Author |
Topic |
|
DoniSJ
CT/NC
310 Posts |
Posted - 11/20/04 : 22:57
|
Mấy nhận định và đề nghị về Thánh Nhạc -------------------------------------------------------------------------------
Ban Thánh nhạc chúng con nhận được nhiều gợi ý từ nhiều nơi gửi tới phàn nàn về tình trạng bỏ ngỏ và thiếu những quy định rõ ràng về Thánh Nhạc, nhất là về những bài hát sử dụng trong Phụng Vụ. Do vậy, nay chúng con gửi tới Ban Thánh nhạc các giáo phận - qua các Đức Cha - một vài nhận định và đôi điều đề nghị để có thể thống nhất một số quy cách chung, hầu san định và xây dựng một nền Thánh nhạc Việt Nam ngày càng tốt đẹp.
I. MẤY NHẬN ĐỊNH
1. Sự bỏ ngỏ: Đúng như Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, nguyên Đặc trách Thánh nhạc của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã từng nhận định. Từ sau biến cố 1975:
- Các Đấng Bản quyền chưa có những quy định chung về viện chuẩn nhận những bài ca dùng trong Phụng Vụ. Mặc dầu theo Giáo luật, những bài ca chỉ được dùng trong Phụng Vụ khi đã được Đấng Bản quyền cho phép in (Imprimatur).
- Các nhạc sĩ tự sáng tác và tự in ấn dưới dạng “phổ biến nội bộ” mà không hề xin Đấng Bản quyền chuẩn nhận, trong đó có cả những tác phẩm được ghi rõ là của linh mục nọ, tu sĩ kia.
- Một số người vì tư lợi, thâu góp bài của các tác giả (không hề xin phép trước, không tôn trọng luật về tác quyền), in và kinh doanh những tập “THÁNH CA CỘNG ĐỒNG”, không phân biệt bài nào được dùng trong Phụng Vụ, bài nào chỉ dùng trong sinh hoạt. một vài cuốn sách kể trên có ghi là “được dùng trong Phụng Vụ” nhưng không xác nhận Vị Bản quyền nào chấp thuận.
- Các ca đoàn thường không tham khảo ý kiến các vị hữu trách, cứ thấy có sách bán là mua về hát, không phân biệt hay-dở, tốt-xấu. Thường họ chỉ lựa chọn theo thị hiếu.
2. Sự thiếu đồng bộ: Một vài giáo phận ra thông cáo hoặc Đấng Bản quyền chỉ thị bằng miệng cấm hát bài này, bài nọ… trong giáo phận… nhưng chỉ là cục bộ… tạo ra sự phân bì qua lại giữa những nơi không được hát và những nơi vẫn hát vui vẻ.
II. MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ
Từ những nhận định trên, Ban Thánh nhạc xin đệ trình lên các Đấng Bản quyền một số đề nghị sau:
1. Lập Ban Thánh nhạc các Giáo phận:
- Ngay từ khi mới lên ngôi Giáo Hoàng, Đức PIO X, trong Tự sắc Tra le sollecitudini (ban hành ngày 25-12-1903), đã phán định: “Các Giám Mục phải thiết lậtp trong giáo phận, nếu chưa có, một Ủy ban gồm những người am tường về Thánh nhạc, các ngài sẽ trao cho Ủy ban này những trách vụ thích nghi, để có thể chăm sóc tốt nền âm nhạc cử hành trong thánh đường” (số 24).
- Huấn thị về Thánh nhạc trong Phụng Vụ (của Bộ Phụng tự, ban hành ngày 5-3-1967) cũng nhắc nhở: “Ủy ban Thánh nhạc giáo phận góp công lớn trong việc làm tiến triển nền Thánh nhạc trong Giáo phận phù hợp với nền Phụng vụ - Mục vụ. Vì vậy, phải có Ủy ban đó trong mỗi Giáo phận, những Ủy ban đó sẽ hợp nhất nỗ lực của mình với nỗ lực của Ủy ban Phụng tự mà làm việc”.
