Giải thích phụng vụ: Bản Nhạc được thu âm trước trong Thánh Lễ -------------------------------------------------------------------------------- VietCatholic News
Và nói thêm về những phục vụ cho Rước Lễ
Roma (enit.org).- Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sư phung vụ tại Đại học Giáo hoàng Regina Apostolorum.
Giáo Hội có huấn giáo chính thức nào về việc xử dụng âm nhạc thu băng trong Thánh Lễ? Hôm nay chúng tôi vừa dự một lễ an táng và hai bài hát được hát trên loa, những bài hát đó là những bản thu băng chuyên nghiệp. Một bài hát có một sứ điệp Kitô hữu. Bài kia được ghi trên một cuộn băng và do một người bà con hát. Có văn kiện chính thức nào đưa ra những chỉ dẫn có thể giúp trong hoàn cảnh này không?--C.Y.,Murdock, Minnesota.
Có ít qui tắc phổ quát minh nhiên cấm xử dụng âm nhạc đã được ghi băng trong phụng vụ. Nhưng điều này không đáng ngạc nhiên bởi vì không thể nào thấy trước mọi sự mà trí tưởng tượng con người có thể gợi lên.
Những văn kiện chính đề cập âm nhạc trong Giáo Hội luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hát, và giả thiết sự hiện diện của những nhạc sĩ tại chỗ được kể như là thành phần của cộng đồng.
Như vậy Qui Chê Tổng Quát Sách Lễ Roma khẳng định trong những số 39-40: "Thánh Tông đồ khuyên các Kitô hữu lúc hội họp trông đợi Chúa đến, hãy cùng nhau hát những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thánh Thần linh hứng (x. Col 3:16). Hát là dấu chỉ niềm vui tâm hồn (x.Cv 2:46). Cho nên Thánh Augustine nói đúng, ' Người nào yêu thì hát.' Và ngay từ ngàn xưa có câu:ngạn ngữ "Ai hát là cầu nguyện hai lần,'
"Vậy việc xử dụng ca hát trong cử hành Thánh Lễ phải là điều quan trọng, nhưng cần lưu ý đến cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc và khả năng của mỗi cộng đồng phụng vụ. Dù không luôn luôn cần (ví dụ, trong những Thánh Lễ ngày thường) phải hát tất cả các bản văn tự đã được trù liệu để hát, nhưng lo sao đừng thiếu tiếng hát của các thừa tác viên và cộng đoàn tín hữu trong các cử hành vào Chúa nhật và những ngày lễ buộc."
Sau này cũng văn kiện đó (trong Số 312) khẳng định: "Phải dựa vào cấu trúc của thánh đường mà xếp chỗ cho ca đoàn, để cho thấy bản chất của ca đoàn là thành phần của cộng đồng tụ họp và giữ một phận vụ riêng biệt, để ca đoàn dễ dàng thực hiện phận vụ mình, và mọi ca viên thuận lợi tham dự đầy đủ vào thánh Lễ, nghĩa là tham dự bí tích Thánh Thể."
Cũng những nguyên lý đó được áp dụng cho các người đánh đàn phong cầm và những nhạc sĩ khác.
Lý do đối với điều này là việc xử dụng âm nhạc trong phụng vu, phải luôn luôn nâng cao phẩm chất của sự cầu nguyện phụng vụ và không bao giờ được xem như cuộc giải trí.
Thực tế điều đó không thể cho phép âm nhạc ghi băng đóng giữ một vai trò ngang hàng như nhau.
Dầu sao đi nữa, có một hoàn cảnh cho phép âm nhạc ghi băng với sự dè dặt, trong cuốn Chỉ Dẫn những Thánh lễ Trẻ em được khẳng định trong Số 32.
" Nhưng, phải luôn luôn lưu ý rằng việc đệm nhạc đừng có ác tiếng hát hay gây lo ra hơn là giúp cho trẻ em. Âm nhạc phải đáp ứng với mục đích nhắm đến cho các giai đoạn khác nhau mà âm nhạc được xử dụng trong Thánh Lễ.
"Với những sự đề phòng này và với sự xét đoán thích hợp và riêng biệt, âm nhạc được ghi băng cũng cò thể được xử dụng trong các Thánh lễ dành trẻ em, miễn sao phù hợp với các qui tắc do các hội đồng giám mục thiết lập. "
Trong số các hội đồng giám mục khác nhau, một hội đồng đã minh nhiên cấm việc xử dụng âm nhạc ghi băng trong phụng vụ là hội đồng giám mục Ý. Các giám mục Ý cũng ban hành việc cấm này đến các Thánh Lễ trẻ em bằng cách kêu gọi sứ chú ý tới nhu cầu về "tính chân thật" của những dấu phụng vụ quan trọng như sự hát, và hơn nữa "nhấn mạnh nhiệm vụ giáo dục cộng đồng các trẻ em biết hát trong khi tham dự Việc Cử Hành Thánh."
Vì lẽ này, hôi đồng khẳng định: "Điều tốt là xử dụng âm nhạc ghi băng để dạy hát ngoài việc cử hành thánh lễ, nhưng không được phép xử dụng trong Thánh Lễ." Ðức Ông Nguyễn Quang Sách
God Bless You www.mautam.org/diendan |