họ là bộ đội cái . Mà đố ACE biết Tầu họ gọi trường quân sự West Point là gì đấy ? Họ gọi là "Tây Ðiểm" ... Rất sát nghĩa của chữ West Point. Chữ Hán có cái bất tiện là không có những âm tương ứng để gọi các tên riêng của các ngôn ngữ khác nên họ phải cho một cái tên nào đó .Có khi có âm tương đương . Có khi thì bịa một cái tên không dính dáng gì đến cái gốc của ngôn ngữ đó cả . Như Cựu Kim Sơn (San Francisco), Hoa Thinh Ðốn (Washington) Ba Lê (Paris), Nữu Ước (New York) v.v... Còn cái đội banh Lakers ở Los Angeles thì họ dịch là Hồ Nhân ... Nghe kêu không??? hahaha... Cường,mm
|
|
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 12/14/03 : 04:25
|
Nam thân mến
Mặc dù hơi trễ nhưng hy vọng sang năm mình sẽ giới thiệu bài Hài Nhi Giáng Sinh đến ca đoàn của mình tại vùng Virginia USA. Có một điểm mình nghĩ là nó không đúng lắm là câu "người người vui". Trên thực tế thì Chúa ra đời trong khó nghèo và chẳng ai biết cả. Ngay cả các mục đồng nếu không có thiên thần đánh thức thì họ cũng chẳng biết mô tê gì cả. Do đó nếu chúng ta nói như vậy e là nói hơi quá. Còn lại thì mình rất thích bài hát này.
Bài Đêm Hồng Phúc của Nam thì mình xin có vài ý kiến sau:
1/ "Đêm đông hoang vu trời mưa tuyết giá băng lạnh căm" 2/ "Ôi đêm yêu thương trời tươi sáng" 3/ "không trung mênh mang trời tăm tối" 4/ Bầu trời yêu thương đã khai sinh trong mùa thái bình"
4 câu hát, Nam cho 4 thời tiết khác nhau. Thật sự khi hát bài này mình không tập trung tư tưởng được vì mình không biết mình đang ở trong thời tiết xấu hay tốt. Trong một email Nam có nói về vấn đề "gợi hình" trong lời ca thì đây có thể là chỗ mình nên review lại cách gợi hình của mình chăng?
"Mục đồng, ba vua đến dâng hương bái thờ kính ngài" Mình nghĩ một group nên không có trong bài hát này. Mình đề nghị không nên mention ba vua là hay hơn. Để hai group cạnh bên nhau giống như cả hai group đều dâng hương nhưng trên thực tế thì ba vua còn có các món quà khác và các mục đồng thì chẳng có quà gì cả.
Phần điệp khúc hai bè chính và bè nam đưa ra hai hình ảnh trái ngược nhau. Ở trên thì có vẻ tung hô, ca ngợi "tình yêu nở hoa tuyệt vời, người hỡi ca vang muôn đời". Tuy nhiên bên dưới thì cứ có vẻ thực tế hơn "Chúa giáng sinh cho đời giữa cảnh lầm than, Chúa xuống đời chịu lấy đau thương". Có lẽ chúng ta chỉ nên có một vai chánh với một ý chính mà thôi. Mình nghĩ phần bè nam nên sửa lại để thật sự support cho bè chính. Hơn nữa impact khi bè nam hát "giữa cảnh lầm than" và bè chính tiếp tục với "nở hoa tuyệt vời" có thể sẽ làm hiểu sai ý nghĩa bởi vì "lầm than" thì làm sao "tuyệt vời" đươc.
Last, mình rất thích nhạc Trịnh Công Sơn, tuy nhiên khi mình sáng tác thánh ca, mình không dựa vào bất cứ nhạc sĩ đời nào cả vì thánh ca của chúng ta sẽ hay hơn bất cứ đại nhạc sĩ đời bởi vì chúng ta sáng tác cho Chúa. Đó là niềm hãnh diện và một nhiệm vụ rất là khó. Bảo đảm các nhạc sĩ đời không bằng chúng ta đâu. Chúc Nam luôn vững vàng trong công cuộc làm giàu cho nền thánh ca VN. Thân.
Hãn Phạm
|
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
Posted - 12/14/03 : 12:23
|
Thành thật cám ơn những ý kiến đóng góp rất hữu ích của anh Hân Phạm và em thấy những ý kiến đó rất đúng. Em sẽ xem xét lại và chỉnh đốn lại cho hoàn chỉnh hơn heng! Rất mong được nhiều những đóng góp khác từ các anh chị để bài hát được sửa một lúc và hoàn hảo hơn.
Bài Hài Nhi Giáng Sinh em sẽ gửi cho đấng bản quyền để xin duyệt có gì em sẽ gửi lại cho anh Hân sau nha! Chứ chưa chắc version em gửi lên đây đã đúng hoàn toàn đâu anh. Nói chung có gì em sau khi xin duyệt xong sẽ gửi cho anh ngay heng!
Chân thành cám ơn anh Hân Phạm nhiều nhé!
Edited by - nam on 12/14/2003 13:06:49 |
|
|
nam
Tenore
1152 Posts |
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 12/23/03 : 14:47
|
Nam mến
Bài hát này mình rất thích nét nhạc trẻ trung của nó. Good job!
Về lời thì mình đề nghị Nam xem lại câu số 1. Nam bắt đầu bài hát với: "Kìa một hài nhi đã sinh ra trong cảnh âm thầm" Tuy nhiên ngay sau đó thì cảnh âm thầm có vẻ không còn âm thầm nữa bởi vì "tràn ngập ánh quang đêm thiêng liêng, trần hoàn hát ca vang khen Người, rộn ràng khắp nơi, triều thần mừng vui tấu lên muôn khúc ca ngợi ...." Hy vọng Nam thấy là những dữ kiện sau đó không có support cảnh âm thầm của Nam.
Mình có cảm nghĩ là bài của Nam sẽ khó chọn hát vì nếu chọn hát đêm Noel thì chuyện ba vua sẽ không make sense, còn nếu chọn hát lễ ba vua thì hơi uổng vì bài hát có nhiều vẻ đẹp khác ngoài ba vua. Mình đề nghị Nam nên thu hẹp thời gian tính của bài hát của mình một chút thì có thể sẽ dễ cho các ca đoàn xử dụng bài hát của mình. Thân.
Hãn Phạm
|
|
|
|
Topic |
|
|
|