Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C3. Sáng Tác
 Sáng Tác Mới - Mùa Vọng
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/06/04 :  04:10  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Xin post bài mới được ra lò được viết về mùa vọng trong tâm tình đang chờ đón Vua giáng trần.

Mong được góp ý nơi quý cha/sơ và các anh chị.

Attachment: Mưa Vị Công Chính PDF

stevenminhtam

CT/NC
114 Posts

Posted - 11/09/04 :  01:16  Show Profile  Email Poster Send stevenminhtam a Private Message  Reply with Quote
Nam, coi lại coi có phải trong quãng hòa âm E7 trong đoạn 'chính xuống cho trần' gian chữ trần có phải note #G không?? mình nghe hơi chói nếu không có thăng ở đây.
Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/09/04 :  02:47  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Dạ căn bản melody vẫn là nốt G thường đó anh Stevenminhtam, nhưng khi ký âm thí chú trọng đến phách mạnh là quan trọng nhất. Trong trường hợp này thì nốt G nằm ở phách nhẹ phần nhẹ vì thế không ảnh hưởng lớn cho lắm. Anh để ý nhiều bài nhạc khi được hòa âm ra đôi lúc trong trường canh là nốt G thường mà hợp âm lại dùng E7 để diễn tả một sự "mong đợi" nhưng chỉ trong phách yếu thôi chứ nếu nốt G đó mà nằm ở ngay đầu nhịp hay ở phách thứ 2 thì không được.

Go to Top of Page

hanpham

CT/NC
308 Posts

Posted - 11/09/04 :  06:54  Show Profile  Email Poster Send hanpham a Private Message  Reply with Quote
Nam mến

Từ hồi năm ngoái đến giờ mới thấy sáng tác mới của Nam.

Bài này rất là hay. Beautiful work! Tuy nhiên :(, mình đồng ý với Minh Tâm về nốt G trong hợp âm E7. Đây là con dao hai lưỡi vì hợp âm E7 PHẢI có nốt G#. Cho dù là nhịp mạnh hay yếu thì nó vẫn có đó, nhất là ô nhịp đó đã được dedicate cho hợp âm E7 thì nốt G# đã được nghe ngay từ đầu rồi. Mình có feeling là nếu tập cho ca đoàn thì hợp âm E7 sẽ làm bà con .... lạng qua nối G# ngay. Tuy nhiên để chờ xem sao. Nốt G hay G# trong phần này đều thành công cả.

Mình sẽ recommend bài này cho ca đoàn mình đang tập và sẽ cho Nam biết the impact. Again, bài này rất là hay. Thân.

Hãn Phạm



Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/09/04 :  10:06  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn những lời khích lệ của anh hanpham nha. Thật ra vì từ lúc đi học nên cũng bận rộn nhiều việc đó anh HP. Từ năm ngoái đến nay em cũng viết lai rai những vì thấy sắp chuẩn bị đến mùa vọng và có cảm hứng viết vì thế muốn post lên để cùng chia sẻ đến quý anh chị để góp ý.

Câu hỏi của anh Stevenminhtam không phải là sai vì qua đó anh chị em chúng ta mới có cơ hội để trao đổi và học hỏi thêm nhất là trong lãnh vực hiểu biết về nhạc lý - đó là điều hữu ích đúng không các anh chị.

Để trả lời tiếp ý cho câu hỏi của anh Stevenminhtam và anh HP thì em xin thưa như thế này. Âm nhạc vốn rất phong phú vì nó không ngừng ở lại một chỗ mà đa dạng lắm. Tình cờ hôm nay đi tập hát ca đoàn Tây trên trường em có bắt gặp được một bài hát Tây với âm giai D-trưởng và chơi đến khúc kia là nốt F# nhưng tác giả lại ký hợp âm G.

