Author |
Topic |
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 05/22/05 : 12:33
|
Nếu chúng ta đã gặp đắng cay trong mô hình Ca Đoàn Trưởng thì nên tránh đừng đi lại vết xe đã đổ đó.
Việc ca đoàn hôm nay 40 ca viên, ngày mai 10 ca viên là chuyện bình thường. Các ca đoàn thường đông lên vào các mùa lễ lớn như Giáng Sinh, Phục Sinh. Tuy nhiên chúng ta phải nhìn vào sự thật. Nếu ca viên tiếp tục ra đi một cách .... kỳ lạ (không phải là vì kế sinh nhai, không phải vì lấy vợ lấy chồng, không phải vì lễ lớn ...) Lúc đó là lúc chúng ta phải thành thật nhận xét xem Ca Trưởng chúng ta có phải là nguyên nhân của các sự ra đi đó hay không ? Làm việc phụng vụ là một chuyện nhưng con người ai cũng thích cái hay và cái đẹp. Nếu Ca Trưởng không đem lại được những điểm đó cho ca đoàn thì chúng ta nên nhường chỗ cho người khác. Điều này rất khó vì chẳng ai nhận mình là yếu kém cả. Tuy nhiên đó là the best test cho sự khiêm nhường của Ca Trưởng biết nhìn vào việc lớn của một ca đoàn.
Bên cạnh đó, nhiều lúc chúng ta phải trở lại câu hỏi đầu tiên là "nhiệm vụ ca đoàn là gì ?" Trả lời xong thì chúng ta thấy ngay là mấy việc đi thăm bệnh nhân, kẻ lao tù, cứu trợ .... không phải là nhiệm vụ của ca đoàn. Phải chăng chúng ta phải "thờ phụng Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự ?" Thế thì tại sao chúng ta lại sao lãng việc tập luyện hát ca tụng Chúa cho các phần việc không thuộc lãnh vực của chúng ta ? Chúng ta càng thêm việc cho ca đoàn thì chúng ta lại càng giống các người làm tung hứng trong các gánh xiếc. Các nghệ sĩ đó cứ từ từ thêm các trái banh để làm tung hứng. Lúc đầu nhìn thì ngoạn ngục lắm nhưng câu hỏi là đến lúc nào thì 1 trong số các trái banh sẽ rớt xuống sàn diễn ??? Chúng ta là 1 việc mà thật hay thì cũng là đủ lắm rồi huống hồ những việc kia hoàn toàn không cần thiết cho sự tiến thoái của một ca đoàn. Trong trường hợp ca đoàn thật sự .... khát khao để làm các việc "phụ trội" kia thì thật sự chỉ cần 1 anh chị em nào đó xung phong làm leader là đủ lắm rồi, cần gì đến nỗi phải làm chức Ca Đoàn Trưởng.
Anh An Thanh đang có một equip làm việc rất hoàn hảo: mọi người dưới sự lãnh đạo của Ca Trưởng. Mình mong anh tiếp tục đi theo con đường đúng đắn đó. Đừng vì một số công tác xã hội không cần thiết (again, mình muốn nói về sinh hoạt của một Ca Đoàn) mà làm mất focus của mình. Và nếu anh vẫn cần cảm thấy cần có một người để giúp đỡ trong các phần việc kia thì nên gọi họ là Trưởng Ban Sinh Hoạt để tránh tình trạng anh em huynh đệ tương tàn chỉ vì một chức vụ không cần thiết. Thân mến.