Vì vậy, chng con thiết tha xin các Đấng Bản quyền cho lập Ban Thánh nhạc trong giáo phận, để chúng con có thể liên lạc trực tiếp, trao đổi tài liệu, phổ biến các quy định cần thiết và nắm bắt các sinh hoạt Thánh nhạc khắp nơi.
Nếu giáo phận nào - vì thiếu nhân sự - chưa thành lập được một Ủy ban như thế, thì ít ra cũng xin cử một linh mục đặc trách Thánh nhạc trong Giáo phận để ngài theo dõi việc thực thi những chỉ thị của Toà Thánh về Thánh nhạc trong các cử hành Phụng Vụ và phối hợp với Ban Thánh nhạc trực thuộc Hội đồng Giám Mục trong những quyết định chung.
2. Chuẩn ấn (Imprimatur) các bài thánh ca.
Theo quy định của Toà Thánh, chỉ có những bài Thánh ca đã được Đấng Bản quyền chuẩn ấn mới được cử hành trong Phụng vụ. Thiết tưởng cần phân biệt:
- Thẩm quyền của Đấng Bản quyền địa phương (Giám Mục Giáo phận): Ngài được chuẩn ấn các bài thánh ca dùng trong Phụng vụ, kể cả các Bộ lễ (Misssa).
- Thẩm quyền của Hội đồng Giám Mục: Toà Thánh dành việc chuẩn ấn cho Hội đồng Giám Mục trong:
+ Cung điệu dành cho chủ tế và thừa tác viên: Theo Huấn thị về Thánh nhạc trong PV, số 57, tham chiếu huấn thị Inter oecumennici, số 42, thì các cung hát dành cho Chủ tế và thừa tác viên phải được thẩm quyền địa phương chấp nhận. Nguyệt san Phụng vụ (số 339, ra tháng 2 năm 1966) đã giải thích: “Thẩm quyền địa phương ở đây là Hội đồng Giám Mục”.
+ Bản văn các bài hát thay thế CA NHẬP LỄ, CA HIỆP LỄ … theo quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (ấn bản mẫu thứ ba, số 48 và 87) phải được Hội đồng Giám Mục chấp thuận.
Như vậy, chúng con xin các Đấng Bản quyền (qua Ban Thánh nhạc Giáo phận) chuẩn ấn các bài hát của các nhạc sĩ thuộc giáo phận và chỉ dùng trong Phụng vụ những bài hát đã được chuẩn ấn. Ban Thánh nhạc sẽ thực thi quyết định này.
Theo định ước đã có từ trước năm 1975, một bài hát đã được Giám mục giáo phận nào chuẩn ấn, các giáo phận khác có thể tùy nghi sử dụng. Do đó, nếu có thể được, khi chuẩn ấn bài hát nào, xin vui lòng cho Ban Thánh nhạc chúng con bản sao để lưu chiểu và để các giáo phận khác có thể tham khảo.
3. Một vài tiêu chuẩn cho việc chuẩn ấn bài thánh ca: Để dễ dàng và đồng bộ, chúng con căn cứ vào các tài liệu của Toà Thánh, ghi lại đây một số tiêu chuẩn như sau:
3.1. Về LỜI: Cần phân biệt:
- Các bản văn cố định: trong Phụng Vụ, nhất là trong Thánh lễ, một số bản văn có tính cố định, không ai được sửa đổi hay thay thế với bất cứ lý do gì, dù để dễ dệt nhạc hay dễ hát. Do đó, xin chỉ chuẩn nhận những bài thuộc loại này khi sử dụng đúng văn bản Hội đồng Giám Mục đã chuẩn nhận và Toà Thánh đã châu phê.
Trong loại này, đặc biệt xin chú ý tới Bộ Lễ (Kinh Thương Xót, Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kính, Thánh, Lạy Chiên Thiên Chúa), các câu Xướng-Đáp, các lời Tung hô (nhất là lời Tung Hô Tưởng Niệm sau Truyền Phép).
- Các bản văn dùng thay thế CA NHẬP LỄ, CA HIỆP LỄ, như đã nói trên, cần phải được Hội đồng Giám Mục chuẩn nhận.