Sau đó về đọc anh HP viết trong diễn đàn em mới tóm gọn lại thế này: Trong âm nhạc nếu nói dựa theo căn bản nhạc lý chúng ta học qua cách cấu trúc của một hợp âm thì đúng như lời anh Stevenminhtam và anh HP đặt vấn đề, nhưng ... nếu nhìn vào nền âm nhạc quốc tế nhất là trong lãnh vực Jazz thì đặc thù của thể nhạc này là gồm nhiều nốt "blue notes" và hợp âm đối nghịch với melody. Ví dụ bài hát chơi âm giai F-trưởng và trong trường canh có nốt La thường nhưng lại chơi hợp âm Fm hoặc melody hát nốt Eb mà lại chơi hợp âm C. Như thế có thể nói rằng dựa trên nhạc lý căn bản thì anh Stevenminhtam đặt câu hỏi có lý và anh HP đặt vấn đề không sai. Những như đã nói âm nhạc vốn rất giàu cảm xúc mà người viết có thể diễn tả qua cách ký âm của mình.

Nếu dựa trên lỗ tai thì thông thường ở trường hợp này trước khi chuyển qua hợp âm Am thì trước đó dùng hợp âm E7 nghe hợp thính giác hơn là Em7 mà nếu như Nam thì một là chọn E7 -> Am hoặc Em -> Am. Nhưng trong trường hợp này trường canh đó ký hợp âm Em chưa lột hết ý vì bè chính là nốt Si va bè phụ là nốt Rê nên phải dùng tới "7" mà lỗ tai em thì lại có cảm tình với E7 -> Am hơn. Hơn nữa trước khi em ký âm chỗ đó cũng có nghĩ qua nốt G của bè chính, nhưng thông thường em đặt nặng phách mạnh phần mạnh và phách mạnh phần nhẹ nhiều hơn còn trường hợp này nống G chỉ phất qua nên đối với em không đáng quản ngại cho lắm. Cộng thêm sự tò mò về lãnh vực ký âm của Tây Phương và âm nhạc Jazz thì đây chỉ là một phần nhỏ thôi chứ chưa nói đến đôi lúc chơi một hợp âm mà trong trường canh đó không có nốt nào nằm trong hợp âm đó cả. Nói chung đây chi là bàn luận bên lề về cách ký âm mà thôi - ngoài ra cũng tùy theo thính giác và tùy từng cá nhân nhận xét vậy!

Go to Top of Page

stevenminhtam

CT/NC
114 Posts

Posted - 11/09/04 :  23:01  Show Profile  Email Poster Send stevenminhtam a Private Message  Reply with Quote
Đồng ý với Nam là âm nhạc phong phú có nhiều thể loại và cũng có nhiều ngoại lệ. Nhưng theo mình thì bản nhạc này của Nam không phải là loại nhạc Jazz hay thể loại Tây Phương nào đó cho nên khi Nam theo phưong thức của Jazz hay thể loại khác mà chỉ sài trong một đoạn hay một âm thì nó nghe không hợp lắm. Thí dụ nếu bản nhạc này mà bản chất nó theo thể Jazz thì theo mình phải chuẩn bị cho nó những giai điệu Jazz ngay từ đầu thì người nghe sẽ không bỡ ngỡ. Mình cũng rất hiểu Nam muốn có một phương cách riêng và có nhiều ngoại lệ giống nhạc Tây Phương để tỏ ý của mình trong nhạc thuật cũng như lời ca.
Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/09/04 :  23:24  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn chia sẻ của anh Steveminhtam nha! Em đồng ý với anh là bài này là thánh ca không có một chút nào là âm hưởng hai giai điệu Jazz nào cả. Nhưng ý tưởng ở đây muốn nói rằng có một số trường hợp phải giữ đúng nguyên tắc như em đã nói ở trên là nếu nốt G đó mà nằm ngay đầu nhịp hoặc phách thư 2 thì em sẽ không chọn hợp âm E7 này đâu, vì trước khi ký E7 em có đắn đó và để ý thận trọng vấn đề này và cuối cùng chính vì thấy nốt G đó nằm ở phách yếu nên em mới quyết định chọn cho trường canh đó là hợp âm E7. Như đã nói rõ ở trên là khi ký âm em dựa một phần trên nhạc lý nhưng đồng thời cũng phải đánh đi đánh lại xem nghe có hợp hay không nữa.