Hãn Phạm
|
|
|
AnThanh
CT/NC
236 Posts |
Posted - 05/25/05 : 01:08
|
Cảm ơn anh HanPham, Anh nói đúng, có lẽ mình đã ôm đồm bao đồng khi muốn CĐ có nhưng sinh hoạt khác trong khi bổn phận chính chưa chu toàn. Bây giờ xin phép các anh chị được dài dòng chia sẻ về nỗi niềm riêng mà mình đã trải qua. Anh ca trưởng tiền nhiệm của CĐ mình giỏi chuyên môn,điều hành tốt ngay từ khi CĐ gặp rất nhiều khó khăn về mặt cơ chế xã hội, chính anh là người dẫn dắt mình và giao CĐ cho mình phụ trách khi anh vì kế sinh nhai không thể tham gia đều đặn được.Thế nhưng trong lần mình nhờ anh tập hát một thời gian vì mình đi vắng xa ít ngày,anh đã quyết định một vấn đề về hệ thống âm thanh,có liên quan tới tài chính của CĐ và ca viên Khi mình về,Với tinh thần trách nhiệm,sau khi có ý kiến của Cha Xứ, dù rất tôn trọng anh mình bất đắc dĩ phải huỷ quyết định của anh,và anh phải chịu trách nhiệm về việc này.dẫu biết anh làm việc này vì lòng nhiệt thành .Thế là ……. Mình rất buồn. Một thời gian sau ,khi giáo xứ có nhu cầu anh đã thành lập một CĐ khác và phụ trách cho đến cách đây 2 năm cũng vì công việc làm ăn Anh giao lại CĐ cho Giáo Xứ (GX và anh em mình đành phải sắp xếp anh phụ trách đàn của CĐ mình qua giúp,..lại thêm 1 CT bất đắc dĩ)và CĐ này bắt đầu sinh hoạt theo mô hình có đoàn trưởng. Lần trước mình có nói đến CĐ thiếu nhi ,anh T. phụ trách CĐ này(vốn là một ca viên kỳ cựu của CĐ mình trước khi phụ trách các em) có khả năng chuyên môn (tự học là chính),điều hành và huấn luyện các em rất tốtLiên kết rất tốt với CĐ mình. Đây chính là lớp mầm non cho CĐ mình. Có thể nói đây là thời kỳ hưng thịnh của bọn mình .Cho đến khi G.Xứ có các Sơ về giúp thì CĐ thiếu nhi được giao lại cho các Sơ .Từ đó mối liên kết giữa hai CĐ dần dần nhạt phai.(Xin đừng hiểu lầm các Sơ)và anh CT này trở lại sinh hoạt với CĐ mình.Một thời gian dài bọn mình làm việc rất hợp, rất thân thiết.Cho tới khi bọn mình đề nghị Anh T. làm Ca đoàn trưởng .Do biết khả năng điêu hành rất tốt của anh T.(anh hiểu rõ từng ca viên, từng hoàn cảnh gia đình các em từng huấn luyện các em) ,thì rắc rối xảy ra khi không thống nhất trong quan điểm phụng vụ, CĐT quyết định cho mở những điệu nhạc đệm có sẵn trên đàn trong Thánh Lễ kể cả mùa chay, còn mình(CT) thì dứt khoát không đồng ý,nhất là trong mùa chay (vì giáo luật đã nói rõ) còn các mùa khác thi mình chỉ sử dụng trong bài kết lễ ít khi sử dụng ở bài nhập lễ. Từ đó mâu thuẫn xảy ra. Khi GX mình có Cha xứ mới ,Cha nhờ các Sơ thành lập một CĐ nữa dành cho giới trung niên với mô hình Ca đoàn trưởng thì anh T. chuyển qua CĐ này,rồi làm ca trưởng (chỉ phụ trách chuyên môn).Lúc này bọn minh mới hiểu ra là anh T. muốn làm CT chứ không muốn làm CĐTvà anh vẫn giữ các quan niệm phụng vụ của mình.CĐ này hiện nay hoạt động rất tốt: CT là CT ,CĐT là CĐT không lẫn lộn và làm việc nhịp nhàng không dẫm chân nhau. Đúng như suy nghĩ của anh Hanpham,phải xét xem do đâu mà CĐ không thu hút và giữ được ca viên.Anh nghĩ sao về một ca trưởng chỉ có chuyên môn tốt mà không biết gì nhiều về ca viên như:nhà ở đâu, gia cảnh thế nào,tâm tư tình cảm của họ đối với CĐ ,không quan tâm tìm hiểu tại sao họ ít tham gia hay “ra đi lặng lẽ”,thậm chí còn quên cả tên ca viên hay lẫn tên lầm họ.