- Các bản văn tự sáng tác: Cần được xét định theo hai tiêu chuẩn:
* Đúng: Phải đúng về nội dung, tức là đúng với tín lý Công Giáo, đúng về hình thức, tức là đúng về từ ngữ, văn phạm, hợp với khung cảnh trang nghiêm của Phụng Vụ, khơi động những tâm tình đạo đức của tín hữu (tránh ủy mị, từ ngữ sáo rỗng…).
* Hay: Cố gắng để hay về nội dung, quý nhất là được trích dẫn từ Thánh Kinh và nguồn Kinh-Nhạc của Giáo Hội, và hay về hình thức, có giá trị về văn chương, thi ca, qua hình ảnh, âm điệu và cách gieo vận…
3.2. Về NHẠC: Có thể phân biệt:
- Giai điệu: Cần đơn sơ, trôi chảy:
+ Dùng âm vực vừa phải, nhất là những bài hát dành cho cộng đoàn.
+ Cùng với tiết tấu, giai điệu phải phù hợp với từng hoạt động của cửa hành Phụng Vụ
+ Không đặt lời đạo vào các bài ca đời (kể cả những bài dân ca) rồi đem hát trong Phụng Vụ.
+ Nên phát huy bản sắc dân tộc, khai thác những nét đặc trưng của nhạc cổ truyền Việt Nam để tạo một bản sắc riêng cho Thánh nhạc Việt Nam.
- Tiết tấu: Khai thác các hình thức tiết tấu khác nhau để diễn tả những tâm tình cần biểu lộ cho mỗi hoạt động của cử hành Phụng Vụ, nhưng:
+ Cố gắng tạo nết bình dị, trang nghiêm và thích hợp cho cộng đoàn.
+ Cấm dùng những ĐIỆU phát xuất từ nhạc Jazz (thường được hình thành để kích động, khiêu dâm). Đây chỉ là chỉ thị rõ ràng của Giáo Hội qua thư đề ngày 25-1-1966 của Đức Hồng Y Lercaro, Chủ tịch Hội đồng thực thi Hiến chế Phụng Vụ).
- Hoà âm: Hoà âm cổ điển dựa trên khoa âm học đã được hình thành và quy luật hoá, được khắc nơi công nhận, nên khi viết những bài Thánh ca nhiều bè, mong các nhạc sĩ cần tìm hiểu và tuân thủ.
Chúng con xin đệ trình mấy nhận định và đề nghị trên đây, mong ước được các Đấng Bản quyền xét định và ban phép thi hành.
Giám Mục Đặc trách Thánh nhạc
+ Stêphanô Tri Bửu Thiên Trích đăng từ Vietcatholic news, ngày 22 tháng 11, năm 2004 trong phần tin Giáo Hội Việt Nam
God Bless You www.mautam.org/diendan
Edited by - donisj on 11/24/2004 14:54:04
Edited by - donisj on 11/24/2004 14:59:24 |
|
australia
CT/NC
57 Posts |
Posted - 11/22/04 : 00:05
|
Hay qúa, Hy vọng Ban Thánh Nhạc với sự đề nghị của Ðức Giám Mục Stêphanô Tri Bửu Thiên sẽ có quyết định mau chóng để Thánh Ca có sự hợp nhất trong tất cả các nhà thờ Việt Nam . Sau này các Ca Trưởng sẽ đỡ nhức đầu , và đỡ bị trách nhiệm nặng nề về sự lựa chọn bài hát như hiện nay . Hy vọng trong tương lai những sai sót về Thánh Nhạc sẽ không còn nữa . Thân .
|
|
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 11/22/04 : 08:00
|
Hello mọi người
Mình xin có vài ý kiến riêng về bài viết của ĐGM Thiên.