Ở trên em có nêu thể nhạc Jazz nhưng thật ra cũng có nhiều bài không phải là thể điệu đó nhưng cũng ký âm phá luật để muốn diễn tả và lột được ý của bài hát.

Mong được góp ý tiếp

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/10/04 :  05:00  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Nam mến,

Khi Nam đã đắn đo đặt dấu G đó vào phách yếu, trong khi hợp âm đang đi E major, điều đó chứng tỏ Nam cũng ý thức rằng dấu nhạc và hợp âm đang conflict với nhau và cần làm mờ nhạt sự xung khắc đó đi. Suy tính đó của Nam rất đúng đường lối, nhưng vấn đề hình như lại không đơn giản như vậy. Câu hỏi đặt ra là: có thật sự dấu G bị mờ nhạt đi bằng cách đặt nó vào điểm yếu đó trong ô nhịp hay không? Tôi cho là không đâu, bởi vì hơi khác với lời ca, các dấu nhạc có sự thu hút, liên hệ, đánh vào cảm quan của người nghe rất mạnh mẽ, và chính ở những chỗ đổi hợp âm, hay nói khác đi là chỗ hợp âm chuyển động, là khi bài hát lôi cuốn sự chú ý của người nghe nhiều hơn, từ cả điểm yếu sang lẫn điểm mạnh.

Nam cũng đưa ra một số dẫn chứng là nhạc sỹ Tây Phương dùng những conflicts này trong nhạc của họ. Trường hợp của họ có hơi khác, là họ dùng những dấu thêm vào hợp âm, còn trường hợp của Nam là sự xung khắc dấu bậc 3, tạo nên trưởng thứ cùng lúc (không phải là không có xẩy ra, nhưng người soạn nhạc dùng các kỹ thuật khác để làm mờ nhạt).

Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/10/04 :  06:27  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn anh TĐP tham gia góp ý kiến trao đổi và bàn luận về ký âm. Đúng như anh nói, có rất nhiều trường hợp ngoại lệ có thể làm cho sự xung khắc mờ nhạt và đối với em khi chơi hợp âm cho trường canh đó phải dùng kỹ thuật "đường tắt" để lừa người nghe ở ngay phách nhẹ phần nhẹ mà có nốt G đó bằng cách là ở các phách khác vẫn chơi nguyên hợp âm E7 đầy đủ, nhưng đặc biết để tránh né xung khác đó ở nốt G bằng cách là chỉ chơi E B D như vậy ở ngay phách đầu đã chơi trọn vẹn hợp âm E7 để người nghe biết dòng âm thanh đang sắp sửa chuyển biến qua một hợp âm mà họ mong đợi, nhưng khi em chơi thì dùng kỹ thuật nhỏ để né phần xung khắc như anh TĐP nói.

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/10/04 :  12:02  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Nếu thế thì thành ra Nam cũng đang đồng ý với mọi người đã góp ý kiến. Và vấn đề không còn là:

"Hợp âm E7 và nốt G có xung khắc với nhau hay không?"

mà sẽ là:

"Khi tác giả cho hợp âm và dấu nhạc xung khắc với nhau, và đã phải cần đến kỹ thuật bên ngoài bản nhạc (nghĩa là không ghi chú xuống) để giải quyết cho đỡ nghịch tai, phải ký hiệu thế nào cho người khác hiểu ý tác giả để cũng chơi giống như vậy?"

Tôi nghĩ việc ghi chú hoặc ký hiệu là cần, bởi vì một khi bài hát đã tung ra ngoài đại chúng mà không chỉ dẫn cho rõ, sẽ có nhiều người khác đặt câu hỏi tương tự, và một khi không có tác giả ngay đó để lên tiếng như tại diễn đàn này, sẽ có những kết luận bất lợi cho tác giả, ví dụ "Chẳng biết tay nào viết lầm hợp âm thế này!" hoặc tệ hơn "Tác giả bài này không biết soạn hợp âm!"