đó là điểm yếu của mình,mình nhận diện nhớ tên rất dở (trong kinh doanh mình gặp nhiều khó khăn vì ít nhớ mặt khánh hàng),và còn kém trong giao tiếp,nói chuyện khó gây cảm tình ,thuyết phục …… Vì vậy mình chỉ có thể làm việc chuyên môn còn các việc khác xin làm giúp mình..Sở dĩ CĐ mình còn sinh hoạt và mình vẫn còn đảm nhận được lâu nay đó là nhờ nhiệt huyết của số anh chị ca viên đã sinh hoạt từ lâu với mình và sự dạy bảo động viên của Cha xứ. Mình luôn mong muốn CĐT hoặc CT khác để CĐ ngày càng thăng tiến hơn,năng động hơn chứ không thụ động như bây giờ.Phải có một sự lột xác để hoà nhập thích ứng với hiện tại. Nói đến đây có lẽ dài dòng lắm rồi ,mình chỉ muốn trao đổi với các anh chị,mong anh chị bỏ qua cho.mình không phủ nhận một mô hình CĐ nào,mình không “ba phải” mười rằm cũng ư mười tư cũng gật. Mỗi mô hình đều có đặc thù riêng điều quan trọng là nó chỉ phát huy hiệu quả khi được áp dụng phù hợp,và tất cả đều quy về một mối là phục vụ giáo hội Chào thân ái
AnThanh
|
|
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 05/31/05 : 08:12
|
Tại sao một ca trưởng lại phải nên nhớ tên ca viên của mình ? Tại sao một ca trưởng phải biết về cuộc sống của các ca viên khác ? Ca đoàn là tổ chức để hát phụng vụ cho giáo hội hay ca đoàn là một tổ chức xã hội ? Chúng ta đến ca đoàn để dùng lời ca tiếng hát phục vụ Thiên Chúa hay chúng ta đến ca đoàn để nói về cuộc sống của nhau ? Giả sử ca trưởng không biết về tôi nhưng Chúa biết về tôi thì cái nào hay hơn ? Chúng ta cứ dần dần chế chuyện ra để rồi đi xa công việc thật sự của một ca trưởng. Thay vì chú tâm vào tập hát để ca tụng Chúa thì chúng ta bị phân tâm vào những công việc hoàn toàn không cần thiết.
Trong một bài báo nói về ĐGH Benedict XVI thì các HY có nói về sự "nhớ dai" của Ngài vì trong khi các vị họp để bầu ĐGH mới thì Ngài thường hay gọi tên các HY trúng phong phóc và rất thường xuyên dùng tiếng địa phương của vị HY đó. Tuy nhiên nếu chỉ vì vậy mà các HY bầu Ngài lên làm ĐGH thì giáo hội chúng ta chắc sẽ đi vào cõi bế tắc sớm. Công việc của ĐGH là đứng đầu hội thánh trần gian để làm tông đồ cho Chúa. Công việc của Ca Trưởng là đứng đầu ca đoàn địa phương để hướng dẫn ca viên và cộng đoàn dùng lời ca tiếng hát để ca tụng Chúa. Nếu chúng ta nhớ tên ca viên thì đó là một điểm son tốt vì như thế sẽ dễ dàng hơn trong khi làm việc. Tuy nhiên việc đó không phải là một việc nhất thiết phải có ở một ca trưởng.
Anh An Thanh không có nói nhiều chi tiết về vụ âm thanh. Tuy nhiên nếu quyết định của anh dựa vào lợi ích của giáo xứ, của ca đoàn và sau khi đã trình bày ngọn ngành với cha xứ thì đừng e ngại gì cả. Ca Trưởng phải vì việc lớn. Người xung quanh đôi lúc sẽ buồn chúng ta nhưng biết làm sao được ?