Mình không hiểu tại sao ĐGM Thiên không làm bài viết này là 1 thông báo ? Nếu ngài là ĐGM Đặc Trách Thánh Nhạc thì ngài là người có chức vị cao nhất trong nền Thánh Nhạc Việt Nam. Như vậy thì tại sao phải "đề nghị"? Ai là đấng có thẩm quyền cao hơn ngài trong lãnh vực này ? Nếu có đủ các "nhận định" thì với chức vụ của mình, ngài nên ra một "thông báo" chính thức hơn là một bản "đề nghị" giống như là thăm dò dư luận vậy. Vẫn biết là chuyện không đơn giản một sớm một chiều nhưng thà là ra một thông báo với một framework rõ ràng để các nơi bắt đầu thi hành rồi cùng nhau evaluate hơn là một bài viết với các đề nghị chung chung.
Mình thật sự không nghĩ là nền Thánh Ca ham tư lợi về kinh doanh. Các sách hát thánh ca thường bán với giá rất tượng trưng. Giáo xứ mình ra sách hát dầy cộm mà chỉ bán với giá $10USD. Nhìn vào thì thấy "công" nhiều hơn là "lợi". Còn về xin tác quyền thì mình không nghĩ đó là mong muốn của các nhạc sĩ thánh ca . Các bài sáng tác giống như các món quà để tăng thêm vẻ phong phú cho nền thánh nhạc. Điều mà chúng ta cần chú ý là khi chúng ta sử dụng các bài nhạc đó thì chúng ta nên làm gì ? Bài hát nhiều khi không ủy mị nhưng vào tay vài ca đoàn tự nhiên bị "biến dạng" vì các ca trưởng không biết "dựng" bài hát hay các giọng ca solo không được "chỉnh" cho đàng hoàng. Nhiều bài hợp ca giá trị thì trở thành một bài "cãi nhau" với các bè chỉ vì ca trưởng "vung tay quá trán" trong lúc chọn bài xứng hợp cho ca đoàn của mình.
Mình đồng ý là không phải là cứ sáng tác của linh mục hay tu sĩ là ok cả. Hôm nọ mình có nhìn đâu đó sáng tác của một linh mục với tựa đề "Chúa đã chiếm đoạt con". Mình chưa nhìn vào bài hát nhưng tựa đề một mặt nghe rất STRONG nhưng mặt khác làm mình hơi uneasy. Mình tưởng tượng việc đứng trước cộng đoàn và nói: "xin mời cộng đoàn mở sách trang xyz và cùng hát bài Chúa đã chiếm đoạt con" sẽ uneasy cỡ nào. Tuy nhiên dẫu sao các vị đó vẫn có training về lời Chúa nhiều hơn "phó thường dân" như mình cho nên các sai phạm có thể rất nhỏ. Nhiều sáng tác bởi vì không có training và kiến thức đầy đủ và bởi vì nhắm vào cảm xúc cá nhân nhiều hơn là lời Chúa cho nên dễ đi vào những sai lầm nghiêm trọng.
Mình đồng ý là các ca đoàn nhiều khi chọn nhạc không suy nghĩ. Có ca đoàn vừa thấy nhạc sĩ nổi tiếng kia ra bài hát là "chụp" và "dựng" liền. Nhạc sĩ "hàng hiệu" cũng make mistake . Chúng ta phải cẩn thận!!!!
Oh my God, càng nói thì lại thấy nhiều chuyện hơn. Mình còn thấy một thiếu xót quan trọng trong bài viết của ĐGM Thiên là nền thánh ca ... hải ngoại . Không nhiều thì ít, các cộng đồng VN tại hải ngoại cũng đang nhức đầu về chuyện các bài hát phụng vụ. OK, các đấng thẩm quyền địa phương là các Đức Giám Mục. Các ĐGM địa phương ở đây phải chăng là các ĐGM người Mỹ, Úc, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản, Hồng Kông .....? Làm giáo dân hải ngoại không phải là dễ vì chúng ta phải "vâng lời" cả đôi bên. Nếu chúng ta chỉ biết đi theo các qui định của hội đồng GM Việt Nam thì vô hình chung chúng ta tự cô lập mình với địa phận nơi chúng ta sinh sống. Còn nếu chúng ta chỉ biết giáo phận địa phương thì mình hơi dè chừng về việc GM người Mỹ chuẩn nhạc Việt Nam. Mình đã từng thấy chuyện dở khóc dở cười này rồi.