Nam có muốn take cái risk đó không?

Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/11/04 :  07:10  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Em đã suy nghĩ nhiều về những vấn đề các anh chị nêu ra và chúng ta đang thảo luận. Như em đã nói ngay từ đầu thì dựa vào căn bản nhạc lý chúng ta biết thì phách đó có nốt G mà ký âm E7 là nghịch lại mà nếu dổi melody lại thành G# để hợp lý với hợp âm E7 thì xét về nhạc thuật với lời ca thì không thích hợp cho lắm, vì mưa rơi xuống cho trần gian mà để có nốt G# chỉ hay và hợp về nhạc thuật riêng biệt nhưng xét chung với lời ca thì không hợp vì nốt G# làm cho có vẻ bị gượng ép không "rơi" tự nhiên nữa.
Nhưng cuối cùng sau một thời gian suy đi nghĩ lại thì em theo như lời anh TĐP nói thì đã còn một cách cuối cùng để ký âm qua đó mong người chơi diễn đạt và hiểu ý em muốn chơi như thế nào. Em post lại để quý anh chị xem và rất mong cho thêm ý kiến để nhạc phẩm thêm hoàn hảo hơn. Bài này có vài chỗ được soạn lại cho bè phụ và hợp âm cũng có chút thay đổi so với version trước.

Attachment: Mưa Vị Công Chính

Go to Top of Page

Cuongmm

Others
106 Posts

Posted - 11/12/04 :  09:42  Show Profile  Email Poster Send Cuongmm a Private Message  Reply with Quote
Bài có giòng nhạc êm rất hợp với nội dung khắc khoải chờ mong của mùa Vọng. Nhưng xin "xí-xọn" đề nghị sửa vài lời nhé!

2. Tựa vạc cô đơn mỏi cánh trong đêm...
3. Nguyện Ngài dủ thương mưa Đấng Cứu Tinh...

Sẽ đề nghị cho một ca đoàn hát trong mùa Vọng này.

Thân mến,

Cường, M.M.

Đã email cho Nam rồi nhưng chưa thấy trả lời. Nếu chưa nhận được email cho mình biết nhé! [email protected]


Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 11/13/04 :  04:15  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Cha Cường và Nam nhắc đến "mưa" khiến lại nhớ đến bài hát này, anh Tiến Linh thích phần hoà âm cho giọng hợp ca diễn tả lời khấn nguyện của trần gian và tiếng piano gợi ý mưa rơi nên đã cho luôn vào quyển Trang Đệm Đàn 4. Vì yếu tố "ngoại cảnh" của phần đệm đó mà chúng tôi đã ghi chú "không dùng trong phụng vụ".

Mưa Cứu Độ

Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/14/04 :  11:01  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn cha Cường đã chia sẽ những góp ý! Đề nghị thứ 2 của cha con xin đón nhận, nhưng đề nghị thứ nhất con có thử hát lên như cha góp ý nhưng nghe hơi bị lớ vần tiếng Việt một chút vì chữ "mỏi" nghe ra là "mòi" và hơn nữa câu 1 và câu 3 chỗ đó những chữ con dùng không có dấu gì cả và là vần bằng nên nếu dùng chữ "mỏi" vô thì nghe hơi lớ lớ chút chưa ngọt tai nên con mong góp ý của cha thêm nhé!

Con đã trả lời lại mail cho cha rồi mong là cha nhận được chứ con từ lúc cho cha địa chỉ của con nhưng chưa nhận được mail nào của cha đó!

Cám ơn anh TĐP đã chia sẻ một bài hát cũng về mùa vọng nhé!