Vấn đề anh bạn T của anh An Thanh rất là đặc biệt. Trước hết việc CĐT hay lấn sân CT là chuyện quá bình thường bởi vì CĐT đâu có việc gì đâu mà làm. Khi một chức vụ dược dựng nên một cách không cần thiết thì nó sẽ kết thúc như vậy. Thật ra mình thấy trong ca đoàn có rất nhiều chuyện các CĐT có thể làm được nhưng đáng tiếc là các ACE đó lại thích đi .... sát Ca Trưởng hơn. Anh An Thanh đã làm đúng là dứt khoát trong quyết định vì mình là Ca Trưởng. Nhiều lúc chỉ vì cả nế nên các Ca Trưởng bị lúng túng trong quyết định của mình. Chính bản thân mình cũng hơn một lần bị dính vào problem này.
Mình nhận thấy một điều là anh An Thanh hình như làm việc sát với cha xứ. Điều này rất quan trọng vì điều đó sẽ làm công việc phụng vụ thêm mạch lạc. Chúng ta cần giúp đỡ và cầu nguyện cho các Ngài trong các quyết định. Tuy nhiên trao cđ Thiếu Nhi cho các sơ là việc hơi khó hiểu. Việc trao trọng trách lãnh đạo CĐ cho CĐT là đã đủ chuyện nhức đầu, bây giờ lại trao cho các Sơ thì quả là .... Mình thấy rõ là càng ngày tình hình thánh nhạc lại sẽ phức tạp thêm mà thôi.
Mình trân trọng sự chân thành nhận những khuyết điểm trong việc giao tế của anh An Thanh. Cho dù anh nhận diện nhớ tên dở nhưng anh có một sự tích cực làm việc của một ca trưởng thì người ta vẫn thích như thường. Trong thời gian làm ca trưởng của mình, mình có hai chị em mà mình mất cả vài năm mới hết lẫn lộn tên của hai cô đó.
Sau cùng chúng ta phải cẩn thận trong suy nghĩ "mô hình CĐ nào cũng OK". Giới trẻ bên Hoa Kỳ hiện nay đang gặp vấn nạn là không phải là họ không có niềm tin nhưng là họ quá dễ tin và bạ cái gì cũng tin. Nhiều giới trẻ đang bỏ nhà thờ công giáo để đi tìm Chúa trong các giáo phái khác chỉ vì bên đó nói "dễ nghe" hơn, "hiểu" họ nhiều hơn. Họ làm như vậy với tư tưởng là bên đó cũng là Chúa mà quên mất câu hỏi là ai là người lập ra giáo hội đó. Nhiều giới trẻ hiện nay cũng đang ủng hộ việc linh mục nên lấy vợ vì họ nghĩ là như vậy sẽ cứu giáo hội khỏi bị sụp đổ. Trước khi chúng ta quyết định "nhập đoàn" với họ thì chúng ta hãy suy nghĩ lại câu "ngay cả lửa hỏa ngục cũng không thiêu đốt được giáo hội". Trong mô hình ca đoàn, nếu chúng ta mỗi ngày tự suy diễn ra những cơ cấu tổ chức khác nhau và đễ dần dần đi xa ra khỏi với ý nghĩa thật sự của một ca đoàn thì chúng ta cứ càng ngày lại đi xa Chúa và đi xa ra khỏi công việc thờ phượng Ngài. Có lúc chúng ta phải dẹp bỏ những gánh nặng không cần thiết để đem chúng ta trở về với định nghĩa nguyên thủy của một CA ĐOÀN để chúng ta nhìn thấy rõ sự cần thiết duy nhất của sự lãnh đạo của một CA TRƯỞNG. Thân.
Hãn Phạm www.hanpham.com
|
|
|
AnThanh
CT/NC
236 Posts |
Posted - 06/08/05 : 09:46
|
Hôm qua vừa mới post bài hát, định vào diễn đàn thì mất kết nối(VN là thế đấy).