Cuối cùng, các nhạc sĩ có đủ khiêm nhường để sửa chữa những sai phạm không ? Không ai hiểu một bài thánh ca bằng người sáng tác ra bài hát đó. Có một bài hát rất hay được khởi đi với câu miêu tả một khung cảnh nơi người tác giả đó sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên một vài ghi nhận label cho là ủy mị dẫn đến nhiều nơi không dám sử dụng bài hát đó. Cũng may là tác giả rất khiêm nhường và đã đặt lời lại cho bài hát. Đối với mình, mình vẫn thích version cũ; nhất là khi hiểu được tâm tình của tác giả, mình thấy bài đó còn hay hơn gấp bội . Tuy nhiên có mấy ai khiêm nhường đi mổ sẻ lại bài hát của mình mặc dù chưa chắc mình làm sai ? Đó là chưa kể một vấn nạn khác có thể xảy ra là giáo phận A chuẩn bài này nhưng giáo phận B lại không chịu. Như vậy ai sẽ là người make final decision ? Liệu ĐGM Thiên sẽ mạnh dạn quyết định hay lại "đề nghị" ?
Mình vẫn tin là các ĐGM không bao giờ "các con xin trứng mà lại cho đá". Mặt khác mình vẫn tin rằng các nhạc sĩ chuyên hay không chuyên khi đặt bút sáng tác vẫn chỉ có một mục đích duy nhất là làm giầu có thêm cho kho tàng thánh nhạc Việt Nam. Tuy nhiên nếu cần phải uốn nắn nhau thì phải get to the point. Nếu không thì chúng ta cứ đi lẩn quẩn không có lối thoát. Thân.
Hãn Phạm
|
|
|
Kami
122 Posts |
Posted - 11/22/04 : 21:56
|
Anh PH có nhiều phân tích rất hay nhưng có điều này, theo km thì câu "Mình còn thấy một thiếu xót quan trọng trong bài viết của ĐGM Thiên là nền thánh ca ... hải ngoại" ...không ổn ;-)
Lý do đơn giản, DGM TBT sống ở VN thì Ngài nêu lên những suy tư và đề nghị cho nền TNVN là hợp lý và hợp tình . Nhưng nếu Ngài thêm vào mục "TNHN" thì e rằng chỉ hợp tình mà không hợp lý cho lắm (lỡ ai đó cắc cớ đặt câu hỏi, lấy cớ gì mà Ngài vươn tay ra hải ngoại thì kẹt làm sao). Vì làm như vậy là Ngài đã liên quan đến "thẩm quyền địa phương" (DGM địa phận là Đấng bản quyền, hơn nữa, Ngài lại không sống ở HN) . Và đây cũng chính là lý do, cho dù ngay tại VN, mà DGM Thiên chỉ nêu "đề nghị" mà không phải là "thông báo", cho dù Ngài là DGM phụ trách về TN. Thông báo, theo km nghĩ, thì phải do HDGMVN mới là đúng (nghĩa là sau khi đã có sự đồng ý và phê chuẩn của các DGM bản quyền)
vài suy nghĩ linh tinh km
|
|
|
australia
CT/NC
57 Posts |
Posted - 11/23/04 : 21:08
|
Thân chào . Không biết anh Hãn Phạm , và Kami đọc câu này ở đâu vậy mình đọc lại 2 , 3 lần mà vẫn không thấy , ÐGM Thiên Ngài không đả động tới nền Thánh Nhạc Hải Ngoại ..... Theo mình thì hình như ÐGM Thiên Ngài xin phép các Ðức Cha hoặc Ðức Tổng Giám Mục để dễ dàng thống nhất về Thánh Nhạc VN . Nhưng mình không hiểu ? Nếu là thư xin phép thì chỉ trong nội bộ , không hiểu tại sao chưa có gì mà lại công bố cho tất cả mọi người đều biết ? Nếu thư này không được chấp thuận thì sẽ ra sao nhỉ ? Thân .
|
|
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 11/24/04 : 07:05
|
Có lẽ mình viết không rõ cho nên bạn Australia thắc mắc. Đúng như bạn nói là ĐGM Thiên đã không đả động gì đến thánh ca hải ngoại. Vì vậy cho nên mình nghĩ đó là một thiếu xót lớn. Mình nghĩ là ngài phải nên nhìn vào lãnh vực đó luôn trong khi làm research.