Go to Top of Page

Cuongmm

Others
106 Posts

Posted - 11/14/04 :  11:22  Show Profile  Email Poster Send Cuongmm a Private Message  Reply with Quote
Nam ơi! Đúng như Nam nói, chữ "mỏi" có thể hát thành chữ mòi hay moi. Vì vậy mình có thể lấy chữ "tung" thay cho nó. Lý do mình đề nghị đổi là vì ý và lời trong câu đó bị trùng: "đi kiếm ấm êm... tìm về tổ ấm... êm đềm"


"Tựa vạc cô đơn tung cánh trong đêm..."

God bless,
Mến,
Cường, M.M.

Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 11/14/04 :  13:41  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Cha Cường ơi! Không biết con có "ác cảm" với chữ cô đơn không hihihihihi mà con có thể thay thế là: "Tựa vạc trong đêm, đi kiếm ấm êm. Về nguồn tổ ấm, hạnh phúc êm đềm" được không cha? Để tránh trùng lắp ý như cha nói.

Go to Top of Page

kha_anh

CT/NC
97 Posts

Posted - 11/29/04 :  13:19  Show Profile  Email Poster Send kha_anh a Private Message  Reply with Quote
Đây là bài hát đầu tiên thực hiện trên net. Kỹ thuật trình bày có nhiều lủng củng vì KA đang làm quen với program Finale. Nay post lên theo dạng MUS không biết có được không vì KA chưa biết dùng nó dưới dạng PDF.download

Go to Top of Page

Cuongmm

Others
106 Posts

Posted - 11/30/04 :  13:31  Show Profile  Email Poster Send Cuongmm a Private Message  Reply with Quote
Không đọc được anh ạ!
Cường, M.M.

Go to Top of Page

kha_anh

CT/NC
97 Posts

Posted - 12/01/04 :  21:58  Show Profile  Email Poster Send kha_anh a Private Message  Reply with Quote
Thử lại đi Cha Cường!download

Go to Top of Page

followcrossjesus

Others
65 Posts

Posted - 12/06/04 :  06:47  Show Profile  Email Poster Send followcrossjesus a Private Message  Reply with Quote
Các anh chị em kính mến!

FLC rất ngưỡng mộ anh chị đã hết sức cộng tác đắc lực trong thánh nhạc để dâng lên những lời ca dịu ngọt làm Thiên Chúa, Đức Mẹ và cả Thiên Đàng ngây ngất.
FLC mù tịt về nhạc lý, nhưng FLC rất thích "hát tự bộc phát", và "sáng tác tự trào". Hehehe nhưng chẳng có nốt nhạc gì cả. FLC định học nhạc lý để vận dụng những gì Chúa ban cho nhưng thời gian và điều kiện không cho phép. Hơn nữa, bây giờ học thì ngán lắm! Đọc vài bài của anh chị thảo luận về nốt nhạc, trưởng phách ma FLC sắp xửa bị "tẩu hoả nhập ma".
Thôi thì mượn các bài hát anh chị sáng tác để hát cho CHúa nghe cũng được.
FLC kính chúc các anh chị được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng để mà viết nên những lời nhạc dẫn đưa từng người một trở về cùng Chúa. Đừng quên, có những lúc bị thất bại, chưa hoàn thành xong nhạc phẫm hoặc thấy nó dỡ quá không dám đưa ai hát, hãy nhờ các Thiên Thần của Chúa xướng ca, khán giả là Đức Mẹ và các Thánh, các linh hồn nơi luyện ngục và đồng tâm với biết bao anh chi em khác đang cầu nguyện cùng Chúa.

God Bless You

TTL
Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 01/04/05 :  05:50  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Cha Cường ơi!

Không biết lâu nay cha có nhận được mail con gửi cho cha không? Vì theo như đề nghị của cha thì con đã zip những bài hát lại thành pdf và gửi qua mail cho cha cũng khá lâu nhưng không thấy hồi âm nên con sợ là có gì gặp trở ngại nên cha không nhận được và vì vậy mới không hồi âm cho con được chăng?

Có gì cha cho con biết để con dùng hộp mail khác gửi lại cho cha nhé!

Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05