Đề tài này trên diễn đàn cũng đã được chia sẻ nhiều rồi,mình chỉ xin trao đổi thêm ở một hướng nhìn khác thôi. CT có thể không nhớ tên,hoặc không cần hiểu biết về ca viên,, CT không cần biết CV tên gì ,ở đâu gia cảnh thế nào, vì bổn phận chính của CT là chuyên môn chỉ cần biết ai hát sai ai hát đúng ,sai đúng chỗ nào, nhưng đối với cương vị điều hành (CĐT) thì sẽ là một thiếu sót lớn ,khó có thể điều hành tốt được khi kém thông cảm và hiểu biết về ca viên,không chỉ có thế người CĐT còn phải có những khả năng khác nữa như óc tổ chức ,tính linh động,sự hiểu biết về phụng vụ …v……v.. ĐGH Benedict XVI được các HY bầu lên không phải vì một ưu điểm như anh Hanpham đã nói ,mà còn vì nhiều điều khác nữa, nhưng nhờ ưu điểm này mà Ngài sẽ dễ dàng gần gũi với chúng ta như Đức KiTô đã nói: “Con Chiên ta thì nghe tiếng ta,Ta biết chúng và chúng theo ta.” Giáo hội chúng ta có nhiều đoàn thể với nhiều cơ cấu tổ chức khác nhau,nhiều dòng tu với những đường tu đức khác nhau để mỗi KiTô hữu có thể lựa chọn phù hợp với mình và Giáo Hội luôn luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta. miễn là tất cả đều phải quy về một mối là Đức KiTô và về mặt tổ chức đều phải quy phục ĐGH. Không nên phán đoán đánh giá đoàn thể ,tổ chức,hay dòng tu nào đúng, sai, hay,dở. Mà như vậy cũng không thể nói là “ba phải” Sự so sánh cơ cấu tổ chức CĐ với những trào lưu sai lạc đường lối của GH là không nên,vì mô hình CĐT hay CT đều là những mô hình tốt được GH cho phép và đã áp dụng có hiệu quả ở nhiều CĐ,mỗi mô hình đều có những ưu khuyết điểm riêng. Quan trọng là nó được áp dụng phù hợp hay không. Giáo hội phụng thờ Thiên Chúa nhưng GH cũng là một tổ chức mang tính xã hội,cho nên giáo dân không chỉ tới nhà thờ đi lễ ,đọc kinh mà còn tham gia các hội đoàn hay các hoạt động khác nữa và những hội đoàn này cũng phải có những cơ cấu tổ chức thích hợp thì mới có thể giúp cho giáo dân phụng sự tốt hơn. Ca đoàn là tổ chức để hát phụng vụ cho giáo hội, Chúng ta đến ca đoàn để dùng lời ca tiếng hát phục vụ Thiên Chúa, điều này thì rõ rồi.Nhưng để được như vậy ta phải có những yếu tố thúc đẩy khác nữa ,cũng như trong GX Cha xứ cũng tổ chức những sinh hoạt khác hay chỉ cần giáo dân tới đọc kinh đi lễ thôi là đủ ?,Ta đến nhà thờ là để nghe lời Chúa nhưng Cha xứ mà giảng buồn ngủ quá thì …… Để đạt được một mục đích nào đó ,chúng ta có nhiều phương tiện và ta sẽ lựa chọn phương tiện nào tối ưu giúp ta đạt được mục đích đó, Những cơ cấu tổ chức,những sinh hoạt khác Là phương tiện cần thiết để giúp CĐ đi đến mục đích của mình nhưng những tổ chức,những sinh hoạt này dù nó có tốt mấy đi nữa cũng sẽ phản tác dụng nếu không được định hướng đúng đắn, họăc bị lạm dụng AnThanh xin được nêu lên suy nghĩ của một người bạn cũng đã từng sinh hoạt trong những CĐ khác khi mình trao đổi về vấn đề CĐ như sau:
1. Ca đoàn là một tổ chức được xây dựng trên căn bản TÌNH THÂN. Đây là ưu tiên hàng đầu, có thể quan trọng hơn cả phần kỹ thuật hát, vì một khi căn bản đó bị lung lay thì ca đoàn cho dù kỹ thuật có hay đến mấy cũng khó lòng mà đứng vữngđược. Khi người lãnh đạo ca đoàn cảm thấy tình thân giữa những thành viên trong ca đoàn với nhau bị suy yếu thì nên tìm hiểu nguyên do và gây dựng lại’ 2. Tùy theo thành phần trong ca đoàn mà mình có thể tìm cách gây dựng tình thân. Mình thử đặt chính mình vào vị trí của ca viên,vào đời sống & tâm tư của họ, và cố gắng nghĩ thử xem cái gì làm cho họ trở nên thân thiết với nhau. Thí dụ, nếu là ca đoàn trẻ thì tâm lý các bạn trẻ là... ham vui, hay thích sinh hoạt vui chơi với nhau. Ca đoàn từ đó có thể xin nghỉ hát mỗi năm 1 tuần, để tổ chức 1 cuộc cắm trại 2-3 ngày, hoặc đơn giản hơn thì sau mỗi Thánh Lễ Chúa Nhật nếu trời đẹp thì kéo nhau ra sân đá banh hoặc đánh cầu ngắnngắn v.v...., cốt sao cho các ca viên có cơ hội có những giờ phút thư giãn thoải mái với nhau sau những giờ tập hát mệt mỏi...Từ đó họ thân nhau hơn và sẽ mong mỏi ngày Chúa Nhật mau đến để gặp mặt nhau cùng hát và cùng chơi...Nếu thành phần ca đoàn đa số thuộc lứa tuổi lớn hơn, gồm những người từng trải thì mình có thể xin Cha xứ tổ chức cho ca đoàn những buổi tĩnh tâm, cầu nguyện, học Thánh Kinh, chia thành những nhóm nhỏ để thảo luận và chia sẻ những vui buồn, kinh nghiệm sống với nhau, cách áp dụng Thánh Kinh vào trong đời sống cụ thể, v.v... Nếu ca viên chỉ đến nhà thờ, tập trung tinh thần để tập hát cho đến hết giờ, hát lễ rồi ai về nhà nấy thì khó lòng mà có cơ hội thân với nhau.Con người ai cũng có một chút ích kỷ trong người, nếu họ cảm thấy việc sinh hoạt có 1 tí gì đó có ích cho họ thì lòng hy sinh của họ mới tăng lên. Đi hát cho Chúa dĩ nhiên không có thù lao, cho nên tình bạn, tình thân có thể coi như là những phần thưởng trần thế cho họ Một khi các ca viên đã thân nhau rồi thì việc rời bỏ ca đoàn sẽ... khó khăn hơn và cho dù họ có rời ca đoàn vì lý do này hay lý do khác, họ cũng sẽ rất nhớ ca đoàn, và sẽ tìm mọi cách trở lại ca đoàn khi nào hoàn cảnh họ cho phép. 3. Các việc đạo đức khác như thăm người già yếu, ủy lạo bệnh nhân, v.v... có thể là những sinh hoạt cao đẹp, nhưng nhiều khi lại không đủ sức hấp dẫn, nếu người ca viên đã không đủ lòng hy sinh để đi tập hát cho đông đủ thì e rằng họ khó lòng ủng hộ những việc cao đẹp khác. 4. Công việc gây dựng tình thân không nhất thiết đòi hỏi người tổ chức phải biết rõ tên tuổi, hoàn cảnh đời sống của từng cá nhân trong ca đoàn. Nếu biết được thì tốt, còn không thì có thể nhờ người dò hỏi & tìm hiểu, còn không nữa thì có thể đặt vấn đề hỏi thẳng ý kiến ca viên trong một buổi họp ca đoàn nào đó: "Làm thế nào để tăng nhân lực cho ca đoàn? Làm thế nào để mọi người thân nhau hơn?" ca viên cũng có thể đóng góp được những ý kiến hay, nếu người lãnh đạo biết lắng nghe.