Mình đồng ý với Australia là đây có thể chỉ là một lá thơ trong nội bộ. Vì thế có thể chưa đến lúc để công bố ra ngoài. Đương nhiên bạn Autralia có một tư tưởng khá thú vị là what if lá thơ không được chấp thuận ? Well, let's wait then.
Mình nghĩ thánh ca có thể sẽ giống như computer virus vậy. Nếu chúng ta không có cách ngăn chặn thì một khi nó spread ra thì khó mà tiêu diệt. Thánh ca VN hiện nay phần lớn được sáng tác bên VN. Tuy nhiên có thể nhiều sáng tác từ hải ngoại cũng có thể đã vào đến VN. Vì vậy chúng ta nên có một cách làm việc chung trong lãnh vực này. Các ĐGM hay linh mục từ VN sang du lịch hay đi họp tại Hoa Kỳ thường ghé thăm các giáo xứ VN. Tương tự như vậy, chúng ta mặc dù ở ngoại quốc nhưng vẫn phần nào đó hướng về quê nhà. Vì vậy chúng ta dẫu sao vẫn có phần nào relate với nhau. Hơn nữa chúng ta vẫn thường đem các thông báo trước của HĐGMVN như là kim chỉ nam cho hướng hoạt động. Như vậy nếu chúng ta exclude một group thì impact có thể sẽ xảy ra. Anyway, mình follow ý kiến của Australia trong việc này là đây có thể chỉ là thơ nội bô thôi. Mình sẽ chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp. Thân.
Hãn Phạm
|
|
|
DoniSJ
CT/NC
310 Posts |
Posted - 11/24/04 : 14:53
|
Xin Cho Doni đính chính là bài post này lấy ra từ Vietcatholic news Ngày thứ hai 22 tháng 11, 2004 trong mục tin Giáo Hội Việt Nam . Như vậy bản thông cáo đề nghị này chắc là áp dụng tại VN. Link of the source: http://vietcatholic.com/news/ . Nếu có lổi lầm gì thì Vietcatholic news chịu trách nhiệm ..ehhehe ...
Chúc Quí anh chị một ngày lể Tạ Ơn Hồng Phúc .
Sincerely, Doni
God Bless You www.mautam.org/diendan |
|
|
kha_anh
CT/NC
97 Posts |
Posted - 11/25/04 : 22:57
|
ACE thân mến Vấn đề càng đi sâu càng phức tạp. Người trong nước can thiệp chuyện người nước ngoài thì e là không ổn. Vấn đề thánh nhạc, phần lớn chúng ta ở hải ngoại vẫn hát những bài được sáng tác trước và sau 75 tại VN. Chúng ta ở hải ngoại, không có một tư cách gì đòi hỏi Giáo Hội quê nhà phê chuẩn những bài hát do người VN ở nước ngoài sáng tác hoặc ngược lại. Giáo Hội VN là giáo hội Mẹ của chúng ta mặc dù trên nguyên tắc chúng ta không trực thuộc giáo hội đó. Bản tin mà chúng ta theo dõi kia có giá trị đối với giáo hội quê nhà hơn là đối với chúng ta ở hải ngoại. Chúng ta chỉ có ảnh hưởng "ké" mà thôi. Nếu một chỉ thị ban xuống từ hàng Giám Mục VN thì giáo dân trong nước phải có bổn phận thi hành. Còn phần chúng ta ở hải ngoại thì tuỳ theo sự linh động của địa phương mà thi hành. Mến
|
|
|
|
Topic |
|
|
|