Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Thánh Ca: Giải thích và thuyết phục
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

pduong

CT/NC
475 Posts

Posted - 02/26/05 :  12:52  Show Profile  Email Poster Send pduong a Private Message  Reply with Quote

VietCatholic News (26/02/2005) GIẢI THÍCH VÀ THUYẾT PHỤC

Nói chung ít người để ý đến đàn ca hát xướng trong các nhà thờ. Phần đông cho rằng hát thế nào cũng được, miễn là vui tươi, rôm rả, hấp dẫn với nhạc cụ âm thanh sôi nổi và một ca đoàn say sưa nhiệt tình. Đó là nói về các họ đạo lớn, còn những họ đạo nhỏ, ít người, thiếu điều kiện thì đàn hát là vấn đề hết sức tùy tiện, có cũng được mà không có cũng được.

Nghĩ như thế cả trong hai trường hợp đều là đơn giản hóa vấn đề và vô tình không lưu tâm thực hành lời dạy của Hội Thánh. Hội Thánh dạy rằng : “Thánh Tông đồ khuyên Ki-tô hữu lúc hội họp trông đợi Chúa đến, hãy cùng nhau hát những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do thánh Thần linh hứng "(x. Cl 3, 16). Quả vậy, hát là dấu chỉ niềm vui trong tâm hồn (x. Cv 2, 46)

Vậy việc sử dụng ca hát khi cử hành Thánh lễ phải là điều quan trọng.” (QCTQSLR 2000 số 40 + 41)

Đơn giản hóa vấn đề trong hai trường hợp này có nghĩa là chỉ cần có hát thôi và nếu không có điều kiện thì khỏi phải bận tâm.

Vì thế nhiệm vụ của những người có trách nhiệm trong họ đạo trước hết là cha sở, sau là ca trưởng phải giải thích và thuyết phục.

1. Giải thích :

Âm nhạc trong phụng vụ mà trước đây và bây giờ cũng thế thường được người ta đồng hóa với thánh cạ Nhưng thánh ca cũng được hiểu mơ hồ là các bài hát về Chúa, về đạo về các thánh, đặc biệt là Đức Mẹ Ma-ri-a, còn thế nào là thánh ca, phải hát thánh ca thế nào và những bài nào được gọi là thánh ca, dù trong đó có nói về Chúa, Đức Mẹ và các thánh thì phần đông còn rất mơ hồ. Vì vậy mới phải nói cho người ta hiểu.

1.1/ Nhạc nhà thờ khác với nhạc ngoài đời.

Nhạc nhà thờ là để tôn vinh ca ngợi thờ phượng Chúạ Loại nhạc này có quy luật và thể loại riêng. Nó phải giúp người ta cầu nguyện, giao cảm với Thiên Chúa và hông được làm cho người nghe phân tâm vì cung giọng hát kém nghệ thuật và bái hát như chỉ nhằm tới cung điệu sao cho hấp dẫn như nhạc đời, còn lời ca có chất Kinh Thánh, có đúng giáo lý, văn chương, văn phạm không, dường như không mấy ai để ý. Ngay cả nhiều linh mục cử hành thánh lễ cũng vậy, nói chi đến ca trưởng, ca đoàn và cộng đoàn. Vấn đề ở đây vẫn là vấn đề giáo dục, giáo dục đức tin qua lời ca, tiếng hát, qua cung cách cử hành. Nếu không giáo dục, không giải thích thì mấy người hiểụ Vì vậy, nhiệm vụ của các cha sở là rất quan trọng trong vấn đề nầỵ Nếu cha sở không nói thì ai nói và người ta biết nghe aị Tất niên cha sở phải nói tiếng nói của Hội Thánh. Có thể là người ta không muốn nghe tiếng nói này, vì cho là quá gò bó và như không thích nghi với thời đại, không hiểu tâm lý và những ưa thích của giới trẻ. Nhưng giáo dục không phải là chiều theo mà là hướng dẫn. Vai trò hướng dẫn khá đòi hỏi : một là phải hiểu biết, hai là phải can đảm. Hiểu biết để chỉ bảo và can đảm để thúc đẩy người ta làm theọ Thật rất khó lòng làm cho nhiều người hiểu rằng ở nhà thờ không phải chỉ có hát mà còn hát những gì và hát thế nàọ Ở Việt Nam, người ta không nghe hay ít được nghe loại nhạc dành riêng cho nhà thở như ở bên Âu Mỹ. Nhưng oái oăm thay, những người Việt Nam ở Âu Mỹ tuy được nghe biết nhạc của nhà thờ, nhưng lại cứ thích và hát những loại nhạc giống như ngoài đờị Ai đã có dịp dự lễ của người Việt Nam ở hải ngoại có thể xác nhận điều nàỵ Đó phải chăng là do tâm lý, giáo dục, thói quen của phần đông người công giáo Việt Nam. Tôi không ngần ngại nghĩ như thế. Và đó chính là trở ngại lớn cho việc giáo dục và giải thích, vì đây là một não trạng gần như ăn sâu vào đường gân thớ thịt của nhiều người rồi, khó lòng mà thay đổi được. Nói như vậy có phải là thất vọng không ? Không hẳn như thế mà chỉ muốn nói là khó. Mà khó cho nên lại càng cần phải cố gắng và kiên trì về phía những người có trách nhiệm.