Mình thấy ý kiến trên rất hay và thực tế.Chúng ta thử nhìn vấn đề ở một hướng khác: Khi CT có thể kiêm nhiệm CĐT được chăng nữa nếu có thể có một CĐT thì cũng nên có,để chia sẻ công việc.Bởi đôi khi CT bao quát hết thì những người khác dù có khả năng và muốn cũng không thể tham gia vào công việc GH (lĩnh vực CĐ)trong khi GH luôn kêu gọi mọi KiTô hữu tham dự .Mình biết,có những anh chị em thành tâm thiện ý nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động đến độ chẳng còn chỗ hoặc tạo cho người khác sự ỷ lại (bọn mình vẫn thường nói đùa là: “mâm nào cũng có mặt”) Mình không nguỵ biện để trốn việc,hay ganh tị
CĐ mình vẫn tồn tại,vẫn sinh hoạt, nhưng mình vẫn mong có được một CĐT để bù đắp những yếu kém của mình để CĐ thăng tiến ngày một hơn về mọi mặt.Có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại có tác dụng không nhỏ . Thực tế, để có một CĐ vững mạnh,đúng như GH mong muốn cũng không phải dễ dàng, không phải nơi nào cũng có đủ điều kiện và phương tiện.Nhưng cũng không vì thế mà thụ động làm qua quýt cho xong. Xin được dừng ở đây,có điều gì không phải mong được anh chị trao đổi ,hướng dẫn. Chào thân ái.
AnThanh
|
|
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 06/10/05 : 12:12
|
Nếu anh An Thanh có tài liệu của giáo hội nói về "mô hình CĐT hay CT đều là những mô hình tốt được GH cho phép" để chia sẻ cho anh em thì tốt quá. Đó là những tài liệu chúng ta cần phải có. So far thì chúng ta chỉ thấy các tài liệu viết riêng cho các Ca Trưởng mà thôi.
Bên cạnh đó, tư tưởng "Ca đoàn là một tổ chức được xây dựng trên căn bản TÌNH THÂN. Đây là ưu tiên hàng đầu, có thể quan trọng hơn cả phần kỹ thuật hát" thì hơi .... mới quá. Mình đọc lại các thông báo của Hội Đồng Giám Mục, Huấn Lệnh Về Thánh Nhạc hay các chia sẻ của người quan tâm nhiều cho nền Thánh Nhạc là LM Đỗ Xuân Quế cũng không thấy nói về tư tưởng này. Mình xin tôn trọng ý kiến của bạn của anh An Thanh nhưng mình nhìn thấy có sự không ổn trong tư tưởng này.
Các tư tưởng khác của anh An Thanh rất chính xác. Chúng ta nên có những người phụ vào gánh nặng của Ca Trưởng. Tuy nhiên xin gọi họ là Trưởng Ban Sinh Hoạt, Trưởng Ban Nội Vụ ..... hay bất cứ cái gì khác. Nếu chúng ta vẫn thích có chữ CĐT thì cũng OK nhưng tất cả phải đứng dưới sự lãnh đạo của Ca Trưởng. Đó là điều mà mình từ bài viết đầu tiên đã nhấn mạnh tới. Thân.
Hãn Phạm www.hanpham.com
|
|
|
AnThanh
CT/NC
236 Posts |
Posted - 06/11/05 : 09:36
|
Hôm nay , mọi sự xin để lại sau, xin phép thư giãn một chút,với từ điển vui về CĐ: - Ca Đoàn: đoàn ca hết nhạc - Ca Đoàn Trưởng : ca bầu - Ca Trưởng : chuyên viên múa - Ca Viên : chuyên viên ca cẩm - Ca cảnh : chuyên viên ca nhép - Ca La: chuyên viên ca tự động. - Ca phờ(á): chuyên viên ca bè… chuối - Ca rô(ống): chuyên viên ca tiếp sức
Ai đó đừng giận ,không cười được thì nhờ ai đó thọc léc cho cười, vì một nụ cười =10 thùng thuốc…. lá. Hì..hì Ai đó có thêm từ nào thì xin cập...nhật (thôi chết!!!mình có phạm quy không ta...,lở rồi cho ghẻ luôn...nếu có thì xin cho một liều pi-ni-xi-lin). AnThanh
|
|
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 06/12/05 : 11:19
|
Hoàn toàn đồng ý hai tay hai chân với tự điển CĐ của anh An Thanh. Bên mình thì mình hay gọi các "ca cảnh" là "đọc báo". Tuy .... khác nhau nhưng cùng là một số người có bệnh .... mắc cở :) Thân.
Hãn Phạm www.hanpham.com
|
|
|
moderator
CT/NC
57 Posts |
|
Topic |
|
|
|