1.2/ Vậy phải giải thích thế nào?

Thưa giải thích rằng đừng lấy nhạc đời, nhạc trên ti-vi, trên sân khấu, ở phòng trà làm mẫu và đưa vào nhà thờ. Nhạc đời là để ở đời cho người ta làm ăn sinh sống và giải trí. Nhạc đời không thể làm mẫu cho nhạc đạo và ngược lại, vì hai phạm vi khác và theo đuổi những mục đích không giống nhau.

Chính vì vậy, nhạc đời có nhạc viện dạy, còn nhạc đạo có viện thánh nhạc dạ. Trong viện thánh nhạc, có dạy nhạc chung của ngành âm nhạc, vì như vậy mới gọi là nhạc, nhưng lại có những cung cách, mẫu mực và hình thể riêng cho thánh nhạc hay âm nhạc trong phụng vụ. Chẳng may là hiện nay ở Việt Nam chúng ta không có mẫu nào chính thức cho thánh nhạc mà chỉ có nhạc trên ti-vi, trong phòng trà, ngoài tụ điểm ca nhạc và nhữgn chương trình ca nhạc định kỳ trên đài phát thanh và truyền hình. Bảo hát theo phụng vụ, người ta không nghe vì cho là buồn. Chính cảm giác cho là buồn này đã nói lên một cảm quan không lấy gì làm đúng lắm về âm nhạc trong phụng vụ. Rồi lại phải giải thích cho người ta hiểu hát trong nhà thờ là cầu nguyện, tôn vinh Chúa và thánh hóa tâm hồn người nghe, chứ không phải hát nghe cho vui tai…. Nói gì thì nói, nhưng vẫn thấy khó, vì chúng ta thiếu mẫu và chưa có truyền thống nhạc phụng vụ. Vì vậy mà phải bắt tay vào việc ngay từ bây giờ, bằng những việc làm nhỏ bé như nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa nhạc đạo và nhạc đời và đừng để nhạc đời lấn lướt nhạc đạo trong các nhà thờ.

Ngoài ra là khuyên người ta nghe nhạc nhà thờ do các ca đoàn nổi tiếng bên Âu Mỹ hát, hay nghe những đĩa nhạc đạo từ bao đời bên đó, nhạc cổ điển cũng như nhạc hiện đại.

2. Thuyết phục

Lại một vấn đề khó nữạ Giải thích đã khó mà thuyết phục lại càng khó hơn, vì khi những lời giải thích chưa đủ sức làm cho người ta xác tín thì làm thế nào thuyết phục được người ta ? Vô tri bất mộ mà !

Nhưng vẫn phải nhẫn nại và kiên trì thôị Trước hết là nói với ca trưởng và ca viên cứ thử tập hát cho đúng cung cách phụng vụ với bài ca tương đối thích hợp. ban đầu chưa quen, người ta không thích, nhưng lâu dần cùng với ơn Chúa và nỗ lực tập luyện, ca trưởng và ca đoàn đưa cộng đoàn tới chỗ làm quen với lối hát cầu nguyện không sôi nổi nhưng bình an và sâu lắng. Cùng với ơn Chúa tác động, người ta sẽ cảm thấy như lời thánh vịnh :

“Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy !” (Tv 34, 9)

Khi cảm nghiệm được Chúa tốt lành, người ta sẽ dễ đến với Người hơn, sẽ thích nghe những lời hát ca tụng tình thương của Chúa và khuyến khích mình tin tưởng ở lời Ngườị Phải chăng vì vậy đã có những người ham đọc Kinh Thánh, có thể ở nhà thờ cả tiếng đồng hồ mà không chán, thưởng thức được những thánh vịnh vừa hay về ý nghĩa, vừa đẹp về văn thơ, để nuôi dưỡng đời sống đức tin của mình.

Ở đời, cái gì cũng phải tập. Có tập mới hay được. Nhưng nhiều khi không phải chỉ tập trong một lúc hay một thời gian mà có thể đạt đích, mà phải khổ công làm đi làm lại, sửa tới sửa luị Ca hát ở nhà thờ cũng thế. Phải chi trong mỗi đoàn thể lúc nào cũng có đôi ba người thiện chí họp lại với nhau để cùng làm một việc. Việc ở đây là cùng nhau lo hát cho hay cho đúng. Đoàn thể cần dựa vào những người này như một điểm tựa vững chắc, và như những rường cột cho công việc chung. Thiếu những người này là thiếu một động lực nòng cốt. Vậy cần phải có những người này mới có thể thuyết phục, bởi chính họ là một băng chứng thuyết phục, vì họ đã được thuyết phục nên mới đứng ra làm công việc này.

Bởi thế, công việc đầu tiên là cố thuyết phục lấy năm ba người, rồi từ nhóm người này sẽ có một tác động như vết dầu loang.

Tiếp đến là thỉnh thoảng dựa vào Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma, Hiến Chế Phụng Vụ, Tài Liệu Thánh Nhạc, những chỗ bàn về việc ca hát để nói cho cả nhà thờ nghẹ Nhờ nghe biết như thế, khi đem ra áp dụng, có thể người ta sẽ dễ chấp nhận hơn.

Cuối cùng sau khi đã giải thích, thuyết phục, bây giờ đem ra áp dụng. Có thể áp dụng chưa được việc ngay, vì còn trục trặc điểm này điểm khác. Vậy thủ tìm xem trục trặc ở chỗ nào để bổ cứu và giải quyết. tất nhiên mọi sự sẽ không thập phần hoàn hảo như lòng mong ước, nhưng được phần nào hay phần ấy, rồi cứ thế mà tiến tiến dần. Điều cần là phải bắt đầu dù với những bước chập chững. Không làm gì, cứ gnồi yên thì khỏe, nhưng hễ bắt tay vào việc là phảivất vả cực nhọc. Việc ca hát trong nhà thờ cũng thế. Cứ để nguyên muốn hát sao thì hát, muốn làm gì thì làm có phải đỡ bận tâm và khỏe hơn không ? Nhưng nếu thế thì còn đâu là phẩm chất và giá trị của việc thờ phượng !

Bởi vậỵ giải thích và thuyết phục là điều cần thiết liên hệ đến nhiệm vụ của cha sở và ca trưởng cũng như cộng đoàn. Cha sở hoặc người có khả năng làm công việc này trước, ca trưởng chấp hành rồi lo cho ca đoàn và cộng đoàn thi hành. Công việc không giản dị và còn gặp nhiều khó khăn về mọi phíạ Nhưng nếu tất cả đều cùng đồng tâm nhìn về một hướng là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa tâm hồn các tín hữu bằng lời ca tiếng hát, thì hy vọng một ngày nào đó sẽ tạo được một cộng đoàn cầu nguyện chân chính, có chất lượng cao và sức chiếu giãi rộng.

LM An-rê Đỗ xuân Quế, OP


  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05